Tạo ngày 21/11/2019 02:32 bởi
Vanachi Lý Mật 李密 (224-619) còn có tên là Kiền 虔, tự Lệnh Bá 令伯, người huyện Vũ Dương, mất cha từ nhỏ, mẹ sau khi tái giá cũng bệnh qua đời, nên được bà nội họ Lưu nuôi dưỡng.
Ông lúc đầu làm quan qua các chức Ích Châu tòng sự, Thượng thư lang, Đại tướng quân chủ bạ, Thái tử tẩy mã cho nhà Thục Hán đời Tam Quốc. Năm Viêm Hưng thứ nhất (263), nhà Thục Hán mất, Đặng Ngải 鄧艾 mời nhưng ông cự tuyệt không ra làm quan. Năm Thái Thuỷ thứ 3 (267), Tấn Vũ Đế (Tư Mã Viêm 司馬炎) lập thái tử, lại mời ông làm Thái tử tẩy mã, ông viết bài Trần tình biểu 陳情表 bày tỏ lòng mình với lời lẽ khẩn thiết, khiến Tấn Vũ Đế cảm động, không mời ông ra làm quan nữa, lại ban cho hai người hầu và cấp dưỡng cho bà nội ông. Khi bà nội ông qua đời, Tấn Vũ Đế tiếp tục vời, ông mới ra làm quan. Nhưng về sau, nhân trong tiệc, Vũ Đế mời ông làm thơ, đoạn cuối có lời lẽ tỏ ý bất mãn khiến Vũ Đế nổi giận tước bỏ quan chức.
Lý Mật có một bài văn và một bài thơ còn được ghi chép lại, trong đó bài văn Trần tình biểu được sánh ngang với Xuất sư biểu của Gia Cát Lượng. Tạ Phương Đắc đời Nam Tống nhận xét: “Ai đọc Xuất Sư Biểu mà không rơi lệ là bất trung, đọc Trần Tình Biểu mà không rơi lệ là bất hiếu”.
Lý Mật 李密 (224-619) còn có tên là Kiền 虔, tự Lệnh Bá 令伯, người huyện Vũ Dương, mất cha từ nhỏ, mẹ sau khi tái giá cũng bệnh qua đời, nên được bà nội họ Lưu nuôi dưỡng.
Ông lúc đầu làm quan qua các chức Ích Châu tòng sự, Thượng thư lang, Đại tướng quân chủ bạ, Thái tử tẩy mã cho nhà Thục Hán đời Tam Quốc. Năm Viêm Hưng thứ nhất (263), nhà Thục Hán mất, Đặng Ngải 鄧艾 mời nhưng ông cự tuyệt không ra làm quan. Năm Thái Thuỷ thứ 3 (267), Tấn Vũ Đế (Tư Mã Viêm 司馬炎) lập thái tử, lại mời ông làm Thái tử tẩy mã, ông viết bài Trần tình biểu 陳情表 bày tỏ lòng mình với lời lẽ khẩn thiết, khiến Tấn Vũ Đế cảm động, không mời ông ra làm quan nữa, lại ban cho hai người hầu và cấp dưỡng cho bà nội ông. Khi bà nội ông qua đời, Tấn Vũ Đế tiếp tục vời, ông mới ra làm quan. Nhưng về sau, nhân trong tiệc,…