Chưa có đánh giá nào
Ngôn ngữ: Tiếng Nga
2 bài trả lời: 1 bản dịch, 1 thảo luận

Đăng bởi Tung Cuong vào 11/05/2022 05:03

XL

И чье-нибудь он сердце тронет;
И, сохраненная судьбой,
Быть может, в Лете не потонет
Строфа, слагаемая мной;
Быть может (лестная надежда!),
Укажет будущий невежда
На мой прославленный портрет
И молвит: то-то был поэт!
Прими ж мои благодаренья,
Поклонник мирных аонид,
О ты, чья память сохранит
Мои летучие творенья,
Чья благосклонная рука
Потреплет лавры старика!

 

Xếp theo:

Trang trong tổng số 1 trang (2 bài trả lời)
[1]

Ảnh đại diện

Bản dịch của Nguyễn Tùng Cương

Và có lẽ, có trái tim ai khác;
Sẽ rung động bởi thơ tôi sáng tác
Được lưu truyền nhờ số kiếp giữ gìn,
Và có khi, không bị quên lãng nhấn chìm;
Cũng có thể là (ước mong đầy dịu ngọt!),
Rồi tới lúc, có anh chàng thật dốt
Vẫn chỉ ra chân dung tôi rất được tụng ca
Và thốt lên: Đây đúng là nhà thơ mà!
Hãy đón nhận lời tạ ơn từ tôi chân thật,
Hỡi bạn mộ điệu các vị thần nghệ thuật,
Trong con tim của bạn vẫn giữ nguyên
Những vần thơ tôi đang bay lượn lan truyền,
Bàn tay bạn vị tha, càng rộng rãi
Lật tìm đọc thơ ca của ông lão!

Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên FacebookTrả lời
Ảnh đại diện

Chú thích

CHÚ THÍCH
Chương Hai
(Số La mã là Khổ thơ; số thường là thứ tự của dòng)

Lời đề từ có 2 phần: phần 1: “O rus! Horas.; phần 2: “O Русь!” Thủ pháp chơi chữ, hai phần này đi liền nhau, tạo nên đối lập giữa hình ảnh làng quê trong thơ ca và nông thôn Nga trong thực tế.
Dịch: “Ôi làng quê!” “Ôi nước Nga!”
I.
10.селы là tên tộc người vùng Ban tích, trước thế kỷ XV, sống trên đất Latvia.
III.
4.Bác suốt ngày nhìn qua cửa sổ và lo đập ruồi. Nhiều tác giả giải thích đây là cách nói dân dã về việc người bác say rượu lử đử, ngồi một chỗ làm động tác như đập ruồi.
13….bận trăm công ngàn việc. Puskin dùng cách đối lập hình ảnh của người bác luôn say rượu và lại bận trăm công ngàn việc để nói một cách châm biếm về người bác.
IV.
6,7Chế độ nông nô ở nông thôn Nga được thực hiện dưới hình thức:
Барщина - Chế độ lao động cưỡng bức, nô dịch, tạp dịch. Nông nô phải làm việc không công cho chủ nô trong gần hết thời gian một năm.
Оброк - Sau này, một số địa chủ có đầu óc tiến bộ, đã chuyển sang chế độ thu tô. Nông nô làm trên đất của chủ, phả trả tô bằng tiền hay hiện vật. Hình thức này có tốt hơn trước: nông dân được giảm bớt lao động, thu nhập đã khá hơn, nông nô đến gần với việc được giải phóng khỏi kiếp nô lệ.
Chủ nô có bị giảm các khoản thu.
Nhưng vấn đề chế độ nông nô ở Nga vẫn chưa được giải quyết triệt để. Mãi đến năm 1856, có cách mạng nông dân, nông nô mới được trả tự do. Nông nô sống trên đất của hoàng gia, được thành người tự do năm 1866.
XVI
11.северные поэмы. Север thường ngầm hiểu nói về nước Nga. Trường ca phương Bắc, có thể là “Песни Оссиана, сына фингалa” Д. Макферсона.
XVIII.
10.инвалид thời Puskin có nghĩa gần với ветеран thời chúng ta.
XXII.
4.dịch nghĩa: Tiếng sáo cất cao giọng khóc than đầu tiên.
XXIV.
1.Những tên gốc Hy Lạp, nghe du dương như: Агафон, Филат.v.v. thường được đặt cho con cái gia đình thường dân. Tên Tachiana cũng vậy.
8.Девичья - phòng con gái trong các gia đình thường dân. Dịch nghĩa: Tên Татьяна thường được nghe nhiều trong phòng con gái các gia đình dân thường.
XXXII.
11.Брить грибы. Là công việc chủ nô phải làm khi giao nộp nông nô đi lính quân dịch, chủ phải cho cắt sạch tóc trước trán của số nông nô này.
XXXV.
10.пучок зари. Заря, зоря là loại cỏ có tác dụng chữa bệnh
Trong lễ cầu không bị hạn hán, mọi người nhỏ nước mắt lên các bó lá cây, mỗi địa phương lại chọn một loại lá khác nhau, có nơi dùng lá bạch dương, có nơi dùng hoa,v.v..
XXVI.
13.бригадир.Theo bảng phân cấp chức vụ trong quân đội Nga hoàng thời đó, бригадир thuộc bậc 5, cao hơn đại tá, thấp hơn thiếu tướng, có thể là chuẩn tướng chăng?! Người dịch bí từ chọn cho vần, nên phải bớt “lon” của nhân vật, vì “đại tá” hợp vần với “mộ đá” ở dòng sau.
XXXVII.
9.очаковская медаль. Huân chương thưởng cho người có công tham gia đánh chiếm pháo đài Ôtrakôp của Thổ Nhĩ Kỳ.
XL.
14. Dịch nghĩa: Lật những lá nguyệt quế của ông lão.

Chưa có đánh giá nào
Trả lời