Trang trong tổng số 10 trang (98 bài trả lời)
Trang đầu« Trang trước‹ [1] [2] [3] [4] [5] ... ›Trang sau »Trang cuối

Ảnh đại diện

Ngộ đạo thi (Khắc Cần thiền sư): Bản dịch của Trúc Thiên

Hương ngỗng vàng thôi ướp gấm thêu
Ca xang giữa cuộc bỏ về theo
Tuổi xanh một dứt lời phong nhã
Chỉ húa giai nhân tự biết nhiêu.


[Thông tin 1 nguồn tham khảo đã được ẩn]
Ảnh đại diện

Tống biệt (Há mã ẩm quân tửu) (Vương Duy): Bạch vân vô tận thì

Vương Duy vừa là nhà thơ, danh họa, lại vừa là người nghiên cứu Phật học, vì vậy tứ thơ của ông vừa mênh mang, vừa sâu lắng. Để hiểu hàm ý của câu thơ cuối, thật khó mà giải thích trọn vẹn trong khuôn khổ phần "Thảo luận thêm". Để hiểu rõ, bạn có thể tìm đọc thêm ở liên kết này:

http://www.thuvienhoasen....-50_6-1_17-100_14-1_15-1/

Ảnh đại diện

Về qua ngõ Phượng... (Từ Nguyễn): Cho những tàn phai

.
http://i974.photobucket.com/albums/ae227/ssunyata/Women%20and%20kids/e374316f.jpg

Ngơ ngác u hoài, ngơ ngác ai,
Em đi bến cũ đắm sông dài
Hững hờ sợi tóc mùa con gái
Thềm kỷ niệm
        Thềm kỷ niệm nào cho những tàn phai?

Ảnh đại diện

Với đêm... (Từ Nguyễn): Ngẫu cảm

Cô nguyệt ý

Tai nào lắng
Ánh treo nghiêng
Bồi hồi u uẩn dạ triền miên
Sương sa trăng đối Nguyệt
Lá khóc ngoài hiên
Muôn thuở chênh vênh vạn cổ miền.

Tĩnh dạ tứ
Ý yên đêm
Cùng trăng với bóng tựa thần tiên (*)
Nguôi ngoai lòng mặc khách
Nụ nở điềm nhiên
Cười mỉm thiên thu mọi kiếm tìm.

… Như một nỗi đời riêng…


(Ngẫu cảm 24.9.2010)

(*) Mượn ý “Cử bôi yêu minh nguyệt, Đối ảnh thành tam nhân. “ (Lý Bạch: Nguyệt hạ độc chước kỳ 1)

Ảnh đại diện

Về qua ngõ Phượng... (Từ Nguyễn): Lạc loài chốn cũ

.
Em về chớ hỏi tường vi cũ,
Lá úa, người thưa, nắng lẻ loi.
Giậu bụi, gà trưa chừng ủ rũ,
Ngõ tối trăng buồn ngại chiếu soi.

Ảnh đại diện

Tiễn Niết đài Nguyễn Huy Quỳnh thăng Thanh phiên sứ (Lê Khắc Cẩn): Phụ chú của Nxb Hải Phòng

Ở phần dịch xuôi, nhà xuất bản Hải Phòng dịch tựa bài thơ là “Tiễn Án sát Nguyễn Huy Quỳnh được thăng Bố chính sứ tỉnh Thanh Hóa“, với chú thích như sau:

* Nguyễn Huy Quỳnh quê làng Bình Lăng, huyện Ân Thi, tỉnh Hưng Yên, đậu cử nhân khoa Tân dậu (1861) thời Tự Đức. Ông làm Án sát Hưng Yên, được thăng chức Bố chính sứ tỉnh Thanh Hóa.

* Niết đài: cũng gọi là Niết ty, là Ty án sát ở tỉnh.

Ảnh đại diện

Tiễn Niết đài Nguyễn Huy Quỳnh thăng Thanh phiên sứ (Lê Khắc Cẩn): Bản dịch của Trần Bá Chí

Nghênh ngang trước cửa cồ xe sang,
Lộc nước phúc nhà thật vẻ vang.
Long Đỗ chiều thu vui thưởng nguyệt,
Hạc Thành đường rộn tiếng hài quan.
Nước non tình động miền quê cũ,
Đào mận hoa cười đón gió sang.
Đồng sự tiễn nhau nơi đất tổ,
Chan hòa tình tự đáy lòng vàng.

Ảnh đại diện

Tuý tiễn Sơn Phòng sứ Nguyễn Tuân Nhất lai kinh (Lê Khắc Cẩn): Phụ chú của Nxb Hải Phòng

Ở phần dịch xuôi, nhà xuất bản Hải Phòng dịch tựa bài thơ là “Say tiễn Sơn phòng sứ Nguyễn Tuân Nhất về kinh“, với chú thích như sau:

"Nguyễn Tuân Nhất: Người xã Tang Trử, huyện Gia Lâm, nay thuộc ngoại thành Hà Nội. Ông đậu cử nhân khoa Đinh mão (1847) thời Tự Đức, bổ làm Tri huyện Thọ Xương của Hà Nội, rồi thăng Đồng tri phủ Thuận Thành thuộc Bắc Ninh, kiêm chức Sơn phòng sứ."

Ảnh đại diện

Tuý tiễn Sơn Phòng sứ Nguyễn Tuân Nhất lai kinh (Lê Khắc Cẩn): Bản dịch của Trần Bá Chí

Cầm đường cùng hát mấy mùa thu,
Nay tự Sơn phòng về đế đô.
Đào mận tiễn đưa người cố cựu,
Liễu mai chào đón khách giao du.
Đáng làm đáng nghỉ tùy thời sự,
Tình ở tình đi tỏ trượng phu.
Tỉnh rượu Xuân Đình ta tạm biệt,
Xa xôi thương nhớ hãy quay đầu.

Ảnh đại diện

Tặng Minh Hương Nông Phục, sơ bang tú, biệt hiệu Quyền Ký Lạc (Lê Khắc Cẩn): Phụ chú của Nxb Hải Phòng

Ở phần dịch xuôi, nhà xuất bản Hải Phòng dịch tựa bài thơ là “Thơ tặng Nông Phục làng Minh Hương, trước đây ông là người giỏi trong bang, biệt hiệu là Quyền Kỳ Lạc“, với chú thích như sau:

"Bài thơ này viết vào năm Tân tỵ 1881. Làng Minh Hương là làng của Hoa kiều. Chưa rõ Nông Phục đây là ai?"

Trang trong tổng số 10 trang (98 bài trả lời)
Trang đầu« Trang trước‹ [1] [2] [3] [4] [5] ... ›Trang sau »Trang cuối




Tìm bài trả lời thơ:

Kết quả tìm được thoả mãn đồng thời tất cả các tiêu chí bạn chọn.
Bạn có thể tìm bằng Google với giao diện đơn giản hơn.

Tiêu đề bài trả lời:

Nội dung:

Thể loại:

Người gửi:

Tiêu đề bài thơ:

Tác giả bài thơ: