Thơ » Việt Nam » Nguyễn » Hồ Xuân Hương » Thơ truyền tụng
Đăng bởi Vanachi vào 02/10/2005 13:41, đã sửa 5 lần, lần cuối bởi karizebato vào 20/06/2009 06:58
Một lỗ xâu xâu mấy cũng vừa,
Duyên này tác hợp tự ngàn xưa.
Chành ra ba góc da còn thiếu,
Khép lại đôi bên thịt vẫn thừa.
Mát mặt anh hùng khi tắt gió,[Thông tin 1 nguồn tham khảo đã được ẩn]
Che đầu quân tử lúc sa mưa.
Nâng niu ướm hỏi người trong trướng,
Phì phạch trong lòng đã sướng chưa.
Trang trong tổng số 1 trang (3 bài trả lời)
[1]
Gửi bởi Nguyễn Văn Dũng ngày 16/03/2017 17:05
NSUT Vũ Kim Dung ngâm thơ Cái Quạt của Hồ Xuân Hương https://www.youtube.com/w...h?v=eKZFpIIC66s&t=88s
Gửi bởi Trần Đức Phổ ngày 17/06/2019 00:41
Lớn nhỏ nào ai chẳng thấy vừa
Hình dong dáng vẻ khác gì xưa
Anh cầm mở nhẹ ba bề đủ
Chị khép vào êm một chỗ thừa
Lắm kẻ cưng chìu khi nực nắng
Bao người ghét bỏ lúc mù mưa
Đêm nồng tháng hạ thường ve vẩy
Mặc khách anh hào mãn nguyện chưa?
Gửi bởi Giống Tố ngày 16/09/2023 11:34
Cái quạt
Một lỗ xâu xâu mấy cũng vừa,
Duyên này tác hợp tự ngàn xưa.
Chành ra ba góc da còn thiếu,
Khép lại đôi bên thịt vẫn thừa.
Đây là một trong những bài mình yêu thích nhất của Hồ Xuân Hương rất thanh mà rất tục.
Cái thanh:
Để tạo ra khung quạt người ta đục lỗ ở hai nan cái và các nan bọng, gọi là lỗ cay, sau đó dùng một đoạn dây thép luồn qua các lỗ mới đóng nhằm giữ khung cho quạt. Và giai đoạn xỏ lỗ này là giai đoạn mở lời bài thơ: “Một lỗ xâu xâu mấy cũng vừa”. Lỗ cay vừa miêu tả ở trên dù to hay nhỏ đều có thể đút vừa qua được nếu như cứ xâu xâu. Xâu xâu là hành động thử đi thử lại, cứ làm thì ắt sẽ xuyên qua được lỗ cay bởi vì “Duyên này tác hợp tự ngàn xưa”. Chuyện này đã làm bao đời rồi nên chắc chắn sẽ qua được. Sự độc đáo vừa thiếu vừa thừa của cái quạt được khai thác trong bài thơ: “Chành ra ba góc da còn thiếu”. Khi mở quạt, hai nan quạt cái tạo thành hình chữ V, tay cầm hai nan quạt tạo thành hình chữ Y, và chữ Y thì có ba góc đúng như nhà thơ nói mở quạt ra sẽ có ba góc. Giấy không bao phủ toàn bộ quạt vẫn còn chừa một khoản trống giữa các nan gần tay cầm để việc mở ra đóng vào dễ dàng hơn không bị cấn. Mở ra thì rõ ràng là thiếu rồi thế khép lại thì: “Khép lại đôi bên thịt vẫn thừa”. Khép hai nan quạt chính lại tạo thành dấu chấm than ! với khoảng trống giữa dấu chấm và nét gạch là phần không có giấy, phần trên của nan quạt, giấy bị dồn lại nên phải thừa ra. Thật quoái là mà hay nhỉ khép thì thừa mà chành ra lại thiếu. Sự độc đáo này được bà khai thác và cũng muốn tả một thứ tương tự như thế.
Cái tục:
“Một lỗ xâu xâu”, Hồ Xuân Hương muốn nhấn mạnh rằng chỉ có một lỗ mà thôi, trong khi quạt có nhiều lỗ cần phải xâu, có nhất thiết phải nói một lỗ không? Có chứ vì con gái chỉ có một lỗ ở cửa mình. Bài thơ lấy bối cành trong đêm tân hôn vì chỉ trong đêm tân hôn mới cần xâu xâu, lỗ còn nhỏ cần thử đi thử lại để cố đút vào trong. Một lời khích lệ rằng nếu cứ xâu xâu thì sẽ vào vì “Duyên này tác hợp tự ngàn xưa”. Cái việc này được hai bên âm dương hợp tác từ cổ chí kim nên yên tâm nó sẽ vừa dù lớn hay nhỏ. ‘Chành ra ba góc’ hay dạng hai chân ra, hai chân và thân sẽ tạo hình chữ Y và cũng có ba góc. Từ da nhằm miêu tả giấy hay thật sự để nói đến da vì bím cũng thiếu rất nhiều da do đó mới có thể xâu vào được. “Khép lại đôi bên thịt vẫn thừa”, đọc đến đây thì ắt hẳn bạn cũng đã hiểu từ da-thịt đều là tả thật, thực sự khi khép háng lại môi lớn thừa rất nhiều thịt. Cái đặc sắc của bài thơ này ở chỗ lấy cái quạt miêu tả cái chẳng phải cái quạt nhưng có cảm giác chúng là một tả cái này để vẽ cái kia, giống nhau đến lạ kỳ. Hơn hết bà dùng rất nhiều từ đối nghịch: chành ra - khép lại, đôi-ba, da-thịt, còn-thiếu. Một cô gái thi ca và đảm đang trong chuyện giường chiếu thế này thì “Chẳng trách anh hùng thích mó tay”.