Thơ » Việt Nam » Hiện đại » Đoàn Văn Cừ » Thôn ca (1944) » Mùa xuân
Dải mây trắng đỏ dần trên đỉnh núi,
Sương hồng lam ôm ấp nóc nhà tranh,
Trên con đường viền trắng mép đồi xanh,
Người các ấp tưng bừng ra chợ Tết.
Họ vui vẻ kéo hàng trên cỏ biếc;
Những thằng cu áo đỏ chạy lon xon,
Vài cụ già chống gậy bước lom khom,
Cô yếm thắm che môi cười lặng lẽ.
Thằng em bé nép đầu bên yếm mẹ,
Hai người thôn gánh lợn chạy đi đầu,
Con bò vàng ngộ nghĩnh đuổi theo sau.
Sương trắng rỏ đầu cành như giọt sữa,
Tia nắng tía nháy hoài trong ruộng lúa,
Núi uốn mình trong chiếc áo the xanh,
Đồi thoa son nằm dưới ánh bình minh.
Người mua bán ra vào đầy cổng chợ.
Con trâu đứng vờ rim hai mắt ngủ,
Để lắng nghe người khách nói bô bô.
Anh hàng tranh kĩu kịt quẩy đôi bồ,
Tìm đến chỗ đông người ngồi giở bán.
Một thầy khoá gò lưng trên cánh phản,
Tay mài nghiên hí hoáy viết thơ xuân.
Cụ đồ nho dừng lại vuốt râu cằm,
Miệng nhẩm đọc vài hàng câu đối đỏ.
Bà cụ lão bán hàng bên miếu cổ,
Nước thời gian gội tóc trắng phau phau.
Chú hoa man đầu chít chiếc khăn nâu,
Ngồi xếp lại đống vàng trên mặt chiếu.
Áo cụ lý bị người chen sấn kéo,
Khăn trên đầu đang chít cũng bung ra.
Lũ trẻ con mải ngắm bức tranh gà,
Quên cả chị bên đường đang đứng gọi.
Mấy cô gái ôm nhau cười rũ rượi,
Cạnh anh chàng bán pháo dưới cây đa.
Những mẹt cam đỏ chót tựa son pha.
Thúng gạo nếp đong đầy như núi tuyết,
Con gà trống mào thâm như cục tiết,
Một người mua cầm cẳng dốc lên xem.
Chợ tưng bừng như thế đến gần đêm,
Khi chuông tối bên chùa văng vẳng đánh,
Trên con đường đi các làng hẻo lánh,
Những người quê lũ lượt trở ra về.
Ánh dương vàng trên cỏ kéo lê thê,
Lá đa rụng tơi bời quanh quán chợ.
Dải mây trắng đỏ dần trên đỉnh núi,
‡ Trên con đường viền trắng mép đồi xanh,
Người các ấp tưng bừng ra chợ Tết.
Họ vui vẻ kéo hàng trên cỏ biếc;
Những thằng cu áo đỏ chạy lon xon,
Vài cụ già chống gậy bước lom khom,
Cô yếm thắm che môi cười lặng lẽ.
Thằng em bé nép đầu bên yếm mẹ,
Hai người thôn gánh lợn chạy đi đầu,
Con bò vàng ngộ nghĩnh đuổi theo ‡ sau.
Sương trắng ‡ dỏ đầu cành như giọt sữa,
Tia nắng tía nháy hoài trong ruộng lúa,
Núi uốn mình trong chiếc áo the xanh,
Đồi thoa son nằm dưới ánh bình ‡ minh.
Người mua bán ra vào đầy cổng chợ.
Con trâu đứng vờ ‡ dim hai mắt ngủ,
Để lắng nghe người khách nói bô bô.
Anh hàng tranh kĩu kịt ‡ quảy đôi bồ,
Tìm đến chỗ đông người ngồi ‡ dở bán.
Một thầy khoá gò lưng trên cánh phản,
Tay mài nghiên hí hoáy viết thơ xuân.
Cụ đồ nho dừng lại vuốt râu cằm,
Miệng nhẩm đọc vài hàng câu đối đỏ.
Bà cụ lão bán hàng bên miếu cổ,
Nước thời gian gội tóc trắng phau phau.
Chú hoa man đầu chít chiếc khăn nâu,
Ngồi xếp lại đống vàng trên mặt chiếu.
Áo cụ lý bị người chen sấn kéo,
Khăn trên đầu ‡ đương chít cũng ‡ tung ra.
Lũ trẻ con mải ngắm bức tranh gà,
Quên cả chị bên đường đang đứng gọi.
Mấy cô gái ôm nhau cười rũ ‡ rợi,
Cạnh anh chàng bán pháo dưới cây đa.
Những mẹt cam đỏ chót tựa son pha.
Thúng gạo nếp đong đầy như núi tuyết,
Con gà trống ‡ màu thâm như cục tiết,
Một người mua cầm cẳng dốc lên xem.
Chợ tưng bừng như thế đến gần đêm,
Khi chuông tối bên chùa văng vẳng đánh,
Trên con đường đi các làng hẻo lánh,
Những người quê lũ lượt trở ra về.
Ánh dương vàng trên cỏ kéo lê thê,
Lá đa rụng tơi bời quanh quán chợ.
Trang trong tổng số 1 trang (3 bài trả lời)
[1]
Gửi bởi tôn tiền tử ngày 22/11/2019 04:12
Làng Thơ Việt Nam lại vừa mất đi một hồn thơ lặng lẽ và khiêm nhường: nhà thơ Đoàn Văn Cừ (*). Phiên Chợ Tết bất hủ của ông đã đi vào tâm trí người đọc nhiều thế hệ; “chuỗi cười ngũ sắc” (Thi nhân Việt Nam) dạt dào sự sống, niềm yêu đời, cái nhìn bao dung, nhân ái đó đã đi vào tâm hồn ta.
“Tiếng cười ta còn nghe văng vẳng thì người đã biến đâu rồi và ta đành chờ mùa xuân khác”.
(Thi nhân Việt Nam)
Đọc lại bài thơ ta tưởng như còn nghe thấy tiếng cười khúc khích, hóm hỉnh, lại rất hiền lành của một nhà thơ thôn dã. Chép lại bài thơ và tìm hiểu nó, tôi coi như một niềm thành kính, một nén tâm hương tưởng nhớ đến con người của những vẻ đẹp Thôn ca bình dị. (Những con số đứng đầu dòng thơ là do tôi đánh để tiện phân tích).
*
Trong biểu tượng văn hoá thế giới: chợ, theo quan niệm của Trung Hoa cổ vừa là nơi trao đổi, mua bán, còn là địa điểm hẹn hò yêu đương, nơi diễn ra các nghi lễ cầu mưa, sản xuất dồi dào, cầu trời phù hộ… Từ điển còn cho biết điều này đúng đến mức nếu muốn trời thôi mưa phải cấm phụ nữ bước vào chợ. (Nói cho vui: Cấm chị em đi chợ thì chợ thiệt, đàn ông thiệt (vì bếp đói), chị em cũng chẳng vui vẻ gì: “Môn thể thao ưa thích nhất của phụ nữ là đi chợ”! Riêng với chợ trong những ngày Tết thì không chỉ có chị em). Thực ra, vẫn theo biểu tượng văn hoá thế giới, chợ còn là nơi giao hoà âm dương, là địa điểm thái bình.
Cấu trúc không gian của bài thơ hài hoà và tấp nập, đan xen thanh bình giữa thiên nhiên và con người. Bài thơ gồm ba khổ: khổ 1, 15 dòng; khổ 2, 23 dòng; khổ 3, 6 dòng được ngăn cách bởi các dấu sao. Khổ 1 và khổ 3 đều có thiên nhiên và con người. Riêng khổ 2, trung tâm của bài thơ, (lớn nhất), chỉ dành để quan sát, miêu tả con người trong những cử chỉ, dáng điệu, âm thanh (cười, nói) cùng những hoạt động của họ. Nếu như ở khổ 1, số dòng thơ tương đối cân bằng giữa thiên nhiên và con người (8/7) trên đường đến chợ; thì ở khổ 3 thiên nhiên lấn át con người (5/1): cảnh chợ vãn, (gợi nhớ đến Hai đứa trẻ của Thạch Lam).
Trong khổ 2, chợ xuất hiện thay chỗ cho thiên nhiên; “người kể chuyện” hướng cái nhìn đôn hậu của mình vào đối tượng là con người để “tự sự”. Không gian trong văn bản nghệ thuật là “tổng hợp của các đối tượng cùng loại” và “giữa chúng có các quan hệ giống các quan hệ không gian thông thường (tính liên tục, khoảng cách...)” (Yu. Lotman). Những từ ngữ chỉ quan hệ không gian (trên, dưới, trong, ngoài) trong thơ Đoàn Văn Cừ “chuyển kênh” rất từ tốn, nhẹ nhàng, chậm rãi cùng với một lễ hội của sắc màu tươi vui, rực rỡ:
Dải mây trắng đỏ dần trên đỉnh núi,Từ không gian tĩnh, khách quan được tiếp xúc từ xa này chúng ta chuyển sang không gian động, chủ quan được tiếp xúc thân mật, gần gũi qua những động từ có tính chất vận động:
Sương hồng lam ôm ấp mái nhà tranh,
Trên con đường viền trắng mép đồi xanh.
Sương trắng dỏ đầu cành như giọt sữa,Trong cả hai cảnh trên không gian được xếp theo trục thẳng đứng trên - dưới: từ đỉnh núi xuống đến con đường; từ đầu cành đến trong ruộng lúa, từ núi xuống đồi. Khu vực tiếp xúc sáp lại dần cho đến không gian công cộng nơi sinh hoạt của con người.
Tia nắng tía nháy hoài trong ruộng lúa,
Núi uốn mình trong chiếc áo the xanh,
Đồi thoa son nằm dưới ánh bình minh.
Con trâu đứng vờ dim hai mắt ngủ,Rồi:
Để lắng nghe người khách nói bô-bô.
Anh hàng tranh kĩu-kịt quảy đôi bồ,Cứ như thế, cả khổ 2 người đọc sẽ được thưởng thức 10 cảnh rất vui về hoạt động của con người với những âm thanh, cử chỉ cùng sắc màu. Cũng với dấu chấm câu rất cẩn thận như vậy: 4 câu đầu và 4 câu cuối của khổ 1 là những bức tranh hoàn chỉnh về thiên nhiên “nằm dưới ánh bình minh” mà ở giữa đó là con người.
Tìm đến chỗ đông người ngồi dở bán…
Ánh dương vàng trên cỏ kéo lê-thê,Những từ láy lê-thê, tơi-bời vần bằng có chút gì đó của thê lương, ảm đạm đối lập hẳn với không khí náo nhiệt bên trên.
Lá đa rụng tơi-bời quanh quán chợ.
Bà cụ lão bán hàng bên miếu cổ,Giờ đây khi nhìn vào cấu trúc bài thơ thấy trên hai câu này là 24 dòng và dưới nó là 18 dòng, cũng coi như nằm “giữa bức tranh” đúng như nhận định bên trên. Đây là hai câu tuyệt bút hiếm hoi về thời gian và đậm đặc tính thời gian: bà cụ lão; miếu cổ; nước thời gian; tóc trắng in dấu vết thời gian đều đứng án ngữ ở hai đầu hai câu thơ tạo nên một bức tranh vừa im lìm vừa chuyển động của thời gian.
Nước thời gian gội tóc trắng phau phau.
Gửi bởi tôn tiền tử ngày 22/11/2019 04:20
Ngày nay có hội chợ; ngày xưa dân gian có chợ Tết. Chợ Tết thường họp vào những ngày cuối năm. Chợ Tết đông vui, nhiều hàng hoá, lương thực, thực phẩm. Đi chợ Tết để bán hàng, để mua sắm. Cũng có người, nhất là trẻ con đi chợ Tết để vui chơi.
Bài thơ Chợ Tết của Đoàn Văn Cừ là một kiệt tác văn chương, vừa đẹp vừa vui. Đọc Chợ Tết ta tưởng như được sống lại không khí hội hè dân gian hàng trăm năm về trước. Bài thơ được viết theo thể thơ 8 chữ; đây là phần đầu bài thơ Chợ Tết:
Dải mây trắng... ra vào đầy cổng chợ.Những câu thơ mở đầu gợi tả một sáng tinh mơ nơi làng quê trong ánh bình minh. Dải mây trắng trên đỉnh núi “đỏ dần” lên. Những giọt sương mai như viên ngọc “hồng lam” được nhân hoá, đang “ôm ấp” nóc nhà gianh nơi thôn ấp.
Dải mây trắng đỏ dần trên đỉnh núiTrên con đường uốn mình, mềm mại như dải lụa ấy, có biết bao nhiêu con người, già trẻ gái trai từ các thôn ấp “kéo hàng” nối đuôi nhau đi chợ Tết với niềm vui náo nức. Cảnh đi chợ Tết “tưng bừng” đông vui như đi hội:
Sương hồng lam ôm ấp nóc nhà gianh
Trên con đường viển trắng mép đồi xanh
Trên con đường viển trắng mép đồi xanhMỗi người đi chợ Tết đều có một dáng vẻ riêng. Đoàn Văn Cừ đã làm hiện lên trước mắt chúng ta những con người hiền lành, giản dị, đáng yêu bằng bao nét vẽ có hồn, rất sinh động. Mặc áo đỏ, áo mới, áo đẹp là những thằng cu “chạy lon xon” mừng vui tíu tít. Là vài cụ già, tay chống gậy, lung còng “bước lom khom” chậm rãi. Là cô thôn nữ xinh tươi với chiếc yếm thắm, duyên dáng và kín đáo “che môi cười lặng lẽ”. Là những em bé lần đầu được đi chợ Tết, còn rụt rè sợ hãi “nép đầu bên yếm mẹ?”... ngơ ngác trước những con người lạ, cảnh lạ:
Người các ấp tưng bừng ra chợ Tết
Họ vui vẻ kéo hàng trên cỏ biếc
Những thằng cu áo đỏ chạy lon xonCảnh lợn, bò, gia súc “đi chợ Tết” thật ngộ nghĩnh, vội vàng và hối hả. Ta tưởng như nhà thơ đang nheo mắt tủm tỉm cười:
Vài cụ già chống gậy bước lom khom
Cô yếm thắm che môi cười lặng lẽ
Thằng em bé nép đầu bên yếm mẹ
Hai người thôn gánh lợn chạy đi đầuDưới ánh hồng bình minh, mọi cảnh vật đều trở nên tráng lệ. Từ giọt sương trắng đến tia nắng tía, từ núi xanh đến đồi son, tất cả đều cựa quậy, náo nức, sáng bừng lên. Cảnh chợ Tết càng thêm đẹp:
Con bò vàng ngộ nghĩnh đuổi theo sau.
Sương trắng rỏ đầu cành như giọt sữaCảnh vật được nhân hoá như mang tình người, hồn người, cùng khoe sắc chia vui với bà con các ấp “tưng bừng” đi chợ Tết. Các động từ được tác giả dùng rất đắt: “ró”, “nháy hoài”, “uốn mình”, “thoa”, “nằm”... Khép lại đoạn thơ là một hình ảnh đông vui của phiên chợ Tết ngày xưa:
Tia nắng tía nháy hoài trong ruộng lúa
Núi uốn mình trong chiếc áo the xanh
Đồi thoa son nằm dưới ánh bình minh
Người mua bán ra vào đầy cổng chợ.Bức tranh dân gian Chợ Tết của Đoàn Văn Cừ mang vẻ đẹp vừa bình dị thân thuộc, vừa rực rỡ sắc màu. Tác giả đã làm sống lại cảnh vật và cuộc sống nơi đồng quê đậm đà màu sắc văn hoá dân gian với tất cả tấm lòng yêu thương nồng hậu. Nghệ thuật sử dụng từ ngữ chỉ màu sắc của ngòi bút nghệ thuật Đoàn Văn Cừ rất giàu có, tinh luyện: trắng, đỏ, hồng lam, viền trắng, xanh, biếc, đỏ, thắm, vàng, tía, the xanh, thoa son,... Đọc đoạn thơ, ta tưởng như mình cũng được đi chợ Tết cùng bà con các ấp hơn mấy chục năm về trước.
Gửi bởi tôn tiền tử ngày 22/11/2019 04:24
Mùa xuân đã về trên khắp các thôn, bản quê hương. Những ngày xuân tràn đầy sức sống mới, những người yêu văn hoá dân gian lại bồi hồi nhớ về Tết cổ truyền xưa qua những vần thơ trong bài thơ Chợ Tết của Đoàn Văn Cừ.
Mở đầu bài thơ, ông miêu tả một ngày mới bắt đầu nơi thôn dã. Dải mây trắng trên đỉnh núi đang đỏ dần lên. Làn sương sáng được ánh mặt trời rọi chiếu như viên ngọc hồng lam đang ôm ấp nóc nhà gianh nơi thôn xóm. Những con đường quê uốn lượn ở mép đồi như những dải lụa màu xanh đưa bước chân người các ấp hớn hở, tưng bừng đi chợ Tết.
Dải mây trắng đỏ dần trên đỉnh núiChỉ với vài câu thơ, Đoàn Văn Cừ đã làm lột tả được cái hồn của con người quê:
Sương hồng lam e ấp nóc nhà tranh
Trên con đường viền trắng mép đồi xanh
Người các ấp tưng bừng ra chợ Tết
Những thằng cu áo đỏ chạy lon xonTrong những bước chạy “lon xon” của các cậu bé là cả một tâm trạng háo hức, một niềm vui ngây thơ của trẻ nhỏ trong ngày chợ Tết được mặc áo mới, được chơi đùa thoả thích. Hành động “nép đầu bên yếm mẹ” miêu tả sự rụt rè, nhút nhát, bỡ ngỡ của những em nhỏ thôn quê lần đầu được đến với một phiên chợ Tết thấy bao điều mới mẻ, lạ lẫm... Người xen cảnh, cảnh xen người, người đọc chưa kịp hình dung hết vẻ đẹp của cảnh vật đã bị cuốn vào thế giới sinh hoạt rộn rã, hối hả nhưng cũng rất tưng bừng “Người mua bán ra vào đầy cổng chợ”.
Vài cụ già chống gậy bước lom khom
Cô yếm thắm che môi cười lặng lẽ
Thằng em bé nép đầu bên yếm mẹ
Hai người thôn gánh lợn chạy đi đầu
Con bò vàng nghộ nghĩnh đuổi theo sau
Lũ trẻ con mải ngắm bức tranh gàĐám chợ như một đám hội thật đông đúc không hề hối hả, vội vã như những phiên chợ thường ngày bởi người ta đi chợ Tết không phải chỉ để mua bán mà còn là để đi chơi xuân:
Quên cả chị bên đường đang đứng gọi
Mấy cô gái ôm nhau cười rũ rượi
Cạnh anh chàng bán pháo dưới cây đa.
Một thầy khoá gò lưng trên cánh phảnTác giả còn xen vào bài thơ những chi tiết ngộ nghĩnh nhưng không phồn tục:
Tay mài nghiên hý hoáy viết thơ xuân
Cụ đồ nho dừng lại vuốt râu cằm
Miệng nhẩm đọc vài hàng câu đối đỏ.
Con gà trống màu thâm như cục tiếtĐây là món hàng không thể thiếu của phiên chợ Tết vì “con gà sống” là vật tế dâng lên bàn thờ tổ tiên vào phút giao thừa thiêng liêng để cầu mong một năm mới an khang, thịnh vượng, đó là một phong tục đẹp của người Việt từ bao đời.
Một người qua cầm cẳng dốc lên xem.