Tạo ngày 26/07/2005 01:23 bởi
Vanachi Công chúa Lê Ngọc Hân 黎玉忻 (Đại Việt sử ký toàn thư ghi là 昕, Đại Nam thực lục ghi là 忻, Khâm định Việt sử thông giám cương mục ghi là 欣, 1770-1799) là con gái vua Lê Hiển Tông, mẹ là Nguyễn Thị Huyền 阮氏玄 người xã Phù Ninh, tổng Hạ Dương, phủ Từ Sơn, Bắc Ninh (nay là xã Ninh Hiệp, Gia Lâm, Hà Nội).
Tháng 5 năm Cảnh Hưng thứ 47 (1786), tướng nhà Tây Sơn là Nguyễn Huệ ra Bắc với chiêu bài “phù Lê diệt Trịnh”. Diệt xong họ Trịnh, Nguyễn Huệ tới yết kiến Lê Hiển Tông. Do sự mai mối của tướng Bắc Hà vào hàng Tây Sơn là Nguyễn Hữu Chỉnh, Ngọc Hân vâng mệnh thành hôn cùng Nguyễn Huệ. Khi đó bà mới 16 tuổi, còn Nguyễn Huệ 33 tuổi và đã có chính thất là Phạm Thị Liên. Vài ngày sau, Lê Hiển Tông băng hà, triều đình rơi vào vấn đề chọn người kế vị. Lê Ngọc Hân nghĩ anh thân hơn cháu nên ủng hộ anh là Lê Duy Cận lên ngôi, nhưng bị tông tộc nhà Lê phản đối vì muốn lập Hoàng thái tôn Lê Duy Kỳ - con của Cựu thái tử Lê Duy Vĩ lên ngôi. Do áp lực của tông tộc, Ngọc Hân phải nghe theo. Lê Duy Kỳ được lập, tức là Lê Chiêu Thống. Ít lâu sau, bà theo Nguyễn Huệ về Thuận Hoá.
Năm Chiêu Thống thứ 2 (1788), Nguyễn Huệ lên ngôi Hoàng đế trước khi ra Bắc để diệt quân Thanh, lấy niên hiệu Quang Trung, phong Ngọc Hân làm Hữu cung Hoàng hậu do chính thất Phạm thị đã được phong làm Trung cung hoàng hậu. Năm sau (1789), sau khi đại thắng quân Thanh, Nguyễn Huệ lại phong bà làm Bắc cung Hoàng hậu. Bà có hai con với Nguyễn Huệ là Nguyễn Thị Ngọc Bảo 阮氏玉寶 và hoàng tử Nguyễn Quang Đức 阮光德.
Năm Quang Trung thứ 5 (1792), Nguyễn Huệ đột ngột băng hà. Sau đó, Nguyễn Quang Toản là con bà Chính cung Hoàng hậu Phạm Thị Liên (hoặc Bùi Thị Nhạn) lên nối ngôi, niên hiệu là Cảnh Thịnh, vì thế sử còn gọi là là Cảnh Thịnh Đế. Bùi hoàng hậu do thân phận chính thất đã trở thành Hoàng thái hậu.
Theo bài “Danh nhân Lê Ngọc Hân” của Chu Quang Trứ, sau khi Nguyễn Huệ qua đời thì bà Lê Ngọc Hân mất quyền lực, và bà đưa con ra khỏi cung điện Phú Xuân, sống trong chùa Kim Tiền (Dương Xuân ở Huế) cạnh Đan Dương điện với danh nghĩa thờ chồng nuôi con. Bà gượng sống đến ngày mồng 8 tháng 11 năm Kỷ Mùi (4-12-1799) thì mất, lúc đó mới 29 tuổi.
Lễ bộ Thượng thư nhà Tây Sơn là Phan Huy Ích đã phụng chỉ soạn năm bài văn tế Lê Ngọc Hân cho vua Cảnh Thịnh Đế, cho các công chúa, cho bà Nguyễn Thị Huyền, cho các tôn thất nhà Lê, và cho họ ngoại ở làng Phù Ninh. Cảnh Thịnh Đế đã đích thân đọc trước linh sàng, với thuỵ hiệu được truy tặng là Nhu Ý Trang Thuận Trinh Nhất Vũ hoàng hậu 柔懿莊慎貞一武皇后. Cả năm bài văn tế trên còn được chép trong sách Dụ Am văn tập.
Và theo tộc phả họ Nguyễn Đình, đang khi triều Tây Sơn suy yếu, Nguyễn Ánh thừa cơ chiếm lấy kinh đô Phú Xuân, ngày 18 tháng 11 năm Tân Dậu (23-12-1801) hoàng tử Nguyễn Quang Đức mất khi mới 10 tuổi, rồi ngày 17 tháng 4 năm Nhâm Tuất (18-5-1802), công chúa Ngọc Bảo cũng mất khi mới 12 tuổi.
Công chúa Lê Ngọc Hân 黎玉忻 (Đại Việt sử ký toàn thư ghi là 昕, Đại Nam thực lục ghi là 忻, Khâm định Việt sử thông giám cương mục ghi là 欣, 1770-1799) là con gái vua Lê Hiển Tông, mẹ là Nguyễn Thị Huyền 阮氏玄 người xã Phù Ninh, tổng Hạ Dương, phủ Từ Sơn, Bắc Ninh (nay là xã Ninh Hiệp, Gia Lâm, Hà Nội).
Tháng 5 năm Cảnh Hưng thứ 47 (1786), tướng nhà Tây Sơn là Nguyễn Huệ ra Bắc với chiêu bài “phù Lê diệt Trịnh”. Diệt xong họ Trịnh, Nguyễn Huệ tới yết kiến Lê Hiển Tông. Do sự mai mối của tướng Bắc Hà vào hàng Tây Sơn là Nguyễn Hữu Chỉnh, Ngọc Hân vâng mệnh thành hôn cùng Nguyễn Huệ. Khi đó bà mới 16 tuổi, còn Nguyễn Huệ 33 tuổi và đã có chính thất là Phạm Thị Liên. Vài ngày sau, Lê Hiển Tông băng hà, triều đình rơi vào vấn đề chọn người kế vị. Lê Ngọc Hân nghĩ anh thân hơn…