Thơ đọc nhiều nhất
Thơ thích nhất
Thơ mới nhất
Tác giả cùng thời kỳ
Tạo ngày 31/01/2006 09:02 bởi
Vanachi, đã sửa 3 lần, lần cuối ngày 22/02/2013 13:12 bởi
Cammy Đoàn Văn Cừ (25/3/1913 - 27/6/2004) sinh ở thôn Đô Đò, xã Nam Lợi, huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định trong một gia đình nông dân. Trước Cách mạng tháng Tám, ông dạy học, tham gia phong trào công nhân Nhà máy sợi Nam Định năm 1936. Ông tham gia phong trào Thơ mới với bút pháp tả chân mang đậm chất lãng mạn, sở trường viết về cảnh trí và đời sống thôn quê. Bài thơ Chợ Tết của ông được Hoài Thanh – Hoài Chân giới thiệu trong Thi nhân Việt Nam.
Sau Cách mạng tháng Tám, ông tham gia Hội đồng Nhân dân tỉnh Nam Định. Năm 1948 ông tham gia Việt Minh trong Kháng chiến chống Pháp làm công tác văn nghệ, phiên dịch, công tác địch vận Liên khu III. Từ năm 1959 ông là cán bộ biên tập Nhà xuất bản Phổ Thông (Bộ Văn hoá). Từ năm 1971 ông là Uỷ viên Ban chấp hành Hội Văn nghệ Hà Nam Ninh (gồm ba tỉnh Hà Nam, Nam Định, Ninh Bình), hội viên Hội Nhà văn Việt Nam. Năm 1974 ông công tác tại Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc huyện Nam Ninh, tỉnh Hà Nam Ninh (nay là huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định). Ông gần như sống ẩn dật ở quê trong những năm cuối đời và mất tại đây.
Ngoài tên thật Đoàn Văn Cừ ông còn có các bút danh khác là Kẻ Sĩ, Cư Sĩ Nam Hà, Cư Sĩ Sông Ngọc và ngoài thơ cũng sáng tác văn xuôi. Đoàn Văn Cừ được tặng Giải thưởng Nhà nước về Văn học nghệ thuật năm 2001. Con trai ông, hoạ sỹ Đoàn Văn Nguyên cũng được nhận Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật năm 2006.
Tác phẩm:
- Thôn ca I (1944)
- Thơ lửa (1947)
- Việt Nam huy hoàng (1948)
- Quân dân Nam Định anh dũng chiến đấu (1953)
- Trần Hưng Đạo, anh hùng dân tộc (1958)
- Thôn ca II (1960)
- Dọc đường xuân (1979)
- Đường về quê mẹ (1987)
- Tuyển tập Đoàn Văn Cừ (1992)
Đoàn Văn Cừ (25/3/1913 - 27/6/2004) sinh ở thôn Đô Đò, xã Nam Lợi, huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định trong một gia đình nông dân. Trước Cách mạng tháng Tám, ông dạy học, tham gia phong trào công nhân Nhà máy sợi Nam Định năm 1936. Ông tham gia phong trào Thơ mới với bút pháp tả chân mang đậm chất lãng mạn, sở trường viết về cảnh trí và đời sống thôn quê. Bài thơ Chợ Tết của ông được Hoài Thanh – Hoài Chân giới thiệu trong Thi nhân Việt Nam.
Sau Cách mạng tháng Tám, ông tham gia Hội đồng Nhân dân tỉnh Nam Định. Năm 1948 ông tham gia Việt Minh trong Kháng chiến chống Pháp làm công tác văn nghệ, phiên dịch, công tác địch vận Liên khu III. Từ năm 1959 ông là cán bộ biên tập Nhà xuất bản Phổ Thông (Bộ Văn hoá). Từ năm 1971 ông là Uỷ viên Ban chấp hành Hội Văn nghệ Hà Nam Ninh (gồm ba…