Phó Nam cung, xuất giao môn biệt chư đệ tử

Du du từ cố quốc,
Mạn mạn hướng trường lộ.
Xuất giao thiên vi lương,
Hành sắc đới sơ vũ.
Đệ tử tống ngã hành,
Tương tuỳ bất nhẫn trụ.
Khởi thị nhi nữ tình,
Yểm diện lệ như vũ.
Ức ngã tích niên du,
Dĩ vi phù danh ngộ.
Thử biệt hựu an chi?
Vãng sự không hồi thủ.
Nhập thế hữu văn chương,
Đào danh hà sở mộ?
Đa tạ chư thiếu niên,
Luyến ngã độc an thủ?


Nam cung: Theo chế độ nhà Thanh, việc mở khoa thi Hội thuộc bộ Lễ, mà bộ Lễ cũng gọi là Nam cung.

[Thông tin 1 nguồn tham khảo đã được ẩn]

 

Xếp theo:

Trang trong tổng số 1 trang (6 bài trả lời)
[1]

Ảnh đại diện

Bản dịch của Nguyễn Văn Tú

Rầu rầu lìa chốn cũ,
Man mác bước đường xa.
Khỏi thành trời thấy lạnh,
Lất phất hạt mưa sa.
Học trò tiễn ta đi,
Vương vít nặng tình xưa,
Nào phải là nhi nữ,
Bưng mặt khóc như mưa?
Nhớ từ chuyến đi trước,
Đã bị phù danh lừa,
Chuyến này lại lẽo đẽo,
Việc cũ như còn mơ.
Ở đời có văn chương,
Chữ danh không lẽ ngơ,
Tạ lòng các bạn trẻ,
Ta có gì đáng ưa?

Lộ tòng kim dạ bạch,
Nguyệt thị cố hương minh.
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên FacebookTrả lời
Ảnh đại diện

Bản dịch của Trúc Khê

Xa xa từ đất cũ,
Thăm thẳm lên đường dài.
Ngoài thành trời lành lạnh,
Lấm tấm hạt mưa mai.
Học trò tiễn ta đi,
Bước theo không nỡ rời.
Nam nhi mà thế ư?
Nước mắt đầm đìa rơi!
Nhớ xưa ta đã từng.
Đường xa giong ruổi hoài,
Chuyến này lại lẽo đẽo.
Nào chắc đã ăn ai!
Vào đời có văn chương,
Thì đem mà góp chơi.
Đa tạ các thiếu niên,
Quyến luyến tình không phai.


[Thông tin 1 nguồn tham khảo đã được ẩn]
Lộ tòng kim dạ bạch,
Nguyệt thị cố hương minh.
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên FacebookTrả lời
Ảnh đại diện

Bản dịch của Tố Hữu

Rười rượi rời quê nhà
Thăm thẳm dặm đường xa
Khỏi làng trời thấy lạnh
Lất phất hạt mưa sa
Học trò tiễn ta đi
Vương vấn nặng tình chi
Nào phải là nhi nữ
Bưng mặt khóc như ri
Nhớ những chuyến đi xưa
Đã bị phù danh lừa
Nay lại đi đâu nhỉ?
Việc cũ như còn mơ
Văn chương đời đã có
Ham gì nữa danh thừa
Tạ lòng các bạn nhỏ
Ta có gì đáng ưa?


[Thông tin 1 nguồn tham khảo đã được ẩn]
Lộ tòng kim dạ bạch,
Nguyệt thị cố hương minh.
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên FacebookTrả lời
Ảnh đại diện

Xin sửa lại dùm

trong bài thơ có một câu mà em thấy không đúng lắm đó là câu: "đào danh hà sở mộ? câu này các bản dịch xem ra dịch khá xa và bản chữ hán cũng sai chữ "hà". Hà trong bài thơ là 何 chứ không phải chữ hà 河 nó đi với chữ sở 所. Như vậy hà sở được dịch là: nơi nào, nơi đâu. Thế nên câu: "đào danh hà sở mộ? có nghĩa là khi đã chối bỏ cái danh thì còn quyến luyên vào nơi nào, cái nào nữa". đây là câu thơ mang đậm nét triết lý và nói lên một thực tế trong kiếp người bởi lẽ con người luôn coi trong danh vọng và cái danh là cái khó tử bỏ nhất. một khi người ta từ bỏ cái danh tiếng, danh vọng thì những thứ khác không còn là gì nữa

15.00
Trả lời
Ảnh đại diện

Bản dịch của Trương Việt Linh

Rầu rầu từ biệt quê nhà
Đường đi thăm thẳm xót xa cõi lòng
Rời làng gió rét căm căm
Mưa rơi lất phất lạnh lùng thân ai
Tiễn ta một quãng đường dài
Liu điu nghĩa nặng không rời gót chân
Phải đâu là thói nữ nhân
Mà che mặt lại khóc dầm như mưa
Bồi hồi nhớ chuyến đi xưa
Phù danh lầm lỡ nên thua thiệt đời
Ngảnh đầu việc cũ,chao ơi!
Chia tay nầy,đến góc trời nào đây
Trốn danh nào muốn ham gì
Văn chương vào cuộc cậy ai dẫn đường
Cảm lòng tạ bạn thiếu niên
Đáng chi ta, để làm phiền tiễn đưa!

Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên FacebookTrả lời
Ảnh đại diện

Bản dịch của Lương Trọng Nhàn

Rầu rỉ rời quê nhà,
Thăm thẳm đường còn xa.
Rời làng trời lạnh giá,
Lất phất giọt mưa sa.
Học trò đưa tiễn ta,
Nặng tình xưa vương vấn.
Nào phải là nữ nhi
Sao mặt khóc như ri
Nhớ những chuyến đi trước
Hư danh đã đánh lừa
Nay lại đi đâu nữa?
Việc cũ như còn mơ
Văn chương đời đã hứa
Ham chi nữa danh thừa
Tạ lòng các bạn trẻ
Ta có gì còn ưa?

Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên FacebookTrả lời