Trang trong tổng số 29 trang (287 bài trả lời)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [6] [7] [8] [9] [10] [11] [12] ... ›Trang sau »Trang cuối
Gửi bởi Nhất Nguyên ngày 26/06/2017 13:28
Chùa cổ lầu hoang bóng xế tà
Hắt hưu gió lạnh lá vàng sa
Khói sương sóng lặng trời thu muộn
Chẳng có người ca khúc Thái Vi.
Gửi bởi Nhất Nguyên ngày 18/05/2017 13:19
Đã sửa 1 lần, lần cuối bởi Nhất Nguyên vào 20/05/2017 10:30
Mờ mịt ngút trời sát khí lan
Thôn ông chỉ đó Quỷ Môn quan
Mênh mông chướng khí ngàn non phủ
Nấc nghẹn dòng sâu suối dậy tràn
Tre bắc cầu ngang thông lối khách
Cây ôm miếu cổ giữ non ngàn
Nương nơi trung tín không nề hiểm
Gió mát ta về mặc sức mang.
Gửi bởi Nhất Nguyên ngày 18/05/2017 12:15
Đã sửa 1 lần, lần cuối bởi Nhất Nguyên vào 18/05/2017 13:33
Trập trùng cao ngất chạm mây xanh
Nam bắc từ đây chia giới ranh
Nổi tiếng nơi này miền đất chết
Thương thay qua lại lắm dân lành
Bụi gai rậm rạp rắn hùm núp
chướng khí đồng hoang tụ quỷ thần
Xương trắng tự xưa mòn gió lạnh
Chiến công Mã Viện đáng gì danh!
Gửi bởi Nhất Nguyên ngày 13/05/2017 13:37
Đã sửa 1 lần, lần cuối bởi Nhất Nguyên vào 13/05/2017 13:39
Trấn áp đông tây vững đế kinh
Tháp cao sừng sững vượt trời xanh
Non sông vững chãi cột trời chống
Kim cổ khôn mòn trụ địa linh
Gió lắc chuông vang lời ứng đáp
Sao đêm đèn đuốc sáng lung linh
Tới đây ta muốn đề danh bút
Giữ cả giòng xuân làm mực nghinh.
Gửi bởi Nhất Nguyên ngày 12/05/2017 13:26
Xưa nay kẻ tham học
Người người chỉ nam mô
Nếu ai hỏi việc mới
Le lói ánh trăng mờ.
Gửi bởi Nhất Nguyên ngày 15/04/2017 13:48
Đã sửa 1 lần, lần cuối bởi Nhất Nguyên vào 16/04/2017 13:10
Thăm thẳm Hàn Sơn lối
Thoai thoải bến suối sâu
Ríu rít chim thường hót
Lặng lặng chẳng người qua
Vi vu gió mát mặt
Tơi tả tuyết phủ đầu
Sớm sớm trời không thấy
Năm năm xuân biết đâu.
Gửi bởi Nhất Nguyên ngày 13/04/2017 13:00
Chùa vươn chót vót vượt tầng mây
Mấy lúc đời người được tới đây
Thăm thẳm hang sâu in dấu Phật
Vách non sừng sững tựa am thầy
Nơi xa cát bụi bay về ít
Chốn vắng trăng sao toả sáng đầy
Sư cụ giữ mời đêm nghỉ lại
Khoai vùi hoà quyện khói trà bay.
Gửi bởi Nhất Nguyên ngày 12/04/2017 13:40
Khe tây hỏi tiều khách
Xa biết nhà chủ nhân
Cổ thụ già leo đá
Cát lộ dưới giòng trong
Mưa mờ ngàn ngọn núi
Đường vào mây quấn quanh
Chiều xuống chim bay loạn
Khắp núi mạch đâm bông.
Gửi bởi Nhất Nguyên ngày 10/04/2017 13:56
Đã sửa 1 lần, lần cuối bởi Nhất Nguyên vào 10/04/2017 14:09
Thuyền từ một lá vơi vơi,
Bể trần chở biết bao người trầm luân.
Con thuyền từ tuy khiêm tốn (một lá) nhưng lòng từ vô lượng (vơi vơi) luôn đủ cho tất cả chúng sinh đang bị chìm đắm trong biển sinh tử (bể trần) cần được cứu vớt.
Thiên thượng thiên hạ vô như Phật
Nhỏ không trong lớn cũng không ngoài.
Chiếc thuyền từ một lá vơi vơi,
Vớt chìm đắm đưa người lên cõi tĩnh.
Vũ trụ vạn vật từ cái được cho là nhỏ nhất đến cái được cho là lớn nhất đều trong vô thường thuộc pháp sinh diệt nên không như Phật, vì Phật tức bản thể diệu giác chưa từng sinh diệt bao giờ.
Chiếc thuyền nhà Phật với lòng từ bi, xưa nay đã cứu vớt biết bao chúng sinh khỏi sự chìm đắm trong bể sinh tử, đưa lên cõi vĩnh hằng lặng lẽ.
Chữ kiến tính cũng là suất tính,
Trong ống dòm đổ tiếng hư vô.
Kẻ muốn đem nhân kỳ nhân, hoả kỳ thư, lư kỳ cư,
Song đạo thống hỏi rành rành công cứ.
Bạng y thiên lý hành tương khứ,
Đô tự nhân tâm tố xuất lai.
Kiến Tính của nhà Phật và Suất Tính của nhà Nho cùng bàn về chỗ nhận hiểu bản thể chân thật của vạn hữu, nhưng đó tầm nhìn còn bị hạn chế (trong ống nhòm) mà lên án đạo Phật chủ về hư vô yếm thế, nên muốn bắt hoàn tục, đốt kinh, dẹp chùa, mà không biết rằng đạo vốn nương theo ý trời và lòng người mới ra như vậy.
Bát khang trang chẳng chút chông gai,
Cùng nghiêng ngả một dòng Hà Lạc.
Đạo Phật đi vào đời sống của con người khiêm tốn bình dị (bát khng trang) biểu tượng bằng chiếc bát đi hoá duyên của các bậc tu hành mà tư tưởng triết lý sâu rộng, làm lung lay chao đảo cả nền tư tưởng đạo học vũ trụ nhân sinh đã ăn sâu bám rễ của nhà Nho được biểu tượng bằng Hà Đồ, Lạc Thư của Kinh Dịch.
Trong nhật dụng sao rằng đạo khác,
Cái luân hồi chẳng ở đâu xa.
Nghiệp duyên vốn tại mình ra,
Nơi vuông tấc đủ thiên đường địa ngục.
Trong đời sống hàng ngày người ta cho rằng đạo là của người tu không liên quan gì tới họ, nhưng cái luật nhân quả, luân hồi thì hiển hiện hàng ngày trong cuộc sống, ngay tại cái thân này vốn là tập khí của những thói quen trong quá khứ, nay lại làm duyên gieo nhân cho cái thân mai sau luân hồi trong sáu nẻo thiên đường, địa ngục.
Vì chưa thoát lòng trần mắt tục,
Nên mơ màng một bước một khơi.
Khiến cho phiền muộn Như Lai.
Vì chúng sinh còn bị trói buộc trong tâm mê lầm (lòng trần) và những nhận biết theo thói quen (mắt tục) nên bước đi trong cuộc đời như những người mù không biết làm sao cho phải (nên mơ màng một bước một khơi) khiến cho tính giác Chân Như (Như Lai) của mình trở nên ám muội.
Gửi bởi Nhất Nguyên ngày 08/04/2017 13:32
Đã sửa 1 lần, lần cuối bởi Nhất Nguyên vào 09/04/2017 04:11
Chõng gió thông đầy mộng sáng lành
Sắc cây khí núi chửa phân minh
Người nhàn dậy sớm ôm đàn gảy
nghe tiếng chim đầu giữa núi xanh.
Trang trong tổng số 29 trang (287 bài trả lời)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [6] [7] [8] [9] [10] [11] [12] ... ›Trang sau »Trang cuối