.
Người xưa - Xuân xưa - Thơ xưa (Phần 1)
I. Mùa xuân trong tự nhiên hiện lên bằng lộc nõn, hoa thơm.
Mùa xuân trong lòng người được nói lên bằng văn chương, bằng thơ.
Xuân của đất trời bao giờ cũng đẹp, cũng vui, còn xuân trong tâm hồn thì mỗi thời, mỗi người một khác. Cái vui xuân lên tột đỉnh; cái buồn xuân cũng đến tột cùng. Cái vui, cái buồn tột đỉnh, tột cùng ấy đều bật thành cảm xúc thơ, nếu là ở một tài…
.
“Bạn đến chơi nhà” - một cõi cô đơn
Đã bấy lâu nay bác tới nhà,
Trẻ thời đi vắng, chợ thời xa.
Ao sâu nước cả khôn chài cá,
vườn rộng rào thưa khó đuổi gà.
Cải chửa ra cây, cà mới nụ,
Bầu vừa rụng rốn, mướp đương hoa.
Đầu trò tiếp khách trầu không có
Bác đến chơi đây ta với ta -
Nguyễn Khuyến -
Thẩm định giá trị thơ nôm Đường luật là một thao tác phức tạp. Nhưng từ góc độ thể loại,…
.
Lê Lựu chưa tắt nụ cười đã rơi nước mắt
Lê Lựu vốn mau nước mắt. Chuyện buồn khiến ông xúc động, chuyện vui cũng làm ông nghẹn ngào. Nhưng khi nhà văn - gần 70 tuổi, bệnh tật đầy mình - úp mặt vào lòng bàn tay, nức nở kể chuyện vợ con, thì nước mắt ấy có lẽ là chát đắng nhất cuộc đời ông.Đêm thơ hàn gắn của các cựu binh Việt - MỹMấy năm gần đây, sức khỏe tác giả "Thời xa vắng" suy giảm…
THƠ CHỌN
Lâu nay, trong những cuộc gặp mặt người Việt Nam ở nước ngoài về tại Hà Nội, thường thấy một người đàn ông trung niên tóc bạc trắng, mặt phúc hậu, ưu tư, nói giọng Nghệ. Đó là tiến sĩ văn học Nguyễn Huy Hoàng. Xuất thân từ dòng dõi Nguyễn Huy nổi tiếng ở Hà Tĩnh, anh theo nghề văn ở Hà Nội, rồi sang Moskva, và gắn bó với nước Nga từ thời Xô viết, qua thời hậu Xô viết, đến nay. Tiếng thơ Nguyễn Huy Hoàng đã cất lên từ đó, từ nước Nga, anh coi như quê hương thứ hai…
Mời các bạn góp vui bằng ảnh vui. Các bạn có thể đăng ảnh do mình tự chụp hoặc sưu tầm hoặc của bạn bè ... nhưng tốt nhất là phải đạt tiêu chí: hài, buồn...cười. ĐN mở hàng nhé.
Một trường Đại học...mới.(tính đến giờ này 23:40)
TRÁI CAM VÀ HÒN BI
Bài của Giáo sư Đặng Tiến
Giảng viên Văn học Việt Nam Đại học Paris 7.
In trong "Thơ - Thi pháp và chân dung", NXB Phụ nữ - 2009.
1.Thơ gắn liền với bản sắc tiếng nói của từng dân tộc nên khó chuyển dịch từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác. Tuy nhiên, dịch thơ là việc cao quý, đọc thơ dịch là một lý thú, cả hai việc đều cần thiết để tìm hiểu, so sánh văn học, văn hóa và ngôn ngữ, từ dân tộc này sang dân tộc khác.
Lấy một ví dụ…
Dưới đây là lời điểm sách và loạt ảnh giới thiệu buổi "ra mắt" cuốn sách Cá sấu Ghena và các bạn (Tác giả: Nhà văn Nga Eduard Uspenski) sáng 17/6/2009 do Trung tâm Khoa học và Văn hoá Nga kết hợp cùng Công ty Văn hoá và Truyền thông Nhã Nam tổ chức tại Trung tâm Khoa học và Văn hoá Nga tại Hà Nội( Cuốn sách do Nguyễn Thị Kim Hiền và Kiều Vân chuyển ngữ, Công ty Nhã Nam và NXB Hội Nhà văn ấn hành). Dẫn chương trình là bạn Hoa Xuyên Tuyết của Thi Viện chúng ta.
A.TÁC GIẢ: EDUARD…
Ô-SIN
Khi không còn trăng, em tìm ánh sao
Khi không còn sao, em tìm ánh mắt
Anh thương yêu ơi, dẫu tháng năm dằng dặc
Còn chờ nhau, lòng ta nguôi thương đau!
Dẫu gió ném đời em giữa đêm hàn rét buốt
Không phải lá mùa thu, em là cánh chim mơ ước
Mãi mãi nhìn về người yêu phương xa
Mãi mãi nồng nàn giấc mơ bao la...
Em gánh hết mọi nỗi đau trần thế
Không hề than, và không chịu buông tay
Em chỉ khóc cho lệ trào bốn bể
Khi trên bờ vai anh, làn tóc em bay!
Cũng có lúc nghe rì rào…
Lưu Trọng Lư là nhà thơ tiên phong của phong trào Thơ mới. Nhận định về nghệ thuật thơ ông, nhà phê bình thiên tài Hoài Thanh đã có những nhận xét thật chuẩn xác: "Tôi biết có kẻ trách Lư cẩu thả, lười biếng, không biết chọn chữ, không chịu khó gọt rũa câu thơ. Nhưng Lư có làm thơ đâu, Lư chỉ để lòng mình tràn lan trên mặt giấy". Nhận định này dường như đã thành nỗi ám ảnh. Và rồi suốt đời, Lưu Trọng Lư cứ loạng choạng, cứ bập bỗm bước trong cái vòng kim cô mà Hoài Thanh đã tiên đoán và vạch…