Wenn aus der Ferne...

Wenn aus der Ferne, da wir geschieden sind,
Ich dir noch kennbar bin, die Vergangenheit
O du Theilhaber meiner Leiden!
Einiges Gute bezeichnen dir kann,

So sage, wie erwartet die Freundin dich?
In jenen Gärten, da nach entsezlicher
Und dunkler Zeit wir uns gefunden?
Hier an den Strömen der heiligen Urwelt.

Das muß ich sagen, einiges Gutes war
In deinen Bliken, als in den Fernen du
Dich einmal fröhlich umgesehen
Immer verschlossener Mensch, mit finstrem

Aussehn. Wie flossen Stunden dahin, wie still
War meine Seele über der Wahrheit, daß
Ich so getrennt gewesen wäre?
Ja! ich gestand es, ich war die deine.

Wahrhafftig! wie du alles Bekannte mir
In mein Gedächtniß bringen und schreiben willst,
Mit Briefen, so ergeht es mir auch
Daß ich Vergangenes alles sage.

Wars Frühling? war es Sommer? die Nachtigall
Mit süßem Liede lebte mit Vögeln, die
Nicht ferne waren im Gebüsche
Und mit Gerüchen umgaben Bäum' uns.

Die klaren Gänge, niedres Gesträuch und Sand
Auf dem wir traten, machten erfreulicher
Und lieblicher die Hyacinthe
Oder die Tulpe, Viole, Nelke.

Um Wänd und Mauern grünte der Epheu, grünt'
Ein seelig Dunkel hoher Alleeen. Offt
Des Abends, Morgens waren dort wir
Redeten manches und sahn uns froh an.

In meinen Armen lebte der Jüngling auf,
Der, noch verlassen, aus den Gefilden kam,
Die er mir wies, mit einer Schwermuth,
Aber die Nahmen der seltnen Orte

Und alles Schöne hatt' er behalten, das
An seeligen Gestaden, auch mir sehr werth
Im heimatlichen Lande blühet
Oder verborgen, aus hoher Aussicht,

Allwo das Meer auch einer beschauen kann,
Doch keiner seyn will. Nehme vorlieb, und denk
An die, die noch vergnügt ist, darum,
Weil der entzükende Tag uns anschien,

Der mit Geständniß oder der Hände Druck
Anhub, der uns vereinet. Ach! wehe mir!
Es waren schöne Tage. Aber
Traurige Dämmerung folgte nachher.

Du seiest so allein in der schönen Welt,
Behauptest du mir immer, Geliebter! das
Weist aber du nicht,...


Hoelderlin làm bài thơ này khoảng năm 1806, vào lúc đã đi vào cơn điên loạn thiêng liêng, theo thể điệu cổ thi Alcaic của Hy Lạp, và bài thơ chỉ viết đến câu cuối dang dở ở trên. Nhân vật nữ trong bài thơ chính là Diotima, tức là Suzette Gontard, người đàn bà có chồng mà Hoelderlin đã yêu đương trọn vẹn suốt đời. Nàng chết vào năm 1802 và Hoelderlin đã điên trước đó chừng một vài năm. Người đàn ông trẻ tuổi trong bài thơ hiển nhiên chính là Hoelderlin. Trong thời gian ở Frankfurt và Homburg, Hoelderlin đã làm rất nhiều bài thơ về Diotima (ẩn danh của Suzette Gontard), nhưng chỉ có bài thơ này thì Hoelderlin mới tự đồng hoá với Diotima và để nàng khẽ thầm lên tiếng (Hoelderlin, Werke und Briefe, cuốn III, trang 158). Bài thơ trên cũng là một trong một số ít bài thơ trong thời kỳ điên loạn mà Hoelderlin vẫn còn giữ được ngôn ngữ thiên tài đặc biệt, ảo tàng, diệu vợi, diễm tuyệt của riêng mình một cõi hắt hiu...

Chuyện tình của Hölderlin và Susette Gontard (1769-1802) là câu chuyện tình ngang trái, rắc rối, gai góc và đầy bi thảm... Nó có phần nào mang tính bất thường đối với công luận xã hội. Susette có tên từ thuở bé là Borkenstein, sinh tại Hamburg và qua đời Frankfurt khi mới 33 tuổi. Năm17 tuổi, bà kết hôn với một thương gia giàu có tên là Jacob Friedrich Gontard, là người đối tác các doanh nghiệp và ngân hàng tại Frankfurt. Trước sau họ có bốn người con. Bà còn có tên ẩn danh là Diotima, một cái tên do Hölderlin đặt khi trao đổi thư từ. Bà quen với nhà thơ vào khoảng mùa xuân năm 1796 khi Holderlin vào làm gia sư ở nhà bà, lúc ông 26 tuổi. Do cả hai đồng cảm về văn chương, thi ca, triết học, nghệ thuật nên mối quan hệ tình ái này đã xảy ra. Họ đã có một mùa hè hạnh phúc tại thị trấn Westphalia. Đến tháng 9-1798, sau cuộc tranh chấp nổ ra với người chồng, họ phải chia tay. Dù bị ngăn cấm không được gặp mặt, tuy nhiên họ vẫn còn liên lạc thư từ ít nhất là đến tháng 5-1800. Bà đã viết 17 bức thư. Mối tình của họ khá sâu đậm, điển hình trong một bức thư còn sót lại cuối cùng có thể vào khoảng ngày 5-3-1800, bà đã viết: “Em có thể viết không nhiều, xin chào! Vĩnh biệt! Anh bất diệt trong lòng em... cũng như em đã ở lại lâu trong lòng anh...”

Nói chung, bà là nguồn cảm hứng thi ca của Hölderlin, cho cuốn tiểu thuyết Hyperion của ông (được viết khoảng 1797-1799). Từ mối tình ngang trái, đau khổ, bi thảm giữa bà với nhà thơ, về sau nhiều nhà điêu khắc đã tạc tượng bà, như tượng bán thân do Landolin Ohmacht thể hiện năm 1793, hoặc tượng khoả thân nghệ thuật do Peter Lenk sáng tạo, được đặt ở giữa bùng binh Lauffen, nơi sinh của Hölderlin. Năm 1985, đạo diễn người Đức là Herrmann Zschoche đã làm một bộ phim Hälfte des Lebens (Nửa đời) nói về mối tình này. Phim thành công vang dội, được đánh giá cao.

 

Xếp theo:

Trang trong tổng số 1 trang (2 bài trả lời)
[1]

Ảnh đại diện

Bản dịch của Phạm Công Thiện

Khi từ cõi xa đôi ta chia cắt
Em còn anh nhận ra trong khoảnh khắc
Dĩ vãng, hỡi người san sẻ cơn đau!
Còn gợi cho anh thoảng chốc ngọt ngào,

Thì nói đi, nàng đợi anh thế nào?
Sau những tháng ngày rùng rợn tối đen
Gặp lại nhau vườn xưa nơi hò hẹn?
Xin ven sông cõi uyên linh nguyên thuỷ.

Em phải nhận, có chút gì tuyệt nhỉ
Trong thoáng nhìn anh ngó vọng phương xa
Mắt đảo quanh một lần vui sướng lạ,
Anh, kẻ ít nói, người thường lộ vẻ

Âm u buồn. Phút giây trôi quá lẹ?
Sao hồn em còn lặng lẽ tin rằng
Có thực em đã cách xa anh hẳn?
Vâng, xin nhận rằng em vẫn của anh.

Thực vậy! như anh muốn giữ trung thành
Trong trí nhớ em những gì anh viết,
Những tờ thư kể bao điều anh biết,
Giống anh, em kể hết chuyện qua đi.

Xuân đã rồi? Hè nhỉ? Chim hoạ mi
Hót ngọt lịm sống chung bầy chim khác,
Bụi rậm gần, mùi hương cây ngào ngạt
Phảng phất chung quanh đôi ta bàng bạc.

Những đường nắng, bụi bờ và bãi cát,
Ta giẫm chân, làm cho thêm lạ thường
Hay uất hương, đổng thảo, bông cẩm chướng.
Trên tường luỹ lá trường xuân xanh, xanh

Huyền phúc đẹp đường cao thường gặp anh,
Sớm tối chiều đôi chúng mình kể lễ,
Ngó nhìn nhau ôi sao quá đê mê.
Trong vòng tay em, chàng trai sống dậy,

Kẻ bị bỏ rơi đến từ đồng rẫy,
Nơi chàng trỏ cho em, lòng nặng sầu,
Song những địa danh nơi chốn khó vào,
Chàng giữ nhớ tất cả miền diễm tượng

Những hải tần diễm tuyệt, chốn em thương,
Trổ bông rộ sắc nơi chốn quê hương
Hoặc chỗ kín, từ trên cao mũi đá,
Nơi mình được nhìn biển cả bao la,

Song chẳng ai muốn thế. Xin thứ thương
Và nhớ tưởng nàng, kẻ còn sung sướng,
Vì ngày huyễn hoặc rạng chiếu em anh,
Bắt đầu thố lộ hoặc tay siết mạnh,

Em với anh làm một. Ôi! Chao ôi!
Những ngày thơ mộng đã đi qua rồi.
Rồi sau đó là hoàng hôn đen tối.
Anh quá cô đơn cõi đời diễm ảo,

Anh thường ứng nói thế, anh yêu dấu!
Mà có điều chi anh không biết, dẫu...


[Thông tin 1 nguồn tham khảo đã được ẩn]
tửu tận tình do tại
15.00
Trả lời
Ảnh đại diện

Bản dịch của Hoàng Nguyên Chương

Khi chúng mình cách biệt khoảng trời xa.
Em còn anh, nhận ra từ quá khứ.
Người dự phần khổ đau chia mọi thứ.
Cả bao điều tốt đẹp lắng trong anh.

Nói sao đây? Cô bạn gái chân thành.
Nàng mong đợi khu vườn xưa gặp lại.
Sau thời gian tối tăm đầy kinh hãi.
Bên dòng sông của thế giới thiêng liêng.

Em nói về niềm hạnh phúc vô biên.
Trong ánh nhìn ngóng phương xa vời vợi.
Anh trở lại một lần vui phơi phới.
Người đàn ông luôn kín đáo, âm u.

Những giờ trôi qua sao im lặng như ru!
Tâm hồn em vượt quá xa sự thật.
Một khoảng cách cũng làm em cô lập.
Vâng! Em là của anh, em thừa nhận cùng anh.

Thật vậy thôi! Anh muốn biết chuyện mình.
Tâm trí em, về những điều đã viết.
Những lá thư gửi cho nhau tha thiết.
Cũng giống anh, em kể hết ngày qua.

Đó là xuân hay hè? Có tiếng hót sơn ca,
Cất giọng ngọt ngào với các loài chim khác,
Nghe không xa giữa những lùm xanh mát.
Khi hương cây thoang thoảng khắp quanh mình.

Ta dạo qua bụi bờ, con đường sáng lung linh.
Bãi cát mịn, cảnh đẹp hơn mình tưởng.
Càng yêu thích với loài hoa cẩm chướng.
Hoa uất kim,.đổng thảo, dạ lan hương.

Dây thường xuân khả ái phủ xanh tường.
Trải bóng tối trên lối đi ngoạn mục.
Ta thường gặp những sáng chiều hạnh phúc.
Trao chuyện lòng, nhìn say đắm, cười vui.

Trong tay em, chàng trai trẻ một thời.
Bị bỏ rơi, xa ruộng đồng, xứ sở.
Chàng bày tỏ về nỗi buồn khốn khổ.
Những địa danh xa lạ đã từng qua.

Mọi vẻ đẹp này, giữ mãi chẳng phôi pha.
Bờ hạnh phước, em vô cùng quý báu.
Quê hương nào, hoa để tình yêu dấu.
Hay ẩn hình từ điểm ngắm trên cao.

Biển bao la tự soi ánh phương nào.
Không ai biết được nội dung nàng nghĩ.
Đối với nàng thậm chí còn thi vị.
Ngày bên nhau đẹp đẽ biết bao nhiêu.

Từ khởi đầu ta thừa nhận tình yêu.
Tay siết giữ... để giờ sao tiếc nuối!
Ngày thơ mộng đã trôi đi quá vội.
Khi hoàng hôn buồn bã tiếp chơi vơi.

Anh cô đơn trong mộng đẹp cõi đời.
Người yêu ơi, anh thường hay nói vậy!
Nhưng anh không biết mình, đã là thế đấy!...

23.00
Trả lời