Thơ » Pháp » Jean de La Fontaine » Ngụ ngôn » Tập 4
Đăng bởi karizebato vào 18/05/2009 19:48
Toute puissance est faible, à moins que d’être unie.
Ecoutez là-dessus l’esclave de Phrygie.
Si j’ajoute du mien à son invention,
C’est pour peindre nos moeurs, et non point par envie;
Je suis trop au-dessous de cette ambition.
Phèdre enchérit souvent par un motif de gloire;
Pour moi, de tels pensers me seraient malséants.
Mais venons à la Fable ou plutôt à l’Histoire
De celui qui tâcha d’unir tous ses enfants.
Un Vieillard prêt d’aller où la mort l’appelait:
Mes chers enfants, dit-il (à ses fils, il parlait),
Voyez si vous romprez ces dards liés ensemble;
Je vous expliquerai le noeud qui les assemble.
L’aîné les ayant pris, et fait tous ses efforts,
Les rendit, en disant: “Je le donne aux plus forts.”
Un second lui succède, et se met en posture;
Mais en vain. Un cadet tente aussi l’aventure.
Tous perdirent leur temps, le faisceau résista;
De ces dards joints ensemble un seul ne s’éclata.
Faibles gens! dit le père, il faut que je vous montre
Ce que ma force peut en semblable rencontre.
On crut qu’il se moquait; on sourit, mais à tort.
Il sépare les dards, et les rompt sans effort.
Vous voyez, reprit-il, l’effet de la concorde.
Soyez joints, mes enfants, que l’amour vous accorde.
Tant que dura son mal, il n’eut autre discours.
Enfin se sentant prêt de terminer ses jours:
Mes chers enfants, dit-il, je vais où sont nos pères.
Adieu, promettez-moi de vivre comme frères;
Que j’obtienne de vous cette grâce en mourant.
Chacun de ses trois fils l’en assure en pleurant.
Il prend à tous les mains ; il meurt; et les trois frères
Trouvent un bien fort grand, mais fort mêlé d’affaires.
Un créancier saisit, un voisin fait procès.
D’abord notre Trio s’en tire avec succès.
Leur amitié fut courte autant qu’elle était rare.
Le sang les avait joints, l’intérêt les sépare.
L’ambition, l’envie, avec les consultants,
Dans la succession entrent en même temps.
On en vient au partage, on conteste, on chicane.
Le Juge sur cent points tour à tour les condamne.
Créanciers et voisins reviennent aussitôt;
Ceux-là sur une erreur, ceux-ci sur un défaut.
Les frères désunis sont tous d’avis contraire:
L’un veut s’accommoder, l’autre n’en veut rien faire.
Tous perdirent leur bien, et voulurent trop tard
Profiter de ces dards unis et pris à part.
Trang trong tổng số 1 trang (2 bài trả lời)
[1]
Gửi bởi karizebato ngày 18/05/2009 19:48
Một cụ già sắp quy tiên
Gọi ba con đến kề bên bảo rằng:
- Các con, đây bó que khăng
Các con thử bẻ được chăng, xem nào
Rồi cha sẽ giảng thấp cao
Mối gì gắn bó que vào một thanh
Cậu Cả gắng sức bình sinh
Hoài công: -Nhường các chú mình khỏe hơn
Cậu Hai tiếp lấy, lên gân
Cũng không bẻ nổi, đến lần cậu Ba
Cả ba cậu mất thời giờ
Bó khăng chẳng chuyển, que gô chặt rồi
Chẳng cái nào bị gẫy rời
Bấy giờ cha mới ngỏ lời khoan thai:
- Yếu sao yếu vậy sức trai!
Để cha tỏ rõ cho coi sức già
Mọi người tưởng cụ nói ngoa
Mỉm cười nghi hoặc hóa ra cưới xằng
Cụ già liền tháo bó khăng
Bẻ từng cái một dễ dành như chơi
- Đồng lòng mạnh thế con ơi!
Thuận hòa gắn bó một đời thương nhau
Cụ già giở bệnh ít lâu
Vẫn không thêm bớt trước sau một lời
Sau nghe mình sắp lìa đời
Trối trăn cụ lại đôi hồi mấy câu:
- Các con ở lại cùng nhau
Để cha vĩnh biệt về chầu tổ tiên
Lời cha căn dặn chớ quên
Anh em như khúc ruột liền sống chung
Cha chờ lời hứa cuối cùng
Buông tay nhắm mắt, lòng không hận gì
Các con khóc lóc xin thề
Đưa tay cụ nắm, cụ về âm cung
Gia tài ba cậu hưởng chung
Của nhiều, việc rối bòng bong cũng nhiều
Kẻ kiện nợ, người đơn kêu
Tay ba đoàn kết, mọi điều cũng êm
Tình hiếm có, ắt chẳng bền
Chẳng bao lâu khúc ruột liền phân chia
Máu đào gắn bó xưa kia
Ngày nay mối lợi làm lìa nhau ra
Tham lam ganh tị bất hòa
Thầy cò thầy kiện một hùa kéo vô
Chia gia tài khá gay go
Cãi nhau phần nhỏ phần to tranh giành
Quan tòa tứ đốm tam khoanh
Lần lần kết án hết anh đến chàng
Rồi thì chủ nợ lân bang
Kẻ đòi đền thiệt, người toan sửa lầm
Anh em nhà mất đồng tâm
Người ưng thỏa thuận, người ngầm phá ngang
Thế là sẩy nghé tan đàn
Gia tài khánh kiệt, thở than chậm rồi
Que khăng bó chặt tách rời
Tiếc thay! chẳng rút được bài học hay
Ngôn ngữ: Chưa xác định
Gửi bởi karizebato ngày 18/05/2009 19:55
Ông già với các con
Sức bao cũng chẳng mạnh gì
Nếu không đoàn kết chẳng chi khỏe mà
Ngụ ngôn Hy Lạp từ xưa
Được ông Esope kể ra răn đời
Nếu tôi thêm một đôi lời
Là tả phong tục xứ này của ta
Bất tài không dám tranh đua
Cũng không bắt chước Phèdre sở trường
(Thường phong phú hóa nội dung
Vẽ vời câu chuyện để hòng cầu danh)
Dưới đây là chuyện ngụ ngôn
Ông già khuyên bảo các con hợp quần
Một ông già tử thần sắp gọi
Bảo ba con đến hội bên giường
- Các con của bố yêu thương
Những tên này bố buộc ràng với nhau
Mỗi con hãy cố sao bẻ gẫy
Gắng hết mình cho thấy sức trai
Nếu không bẻ được gẫy đôi
Các con sẽ học được bài học sau
Người con cả bắt đầu bẻ trước
Hết sức mình chẳng được nên công
Cầm tên trả lại cho ông
Rằng: - Kẻ mạnh nhất cũng không hơn gì
Sau đến lượt anh nhì cố bẻ
Không thành công, rồi kế anh ba
Bó tên cũng chẳng hề chi
Cái nào cái nấy vẫn thì y nguyên
Ông bố bảo: - Các con yếu quá
Trường hợp này phải có mưu mô
Rút từng mũi một tên ra
Ông bẻ răng rắc thật là ngon ơ
- Các con đã thấy chưa đoàn kết
Và thuận hòa mọi việc thành công
Khi ông thấy sắp lìa trần
Ông cho gọi chúng đến gần trối trăn:
- Sắp đến lúc bố con vĩnh biệt
Mong các con đoàn kết keo sơn
Hứa đi cho bố yên lòng
Cả ba cùng hứa và cùng lệ rơi
Già khi chết gia tài nhiều đấy
Nhưng bên trong rắc rối liên miên
Một chủ nợ đến tịch biên
Lại thêm có một láng giềng kiện thưa
Anh em cố thuận hòa giải quyết
Kết quả đều êm đẹp như xưa
Nhưng rồi mấy tháng đâu xa
Gia tài chia chác, bất hòa nẩy sinh
Lòng tham được mấy anh thầy kiện
Xúi thêm vào nên chuyện vỡ to
Đưa nhau đến trước quan tòa
Ông tòa buộc tội chẳng chừa anh nao
Dậu đã đổ, bìm leo sao khỏi
Chủ nợ xin xét lại việc xưa
Láng giềng cũng lại kiện thưa
Cho rằng vô ý trước kia mình lầm
Hoặc thủ tục có phần sai trái
Nhưng anh em này lại bất hòa
Kẻ muốn nhượng, kẻ không cho
Của tiêu tán hết vì thưa kiện rền
Bài học của bó tên nhớ lại
Khi thấy mình quá dại, trễ rồi
Cha khuyên sao chẳng nhớ lời?