Thơ » Nga » Aleksandr Pushkin » Truyện ông già đánh cá và cá vàng (1833)
Đăng bởi Tung Cuong vào 01/03/2025 16:47
Жил старик со своею старухой
У самого синего моря;
Они жили в ветхой землянке
Ровно тридцать лет и три года.
Старик ловил неводом рыбу,
Старуха пряла свою пряжу.
Trang trong tổng số 1 trang (2 bài trả lời)
[1]
Gửi bởi Tung Cuong ngày 28/02/2025 16:47
Đã sửa 2 lần, lần cuối bởi Tung Cuong ngày Hôm nay 21:53
Ngày xửa ngày xưa, trong ngôi nhà nát
Ông già cùng bà lão ở sát biển xanh;
Họ bên nhau đã được băm ba năm.
Chồng đánh cá, vốn siêng năng, chí thú,
Vợ xe sợi, việc nhà xong, mệt rũ.
Gửi bởi Tung Cuong ngày 28/02/2025 18:42
Đã sửa 4 lần, lần cuối bởi Tung Cuong ngày 03/03/2025 18:11
ĐÔI LỜI BÌNH LUẬN VỀ TRUYỆN ÔNG GIÀ ĐÁNH CÁ VÀ CÁ VÀNG
§.Cách lí giải theo Chính thống giáo Truyện ông già đánh cá và cá vàng
Ông lão (trí tuệ) cùng với bà lão (trái tim) đã cùng sống 33 năm. Điều này có nghĩa là, một người đã kinh qua cuộc sống có ý thức (sống bằng trí tuệ và trái tim) và đã sẵn sàng để tin vào Chúa Jesu. Ở tuổi 33, Ngài đã tịch đi và sau đó được phục sinh.
Bà lão làm công việc xe sợi, trong cuộc đời này, mỗi con người bằng suy nghĩ, lời nói và việc làm đều tạo cốt lõi đạo đức trong tâm hồn mình, đây là lớp ngoài phủ lên tâm hồn của con người trong trường tồn đời đời.
Ông lão thả lưới bắt cá - mỗi người đều tim kiếm cho mình chút vật chất trong đời sống trần thế. Khi ông lão quăng lưới lần đầu và kéo lên, chỉ gặp bùn đất và rong biển, mẻ lưới sau đó gặp cá vàng. - một lần con người nhận thức được tính vô thường của cõi sống tạm, và điều này giúp người ta tin vào cuộc đời Vĩnh Cửu và tin vào Chúa.
Cá là tượng trưng cho Chúa thời cổ đại - biểu tượng của ân sủng. Cá vàng cất tiếng xin thả cá về biển mặc dù cá không cần phải làm vậy, vì cá có quyền lực chi phối số phận con người- Chúa đã kêu gọi con người hãy thể hiện lòng nhân từ tới cái gì đó, lòng nhân ái chính là thứ đưa con người lại gần Chúa nhất, mở lòng để tin vào Chúa.
2.Bà lão bắt ông lão lúc đầu phải xin cái máng lợn- con người khi có Đức tin, bắt đầu cuộc sống tinh thần của mình bằng cách làm trong sạch lương tâm mình không còn tội lỗi. Thánh Piôtr có nói với các con chiên: hãy biết hối hận và mỗi một người trong chúng ta biết làm dấu thánh nhân danh Chúa Jesu để xin tha thứ tội lỗi…” Những người không có tín ngưỡng sẽ không có phương tiện như vậy, và không biết làm cách nào để giải thoát cho lương tâm được thanh thản hơn.
Bà lão rủa xả ông lão và gọi ông là “đồ ngu “vì rằng con người thường hành động theo trái tim sai bảo và, như Laroshphuko từng nói, trí tuệ thường lâm vào cảnh ngu dại khi đứng trước trái tim. Khi ông lão ra biển xin chiếc máng lợn, biển hơi gợn sóng - vì rằng, Trời cảm thấy khó chịu, khi một người tin vào Chúa, lại không muốn phụng sự Chúa,
mà sử dụng Chúa cho các mục đích cá nhân của mình, cho dù là mục đích lành mạnh.
Sau khi nhận được chiếc máng mới, bà lão không cám ơn cá vàng mà bắt ông lão đi xin một thứ khác- các con chiên hiếm khi chân thành cám ơn Chúa vì Chúa Trời đã cho họ cơ hội thanh lọc bản thân mình khỏi tội lỗi thông qua lời thú tội Huyền bí. Khi bắt đầu cuộc sống có tín ngưỡng, mọi người, thông thường, hay cầu xin Trời ban cho sức khoẻ và may mắn, an khang trong gia đình và trong công việc (xin nhà gỗ mới)
3.Sau đó, bà lão đòi được thành phu nhân quý tộc và nữ hoàng - một người bắt đầu xin Chúa những gì để thoả mãn lòng háo danh và kiêu hãnh (trong trường hợp này là sự hám quyền lực). Chúa Trời đôi khi cho phép con người nhận được thứ anh ta cầu xin, để khi có được thứ đã xin, anh ta tăng thêm niềm tin vào Chúa, còn sau đấy, khi hiểu được những đam mê của mình, sẽ bắt đầu chống lại những đam mê đó, và vì Chúa, sẽ biết từ chối những gì đang nuôi dưỡng chúng.
Khi bà lão trở thành phu nhân quý tộc, bà đánh đập gia nhân, là vì khi con người đã có danh vọng và hư vinh và dùng cho việc nuôi dưỡng lòng háo danh của mình, trái tim người đó sẽ trở nên chai sạn trước người khác. Bà lão vung tay đánh ông lão - người đã định tranh cãi với bà lão - vì rằng khi cơn đam mê danh vọng mạnh lên, bà lão sẽ bắt trí óc người khác phụ thuộc nhiều hơn vào bà.
4.Bà lão đòi làm nữ hoàng - do thèm khát danh vọng, con người chuyển sang khát thèm quyền lực. Bà lão đòi có quyền lực sai khiến cá vàng - linh mục Abba Dorotheas có nói rằng, niềm kiêu hãnh trước người khác thường dẫn đến thái độ kiêu ngạo trước Chúa Trời.- Ông lão không thể hiểu rằng, vấn đề chủ yếu của ông là tính tình bà lão, ông lão phải xin cá vàng thay đổi tính tình bà lão, nhưng ông lão chỉ biết than phiền về bà lão mà thôi. Như vậy, con người cần phải hiểu bằng trí óc rằng, vấn đề chính của anh ta là sự đam mê của trái tim, và, một khi có được Đức tin, người đó không chỉ phải thú nhận các tội lỗi của mình (than phiền về bà lão) còn phải xin Chúa Trời thay đổi trái tim cho mình.
Truyện cổ tích còn cho thấy rằng, những gì đang diễn ra với con người, họ đang vận dụng sự hỗ trợ của Chúa, để thay đổi cuộc đời mình, nhưng không phải bản thân mình. Thoạt ban đầu, cuộc sống của người ta có thể cải thiện, trở nên tốt hơn, nhưng sau đó, họ không phụng sự Chúa, mà phụng sự các đam mê của bản thân, mặc dù họ không nhận ra điều này. Nếu con người không cưỡng lại được các đam mê, thì họ phải đè chặt, nén lại các đam mê đó. Chúa có nói rằng” “ai không gom nhặt cùng Chúa, người ấy chỉ biết phí phạm mọi thứ.” Dôrotheos có nói, trong cuộc sống tâm hồn, con người không được giậm chân tại chỗ, anh ta sẽ trở nên hoặc kém cỏi đi, hoặc tốt đẹp lên. Không có kết quả nào khác được. Vì kiêu hãnh, thế nào thì anh ta cũng đánh mất hết mọi quyền lợi vật chất trên thế gian: phải về hưu, hay do bệnh tật mà mất chức, mất tầm ảnh hưởng tới người khác. Khi mất quyền lợi vật chất, anh ta mới hiểu rằng, anh ta đã nhận nhiều thứ chỉ là tạm thời trong cuộc đời này, anh ta không nhận được thứ chủ yếu nhất: đấy là anh ta không biến thành con người khác.
(Theo: azbuka.ru - thày tu Konstachin Xabelnhikop)
§.Mikhail Xemionovich Kadinhic, nhạc công chơi vĩ cầm, giảng viên âm nhạc, nhà giáo dục, nhà văn viết chính luận:
Bạn hãy hỏi bất kỳ một giáo viên ngữ văn nào ở trường phổ thông xem, A.X.Puskin trong truyện ông già đánh cá và cá vàng nói về điều gì? Ai cũng sẽ nói: “Chuyện cổ tích này nói về bà lão tham lam, kết cục phải quay về với cái máng lợn vỡ”.
Thưa các bạn đáng kính của tôi, lại một chuyện ngốc nghếch thường gặp! Puskin mà lại mất thời gian để lên án một bà lão tham lam ư! Đây là truyện cổ tích về tình yêu đấy chứ. Một tình yêu vô điều kiện. Người ta có thể dễ dàng yêu một phụ nữ thông minh, hào hiệp, xinh đẹp. Bạn hãy thử yêu một bà lão tham lam, bẩn thỉu, già cóc cách mà xem. Bằng chứng đây nhé: tôi đã hỏi bất cứ một chuyên gia ngữ văn nào về cách mở đầu truyện ông già và cá vàng. Ai cũng bào tôi: “Ngày xửa ngày xưa…”. Phải, đúng rồi. “Ngày xửa ngày xưa có ông già cùng bà lão sống bên bờ biển xanh!”đúng chưa?” “Đúng rồi!- các chuyên gia ngữ văn trả lời. “Đúng đấy!”- các vị viện sỹ đáp như vậy. “Đúng rồi!” - các bậc giáo sư nói thế. “Đúng ạ!- các em học sinh đáp vậy. “Ngày xửa ngày xưa có ông già cùng bà lão sống bên bờ biển xanh nhất, Ông già làm nghề chài lưới…” Không đúng rồi! Hình như đây không phải Puskin. “Ngày xửa ngày xưa, có ông già cùng bà lão sống bên bờ biển xanh” - đây là mở đầu thường gặp nhất của truyện cổ tích. Puskin thì mở đầu như sau: “Ngày xửa ngày xưa, ông già sống cùng bà già của mình”. Bạn có cảm thấy sự khác nhau không? Bởi vì khi còn là vợ mình cơ mà! Puskin đã cho ta cốt mật mã đấy chứ! Vợ của mình, vợ thân yêu: băm ba năm cùng sống. Hai người hoà thành một khối máu thịt chung nhau rồi. Tham lam ư - ngoài đời đúng là có những bà già như vậy! Còn đây là người ta đang yêu!
Tiếp theo: họ sống ở đâu? Bên bờ biển xanh nhất. Tôi mới hỏi các nhà ngữ văn: ở đâu? “Thì đây, bên bở biển. Ngay sát biển!” Không đúng! Bên biển XANH nhất. Đây là cốt mật mã thứ hai của Puskin nhé. Do đòi hỏi quá nhiều thèm muốn, bà lão giờ không còn là vợ ông lão., còn biển đã thay màu nước. Bạn có nhớ không? “Biển động mạnh, nước xanh đã chuyển màu đen “. Biển đã không còn màu xanh nữa.
(…)
§.(….) (Bà lão) Đúng là tham lam. Đúng là hay càu nhàu. Đúng là suốt đời không vừa ý. Thì ngoài đời, ta vẫn gặp những bà già như thế. Bạn cứ nhìn quanh mà xem, nhưng họ vẫn là người nhà mình, người mình thương yêu, ruột thịt của mình. Nhỡ nhìn chung, nàng đâu phải người như vậy thì sao? Nhỡ chính ông lão do suốt ngày lang thang câu cá và nắm ườn, không chịu động chân, động tay làm một việc gì thì sao, mới đẩy nàng đến nông nỗi này. Đúng không? Có thể lắm chứ?
(Theo: Đzen.ru Aleksandr Dolgich)
Các cấp độ hiểu truyện ông già đánh cá và cá vàng
Cấp độ một
Lòng tham của bà lão không có giới hạn. Trong suốt truyện cổ tích, bà lão tỏ ra ham mê tiêu sài, sau đó là thèm khát quyền lực. Nào máng mới, nào nhà mới, nào tước phong phu nhân quý tộc, nào nữ hoàng, nào Hải vương, Thuỷ vương trên đại dương. Và cuối cùng - nguyện vọng sau chót của bà lão là làm chủ cả thế giới, trở thành chúa tể tuyệt đối với mọi người và mọi vật. Điều giáo lý trong truyện cổ tích này là khá đơn giản và được rút ra ở cấp độ đời thường: lòng tham của bà lão và sự cúc cung tuân phục của ông lão có tâm lí yếu đuối, nhẫn nhục đã dẫn mọi thứ trở về điểm xuất phát - cái máng vỡ. Lòng tham vô giới hạn đã bị trừng phạt. Về chuyện này - trong tất cả các sách giáo khoa và các bài phân tích truyện cổ tích này đều được nói tới.
Cấp độ hai
Nhiều người có hiểu rằng… Đây là truyện cổ tích kể về tình yêu! Về lòng vị tha và sự nhạy cảm của ông lão. Ông lão đã cùng vợ sống 33 năm, tư cách của ông lão đã chứng tỏ tình yêu lớn lao của ông lão dành cho bà lão. Người ta hay nói tới thái độ cam nhận của ông lão. Nhưng trong tất cả các lần ông lão đi gặp cá vàng, ông đều tỏ ra hoàn toàn tuân theo mọi ước muốn của vợ, thái độ ông vui mừng khi mỗi lần cá vàng thực hiện các điều ước của vợ (thế nào bà đã toại nguyện chưa?) thái độ ông lão sẵn sàng và chấp nhận mọi việc làm mà bà vợ đẩy ông vào như khi làm người chăn ngựa (bà lão đuổi ông sang khu chuồng ngựa) sau đó, ông biến thành vô hình (bà lão không thèm đưa mắt nhìn ông,) chỉ muốn tống ông đi cho khuất mắt. Tất cả những thứ đó đều nói lên tình yêu vô bờ bến của ông lão. Ông luôn đối xử với bà lão, hệt như với một đứa trẻ được nuông chiều và thương yêu - luôn dành cho đứa con của mình tất cả mọi đồ chơi mới nhất.
Cấp độ ba
Kì diệu thật! Bạn có lúc nào nghĩ rằng, bà lão làm công việc gì không? Chuyện này, Puskin chỉ nhắc ngắn gọn và chỉ nhắc có một lần mà thôi. Công việc của ông lão - là “đánh cá” gắn liền với toàn bộ truyện cổ tích. Còn việc làm của bà lão là kéo sợi, thì không được nhắc thêm lấy một lần. Khi nói về việc cá vàng thực hiện mọi ước muốn của bà lão, thì việc đầu tiên phải làm hoá ra là thay máng lợn đã vỡ bằng máng lợn mới. Hoàn toàn không phải việc thay cái quay sợi mới. Vậy thì việc bà lão xe sợi xuất hiện để làm gì?
Bạn hãy nhớ lại truyện thần thoại về các nữ thần số phận, họ xe sợi chỉ số phận con người. Khi sợi chỉ bị đứt, thì có nghĩa là người đó chết. Ông lão đấu tranh giành quyền cho bà lão muốn làm gì bà lão muốn, nó tương tự như các hình tượng thời cổ đại. Ông lão tuân theo các đòi hỏi không phải vì tâm hồn ông yếu đuối. Mà là vì, ông lão chống thần chết. Giành quyền cho bà lão - số phận của ông lão - đòi được sống. Vì tại thời điểm gặp cá vàng, cuộc sống của ông lão và cuộc sống của bà lão xem như đã hoàn thành. Chiếc máng lợn đã vỡ. Căn nhà đã dột nát... Cái gì có thể góp phần kéo dài cuộc sống này? Một trạng thái khác, việc thay đổi loại hoạt động, hoàn cảnh thần tiên, các lực lượng siêu nhân can thiệp vào. Cá vàng biết nói tiếng người sẵn sàng thực hiện mọi yêu cầu của ông lão. Ban đầu, ông lão không hề nói ra một nguyện vọng nào, không cố lợi dụng các khả năng đã mở ra cho ông lão. Nhưng ông lão vội vã chia sẻ chuyện thần tiên kì diệu với bà lão, kể cho bà lão nghe câu chuyện lạ lùng được gặp cá vàng. Đây có phải là chuyện đùa cợt không? Điều kì diệu đã chen chân vào sự tồn tại một cách đơn điệu của ông lão và bà lão.
Cấp độ bốn
Sự hoà lẫn nhiều thời đại. Một cấp độ mới của truyện cổ tích. Ông già thả lưới bắt cá. Bà lão xe sợi. Như chúng tôi đã nói ở trên, bà lão hàng ngày xe sợi, - đây là tượng trưng cho nữ thần cổ đại, nữ thần số phận. Nếu so sánh công việc của ông lão với công việc của bà lão, thì có thể thấy được mối liên hệ trực tiếp của thời Cổ đại với Thiên chúa giáo.
Tất cả những gì gắn liền với con cá (Ихтос — Иисус)(1) với lưới đánh cá (tất cả các môn đồ của Jesu đều làm nghề đánh cá), đều được coi như các mô tip thuộc đạo thiên chúa. Ở đây có hai nền văn minh - nền văn minh cổ đại (bà lão xe sợi, sợi chỉ Adriana, sợi chỉ số phận, tấm vải Pelelopa - có ý chỉ sự khôn ngoan khéo léo của phụ nữ khi chồng vắng nhà) và nền văn minh thiên chúa giáo (ông lão đánh cá). Điều này liên quan tới hai nền văn minh trong sáng tác của Puskin.
(1) Ихтос — Иисус - Ихтис (Hy Lạp cổ đại, Ίχθύς — cá) — ký hiệu cổ đại chỉ tên của (Jesu - Иисуса Христа, bao gồm các chữ cái đầu trong các từ: Ἰησοῦς Χριστός, Θεοῦ Υἱός, Σωτήρ (Иисус Христос Божий Сын Спаситель).
(Theo: Snob.ru - Mikhail Kadinik
Что хотел сказать автор: смысл «Сказки о рыбаке и рыбке» Пушкина)