Dưới đây là các bài dịch của Nam Phong. Tuy nhiên, Thi Viện hiện chưa có thông tin tiểu sử về dịch giả này. Nếu bạn có thông tin, xin cung cấp với chúng tôi tại đây.

 

Trang trong tổng số 2 trang (14 bài trả lời)
[1] [2] ›Trang sau »Trang cuối

Ảnh đại diện

Vịnh Vạn Lý Trường Thành (Hồ Chí Minh): Bản dịch của Nam Phong Khất Sĩ

Nghe đồn vạn dặm thành dài
Đầu nơi Đông hải đuôi ngoài Tây cương
Triệu người lao động bỏ xương
Xây thành trấn giữ một phương đất trời

Ảnh đại diện

Du tử ngâm (Mạnh Giao): Bản dịch của Lê Nam Phong

Sợi chỉ tay từ mẫu
Vẫn còn trên áo con
Con đi… mẹ khâu kỹ
Sợ rằng lâu…chẳng còn
Ai bảo tấc lòng thân cỏ nhỏ
Báo được thâm ân mẹ vuông tròn

Ảnh đại diện

Sonnet 029 (Khi bất hạnh với số phận và trong mắt người đời) (William Shakespeare): Bản dịch của Lê Nam Phong

Trên đống của cải này bằng đôi mắt đàn ông
Nỗi ô nhục cho ta niềm cay đắng
Đời nghoảnh mặt chỉ mình ta sốc nặng
Thượng đế điếc rồi im lặng chẳng thèm nghe

Muốn sang giàu niềm tin và hy vọng
muốn xinh tươi và sống giữa bạn bè
muốn tài năng như những kẻ nọ kia
thành chán nản những gì ta đã thích

Ôi tiếng khóc của tôi đầy thất vọng
Rất bổng nhiên nhớ hình bóng một người
Như chim sơn ca từ đất tối dẫn đường tôi
Cửa thiên đường ca vang lời kinh thánh

Tình yêu đẹp ngọt ngào tăng vị sống
dẫu ngôi vàng muốn đổi cũng là không

Ảnh đại diện

Sonnet 029 (Khi bất hạnh với số phận và trong mắt người đời) (William Shakespeare): Bản dịch của Lê Nam Phong

Ra khỏi lợi danh trên đống của cải này
bằng đôi mắt đàn ông niềm tủi nhục khiến lòng ta than khóc
Thượng đế của ta ơi người như điếc đặc
chẳng thèm nghe và ta khóc với ta thôi

Với mong muốn tràn trề thêm hy vọng sống
Được như mong bao bọc bởi bạn bè
Có kỹ năng kẻ này và tự do khát vọng của người kia
là tất cả những gì tôi yêu thích nhất

Nhưng không thể chỉ thêm niềm ô nhục
thèm kỹ năng người thêm sầu khổ vây quanh
Như chim sơn ca không thể hót đêm sâu
chờ ánh sáng ca vang lời kinh thánh

Ôi tình yêu và những người tôi yêu nhất
dẫu ngôi vàng nói thật chẳng thèm đâu

Ảnh đại diện

Sonnet 116 (Tôi không ngăn hai trái tim sôi nổi) (William Shakespeare): Bản dịch của Lê Nam Phong

Tôi không thể với tình yêu chân thực
dẫu giữa thân tâm trở ngại có xen vào
yêu…không yêu khi đã tình chân thực
loại bỏ kiếm tìm hay tẩy xoá được sao

Ồ ra vậy tình yêu thường cố định
bảo tố phong ba khó chuyển dời
nó như bắc đẩu cùng năm tháng
cho thuyền tình ái lạc biển khơi

Tình bất diệt kệ má hồng phai sắc
kệ không gian và cả với thời gian
nó kiên nhẫn và biết mình vẫn vậy
ở đó xanh tươi không héo không tàn

Tôi đã nói và nếu đây là lỗi
nhưng rỏ ràng bao kẻ đã vậy thôi...!

Ảnh đại diện

Hoạ Mao Bá Ôn bình thi (Giáp Hải): Bản dịch của Nam Phong

Mau ken vẩy gấm khó luồng châm
Cành rễ liền nhau mọc rất thâm
Tranh với bóng mây trên thuỷ điện
Há dung vầng nhật lọt ba tâm
Nghìn trùng sóng đánh thường không vỡ
Muôn trận phong xuy cũng chẳng trầm
Nào cá nào rồng trong ấy ẩn
Cần câu Lã Vọng biết đâu tầm


[Thông tin 1 nguồn tham khảo đã được ẩn]
Ảnh đại diện

Bình thi (Mao Bá Ôn): Bản dịch của Nam Phong

Mọc theo ruộng nước nhỏ như châm,
Rễ bám nơi nao cũng chẳng thâm.
Nào có căn miêu nào có diệp,
Dám sinh chi tiết dám sinh tâm.
Tụ rồi đã chắc không khi tán,
Nổi đoá nào hay có lúc trầm.
Đến độ chiều trời phong khí ác,
Quét về hồ bể hẳn khôn tầm.


[Thông tin 1 nguồn tham khảo đã được ẩn]
Ảnh đại diện

Anh Vũ châu tức sự (Thôi Đồ): Bản dịch của Lê Nam Phong

Cảnh xuân ngắm mãi luống u hoài
Trở về Anh Vũ xót xa thay
Tào công đã chẳng dung ai nữa
Hoàng Tổ còn đâu dám dụng tài
Đảo vắng nhạn Yên đà bay hết
Sông êm sóng Thục tưởng bên tai
Biết ai sóng gió thân từng trải
Muôn dặm nương nhờ trở lại đây.

Ảnh đại diện

Lương Châu từ kỳ 1 (Vương Hàn): Bản dịch của Lê Nam Phong

Chén ngọc lưu ly rót bồ đào
Kệ Tỳ bà dục cứ nâng ly
Say ngũ sa trường ai chẳng bảo
Xưa nay chinh chiến mấy ai về

Ảnh đại diện

Dạ tranh (Bạch Cư Dị): Bản dịch của lê nam phong

Dây hồng áo tía ánh trăng soi
Mình đàn mình hiểu bóng lẻ loi
Dây dừng ngón lặng âm thanh dứt
Vạn trùng ly biệt chẳng nên lời

Trang trong tổng số 2 trang (14 bài trả lời)
[1] [2] ›Trang sau »Trang cuối