Tác giả cùng thời kỳ
Dịch giả nhiều bài nhất
Lục Cơ 陸機 (261-303) tự Sĩ Hành 士衡, là văn học gia trứ danh đời Tây Tấn, người Hoa Đình, Ngô Quận (nay là tỉnh Giang Tô, thành phố Tô Châu), xuất thân thế gia đại tộc. Lúc còn trẻ, ông từng nhậm chức Nha môn tướng dưới triều Ngô. Sau khi Ngô bị diệt vong, ông không ra làm quan trong vòng mười năm. Năm Thái Khang đời Tấn Võ Đế, ông cùng em là Lục Vân đến Lạc Dương, tiếng tăm vang động một thời. Ông làm quan nhà Tây Tấn trải qua các chức Thái Tử tẩy mã, Trước tác lang, Trung thư lang, rồi làm Bình Nguyên nội sử, nên người đời gọi là Lục Bình Nguyên. Năm 303 ông vâng lệnh Thành Đô Vương đem quân thảo phạt Trường Sa Vương, thất bại, bị gièm pha, rồi bị Thành Đô Vương giết. Khi ra pháp trường ông có than rằng: “Dục văn Hoa Đình hạc lệ, khả phục đắc hồ!” (Nay có muốn được nghe lại tiếng hạc kêu ở Hoa Đình quê nhà, đâu còn được nữa). Hậu thế dùng điển tích này để bầy tỏ cái ý nuối tiếc đã ra làm quan để rồi gặp tai nạn, hoặc bầy tỏ cái tình nhớ quê hương, và quyến luyến nhân sinh.
Lục Cơ để lại nhiều thơ chủ yếu là thơ ngũ ngôn nhưng lại đẽo gọt khá nhiều và ít có bài mang sắc thái và cảm hứng riêng của ông. Tiêu biểu là mười hai bài Nghĩ cổ thi.
Lục Cơ 陸機 (261-303) tự Sĩ Hành 士衡, là văn học gia trứ danh đời Tây Tấn, người Hoa Đình, Ngô Quận (nay là tỉnh Giang Tô, thành phố Tô Châu), xuất thân thế gia đại tộc. Lúc còn trẻ, ông từng nhậm chức Nha môn tướng dưới triều Ngô. Sau khi Ngô bị diệt vong, ông không ra làm quan trong vòng mười năm. Năm Thái Khang đời Tấn Võ Đế, ông cùng em là Lục Vân đến Lạc Dương, tiếng tăm vang động một thời. Ông làm quan nhà Tây Tấn trải qua các chức Thái Tử tẩy mã, Trước tác lang, Trung thư lang, rồi làm Bình Nguyên nội sử, nên người đời gọi là Lục Bình Nguyên. Năm 303 ông vâng lệnh Thành Đô Vương đem quân thảo phạt Trường Sa Vương, thất bại, bị gièm pha, rồi bị Thành Đô Vương giết. Khi ra pháp trường ông có than rằng: “Dục văn Hoa Đình hạc lệ, khả phục đắc hồ!” (Nay có muốn được nghe lại tiếng hạc kêu ở…