1764.36
Thể thơ: Thơ mới bảy chữ
Thời kỳ: Hiện đại
27 bài trả lời: 26 thảo luận, 1 bình luận
135 người thích
Từ khoá: hoa tigôn (9) tan vỡ (91) lỡ làng (44) tình yêu (929) thơ phổ nhạc (602)

Đăng bởi Vanachi vào 13/03/2005 17:53, đã sửa 6 lần, lần cuối bởi tôn tiền tử vào 10/11/2019 02:11

Một mùa thu trước, mỗi hoàng hôn,
Nhặt cánh hoa rơi chẳng thấy buồn,
Nhuộm ánh nắng tà qua mái tóc,
Tôi chờ người đến với yêu đương.

Người ấy thường hay ngắm lạnh lùng
Dải đường xa vút bóng chiều phong,
Và phương trời thẳm mờ sương, cát,
Tay vít dây hoa trắng cạnh lòng.

Người ấy thường hay vuốt tóc tôi,
Thở dài trong lúc thấy tôi vui,
Bảo rằng: “Hoa, dáng như tim vỡ,
Anh sợ tình ta cũng vỡ thôi!”

Thuở đó nào tôi có hiểu gì
Cánh hoa tan tác của sinh ly,
Cho nên cười đáp: “Màu hoa trắng
Là chút lòng trong chẳng biến suy.”

         *

Đâu biết lần đi một lỡ làng,
Dưới trời gian khổ chết yêu đương.
Người xa xăm quá! - Tôi buồn lắm
Trong một ngày vui pháo nhuộm đường...

Từ đó thu rồi thu lại thu,
Lòng tôi còn giá đến bao giờ?
Chồng tôi vẫn biết tôi thương nhớ
Người ấy cho nên vẫn hững hờ!

Tôi vẫn đi bên cạnh cuộc đời
Ái ân lạt lẽo của chồng tôi,
Mà từng thu chết, từng thu chết,
Vẫn giấu trong tâm bóng “một người”.

         *

Buồn quá! hôm nay xem tiểu thuyết
Thấy ai cũng ví cánh hoa xưa
(Nhưng hồng) tựa trái tim tan vỡ
Và đỏ như màu máu thắm pha!

Tôi nhớ lời người đã bảo tôi
Một mùa thu trước rất xa xôi:
Đến nay tôi hiểu thì tôi đã,
Làm lỡ tình duyên cũ mất rồi!

Tôi sợ chiều thu phớt nắng mờ,
Chiều thu hoa đỏ rụng, chiều thu
Gió về lạnh lẽo, chân mây vắng,
Người ấy ngang sông đứng ngóng đò...

Nếu biết rằng tôi đã lấy chồng,
Trời ơi! người ấy có buồn không?
Có thầm nghĩ tới loài hoa... vỡ
Tựa trái tim, phai tựa máu hồng...?


Bài ở đây chép theo bản gốc bài thơ đăng trên Tiểu thuyết thứ bảy (1937). Một số sách về sau dẫn lại bài thơ có in sai một số chữ và dấu câu. Về xuất xứ của bài thơ, xin xem các bình luận trong phần tác giả T.T.Kh.

Bài thơ đã được các nhạc sĩ Anh Bằng và Trần Thiện Thanh phổ nhạc.


[Thông tin 3 nguồn tham khảo đã được ẩn]

 

Xếp theo:

Trang trong tổng số 3 trang (27 bài trả lời)
[1] [2] [3] ›Trang sau »Trang cuối

Ảnh đại diện

Lời phổ nhạc cho bài thơ của Anh Bằng

Dĩ vãng một loài hoa

Những chiều thu ấy tôi còn nhớ
Nhìn đoá ti-gôn đẹp vô bờ
Cài vào mái tóc thơm mùi nắng
Tôi đợi tôi chờ bóng một người lại thăm.

Nhớ rằng người ấy xưa chiều vắng
Thường ngắm xa xăm thật lành lùng
Bảo rằng hoa dáng tim rạn vỡ
Nên sợ duyên mình mai này cũng thế thôi.

Từ thu ấy đời đầy giông bão
Đã cuốn trôi đi cuộc tình này
Người xa quá duyên xưa đành lỡ
Một ngày áo cưới rác đầy sân.

Từng thu chết rồi từng thu chết
Vần giữ trong tim bóng một người
Giờ tôi biết sao hao rạn vỡ
Thì tình đã chia xa.

Nhớ hoài người ấy hay hờn dỗi
Thường vuốt tóc tôi và thở dài
Thường buồn khi thấy tôi cười nói
Tôi nào nghĩ rằng có ngày tình lẻ đôi.

Chắc gì người ấy quên mà sống
Từ biết tin tôi đã lấy chồng
Tình đầu tan tác như bọt sóng
Buồn lắm trời ơi người ấy có còn không?

Lộ tòng kim dạ bạch,
Nguyệt thị cố hương minh.
224.00
Trả lời
Ảnh đại diện

Hoài niệm tình xưa

Ti gôn hai sắc, đọc từng câu
Dần thấy em, chôn lặng nỗi sầu
Chỉ có người kia, may gạn bớt
Nỗi buồn u uẩn, nỗi lòng đau

Cánh hoa trắng rụng, chạnh lòng tôi
Trắng muốt, đầu tiên yêu vỡ rồi
Trong sáng lòng em, ngơ ngẩn mãi
Bỏ hoài nhan sắc, héo tàn thôi!

Bông hồng đỏ vỡ, vỡ con tim
Đau xót nhìn em, phải dõi tìm
Những buổi chiều thu, vào thuở ấy...
Người kia đâu nhỉ? mãi sao im.

Giá như em nhỉ! Là chồng em
Ngày một tôi yêu, một đắm lên
Nhuốm em lạt lẽo, ra đằm thắm
Như mới đầu tiên, mới lãng quên.

Ước gì tôi được, là người ấy
Để được ngang sông, đứng ngóng đò
Để được cô đơn, buồn mãi mãi
Theo dòng, hồn chảy đến đò xưa.

Xin đừng! Chôn cất từng thu chết
Người biệt, chồng em lại hững hờ
Đem hết về nay, cho một kẻ
Yêu thầm, lặng lẽ đến bơ vơ.

Ti gôn hai sắc, đọc xong rồi!
Vương vấn về em, vương mãi thôi
Hoài niệm tình xưa, tôi nhặt cả:
Ngoài vườn trắng đỏ cánh hồng rơi.

Nàng về với cõi chiều thu
Vương lời thơ mãi tương tư bao người.

64.17
Trả lời
Ảnh đại diện

Sự thật về T.T.Kh

Theo nhà văn, nhà thơ, nhà báo Nguyễn Vỹ (1912- 1971) thì bài thơ Hai sắc hoa Ti-Gôn này là của nhà thơ Tuấn Trình (bút danh Thâm Tâm). Lúc đó 19 tuổi, yêu cô nữ sinh Trần Thị Khánh 17 tuổi nhà ở phố Sinh Từ, sau một mùa hoa Ti Gôn thì cô gái bỏ nhà thơ trẻ để lấy một ông chồng già 39 tuổi, là một nhà buôn giàu có goá vợ không con ở phố Hàng Ngang.

Bị người yêu bỏ rơi, lại còn bị mấy người bạn là Trần Huyền Trân và Vũ Trọng Can chế nhạo đùa bỡn “Vì một chút tự ái văn nghệ, đối với mấy người bạn kia, Tuấn Trình đã phải thức một đêm, theo lời anh, làm một bài thơ đề là Hai Sắc Hoa Ti – gôn kí là T.T.Kh. với thâm ý đề Trần Huyền Trân và Vũ Trọng Can tin là của Trần Thị Khánh làm để tiếc mối tình tan vỡ..” (Thâm Tâm và sự thật về T.T.Kh – Văn Thi Sĩ Tiền Chiến, nxb Văn Học 2007)

Một sự thật nữa mà Nguyễn Vỹ có nhắc đến là:theo Tuấn Trình thì: ‘‘cô Khánh không biết làm thơ. Chưa bao giờ làm thơ cả! Và cô ghét những bài thơ của Thâm Tâm nữa là khác“

Sự thật kể ra không được lãng mạn như trong giai thoại nhưng sự thật cũng có chút thú vị.

45.00
Trả lời
Ảnh đại diện

Nữ sinh Đồng Khánh nói về bài thơ “Hai sắc hoa ti gôn”

Một ngày cuối tháng 5, tại căn nhà nằm khuất sâu trong con ngõ nhỏ Võ Thị Sáu, Hai Bà Trưng, Hà Nội, chúng tôi có dịp gặp gỡ bà Viên Thị Thuận, năm nay 94 tuổi, một trong những nữ sinh Đồng Khánh thuở nào.

Trường nữ sinh Đồng Khánh - Hà Nội (College de Jeunes Filles) được thành lập năm 1917, nay là trường THCS Trưng Vương - Hà Nội, là ngôi trường duy nhất của miền Bắc dành riêng cho nữ sinh tới cấp trung học.

Ngôi trường được xây dựng vào những thập niên đầu thế kỷ 20, khi vấn đề nữ quyền đang gặp nhiều rào cản của tư tưởng phong kiến.

Từ đây, nhiều tiểu thư khuê các nhanh chóng bước ra khỏi chốn “màn che trướng rủ” để nhập cuộc với thời đại, trở thành những nữ sinh Đồng Khánh có tiếng duyên dáng và nết na.

Trong số họ có rất nhiều người là bậc kỳ nữ tài hoa sau này, như giáo sư Lê Thi (Dương Thị Thoa) con gái GS Dương Quảng Hàm, nhà giáo Hoàng Xuân Sính - nữ tiến sĩ toán học đầu tiên ở Việt Nam...

Bên cạnh đó, trường Đồng Khánh còn được nhiều người biết đến là ngôi trường của những giai nhân…

Trong tâm trí người Hà Nội xưa, trường nữ sinh Đồng Khánh nổi tiếng với những cô học trò xinh đẹp đầy mộng mơ, hồn thiên thướt tha trong tà áo dài đã trở thành một miền kí ức khó phai.

Một ngày cuối tháng 5, tại căn nhà nằm khuất sâu trong con ngõ nhỏ Võ Thị Sáu, Hai Bà Trưng, Hà Nội, chúng tôi có dịp gặp gỡ bà Viên Thị Thuận, năm nay 94 tuổi, một trong những nữ sinh Đồng Khánh thuở nào.

Thời gian dẫu nhuốm màu tuổi tác, nhưng vẻ quý phái, thanh tao của giai nhân Hà thành ngày đó vẫn toát ra từ người đàn bà ở tuổi cửu thập cổ lai hy này.

Bằng chất giọng nhỏ nhẹ với phong thái đoan trang, bà Thuận kể: “Muốn vào trường Đồng Khánh học, các học trò phải vượt qua các kỳ thi gắt gao, chỉ ai thực sự học giỏi mới đỗ được vào trường Đồng Khánh”.

Theo bà Thuận, ngày xưa nữ sinh Đồng Khánh được học toàn diện, họ không chỉ được dạy văn hoá, dạy tiếng Pháp mà còn được dạy nữ công gia chánh, hát, đàn piano, thể dục thể thao.

Bên cạnh đó, trường còn dạy thêu thùa may vá, cách tắm và chăm sóc cho trẻ sơ sinh, cách chi tiêu sao cho hợp lý bằng cách phân loại ra tiền điện, tiền nước, tiền ăn…

Ngày đó, nữ sinh Đồng Khánh nổi tiếng không chỉ thông minh, xinh đẹp mà còn hết sức nết na thuỳ mị. Ai cũng dịu dàng đài các, rất đỗi đa cảm nhưng vô cùng kín đáo, tế nhị. Dù có thích ai họ cũng chỉ giữ kín trong lòng hoặc gửi gắm vào những trang lưu bút.

Cựu nữ sinh Đồng Khánh cho biết: “Ngày đó cuộc sống của chúng tôi nói riêng và các tiểu thư đương thời nói chung rất lãng mạn. Chúng tôi thường đọc thơ và chép thơ vào những quyển lưu bút”.

Một cô bạn cùng lớp bà Thuận, so với các bạn có phần cá tính, mạnh mẽ hơn nhưng tâm hồn cũng không kém phần lãng mạn, cô là con gái một bác sĩ.

Cô bạn này có tình cảm với thầy giáo dạy thể thao người Pháp, đẹp trai và phong độ. Bị các bạn trong lớp phát hiện, trêu đùa, cô thường hay ngượng ngùng.

Rồi mối tình đơn phương đó cũng sớm kết thúc khi thấy giáo kết hôn cùng người phụ nữ khác. Còn cô thì gửi nỗi buồn da diết của mối tình đầu tan vỡ vào những quyển sổ lưu bút.

Bà Viên Thị Thuận cho biết thêm, các nữ sinh Đồng Khánh thường mặc áo dài thướt tha, thả mái tóc dài mượt, gọn gẽ đến trường.

Đặc biệt, theo nội quy nhà trường, không ai được phép trang điểm khi đi học. Thế mà các nữ sinh Đồng Khánh lại rất đẹp, đẹp đến hút hồn khiến bao trái tim nam sinh các trường THPT, ĐH phải si mê, ngơ ngẩn.

Theo đó nam nữ học riêng, buổi chiều tan học, nam sinh từ các trường khác thường mon men đến cổng trường Đồng Khánh, đứng ngắm, nhìn trộm từ xa lúc các cô gái tan học về. Hầu như chàng trai nào cũng mơ được làm quen với một nữ sinh Đồng Khánh.

Họ coi đó là niềm hãnh diện, tự hào để khoe với bạn bè, nhưng điều này quả là chuyện khó, bởi mấy nữ sinh Đồng Khánh luôn lạnh như băng, thâm trầm như biển sâu. Với họ nữ sinh Đồng Khánh luôn là... một ẩn số.

Bà Thuận cho biết thêm, học sinh nữ từ các tỉnh miền Bắc về đây học tập, phần lớn là con gái gia đình trung lưu, có địa vị trong xã hội.

Với sự nhạy cảm vốn có của người con gái nên chẳng biết từ lúc nào trong tâm hồn các nữ sinh Đồng Khánh luôn khoác lên mình những cảm xúc đa sầu, đa cảm. Đến độ, bất cứ bài thơ hay nào cũng đều được họ truyền tay nhau học thuộc hay ghi chép vào quyển sổ lưu bút.

Vào thời gian bà Thuận học năm 3 ở trường Đồng Khánh, có người bạn rất xinh đẹp, tên là Phạm Thị Sứ (SN 1922, quê ở Phủ Lý).

Gia đình muốn bà lấy một người chồng bà không có tình cảm. Vốn có tâm hồn đa sầu, đa cảm nên khi phải lấy người mình không yêu, bà rất buồn bã.

Trước khi về lấy chồng, ngày chia tay các bạn, bà bịn rịn hồi lâu rồi đọc bài thơ “Hai sắc hoa ti gôn” để bày tỏ nỗi niềm của mình về một cuộc hôn nhân không có tình yêu.

Dù là cuộc hôn nhân qua mai mối nhưng dường như cuộc đời bà Sứ lại vô cùng hạnh phúc. Vợ chồng bà sinh được 10 người con, sau này bà theo chồng sang Mỹ định cư và mất ở tuổi 80.

Một nữ sinh nổi tiếng khác của trường Đồng Khánh, không thể không nhắc đến là GS Lê Thi tên thật là Dương Thị Thoa, con gái của cố GS Dương Quảng Hàm.

Bà cùng các anh chị em được cha mẹ cho ăn học tử tế ngay từ khi còn nhỏ. Bà chính là một trong hai nữ sinh đã kéo cờ trong ngày độc lập đầu tiên tại Quảng trường Ba Đình lịch sử ngày 2/9/1945.

Gần 80 năm đã trôi qua, nữ sinh trường Đồng Khánh cùng khoá bà Thuận chỉ còn lại vài người. Nhưng mỗi dịp có cơ hội gặp gỡ, họ vẫn tranh thủ ngồi lại hàn huyên và ôn lại những kỉ niệm vàng son thủa nào...


[Thông tin 1 nguồn tham khảo đã được ẩn]
15.00
Chia sẻ trên FacebookTrả lời
Ảnh đại diện

cám ơn

mình đang học thêm thấy thầy giáo giới thiệu rất nhiều về bài này
Mình cũng tìm lâu lắm mới thấy
Cám ơn thi viện!

93.56
Trả lời
Ảnh đại diện

Nhớ Ti-gon

Hoa..vỡ...thôi rồi,tim dấu yêu
Còn đâu vương vấn những yêu triều...
TTKH...nàng...ai thế...
vọng lặng...nơi này...thương...bấy nhiêu...


Ngẫu...nhớ TTKH
Hoa trong gương
Trăng dưới nước
Sống mấy nhiêu năm
Trăng Rằm ngắm độ mấy lần
244.29
Trả lời
Ảnh đại diện

hay kinh khung

cam on nguoi da dang bai nay,minh thich bai nay lam.

83.00
Trả lời
Ảnh đại diện

nhớ quá

Bài thơ này em thích từ khi còn bé^^. Lâu lắm rồi không đọc lại, yêu lắm cơ:*

83.50
Trả lời
Ảnh đại diện

binh tho

bai tho nay nrat hay toi da duoc doc rat lau

63.33
Trả lời
Ảnh đại diện

Buồn thật

Bài này tui thích từ khi vô Bộ Đội.Anh trung đội trưởng có một quyển thơ...Và bài này anh hay đọc cho tụi tôi nghe!

"Sống trên đời cần có một tấm lòng
...Để gió cuốn đi..."
73.00
Trả lời

Trang trong tổng số 3 trang (27 bài trả lời)
[1] [2] [3] ›Trang sau »Trang cuối