Chưa có đánh giá nào
Ngôn ngữ: Tiếng Nga
5 bài trả lời: 1 bản dịch, 4 thảo luận

Một số bài cùng tác giả

Đăng bởi Tung Cuong vào 26/09/2022 12:18

I

Гонимы вешними лучами,
С окрестных гор уже снега
Сбежали мутными ручьями
На потопленные луга.
Улыбкой ясною природа
Сквозь сон встречает утро года;
Синея блещут небеса.
Еще прозрачные, леса
Как будто пухом зеленеют.
Пчела за данью полевой
Летит из кельи восковой.
Долины сохнут и пестреют;
Стада шумят, и соловей
Уж пел в безмолвии ночей.

 

Xếp theo:

Trang trong tổng số 1 trang (5 bài trả lời)
[1]

Ảnh đại diện

Bản dịch của Nguyễn Tùng Cương

Nắng xuân mới làm ấm dần không khí,
Băng tuyết đóng trên sườn đồi, khe núi,
Tan chảy thành nước màu tối đổ về,
Dâng ngập thêm đồng cỏ đã tràn trề.
Đất trời nở nụ cười nhìn tươi rói
Ngủ đông dậy, chào đón ngày đầu năm mới;
Trời cao lồng lộng trong suốt, biếc xanh.
Những khu rừng cây trụi lá trên cành
Như ngày một xanh dần lên nhờ mầm non phủ
Ong kiếm mật hoa đồng mải mê tìm đủ
Rời khỏi nhà đầy sáp, ong lũ lượt bay xa.
Đồng đất khô ráo dần, nay rực rỡ muôn hoa;
Đàn súc vật chạy đuổi nhau tán loạn,
Hoạ mi hót trong đêm khuya vắng lặng.

Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên FacebookTrả lời
Ảnh đại diện

Lời đề từ

I. Lời đề từ

Москва, России дочь любима,
Где равную тебе сыскать?
Дмитриев.

Как не любить родной Москвы?
Баратынский.

Гоненье на Москву! что значит видеть свет!
Где ж лучше?
‎Где нас нет.
Грибоедов.

Ơi Matxcơva, đứa con yêu của nước Nga,
Tìm đâu ra nơi nào đẹp bằng Matxcơva?
Đmitriep

Làm sao có thể không yêu Matxcơva thân thương?
Baratưnsky

Bị truy đuổi về Matxcơva! Mới thấy thế giới là thế nào!
Vậy ở đâu tốt hơn?
Nơi ta không có mặt.
Gribôeđôp

Lời đề từ gồm ba phần, đối lập nhau về nhiều mặt.
Phần 1: (Ơi Matxcơva,…) văn anh hùng ca, giọng ca ngợi; miêu tả vai trò lịch sử-tượng trưng của Matxcơva với nước Nga; là mẫu mực thơ ca chính thống;
Phần 2: (Làm sao có thể…) châm biếm nhẹ nhàng; miêu tả sinh hoạt đời thường ở Matxcơva, nơi trung tâm văn hoá Nga thế kỷ XIX;
Phần 3: (Bị truy đuổi…) văn trào phúng chua cay; tả Matxcơva như nơi tập trung mọi thói hư, tật xấu của xã hội Nga đương thời, mẫu văn bị kiểm duyệt cấm đoán, không cho công bố đầy đủ.

II. V. Nabôkôp
Cấu trúc của “Evghênhi Ônhêghin “
Chương bảy
Chương bảy có 52 khổ thơ: I-VII, X -XXXVII, XL-LV. Có nghĩa là, so với chương một thi chương bảy ít hơn hai khổ (chương một là dài nhất trong tiểu thuyết bằng thơ). Puskin lấy Matxcơva làm đối tượng miêu tả của chương bảy, lần đầu tiên Matxcơva được nhắc tới là ở cuối khổ XXVI. Chủ đề này (nếu chúng ta đưa cả đoạn miêu tả buổi Tachiana đi dạo chia tay cùng thôn xóm và phần tả cảnh mùa đông đang tới) chiếm gần như hết toàn bộ nửa sau của chương này. Nửa đầu của chương bảy gồm việc tả cảnh mùa xuân (I-IV), lời mời chào mọi người về thăm miền quê, mà có thời gian, Ônhêghin đã từng ở lại (V), còn một đoạn tả cảnh ngôi mộ của Lenski (VI-VII), ngôi mộ này ta đã biết qua ở chương sáu và thông báo về đám cưới của Ônga và chú rể -chú nai bạo dạn, chủ động (X-XII), có thể đó là chính viên sỹ quan chỉ huy trung đội mà chúng ta đã gặp ở chương năm, XXXVIII (3). Sau đó tác giả kể về tâm trạng cô đơn của Tachiana (XIII-XIV), tiếp đó là 10 khổ (XV-XXIV) những khổ này vừa hay tạo ra cốt lõi thật sự cả chương này, xét về mặt thẩm mỹ và tâm lý: tác giả nói về việc Tachiana đi thăm ngôi nhà chính của Ônhêghin đang vắng chủ, vào mùa hè năm 1821. Tachiana và bà mẹ đã lên đường đi Matxcơva không trước tháng giêng năm 1822. Đoạn thơ này chấm dứt ở chỗ đang kể chuyện trong dạ hội được tổ chức ở Matxcơva vào mùa xuân năm 1822, thì người chồng tương lai của nàng đã để mắt tới nàng. Yếu tố thời gian thể hiện rõ ràng trong chương này, còn việc chuyển đổi đề tài có tính chất tu từ, phụ thuộc vào việc chỉ ra thời gian xác định về năm, giờ, hay khoảng thời gian kéo dài của sự kiện
(V. Nabôkôp, sách đã dẫn, Tr.24)

Chú thích của Nabôkôp
VI-VII. Nấm mồ của Lenski được miêu tả theo tinh thần miền thôn dã thanh bình Arcadia, đã giới thiệu trong chương 6, XL-XLI. Tuy nhiên, mùa xuân được nhắc tới ở chương 6, XLI, vẫn chưa phải là mùa xuân cụ thể của chương 7,VI, còn hình ảnh khái quát về mùa xuân được lặp đi lặp lại từ năm này sang năm khác. Nói khác đi là, việc miêu tả nấm mộ của Lenski được rút ra từ chương 6, (thông qua nhiều thay đổi các mùa trong một năm và nhiều năm, khi cánh đồng đã được cầy lên cày xuống vài lần, và người ta đã thu hoạch xong mùa màng) trong khung thời gian của một mùa xuân cụ thể năm 1821, Puskin muốn kết nối hai ý tưởng thành một ý tưởng cuộc sống tồn tại muôn đời (nấm mộ của Lenski sẽ mãi mãi ở đó, trong miền quê Arcadia sống mãi) và ý tưởng thời gian trôi rất nhanh (Ônga đã quên hằn nhà thơ, con đường nhỏ ra mộ chàng đã bị cỏ dại mọc che kín lối đi.) Mới qua vài tháng, và cỏ đã mọc cao vào tháng tư, trên thực tế, cũng vẫn là loại cỏ đã che kín lối đi sau đám cưới của Ônga và việc nàng dọn đi theo chồng không ai biết về nơi đồn trú phương trời nào chỉ qua độ năm tháng sau khi chàng Lenski không may bị chết. Để nhấn mạnh ý tưởng cuộc sống trường tồn Vĩnh viễn, Puskin cho nhắc lại hình ảnh ông lão chăn súc vật (VII, 13-14), vẫn còn ngồi bên mộ chàng Lenski. Thực ra, ông lão chăn súc vật chỉ mới ngồi ở đây, chương 7. Sự xuất hiện của ông lão chăn súc vật ở chương 6, được ám chỉ thông qua từ “vẫn như trước “, trong thực tế, nó thuộc về cả loạt con chiên đã thăm mộ chàng trong chương 7, và con chiên khác tiếp sau đã không còn liên quan gì đến mùa xuân cụ thể năm 1821.
XXXVII
4-14. Nhiều đám cháy đã bùng lên, khi chỗ này, khi chỗ khác, trong các ngày 3/15 tháng chín 1812, khi Napoleon tiến vào Matxcơva; ngày 4 tháng chín, Napoleon chuyển nơi ở từ Kremlin đang bị cháy lớn (trung tâm Mátxcơva) đến cung điện Piôtr ở vùng ngoại ô phía Tây. Ngày hôm sau, mây đen phủ kín bầu trời. Cơn mưa rào ban đêm và ngày 6 tháng chín đã làm tắt các đám cháy đang bùng bùng rực lửa.

Đánh giá về Nabôkôp và sách Chú thích Evghênhi Ônhêghin của Nabôkôp

…chúng ta đã phát hiện ra Nabôkôp không chỉ là một nghệ sỹ, mà còn là học giả, người đã buộc chúng ta phải nhìn nhận theo ánh mắt khác về Puskin và tác phẩm của Puskin. Nói chung, nếu bàn về Phần chú thích của Nabôkôp, thì những thành công đặc sắc không chỉ là nhiều phát hiện và quan sát mà Nabôkôp đã gặt hái được là thành quả trong quãng thời gian ông nghiên cứu khoa học rất dài và đầy lao tâm khổ tứ, mà cả những điều không một nhà nghiên cứu nào làm được, ngoài Nabôkôp, tài năng nhà văn thiên bẩm của ông cho phép ông đi sâu vào nhiều lĩnh vực mà một nhà phê bình không thể thấu hiểu. Dù không được phép công bố tác phẩm và bị sỉ nhục trên quê hương (nước Nga), Nabôkôp vẫn nhấn mạnh mục đích của ông là viết phần chú thích tiểu thuyết bằng thơ của Puskin nhằm cho đối tượng bạn đọc nước ngoài, tuy ông biết chắc chắn rằng, sớm hay muộn, công trình dài hàng ngàn trang chú thích về Evghênhi Ônhêghin của ông, giống như “Truyện nghìn lẻ một đêm” nhất định sẽ có ngày ra mắt bạn đọc Nga: “Tất cả những gì bị thất lạc, tất cả những gì bị quăng vứt vạ vật, tất cả những bông hoa, và những hạt cườm pha lê bị để rơi lăn lóc trong bùn đất bên đường - ta phải lấy lại, phải nhặt lên đầy đủ, và không bao giờ tôi lại lao mình vào con đường mịt mù không rõ, nếu như tôi không vững tin chắc chắn rằng, ta có thể giải thích cho những bạn đọc nước ngoài rất quan tâm chú ý, thấy được toàn bộ mặt chói chang ánh mặt trời trong văn bản Evghênhi Ônhêghin một cách chi tiết, tỉ mỉ, thông qua ngàn lẻ một chú thích của ta.”

СТАРК Вадим Петрович
Tiến sỹ khoa học ngữ văn Nga, tác giả Lời giới thiệu bản dịch sang tiếng Nga: V. Nabôkôp. Комментарий к роману «Евгений Онегин«, краткое содержание. Издательство Искусство-СПб/ Набоковский фонд, 1998.

Chưa có đánh giá nào
Trả lời
Ảnh đại diện

Truyện cười xoay quanh Puskin

Nga hoàng Nhikôlai Pavlôvich thường khuyên nhủ Puskin hãy bỏ cờ bạc đi, ngài hay nói:
-Cờ bạc làm hỏng khanh mất!
-Ngược lại, bẩm Bệ hạ, - nhà thơ đáp lời,- cờ bạc cứu giúp thần thoát cảnh buồn chán, thưa Bệ hạ,
Và quả thật, khi bị các món nợ thua bạc dày vò, nhà thơ ngồi vào bàn sáng tác và chỉ một đêm, chàng kiếm được đủ trả xong nợ vẫn còn dư. Chẳng hạn, chàng đã viết xong “Bá tước Nulin “đúng cách như vậy.
@@@
Puskin là người thich giao du với đám thanh niên vui nhộn. Ông có nhiều bạn bè trong số thiếu niên và các thành viên Đoàn tuỳ tùng phục vụ Nga hoàng. Khoảng năm 1827, khi ở Peterburg, ông đã chơi với đám sỹ quan cận vệ trẻ và nhiệt tình tham gia nhiều cuộc đi chơi và ăn uống. Một lần, ông mời vài người đến khách sạn Đôminich và đãi họ một trận ra trò. Bá tước Davađôpski đến dự và hướng về Puskin, nói:
-Tuy nhiên, Aleksandr Sergheevich, rõ ràng là, ví tiền của anh đang đầy cười ra kìa.
-Phải, đúng là, tôi giàu hơn các bạn,- Puskin trả lời,- Nhiều bạn đôi khi phải sống tạm bợ và chờ tiền gửi từ quê lên, còn tôi có thu nhập đều đều, - tôi kiếm sống nhờ ba mươi sáu chữ cái Nga đấy.
@@@
Do muốn chơi khăm Puskin, một người đã đặt câu hỏi cho Puskin ở chỗ đông người. Giữa tôi và mặt trời có gì giống nhau?
-Nhìn ngài và mặt trời, ai cũng phải nhăn mặt khó chịu,- nhà thơ lập tức đáp lời.
@@@
Di chúc của Puskin:
Mong bạn bè lượng thứ! Tôi còn lại những gì
Xin hiến tặng cho mọi người tất cả…
Bao giận hờn, bài thơ. Thôi bỏ qua đi,
Xin nợ nần tha tôi, hãy nương tay xí xoá.
@@@@
Trong kì kiểm tra môn văn, cô giáo Maria Ivanôpna hỏi học trò Vôva:
-Em có biết Puskin không?
Vôva đáp:
-Không ạ.
-Thế Lermontov?
Vôva lắc đầu không biết.
-Thế Tôlstôi?- cô giáo không buông tha.
-Cũng không biết.
-Vậy thì em xứng đáng điểm hai!
Khi đó, Vôva mới nói:
-Thưa cô Maria Ivanôpna, thế cô có biết Vasia Siđôrôp không?
Tất nhiên, cô giáo nói:”Không biết”.
-Thế cô có biết Pechia Ivanôp không?
-Cũng không.
-Thế Phêđia Petrôp cô có biết?
-Không biết.
Vậy cô thấy đấy, thưa cô Maria Ivanôpna, cô cho em “hai” là không đích đáng nhé. Mỗi người có một nhóm quen biết riêng mà thôi
@@@
Vôva, năm 1799 có gì đáng nhớ?
-Đó là năm sinh của Aleksandr Sergâyevích Puskin
-Giỏi quá! Thế năm 1812 thì có gì đặc biệt?
-Năm 1812, Puskin tròn 13 tuổi ạ!
(năm 1812, Napoleon tiến đánh Nga, cuộc chiến tranh vệ quốc bắt đầu.)
@@@
Trên lớp, cô giáo kể về sự nghiệp sáng tác của Puskin. Sau đó, cô hỏi:
-Vôva, em có biết, nhũ mẫu của Aleksandr Sergâyevich có tên là gì không?
-Chim bồ câu già yếu của con ạ,- Vôva trả lời.
@@@@
Một anh muzik đứng cạnh tượng Puskin. Đã một rưỡi đêm. Bỗng anh nghe có tiếng nói từ trên cao vọng xuống:
-Này anh muzik! Nhờ anh đứng thay tôi trên này nửa tiếng được không?
-ôi ôi, ngài nói gì vậy, thưa Aleksandr Serghêyevich! Làm sao tôi dám đứng đó được!
-Thôi, lên đây! Anh có mất gì đâu? Thì cứ vì tất cả những gì tôi đã làm cho nền văn hoá….
Anh muzik đồng ý. Puskin vung vẩy chiếc ba toong rồi bước xuống và đi đâu mất tăm, còn anh muzik trèo lên bệ tượng đứng thay Puskin. Một tiếng. Rồi hai tiếng. Trời đã sáng. Không thấy Puskin đâu. Anh muzik tụt xuống và tìm đến đồn công an.
-Các đồng chí có biết không,- anh nói,- tôi đang đứng đó thì nghe tiếng từ trên cao: anh hãy đứng, - ông ta bảo, - thay tôi nửa tiếng, rồi bỏ đi mất dạng. Tôi cứ đợi mãi, đợi hoài.. Ông ta chống gậy ba toong thế này này, đầu đội mũ chóp cao thế này này..
-Có râu quai nón chứ gì?
-Đúng, đúng rồi, chính ông ta đấy!
-Bị bắt vào khu tạm giam rồi.
-?!
-Anh có hình dung được là, người này đi khắp các phố, tìm bắt lũ bồ câu và đè chim ra để “ị” lên đầu chúng mới sợ chứ!

(Chim Bồ câu, quạ thường đậu trên tượng, “ị” bẩn khắp bức tượng)
@@@
Một lần, Nga hoàng Nhikôlai Pavlôvich trong cuộc nói chuyện thân mật, đã hỏi Puskin:
-Nếu hôm đó, có mặt ở Peterburg, thì khanh có tham gia sự kiện ngày 14 tháng 12 không?
-Chắc là có rồi, thưa Bệ hạ!- Puskin đáp lời:- tất cả bạn bè của thần đều tham gia, thì hôm đó, thần không thể bỏ rơi họ. Nhờ thần vắng mặt hôm ấy, nên thần đã thoát, và thần xin cám ơn Trời đã phù hộ.
Câu trả lời thẳng thắn và cởi mở khiến hoàng đế thích thú. Ngài là người duy nhất trong tất cả những người biết Puskin, đã nhận ra ý nghĩa của Puskin và ý thức được sức mạnh thiên tài thi ca của Puskin.
-Trẫm hy vọng rằng, Nga hoàng nói,- từ bây giờ, khanh sẽ suy nghĩ chín chắn hơn, và Trẫm với khanh sẽ không phải bàn cãi nữa. Tất tật những gì, khanh viết ra, hãy gửi cho Trẫm xem qua: từ hôm nay, Trẫm sẽ là người kiểm duyệt trực tiếp sáng tác của khanh.
Ngay buổi tối hôm đó, trong vũ hội của viên công sứ Pháp, nguyên soái Marmôn, Nga hoàng đã kể cho bá tước Đ. N. Bluđôp:
-Khanh có biết, hôm nay, Trẫm đã nói gì với người thông minh bậc nhất nước Nga không? Với Puskin ấy.
@@@@
Nói gì thì nói, A.S. Puskin hiểu biết về phụ nữ vẫn kém, bởi đúng ra, sau khi quay về với cái máng mẻ, bà lão trong truyện cổ tích phải đòi làm người đẹp ngay chứ nhỉ.
@@@
Truyện cổ tích “Ông lão đánh cá và con cá vàng” phải được coi là sách gối đầu giường cho giới nữ, từ em nhỏ tới bà già mới đúng.
@@@@
Puskin không phải là “tất cả”của chúng ta, “tất cả” của chúng ta là Puskin và vôtka.
@@@
Trong lúc đấu súng, Puskin bi thương nặng vào bụng, còn Đantes bị thương sượt qua cánh tay. Nếu như chuyện bị thương như vậy diễn ra vào thời chúng ta - thì ngành y học của ta có thể không chỉ cứu sống được Puskin, mà còn chữa cho Đantes thành chết luôn.
@@@
Puskin và Natalia Nhikôlaiepna đang đi dạo. Nàng hỏi nhà thơ
-Anh sáng tác thơ thế nào?
-Quá đơn giản, anh cứ nhìn thấy cái gì, thì về viết lại, Chẳng hạn, lúc này, em có nhìn thấy, một cha muzik đang nằm trong vũng nước không?
“Khi nhìn mãi vũng băng tan loang lổ
Dường như có người vẫn say sưa ngủ,
Một thanh niên trông ủ rũ nằm yên
Và nghe ra: chuyện gì thế? Chết im lìm…”
Từ trong vũng nước nhô lên một cái đầu, mặt xưng xỉa, to tướng vì rượu:
-Này ông muzik, việc gì đến ông mà ông chõ vào hở?
Puskin vội nói
-Ta đi thôi, em ơi, Natasa, cha say rượu đang nằm đây chính là Lermôntôp đấy.

(Trích chương tám, khổ XXXVII, Evghênhi Ônhêghin)

Chưa có đánh giá nào
Trả lời
Ảnh đại diện

Truyện cười xoay quanh Puskin

Một lần, Puskin đến tìm gặp Stalin và than phiền:
-Chuyện là, thưa đồng chí Stalin, tôi không có chỗ ở ạ.
Stalin nhấc máy điện thoại lên:
-Xô viết Matxcơva phải không? “Đùng chí” Bôbrônhikop đấy hả?
Tôi yêu cầu phải thu xếp ngay chỗ ở cho “đùng chí” Puskin nhé.
Puskin lại than vãn:
-Còn chuyện này, thưa đồng chí Stalin, sách của tôi không được xuất bản.
Stalin nhấc ống nghe lên:
-Hội nhà văn đấy à? “Đùng chí” Phađâyép phải không? Tôi ra lệnh in ngay sách của Puskin với số lượng lớn nhất.
Stalin quay lại phía Puskin:
-Còn vấn đề gì nữa không, “đùng chí” Puskin?
Puskin cám ơn rồi ra về. Stalin nhấc điện thoại lên:
-“Đùng chí” Đantes đấy à? “Đùng chí” Puskin vừa ở chỗ tôi ra nhé…

(Truyện cười này giễu nhiều thứ, trong đó có cách phát âm tiếng Nga không chuẩn của Stalin. Người dịch dùng tạm từ “đùng chí” thay cho “đồng chí” để thể hiện điểm này.)
@@@
Trong kì thi tuyển người cho ngành cảnh sát.
-Ai đã viết “Evghênhi Ônhêghin”?
Các đáp án có sẵn:
1.Rutslan và Liudmila.
2.Evghênhi Ônhêghin.
@@@
Trong giờ học, cô giáo nói:
-Hôm nay, chúng ta sẽ học theo cách mới. Trước kia, cô đặt câu hỏi, các em trả lời, còn hôm nay, các em là người đặt câu hỏi. Các em tự nêu chữ cái đầu và chữ cái cuối của từ. Dựa vào cách các em gọi từ ra, cô sẽ đánh giá cách suy nghĩ của các em. Thế nhé, giờ ta bắt đầu từ bạn Kachia nào.
-П…..Н,- Kachia nói.
Cô giáo nghĩ một lát và nói:
-Cô chịu, không biết.
-Пушкин.
-Em giỏi thật. Cô thích cách suy nghĩ của em. Còn bây giờ, đến lượt em Seriôgia.
-Л….В
Cô giáo thú thật, cô chịu thua, không đoán ra.
-Лермонтов.
Giỏi tuyệt. Thế thì có cả từ Ломоносов nữa. Cô rất thích cách em suy nghĩ đấy. Bây giờ, Vô va, em có cái gì chưa?
-Х…..Й ngắn.
-Em không biết xấu hổ à, lại hư quá,- mặt cô giáo đỏ bừng lên, cô tức giận hét to. - Em hãy bước ra khỏi lớp! Và ngày mai, mời phụ huynh đến gặp tôi.
Khi đi ngang qua bàn cô giáo, Vôva bảo:
-Đây là từ Хемингуэй đấy chứ. Nhưng em khoái cách suy nghĩ của cô ạ.

(Truyện cười này buộc phải dùng chữ cái Nga, cho dễ hiểu. Từ X…..Й có thể là từ “Хемингуэй” - tên nhà văn “Hêminuây” được phiên âm theo tiếng Nga và từ “хуй” từ tục, chỉ bộ phận sinh dục của đàn ông.)
@@@
Trong giờ học văn, cô giáo hỏi:
-Các em, cho cô biết, Puskin là ai?
Cả lớp giơ tay.
-Nào Vô va, em nói nhé
-Thằng chó đẻ!
-Sao em nói vậy, hở Vô va?
-Thưa cô Maria Ivanôpna, thì chính Puskin chả nói: “Ôi, Puskin, ôi thằng chó đẻ”đấy thôi.
(câu nguyên bản của Puskin: “Ай да Пушкин, ай да сукин сын!”

@@@@
Evtushenko lớn hơn cả nhà thơ, còn Puskin lớn hơn cả Evtushenko
@@@
Trong kì thi tuyển nhập học, thày giáo hỏi thí sinh:
-Em có biết Puskin không?
-Không.
-Thế em có biết Nhekraxốp, Trê khôp, Tôlstôi chứ?
-Cũng không.
-Còn Lermontov, Gorki thì sao?
-Không biết.
-Thôi xong, em được tự do!
Ra ngoài phòng thi, có người hỏi thí sinh vừa thi:
-Thế nào, em đỗ chứ?
-Không, ở đây họ chỉ nhận người theo chỗ quen biết thôi. Còn em, hoá ra, chẳng quen biết ai cả.
@@@
Mẹ ơi, thế Puskin là tất cả của chúng ta à?
-Con ơi, thật tiếc, đúng như vậy…
-Vì sao lại thật tiếc, hở mẹ?
-Vì rằng, tất cả những thứ còn lại như: khí đốt, đất đai, dầu mỏ, kim loại, rừng từ lâu đâu còn của chúng ta nữa.
@@@
Trong kì thi vào Trường viết Văn.
-Anh hãy đọc thứ gì đó của Puskin, một đoạn trích từ Evghênhi Ônhêghin chẳng hạn.
“Bác tôi là hiệu trưởng Trường viết văn…”
-Cám ơn anh, anh đã đỗ rồi nhé.
(Câu thơ đầu tiên trong “Evghênhi Ônhêghin” là: “Bác tôi vốn thẳng ngay, cao đạo nhất”)

@@@
Một ông lão đánh cá bắt được một con cá vàng và con cá cất giọng hỏi ông bằng tiếng người:
-Lão cần gì, hở ông lão?
-Trước hết, lão muốn một cô vợ khác. Lão đã đọc Puskin rồi, lão biết tỏng mọi chuyện kết thúc ra sao rồi mà.

(Dịch theo nhiều nguồn trên Internet)

Chưa có đánh giá nào
Trả lời
Ảnh đại diện

Truyện cười xoay quanh Puskin

@@@
-Cậu làm thế nào mà chài được em lên giường giỏi thế?!
-Tớ cầu xin đấng trời cao ấy mà! Chúng tớ cùng ngắm nhìn trời sao lung linh, tớ liền đọc thơ Puskin cho em nghe và em xúc động, tan chảy ra thành nước. Tất nhiên,…ướt đẫm đầm là xong, khó gì đâu.
@@@
Puskin đang đi trên đường làng. ông thấy có chiếc xe ngựa sắp tới gần mình. Ông hỏi xin người đánh xe cho đi nhờ một đoạn. Ông lên xe và xe chạy tiếp. Puskin lên tiếng hỏi:
-Này anh muzik, thế tên anh là gì?
-Ivan.
Puskin nói tiếp lời, cho thành câu thơ có vần:
-Ivan! Cho anh con c…c to dã man!
Anh muzik giận lắm, hai người vẫn im lặng đi tiếp. Sau đó một lát, anh muzik mới hỏi:
-Thế ông tên gì?
-Aleksandr Sergâyevich Puskin.
-…(I’m lặng suy nghĩ)…mời ông xuống m… nó khỏi xe cho tôi được yên thân!
@@@
Nhân lễ kỉ niệm một trăm năm ngày Puskin mất, người ta tổ chức họp bàn dựng tượng Puskin. Theo quy định, các đề án được trình lên Stalin.
Điêu khắc gia thứ nhất:
-Dự định làm: Puskin đứng, đang đọc sách của Stalin.
Stalin:
-Phương án này đúng về quan điểm chính trị, nhưng không đúng về lập trường lịch sử
Điêu khắc gia thứ hai:
-Dự án là: Stalin đứng, đang đọc sách của Puskin.
Stalin:
-Cách này phù hợp lập trường lịch sử, nhưng không đúng theo quan điểm chính trị.
Nhà điêu khắc thứ ba:
-Đề án là: Stalin đứng, đang đọc sách của Stalin.
Stalin:
Đề án này vừa phù hợp quan điểm lịch sử, vừa phù hợp lập trường chính trị. Chúng ta chọn phương án này.
@@@
Giả như, Puskin không sống ở thế kỉ XIX, mà sống ở thế kỉ XX, thì ông vẫn chết vào năm 37….
(Trong lịch sử Liên Xô, thì năm 1937, là năm tiến hành nhiều cuộc thanh trừng nội bộ, nên rất nhiều cán bộ cao cấp, sĩ quan quân đội bị bức hại chết, bị bỏ tù, thanh trừng vì rất nhiều nguyên nhân không chính đáng.)
@@@
Trong lễ Khánh thành nhà hát Marinka mới, có Puchin đến dự, nhà hát công diễn opera “Evghênhi Ônhêghin “. Cơ quan cảnh sát tạm thu súng lục đạo cụ của Lenski và Ônhêghin: “Các anh chỉ được dùng kiếm thôi!”
@@@
Hôm nay, trong buổi họp phụ huynh, giáo viên chủ nhiệm lớp tuyên bố :
-Các vị sinh con ra làm gì, nếu tủ sách nhà quý vị không có sách “Evghênhi Ônhêghin”?
@@@
Tại Cung đại hội Kremlin, tôi được xem “Evghênhi Ônhêghin”, trong vở này, người thủ vai Lenski là danh ca Baskôp, anh này diễn quá tuyệt vời! Chuyện xảy ra là, sau khi nhân vật anh ta đóng, bị giết chết, tất cả những người hâm mộ anh, đã bỏ xem, xuống chỗ gửi đồ để tặng hoa anh này, mà buổi diễn vẫn tiếp tục, dù khán phòng bỏ trống ghế một nửa.
Và tôi cũng chứng kiến cảnh, trong nhà hát vọng ra :”Kôlia ơi, anh đừng chết nhé!”
@@@
Thầy giáo văn học hỏi một trò giỏi:-Chắc em đã đọc và thuộc lòng bức thư Ônhêghin gửi cho Tachiana rồi chứ?
-Chưa ạ.
-Vì sao vậy,
-Luật ghi cấm đọc thư người khác ạ!
@@@
Một bà lão ngồi trên xe bus và đọc nghe nho nhỏ nguyên cả một khổ thơ từ “Evghênhi Ônhêghin”. Quá khâm phục bà lão, khách trên xe vỗ tay rầm rầm. Bà lão mỉm cười:  Đấy, thơ thì tôi nhớ, còn vì sao tôi lên xe bus và đi đâu, thì quả thật, Chúa có giết tôi, đi nữa, thì tôi cũng chịu.
@@@
Hồi học phổ thông, một anh bạn cùng lớp tôi, khi viết luận về Evghênhi Ônhêghin có kể trong bài như sau:”Suốt đời mình, Evghênhi Ônhêghin chỉ khao khát được trở lại cái nơi mình đã chui ra để góp mặt với đời“.
@@@
Stalin và Evghênhi Ônhêghin
Trong cuốn sách của mình “ Những điều cần biết ban đầu của Lãnh tụ”, Vasili Priđein có kể rằng, “nhà cầm lái vĩ đại” thích nhất truyện thuật lại như sau: một nhân vật công an chống phản gián và người hàng xóm là giáo sư. Một lần, vị giáo sư nheo nheo mắt ra ý coi thường viên công an chống phản gián, với ý là viên công an không biết ai là tác giả của “Evghênhi Ônhêghin”. Viên công an chống phản gián rất bực bội, đã bắt vị giáo sư này, và sau đó khoe khoang với đồng sự rằng:” Gặp tôi, vị giáo sư này lập tức thú nhận rằng, chính ông ta là tác giả viết  “Evghênhi Ônhêghin” chứ không phải ai khác.”

Chưa có đánh giá nào
Trả lời