題古州鄉村寺

世數一息墨,
時情兩海銀。
魔宮渾管甚,
佛國不勝春。

 

Đề Cổ Châu hương thôn tự

Thế số nhất tức mặc,
Thời tình lưỡng hải ngân.
Ma cung hồn quản thậm,
Phật quốc bất thăng xuân.

 

Dịch nghĩa

Số đời hoàn toàn mờ mịt
Tình người đổi thay qua đôi mắt
Khi cung ma bị quản chặt
Thì cõi Phật tràn ngập màu xuân.


Theo Thánh đăng ngữ lục, tháng Mười năm Mậu Thân (1308), Trần Nhân Tông được tin công chúa Thiên Thuỵ ốm nặng bèn từ Yên Tử về thăm. Đến ngày 15 tháng Mười âm lịch, sau khi dặn dò xong, Nhân Tông lại trở về Yên Tử. Giữa đường ông nghỉ lại trong một ngôi chùa làng ở hương Cổ Châu, sáng hôm sau trước khi lên đường ông đề bài kệ này lên vách chùa để ngỏ ý mình. Sự việc Nhân Tông từ Yên Tử về thăm công chúa Thiên Thuỵ lúc bà sắp mất, Đại Việt sử ký toàn thư cũng có chép.


[Thông tin 1 nguồn tham khảo đã được ẩn]

 

Xếp theo:

Trang trong tổng số 2 trang (11 bài trả lời)
[1] [2] ›Trang sau »Trang cuối

Ảnh đại diện

Bản dịch của Nguyễn Tấn Hưng

Kiếp người chỉ một làn hơi,
Tình đời, ngấn lệ ngậm ngùi sầu thương.
Ví lòng quản được ma vương,
Ấy là cõi Phật mở nguồn hương xuân.

Lộ tòng kim dạ bạch,
Nguyệt thị cố hương minh.
33.67
Trả lời
Ảnh đại diện

Bản dịch của Trần Lê Văn

Số đời mờ mịt cả,
Tình trong đôi mắt trong.
Cung ma nếu quản chặt,
Cõi Phật xuân không cùng.

Lộ tòng kim dạ bạch,
Nguyệt thị cố hương minh.
Chưa có đánh giá nào
Trả lời
Ảnh đại diện

Bản dịch của Đỗ Thanh Dương

Số đời mờ mịt chiêm bao,
Tình người đôi mắt dạt dào thoảng qua.
Lúc hồn quản tại cung ma,
Là khi cõi Phật la đà sắc xuân.

15.00
Trả lời
Ảnh đại diện

Bản dịch của Nguyễn Văn Dũng vicar

Số đời toàn tối đen
Tình người qua đôi mắt
Ma cung đều quản chặt
Cõi Phật tràn mùa xuân

15.00
Trả lời
Ảnh đại diện

Bản dịch của Trương Việt Linh

Số đời mịt mịt mờ mờ
Tình đời thay đổi hửng hờ mắt ai
Cung ma khi quản được rồi
Âý nơi cõi Phật tràn đầy sắc xuân

15.00
Trả lời
Ảnh đại diện

Bản dịch của Phạm Ngọc San

Số đời hoàn toàn mờ mịt
Tình người đổi thay qua đôi mắt
Khi cung ma bị quản chặt
Thì cõi Phật tràn ngập màu xuân.

Thiên trường địa cửu vô chung tất
15.00
Trả lời
Ảnh đại diện

Tức mặc, hải ngân

Nhận định theo kết cấu câu thì bài thi đối theo nhịp 2, 3, cho nên cụm từ 一息墨 đối lại với 兩海銀 là hai cụm danh từ. Vì 一 và 兩 là số từ thì chắc chắn 息墨và 海銀 là danh từ, không thể nào 一 chỉ kết hợp với 息 mà 墨 giữ chức năng riêng; kết cấu 兩海銀 cũng thế, không thể nào 兩 chỉ kết hợp với 海.

Tra cứu ngữ nghĩa thì từ 銀 khi xưa dùng như垠(Hán Ngữ đại từ điển nghĩa thứ 7: 銀通“ 垠 ”。界限), cho nên có thể thấy 海銀 chính là 海垠 với nghĩa "bờ biển". Từ đây có thể giả thiết từ 墨 được dùng giả tá cho một từ nào khác hay là do đọc trại âm mà viết lầm? Theo giả thiết đó mà tra cứu thì thấy có trường hợp từ 息 kết hợp 脈 tao thành từ đôi 息脈với nghĩa "mạch đập; nhịp đập". Phải chăng "mạch"  đọc trại thành "mặc" rồi từ đó viết 脈 thành 墨? Vấn đề này đưa ra mong được sự góp ý từ những học giả uyên bác, mong có sự thống nhất tuyệt đối để ý nghĩa bài thi không còn được hiểu theo suy luận mơ hồ.

Tạm theo cách hiểu này thì bài thi có thể viết thành như sau:
世數一息脈,
時情兩海垠。
魔宮渾管甚,
佛國不勝春

Đề Cổ Châu hương thôn tự
Thế số nhất tức mạch,
Thời tình lưỡng hải ngân.
Ma cung hồn quản thậm,
Phật quốc bất thăng xuân.
Dịch nghĩa
Số đời chỉ là một nhịp đập (của con tim),
Nhưng tình đời (đổi thay nhiều như) đôi bờ biển rộng.
Khi nơi cung ma dường như bị quản thúc rất chặt,
Thì ở cõi Phật tràn ngập sắc màu xuân tươi thắm.

Mạng người trong nhịp thở,
Tình đời xa biển bờ.
Cung ma quản nghiêm nghặt,
Nước Phật xuân chẳng ngờ.

25.00
Trả lời
Ảnh đại diện

Bản dịch của Lương Trọng Nhàn

Mệnh người số phận mịt mờ,
Tình người thay đổi không ngờ mắt ta,
Khi mà quản chặt cung ma,
Thì trong cõi Phật bao la xuân tràn.

15.00
Trả lời
Ảnh đại diện

Bản dịch của Lương Trọng Nhàn

Số mệnh con người quả mịt mờ,
Tình người thay đổi thật không ngờ,
Ví người quản chặt cung ma được,
Cõi Phật xuân tràn bao ý thơ..

15.00
Trả lời
Ảnh đại diện

Bản dịch của Thích Thanh Từ

Số đời một hơi thở
Lòng người hai biển vàng.
Cung ma dồn quá lắm,
Cõi Phật vui nào hơn.

Chưa có đánh giá nào
Trả lời

Trang trong tổng số 2 trang (11 bài trả lời)
[1] [2] ›Trang sau »Trang cuối