Trang trong tổng số 11 trang (109 bài trả lời)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [2] [3] [4] [5] [6] [7] [8] ... ›Trang sau »Trang cuối

Ảnh đại diện

Vịnh Trần Hậu Chủ (Nguyễn Khuyến): Bản dịch của Trần Văn Nhĩ

Lầu cao thâu tóm cảnh non hồ,
Tiệc rượu đàn ca đến sáng mờ.
Ngày đó trăng hoa lên Kết Ỷ,
Bao giờ nai hoẵng đến Cô Tô?
Trường Giang khoảnh khắc quân tràn ngập,
Non nước thê lương vẻ xác xơ.
Đáng giận một thân vùi giếng cạn,
Văn nhân, hiệp khách bặt, đâu ngờ!

Ảnh đại diện

Vịnh Lương Vũ Đế (Nguyễn Khuyến): Bản dịch của Trần Văn Nhĩ

Bên giậu cúc đông, rượu chửa tàn,
Giở xem Lương sử, dạ bàn hoàn.
Ngựa xe vạn cỗ, canh cơm hẩm,
Cực khổ bốn canh, giá rét căm.
Cuộc thế thịnh suy luôn biến đổi,
Nhà nho đáng thẹn mỉa tràn lan.
Nếu câu chết đói cho là thật,
Nghiêu, Thuấn, Thang, Văn xương cũng tàn.

Ảnh đại diện

Chỉ trảo kỳ 1 (Nguyễn Khuyến): Bản dịch của Trần Văn Nhĩ

Tuổi ta sáu mươi lẻ,
Bỗng sinh hai móng tay.
Thế như rồng uốn lượn,
Đẹp tựa đồi mồi bày.
Ta trẻ, mày chưa có,
Mày sinh, ta lão nay.
Ta già, riêng mày biết,
Giận chẳng sớm sinh mày.

Ảnh đại diện

Tặng song khế Chi Long Sĩ Nhân Lê đài (Nguyễn Khuyến): Bản dịch của Trần Văn Nhĩ

Tuổi tôi so bác chửa cao bằng,
Bác vẫn lao đao, tôi được nhàn.
Phận đã yếu suy, thân cũng sắp,
Văn còn vùng vẫy, bút còn ham.
Cõi trần cảnh rối đều hư huyễn,
Sự thế danh hờ vứt chẳng đành.
Sinh trước, hơn tôi mười bảy tuổi,
Bác xưa đã gặp thái bình chăng?

Ảnh đại diện

Quá Châu Giang (Nguyễn Khuyến): Bản dịch của Trần Văn Nhĩ

Già lão bến này lâu chẳng qua,
Phố làng dinh thự mới đây à?
Nước sông lên mạnh e dê vỡ,
Tàu thuỷ nằm yên đợi khách qua.
Thế giới mênh mang đâu giới hạn?
Phù sinh lận đận sợ thân ta.
Chờ sau được lúc sông trong nhỉ,
Trăm tuổi đi rồi, bạn với ma.

Ảnh đại diện

Hoàng cử nhân bị tương ngưu tửu lai yết (Nguyễn Khuyến): Bản dịch của Trần Văn Nhĩ

Thịt trâu cấm bán, lệnh chưa thôi,
Rượu ít giá cao hứng cạn rồi.
Nếu vợ văn chương trò chẳng đáp,
Thì đâu rượu thịt lão hòng xơi.
Ngon lành thức nhắm cùng nhau chén,
Nồng đượm rượu ngon với bạn mời.
Cứ chén no say, đừng khách khí,
Thịt khan rượu hiếm, giá trời ơi.

Ảnh đại diện

Ký môn đệ Mai Khê tú tài Hoàng Mạnh Trí (Nguyễn Khuyến): Bản dịch của Trần Văn Nhĩ

Cùng anh hồi trước chơi Hồ Tây,
Cảnh vật bây giờ chắc đổi thay.
Hẻo lánh nghèo nàn thư tín ít,
Cô đơn bệnh tật lão thân gầy.
Gương mai phơ phất như hạc trắng,
Cánh mộng chập chờn tựa bướm bay.
Nếu nước Hồ Tây anh gửi được,
Bụi trần, ta gội sạch làu ngay.

Ảnh đại diện

Ký Vân Trì Dương đại nhân (Nguyễn Khuyến): Bản dịch của Trần Văn Nhĩ

Lâu rồi chẳng thấy thư quê hương,
Cửa bắc ngoảnh trông vẫn nhớ mong.
Nay được nghe lời đào hát kể,
Biết ông vẫn khoẻ lại kiên cường.

Ảnh đại diện

Bùi viên biệt thự hỉ thành (Nguyễn Khuyến): Bản dịch của Trần Văn Nhĩ

Xứ vườn Bùi, làng xưa ta đó
Nhà cha ta trước ở đất này
Cha ta dạy học nơi đây
Kể năm thấm thoắt đến rày bốn mươi
Ta lại dựng nên ngôi nhà mới
Đất một sào ở cuối vườn Bùi
Nếp xưa, rường cột sẵn rồi
Mà nay mực thước hai đời vẫn nguyên
Tuy chẳng dựng trên nền nhà cũ
Song vẫn vườn Bùi đó, xóm quê
Quanh vườn tre trúc xum xuê
Mà sao xanh mướt, xanh mê mẩn lòng
Gió lành thổi tâm hồn khoan khoái
Lại quẩn quanh hiên chái vào ra
Ao thơm ngăn ngắt vườn ta
Trong xanh văn vắt như là gương trong
Khi trăng tỏ ánh lồng gợn bóng
Tia mảnh mai lay động cột nhà
Chim con làm tổ cành ta
Lăn tăn gợn sóng, dạt qua bến này
Trăm năm ngẫm ngợi xưa nay
Phong quang nếp cũ ngày rày vẫn nguyên

Ảnh đại diện

Đề liệt phụ miếu (Nguyễn Khuyến): Bản dịch của Trần Văn Nhĩ

Chí khí can trường, chẳng thướt tha,
Báo thù cho nước dựa vào ai.
Dù không uy vũ như Bà Triệu,
Vẫn lắm tuỳ tùng dưới trướng vây.
Một dải Trường Giang nên sự nghiệp,
Nghìn năm Tuấn Lĩnh nổi danh tài.
Thử xem son phấn là gì nhỉ,
Chính tự người dân tám thước này.

Trang trong tổng số 11 trang (109 bài trả lời)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [2] [3] [4] [5] [6] [7] [8] ... ›Trang sau »Trang cuối




Tìm bài trả lời thơ:

Kết quả tìm được thoả mãn đồng thời tất cả các tiêu chí bạn chọn.
Bạn có thể tìm bằng Google với giao diện đơn giản hơn.

Tiêu đề bài trả lời:

Nội dung:

Thể loại:

Người gửi:

Tiêu đề bài thơ:

Tác giả bài thơ: