Dưới đây là các bài dịch của Lê Văn Đình. Tuy nhiên, Thi Viện hiện chưa có thông tin tiểu sử về dịch giả này. Nếu bạn có thông tin, xin cung cấp với chúng tôi tại đây.

 

Trang trong tổng số 9 trang (85 bài trả lời)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [3] [4] [5] [6] [7] [8] [9] ›Trang sau »Trang cuối

Ảnh đại diện

Trùng tống (Đỗ Mục): Bản dịch của Lê Văn Đình, Ngô Như Sâm

Dây cương ánh bạc cầm tay
Lưng đeo kiếm sắc ngọc lay tiếng vàng
Nhằm hướng Bắc thẳng lên đàng
Trèo cao tót đỉnh non ngàn tuyệt hay
Rợ kia túm được trói ngay
Bắt làm nô lệ cho hay mới là
Trong cung ghi nhớ ngợi ca
Tương Như phú nọ ấy là tài danh
Còn như ngoài chốn biên đình
Phải nên coi trọng võ binh anh hùng


[Thông tin 1 nguồn tham khảo đã được ẩn]
Ảnh đại diện

Đề Tuyên Châu Khai Nguyên tự thuỷ các, các hạ Uyển Khê, Giáp Khê cư nhân (Đỗ Mục): Bản dịch của Lê Văn Đình, Ngô Như Sâm

Lục Triều văn vật còn đây
Cỏ lan xa tít chân mây cuối trời
Tầng không mây nhẩn nha trôi
Nhàn du như tự ngàn đời vẫn bay
Lẫn trong sắc núi rừng cây
Loáng trông những cánh chim bay ra vào
Khóc cười nước mắt tuôn trào
Thảy rồi trôi để hoà vào suối trong


[Thông tin 1 nguồn tham khảo đã được ẩn]
Ảnh đại diện

Tề An quận vãn thu (Đỗ Mục): Bản dịch của Lê Văn Đình, Ngô Như Sâm

Gió đưa hàng liễu ven bờ
Bóng in khiến cảnh tỏ mờ như tranh
Ngôi nhà của bác bên ghành
Thành nhà ẩn sĩ rõ rành chẳng sai
Dáng mây trôi, dòng suối dài
Cảnh thơ mộng ấy, khó ai cầm lòng
Tiếng ca tiếng nhạc thong dong
Nghe vui rộn rã khiến lòng thảnh thơi
Đám mây vần vũ bên trời
Ngọn đèn mờ tỏ, cuộc chơi sắp tàn
Tỉnh cơn say, giấc mộng tan
Một mình bên gối, nghe đàn nhạn sương
Bến sông thuở ấy chiến trường
Tranh hùng Xích Bích mà thương đắng lòng
Áo tơi nón lá bên sông
Chỉ còn có lão ngư ông quăng chài


[Thông tin 1 nguồn tham khảo đã được ẩn]
Ảnh đại diện

Tương phó Tuyên Châu lưu đề Dương Châu Thiền Trí tự (Đỗ Mục): Bản dịch của Lê Văn Đình, Ngô Như Sâm

Đầu nguồn tùng bách hai cây
Là nơi ở cũ chính đây chốn này
Suốt ngày tựa cửa nhìn cây
Bách tùng ngoài ấy lòng này buồn sao
Vườn Tuỳ còn thấy đâu nào
Đỗ Lăng quê cũ chìm vào hư không
Tàn thu còn phải qua sông
Nam du cách trở mà lòng sầu vương


[Thông tin 1 nguồn tham khảo đã được ẩn]
Ảnh đại diện

Đề Tề An thành lâu (Đỗ Mục): Bản dịch của Lê Văn Đình, Ngô Như Sâm

Trên lầu nơi bến sông xa
Vẳng nghe một tiếng tù và rúc vang
Rơi rơi giọt nắng chiều vàng
Ngọn đèn le lói lửa tàn bên sông
Trường An hút mắt ngoái trông
Cố hương ngàn dặm nhìn không thấy gì


[Thông tin 1 nguồn tham khảo đã được ẩn]
Ảnh đại diện

Tặng Thẩm học sĩ Trương ca nhân (Đỗ Mục): Bản dịch của Lê Văn Đình, Ngô Như Sâm

Vẫn hai tay áo buông chùng
Chủ nhân tấu nhạc chúc mừng khách lai
Nghe xong khách vội thưởng tài
Lụa là châu báu ấy thời bày ra
Chủ nhân đưa mắt xem qua
Coi khinh tơ lụa ngọc ngà kim ngân
Bởi chưng lòng dạ chủ nhân
Để nơi quê cũ muôn phần nhớ thương
Nhớ từng ánh sáng giọt sương
Long lanh rơi nhẹ trong vườn quê xưa
Tiếng tơ réo rắt đẩy đưa
Nghe như tiếng nấc còn lưa tuôn trào
Tiếng địch gấp gáp ồn ào
Chứa đầy uất hận nghe sao quặn lòng
Mà sao ngọn gió xuân phong
Vườn nhà Ngô cũ vẫn không chịu dừng
Và kia quán rượu bên sông
Trên cầu cờ hiệu vẫn bồng bềnh bay
Dựa theo tiếng nhạc Trương đây
Để cho lần nữa thêm say mới là
Nhà ta ngõ Đỗ Lăng mà
Quê hương ta đó cách xa ngàn trùng


[Thông tin 1 nguồn tham khảo đã được ẩn]
Ảnh đại diện

Độc chước (Đỗ Mục): Bản dịch của Lê Văn Đình, Ngô Như Sâm

Ngoài song gió tuyết gào
Ôm rượu hâm ta hỏi
Dưới thuyền trong mưa ngủ
Được như lão câu sao?


[Thông tin 1 nguồn tham khảo đã được ẩn]
Ảnh đại diện

Hữu cảm (Đỗ Mục): Bản dịch của Lê Văn Đình, Ngô Như Sâm

Thuỳ liễu bên dòng Uyển Khê
Lá xanh, cành biếc, lê thê trải dài
Cành xanh chỉ để ngắm thôi
Mà không vin đặng để rồi bẻ chơi
Sao chàng trai trẻ kia ơi
Trên đường chậm trễ tới nơi muộn mằn


[Thông tin 1 nguồn tham khảo đã được ẩn]
Ảnh đại diện

Biên thượng văn già kỳ 3 (Đỗ Mục): Bản dịch của Lê Văn Đình, Ngô Như Sâm

Người lính Hồ lên lầu cao
Nâng chiếc kèn lá thổi vào nhớ nhung
Nhạn kia như sợ lạnh lùng
Thảy đều cất cánh bay tung không về
Gió xuân lộng thổi tứ bề
Như cùng người linh xẻ chia nỗi sầu


[Thông tin 1 nguồn tham khảo đã được ẩn]
Ảnh đại diện

Biên thượng văn già kỳ 2 (Đỗ Mục): Bản dịch của Lê Văn Đình, Ngô Như Sâm

Đường đi ra phía biển Đông
Cỏ non mới mọc, sạch không bụi nhoà
Dẫu là xanh đấy nhưng mà
Chẳng xanh sắc liễu thướt tha muôn màu
Một vùng cát trắng phau phau
Chiều rơi ngày tận, mây sầu lang thang
Khiến người lính thú ly hương
Nhớ về quê mẹ buồn thương ôm sầu


[Thông tin 1 nguồn tham khảo đã được ẩn]

Trang trong tổng số 9 trang (85 bài trả lời)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [3] [4] [5] [6] [7] [8] [9] ›Trang sau »Trang cuối