Ngẫm sự trần duyên khéo nực cười,
Sắc không tuy bụt hỡi lòng người.
Chày kinh một tiếng tan niềm tục,
Hồn bướm ba canh lẩn sự đời.
Bể ái ngàn tầm mong tát cạn,
Sông ân muôn trượng chửa khơi vơi.
Nào nào cực lạc là đâu nữa?
Cực lạc là đây chín gấp mười.


Vua Lê Thánh Tông khi ra thăm trường Quốc Tử Giám, đi qua cửa chùa Bà Đanh, thoảng thấy sư ni đương đọc bài kệ, tiếng trong văng vẳng lên tới tầng mây! Lúc xa giá trở về, vua ghé vào chùa, sư ni trông thấy bèn đề mấy câu lên vách, rồi lui vào trong. Đề rằng:
Tới đây thấy cảnh thấy thầy,
Tuy vui đạo bụt chưa khuây lòng người.
Vua thấy câu kệ trên tường, bèn ra lệnh cho 28 vị học sĩ ứng chế một bài thơ, vị nào cũng chối không làm nổi. Duy có Tao Đàn Phó nguyên suý Thân Nhân Trung làm được. Thơ làm xong, Thân Nhân Trung dâng lên, Lê Thánh Tông sai vị sư ni nọ ngâm. Sư ni ngâm xong, bèn phê rằng: hai câu thực còn thiếu tả cảnh, xin chữa lại như sau:
Gió thông đưa kệ tan niềm tục,
Hồn bướm mơ tiên lẩn sự đời.
Nhà vua lấy làm vừa ý, hạ lệnh cho chở ni sư về cung, nhưng khi về đến cửa Đại Hưng thì bỗng biến mất! Nhà vua cho là sự lạ, bèn sai dựng lầu Vọng Tiên ngay ở trước cửa để ghi việc đó.

Một số sách (Hương vườn cũ, Nam thi hợp tuyển) lại chép tác giả bài này là Lê Thánh Tông.


[Thông tin 4 nguồn tham khảo đã được ẩn]

 

Xếp theo:

Trang trong tổng số 1 trang (4 bài trả lời)
[1]

Ảnh đại diện

Bất ngờ

Bốn câu cuối bài này rất giống với mấy câu trong 1 bài thơ của Bà huyện Thanh Quan.
Tất nhiên là BHTQ sống sau rất lâu.

Lộ tòng kim dạ bạch,
Nguyệt thị cố hương minh.
Chưa có đánh giá nào
Trả lời
Ảnh đại diện

Về một bài thơ Nôm của Thân Nhân Trung

Bài thơ Nôm của Thân Nhân Trung được Tiêu Đồng lấy từ sách Hội Tao Đàn, Tác giả - Tác phẩm, do Nhà Hán học Lâm Giang chủ biên, Viện nghiên cứu Hán Nôm và Nhà xuất bản KHXH xuất bản năm 1994. Theo sách của Hoàng Ngọc Phách và Kiều Thu Hoạch, bài thơ này còn được lưu truyền như một giai thoại Văn học. Mặt khác, trong kho tư liệu bề bộn sách Hán Nôm của cha ông để lại, không tránh khỏi sự tam sao thất bản, rồi chưa kể là thơ của người này được chép lộn sang thơ của người khác. Ví dụ như thơ của Nguyễn Bỉnh Khiêm và Nguyễn Trãi có một số bài giống nhau, hay như của Hồ Xuân Hương và Bà Huyện Thanh Quan mà Vanachi vừa đề cập. Chẳng thế mà PGS. TS. Hoàng Bích Ngọc (ĐHBK Hà Nội) đã viết cả một cuốn sách để nghiên cứu về Hồ Xuân Hương và thơ của bà. Và đã đưa ra căn cứ để khẳng định những bài thơ Nôm "quen biết" vịnh người và vật có tính chất dâm tục không phải thơ Hồ Xuân Hương. Tất nhiên, trên đây là thiển ý của Tiêu Đồng, còn việc xác định chính xác tác giả của bài thơ cũng như việc khảo dị nó thật không dễ chút nào!

Trung tình vô hạn bằng thuỳ tố,
Minh nguyệt thanh phong dã bất tri.
Chưa có đánh giá nào
Trả lời
Ảnh đại diện

chỉ là quan huyện bà mà thôi!

UY OAI TRẤN VÕ

Bà huyện cho hay cực lạc mô?
Tới đài Trấn Võ văn mơ hồ
Dương dương tự đắc không quì xuống
Đứng đó mà thơ toàn ý rồ
Xuân Thu với cả Đông và Hạ
Ông đều toả lực oai uy màu
Nhìn trước ngó sau bà chắc biết?
Việt Nam trời định sẽ thăng mau.

Nhất tự vi sư,bán tự vi sư
Tam môn diệc duệ,ai môn diệc duệ
(thiên,địa,nhân)
Nam Bang Nhất Lại.Tả Hữu Trung Thần.Nghĩa Khí Vạn Kiếp.Hiền Tài Muôn Đời
Chưa có đánh giá nào
Trả lời
Ảnh đại diện

trông tích cực đấy mà tiêu cực rõ mồn một

"In như thảo mộc trời Nam lại
Đem cả sơn hà đất Bắc sang" (bà huyện thanh quan)

Ối giời thằng ngu với con đần!Mày nho thế,bố láo bố toét,mày chửi chữ ông hử,mày viết ngược tưởng ông không biết hả?A ông xoay chuyển lại rồi và bán mày sang đất Bắc cho thoả chí nguyện sinh thời nhé!

Nhất tự vi sư,bán tự vi sư
Tam môn diệc duệ,ai môn diệc duệ
(thiên,địa,nhân)
Nam Bang Nhất Lại.Tả Hữu Trung Thần.Nghĩa Khí Vạn Kiếp.Hiền Tài Muôn Đời
Chưa có đánh giá nào
Trả lời