Trang trong tổng số 1 trang (6 bài trả lời)
[1]

Ảnh đại diện

Hoài niệm (Vũ Hoàng Chương): Thể thơ

Đây là thể thơ Ca trù - Hát nói Ad à.

Ảnh đại diện

Hoa hạ chước tửu ca (Đường Dần): Về chữ cuối của bài thơ

Chào bạn,
Theo mình chữ 呆 cuối cùng của bài thơ nên đọc là “ngai” với nghĩa là ngây ngô, ngớ ngẩn thì vừa phù hợp nội dung mà âm luật lại chuẩn xác hơn.

Ảnh đại diện

Vịnh Hàn Tín (Nguyễn Công Trứ): Về câu thứ 6

Câu 6 mình nghĩ là “Khước giao tam kiệt” thì đúng hơn. Bản thân chữ 交 trong chú thích cũng chính là chữ giao trong chữ giao lưu 交流, có nghĩa là quan hệ qua lại chứ không đọc là lưu. Ngoài ra, nghĩa câu này phải là “từ bỏ quan hệ (từ bỏ công danh), trong 3 người anh hùng có mình Trương Lương” thì phù hợp với ý nghĩa bài thơ hơn.
Hơn nữa, bản thân trong tác phảm Việt Nam ca trù biên khảo cũng chép là Khước giao.

Ảnh đại diện

Vịnh sầu tình (Nguyễn Công Trứ): Cám ơn bạn vanachi

Cám ơn bạn vanachi đã đăng lại bài rất công phu. Như mình có nói ở trên, trên cơ sở ngữ cảnh của câu thơ (quanh quẩn bên mình) và ngữ nghĩa của từ ngữ (tò tò mang nghĩa lẽo đẽo, đeo bám thì hợp với quanh quẩn bên mình hơn là tò mò - mang nghĩa dò xét, dò hỏi) cũng như trên cơ sở những gì mình biết về cụ thì cụ làm thơ, dùng chữ rất tinh tế nên mình suy đoán như vậy chứ bản thân mình cũng chưa thấy có bản tài liệu nào dùng chữ “tò tò”.

Điều này cũng giống với trường hợp ở bài Chí làm trai, cụ đã dùng từ ngữ rất tinh tế “Nhân sinh thế thượng thuỳ vô nghệ / Lưu đắc đan tâm chiếu hãn thanh”, tuy nhiên hầu hết tất cả các sách đều chép sai và tưởng rằng cụ đã dùng lại 2 câu thơ cuối trong bàn Quá Linh Đinh Dương của Văn Thiên Tường và phải đến mãi sau này mới có người phát hiện ra :).

Ảnh đại diện

Vịnh sầu tình (Nguyễn Công Trứ): “Tò tò” mới đúng, không phải “tò mò”

Mình hoàn toàn đồng ý với bạn Nguyễn Thị Phúc An, trong bài này chữ “tò tò” mới đúng, nó mang nghĩa “loẽ đẽo đi sau”. Sách Việt Nam ca trù biên khảo cũng chép là “tò mò” nhưng không hợp lý với ngữ cảnh bài Hát nói này của cụ Nguyễn Công Trứ.
Vì cụ là người dùng từ ngữ rất tinh tế nên mình cũng tin là cụ dùng chữ “tò tò” chứ không thể là “tò mò” được.
Ngoài ra, đề nghị tác giả bài đăng cũng sớm đăng đầy đủ bài hát của cụ.
Dưới đây mình xin đăng một bản:

Mưỡu đầu:
Sầu ai lấp cả vòm trời,
Biết chăng chăng biết hỡi người tình chung.

Hát nói:
Sầu trường mang mang tắc thiên địa,
Giống ở đâu vô ảnh vô hình.
Cứ tò tò quanh quẩn bên mình,
Khiến ngẩn ngẩn ngơ ngơ đủ chứng.
Hỏi trăng gió, gió trăng hờ hững,
Ngắm cỏ hoa, hoa cỏ ngậm ngùi.

Gươm đoạn sầu, thơ trục muộn đủ rồi,
Còn lẽo đẽo vô trung sinh hữu.
Dục phá sầu thành tu dụng tửu,
Tuý tự tuý đảo sầu tự sầu.

Rượu với sầu như gió mã ngưu,
Trong lai láng biết tránh đâu cho khỏi.
Càng tài tử càng nhiều tình trái,
Mối sầu kia theo hình ấy mà ra
Mua sầu tại kẻ hào hoa.

Ảnh đại diện

“Điếu” đức tụng (Tú Mỡ): Không phải thể thơ hát nói của ca trù

Các bạn ơi, đây không phải thể thơ hát nói của ca trù nhé, chỉ là thơ mới thông thường thôi.

Trang trong tổng số 1 trang (6 bài trả lời)
[1]




Tìm bài trả lời thơ:

Kết quả tìm được thoả mãn đồng thời tất cả các tiêu chí bạn chọn.
Bạn có thể tìm bằng Google với giao diện đơn giản hơn.

Tiêu đề bài trả lời:

Nội dung:

Thể loại:

Người gửi:

Tiêu đề bài thơ:

Tác giả bài thơ: