Thơ » Trung Quốc » Thịnh Đường » Đỗ Phủ » Phiêu bạc tây nam (760-770)
Đăng bởi tôn tiền tử vào 13/02/2015 23:20
少保有古風,
得之陝郊篇。
惜哉功名忤,
但見書畫傳。
我遊梓州東,
遺跡涪江邊。
畫藏青蓮界,
書入金榜懸。
仰看垂露姿,
不崩亦不騫。
鬱鬱三大字,
蛟龍岌相纏。
又揮西方變,
發地扶屋椽。
慘澹壁飛動,
到今色未填。
此行疊壯觀,
郭薛俱才賢。
不知百載後,
誰復來通泉。
Thiếu bảo hữu cổ phong,
Đắc chi Thiểm giao thiên.
Tích tai công danh ngỗ,
Đãn kiến thư hoạ truyền.
Ngã du Tử Châu đông,
Di tích Phù giang biên.
Hoạ tàng thanh liên giới,
Thư nhập kim bảng huyền.
Ngưỡng khan thuỳ lộ tư,
Bất băng diệc bất khiên.
Uất uất tam đại tự,
Giao long ngập tương triền.
Hựu huy tây phương biến,
Phát địa phù ốc chuyên.
Thảm đạm bích phi động,
Đáo kim sắc vị điền.
Thử hàng điệp tráng quán,
Quách, Tiết câu tài hiền.
Bất tri bách tải hậu,
Thuỳ phục lai Thông Tuyền.
Quan thiếu bảo có bài thơ làm theo thể cổ phong,
Có bài nói về ngoại ô Thiểm Tây.
Tiếc thay đường công danh của ông lận đận,
Nhưng thấy còn lại các bản chữ viết (thư pháp) của ông.
Tôi đi chơi vùng đông Tử Châu,
Chứng cớ còn lại cạnh bờ sông Phù.
Những bức hoạ được gìn giữ trong thế giới hoa sen xanh của nhà Phật,
Các bản thư pháp được treo nơi bảng vàng.
Ngẩng nhìn cái phong thái “sương gieo”,
Nó không sụt mà cũng chẳng trồi.
Sum suê thay là ba chữ lớn,
Hệt như rồng quấn quít với nhau.
Rồi dùng cái phép biến của tây phương,
Mở nền đất và nâng mái nhà.
Rầu rĩ bức tường như muốn bay,
Tới giờ màu sắc chưa bị phai.
Cái hàng chữ này trông đẹp trội,
Quách Nguyên Chấn và Tiết Tắc đều là những người hiền tài,
Không biết rằng trăm năm sau này,
Ai là người lại tới đất Thông Tuyền này.
Trang trong tổng số 1 trang (1 bài trả lời)
[1]
Gửi bởi tôn tiền tử ngày 13/02/2015 23:20
Ông Tiết loại cổ phong,
Được bài ngoại ô Thiểm.
Thư, hoạ đời còn truyền,
Công danh lại chẳng tiến.
Đông Tử-châu tôi thăm,
Di tích còn cạnh bến.
Thư treo nơi bảng vàng,
Hoạ như có Phật hiện.
Ngẩng coi lối "sương gieo",
Không khom cũng chẳng nghển.
Ba chữ lớn sum suê,
Hệt như khúc rồng cuộn.
Lại dùng phép nhiệm mầu,
Mở nền nâng mái chuyển.
Rầu rĩ tường như bay,
Tới giờ vẻ chưa quẹn.
Nổi bật hàng chữ trông,
Quách, Tiết người tài hiếm.
Chẳng biết trăm năm sau,
Thông Tuyền ai lại đến.