孟城坳

新家孟城口,
古木餘衰柳。
來者復為誰,
空悲昔人有。

 

Mạnh Thành ao

Tân gia Mạnh Thành khẩu,
Cổ mộc dư suy liễu.
Lai giả phục vi thuỳ,
Không bi tích nhân hữu.

 

Dịch nghĩa

Mới dọn về nhà mới ở cửa thung lũng Mạnh Thành,
Cây cối chủ trước trồng, chỉ còn lại vài gốc liễu cỗi mà thôi.
Sau ta, ai sẽ là người đến ở nơi đây?
Ắt hẳn xót xa khi thấy những gì người trước để lại.


Mạnh Thành ao hay Mạnh Thành khẩu ở gần kinh thành Trường An, là vùng đất trũng thấp trong xã Võng Xuyên, huyện Lam Điền, tỉnh Thiểm Tây.

 

Xếp theo:

Trang trong tổng số 2 trang (17 bài trả lời)
[1] [2] ›Trang sau »Trang cuối

Ảnh đại diện

Bản dịch của Khương Hữu Dụng

Mạnh Thành dựng một ngôi nhà
Dấu xưa còn lại năm ba liễu gầy
Biết sau ai ở chốn này
Ích gì buồn cảnh trước ngày có ta.

Lộ tòng kim dạ bạch,
Nguyệt thị cố hương minh.
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên FacebookTrả lời
Ảnh đại diện

Bản dịch của Phụng Hà

Thung Mạnh Thành vừa cất nếp nhà,
Vườn xưa sót lại mấy liễu già.
Chốn nầy biết sau ai đến ở,
Nhắc chi cảnh trước não lòng ta.

Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên FacebookTrả lời
Ảnh đại diện

Bản dịch của Túc Mỡ

Nhà mới giữa vườn thưa
Còn trơ gốc liễu già
Sau ta ai đến ở  
Có xót dấu người qua

Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên FacebookTrả lời
Ảnh đại diện

Bản dịch của Nguyen gia Dinh

Mạnh Thành nhà mới ải xa,
Cây xưa còn lại vài ba liễu già.
Mai này ai đến sau ta,
xót xa người trước chỉ là thế thôi.

Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên FacebookTrả lời
Ảnh đại diện

Về bài dịch của Nguyễn Gia Định

Theo thiển ý của NK thì dịch phải là "tín,đạt,nhã"...trước tiên phải sát với nguyên tác,không được thêm "ý" khác vào bài thơ;Câu 1 thêm "ải xa"là lạc với nguyên tác !Thứ 2 là Người dịch phải thông thạo tiếng "Mẹ đẻ" (ở đây là tiếng Việt)Xưa nay không mấy ai dùng "cây già" mà thường dùng "cây còi cọc,cây cỗi,cây gày"...2 câu sau là cái TỨ hoài niệm của Thi nhân,mà trước đó Trần Tử Ngang đã thốt lên "tiền bất kiến cổ nhân/hậu bất kiến lai giả/niệm thiên địa chi du du/độc thương nhiên nhi thế hạ" thật là buồn muôn đời là vậy !

Chưa có đánh giá nào
Trả lời
Ảnh đại diện

bàn thêm về 2 chữ"Suy liễu"

@nguyengiadinh :Suy liễu=liễu cỗi,liễu gầy...Nk bất giác nhớ lại 1 lần ở Sài Gòn cùng một anh bạn rất sành Cầm kỳ thi hoạ kéo nhau vào Quận 5-Chợ Lớn chơi,chợt thấy những hàng cây SAO trăm tuổi,xem chừng "anh Hai Bắc Kỳ-Nguyễn Khôi" có điều chi muốn hỏi ? anh bạn tôi liền hát lên một câu hát Phạm Duy :"Cây xưa hàng gầy,nằm phơi ráng đỏ..." thật là tuyệt vời,NK tự hiểu,chẳng cần phải nói thêm gì nữa !Xưa nay cứ tưởng Thi sĩ là người sành về ngôn ngữ hơn cả,ai ngờ Nhạc sĩ khi sáng tác ca từ cũng uyên bác đâu kém ?

Chưa có đánh giá nào
Trả lời
Ảnh đại diện

"...Cây xưa hàng gầy..."

Nguyên bản là :"...Cây xưa vẫn gầy...", những lời thơ trong bài thơ "Ngày xưa Hoàng thị" của thi sĩ Phạm thiên Thư mà nhạc sĩ Phạm Duy chỉ là người phổ nhạc.

Chưa có đánh giá nào
Trả lời
Ảnh đại diện

thảo luận thêm về bản dịch thơ

衰柳- là liễu cỗi, liễu gầy. Chữ 衰 còn thể hiện ý của tác giả muốn ám chỉ thời đại suy tàn. Nên chăng khi dịch thơ ta không nên dùng chữ " già" mà nên thay bằng chữ khác cho sát với nguyên tác hơn.

Chưa có đánh giá nào
Trả lời
Ảnh đại diện

Bản dịch của Trần Trọng Kim

Mạnh Thành nhà mới ở đây,
Vườn xưa còn lại mấy cây liễu già.
Rồi ra ai đến làm nhà,
Luống thương khi trước người ta có rồi.


[Thông tin 1 nguồn tham khảo đã được ẩn]
tửu tận tình do tại
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên FacebookTrả lời
Ảnh đại diện

Bản dịch của Lê Nguyễn Lưu

Mạnh Thành nhà mới nọ,
Liễu cỗi cây già đó.
Ai sẽ lại về đây?
Buồn người xưa đã trọ.


[Thông tin 1 nguồn tham khảo đã được ẩn]
tửu tận tình do tại
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên FacebookTrả lời

Trang trong tổng số 2 trang (17 bài trả lời)
[1] [2] ›Trang sau »Trang cuối