Trang trong tổng số 3 trang (22 bài viết)
[1] [2] [3] ›Trang sau »Trang cuối

Ảnh đại diện

Đồ Nghệ

Lưu Trọng Lư là nhà thơ tiên phong của phong trào Thơ mới. Nhận định về nghệ thuật thơ ông, nhà phê bình thiên tài Hoài Thanh đã có những nhận xét thật chuẩn xác: "Tôi biết có kẻ trách Lư cẩu thả, lười biếng, không biết chọn chữ, không chịu khó gọt rũa câu thơ. Nhưng Lư có làm thơ đâu, Lư chỉ để lòng mình tràn lan trên mặt giấy". Nhận định này dường như đã thành nỗi ám ảnh. Và rồi suốt đời, Lưu Trọng Lư cứ loạng choạng, cứ bập bỗm bước trong cái vòng kim cô mà Hoài Thanh đã tiên đoán và vạch ra ngay từ khi ông mới xuất hiện trên thi đàn. Còn về con người Lưu Trọng Lư, thiết tưởng cũng chẳng có ai hiểu ông hơn Hoài Thanh: "Cả đời Lư cũng là một bài thơ. Nếu quả như người ta vẫn nói, thi sĩ là một kẻ ngơ ngơ ngác ngác, chân bước chập chững trên đường đời, thì có lẽ Lư thi sĩ hơn ai hết".
 Quả đúng vậy. Và nếu chọn một bài thơ thơ nhất của Việt Nam, nghĩa là ngoài thơ ra, nó không có gì bấu víu, thì đó chính là Tiếng Thu. Đây là bài hay nhất trong đời thơ Lưu Trọng Lư, cũng là bài thơ  thơ nhất của thi ca Việt Nam hiện đại:

   Em không nghe mùa thu
   Dưới trăng mờ thổn thức?

   Em không nghe rạo rực
   Hình ảnh kẻ chinh phu
   Trong lòng người cô phụ

   Em không nghe rừng thu
   Lá thu kêu xào xạc
   Con nai vàng ngơ ngác
   Đạp trên lá vàng khô...


 Bài thơ vẻn vẹn có 9 câu, chia làm ba đoạn, mỗi đoạn lại so le, các ý trong bài thơ rời rạc, khấp khểnh, chẳng ý nào ăn nhập với ý nào. Nếu cứ theo cách hiểu máy móc của những nhà phê bình quen thói bắt bẻ, cứ đè thơ ra mà tìm tư tưởng, tìm ý nghĩa thì đây là bài thơ "Đầu Ngô mình Sở". Đã thế, tác giả còn tỏ ra vụng về. Tỳ vết của sự thô vụng ấy nằm trong hai câu chẳng thơ tí nào, nó như câu văn xuôi bình giảng văn học của học sinh phổ thông:

   Hình ảnh kẻ chinh phu
   Trong lòng người chinh phụ


 Ấy vậy mà khi gộp tất cả lại, nằm trong một tổng thể, bài thơ hay đến lạ lùng. Người ta không thấy dấu vết thô vụng đâu nữa.
Đây là điều duy nhất xảy ra ở văn học Việt Nam và chỉ xảy ra có một lần. Cái hay của bài thơ này không nằm ở câu chữ. Nó hoàn toàn siêu thoát, là cái hồn phảng phất đâu đó đằng sau những con chữ rất sáng tỏ mà lại vời vợi mông lung kia. Người ta chỉ cảm thấy được, chứ không thể nói ra được một cách rạch ròi.
Đây là bức tranh thiên nhiên được vẽ bằng hồn, bằng cả điệu nhạc rất riêng của tâm hồn thi sĩ. Bởi thế, người đọc cũng phải dùng hồn để chiêm ngưỡng nó, chứ không thể ngắm nó bằng lý trí tỉnh táo. Đã không ít nhà phê bình nghiên cứu mang lý trí ra để làm con dao cùn mổ xẻ những con chữ rất ngơ ngác này. Có người còn viện đến cả thi pháp học để cố hiểu cho bằng được bài thơ, lấy thi pháp làm chìa khoá mở cánh cửa thực dụng, đi vào cõi mù mờ tâm linh này. Bằng cách vận dụng thi pháp, có người cho đây là bài thơ nói về nỗi cô đơn không có sự chia sẻ. Không phải ngẫu nhiên bài thơ có 9 câu mà đã có đến ba câu điệp "Em không nghe":

   Em không nghe mùa thu
   ...
   Em không nghe rạo rực
   ...
   Em không nghe rừng thu...


Em không nghe, còn anh thì nghe thấy hết. Nghe thấy hết mà không nói ra được.Đây là cuộc đối thoại mà kẻ đối thoại lại ẩn sau sự câm lặng. Hoặc giả em cũng đã nghe thấy, nhưng anh vẫn hỏi như vậy, nghĩa là anh không hiểu em. Đằng nào thì cũng vẫn là thiếu niềm đồng cảm. Một bên thì thổn thức, rạo rực, kêu xào xạc, một bên thì không nghe, không nghe, không nghe, cả con nai ngơ ngác, đạp trên lá vàng khô, nghĩa là nó cũng không nghe nốt. Hiểu một cách sống sít như thế thì thật thô thiển. Nhà phê bình đã kéo những đám mây ngũ sắc đang bay lảng vảng trong không trung, rồi rải xuống đường làm rơm rạ lót chân, và như thế còn đâu cánh rừng thu, tâm hồn thu cho con nai vàng trú ngụ. Mấy câu điệp khúc ấy thực chất chỉ để tạo giai điệu rất đặc biệt cho bài thơ này. Ở đây, nhạc điệu cũng là một phần nội dung chính làm nên hồn vía bài thơ. Còn ở góc độ khác, cũng nhìn bằng con mắt lý trí, có người còn cho rằng đây là bài thơ Lưu Trọng Lư thâu cóp của nước ngoài. Thực tế trong bếp núc sáng tác, có thể có sự trùng hợp ngẫu nhiên. Người bình luận còn viện cớ rằng: "Thực tế Việt Nam làm gì có khu rừng vàng. Đấy là rừng châu Âu. Rừng Việt Nam là rừng luốm nhuốm. Mùa thu Việt Nam đúng như Nguyễn Du mô tả trong Kiều: "Rừng thu từng biếc chen hồng". Và con nai Việt Nam cũng nhanh nhẹn lắm, tinh ranh lắm, nó đâu có ngơ ngác! Ơ hay, Lưu Trọng Lư có nhìn thiên nhiên bằng con mắt thịt đâu! Lại phải mời Hoài Thanh về làm luật sư bào chữa cho ông thôi: "Trong thơ Lư, nếu có cả chim kêu, hoa nở, ta cũng chớ tin. Hay ta hãy tin rằng tiếng ấy, màu kia chỉ có ở trong mộng. Mộng! Đó mới là quê hương của Lư. Thế giới thực của ta với bao nhiêu thanh sắc huy hoàng, Lư không nghe thấy gì đâu. Sống ở thế kỷ 20, ngày ngày nện gót trên các con đường Hà Nội mà người cứ mơ màng thấy mình gò ngựa ở những chốn xa xăm nào".

 Tương truyền khi viết bài thơ này, Lưu Trọng Lư đến thăm nhà một người bạn. Rồi nhân cớ thấy cái bình gốm cổ có vẽ con nai đứng giữa núi non, Lưu Trọng Lư bèn vịnh ngay bài thơ này. Thực chất, nếu chuyện đó là thật, thì con nai trên bình gốm chỉ là cái cớ rất nhỏ, là tiếng động rất nhỏ đánh thức con nai vàng và khu rừng vàng trong tâm hồn Lưu Trọng Lư thức dậy và toả hương. Nhờ thế, thi ca Việt Nam đã có một kiệt tác thật hiếm có, ngỡ như đó là khúc nhạc huyền bí của thần linh, chứ quyết không phải là tiếng ca phàm tục của người đời...
1997.

Bài bình luận của Trần Đăng Khoa
Nhà thơ, nhà phê bình văn học
Trong cuốn Chân dung và Đối thoại(Bình luận văn chương),NXB Thanh Niên,1999(tái bản lần thứ tư),Trang 55.
...
Все пройдет и печаль и радость
Все пройдет так устроен свет
Все пройдет только верить надо
Что любовь не проходит нет ..
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Hoa Xuyên Tuyết

Bài này bác Đồ Nghệ có thể đưa lên phần Thư viện bài viết được đấy. Thanks bác đã đánh lên Thi Viện. :)
"Xin anh đừng hỏi vì sao
Tên anh em để lẫn vào trong thơ..."
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

lares

Bài thơ này chỉ có chín câu thơ như vậy sao , mình thích hai câu mở đầu của bài thơ

Em không nghe mùa thu
Dưới trăng mờ thổn thức
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

toongvit

"  Em không nghe rạo rực
  Hình ảnh kẻ chinh phu
  Trong lòng người cô phụ "
3 câu này cứ mơ mơ hồ hồ không thể giải nghĩa được,chỉ cảm nhận được sơ sơ cái thần của nó
giả sử bị bắt phân tích chắc ngồi gặm bút
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Đồ Nghệ

.

Nhà thơ Lưu Trọng Lư với tình yêu và mộng đẹp


Hà Minh Đức

Lưu Trọng Lư là kiện tướng trong phong trào thơ mới. Người ta gọi ông là nghệ sĩ đa tài. Ông làm thơ, viết văn, viết kịch. Còn nữa, phải nói ông là người có phong cách nghệ thuật đa dạng, một người đa tình, đa duyên nợ với đời và văn nghiệp.

Tôi nhớ lần gặp Lưu Trọng Lư năm ông 78 tuổi, khi vừa cho xuất bản tập hồi ký  Nửa đêm sực tỉnh.Trong câu chuyện khi nói về Thơ mới, Lưu Trọng Lư như khởi sắc và nói to: "Phong trào Thơ mới mở đầu là tôi chứ không phải Phan Khôi. Thực ra phải xét cái mới của tình cảm và điệu thức thơ. Lúc này cũng nhiều người viết thơ theo dạng từ khúc. Tôi làm Thơ mới từ năm 1931. Tôi và Nguyễn Thị Manh Manh là hai người chủ chốt. Bà ở Paris về và tham gia vào cuộc tranh luận bảo vệ cho thơ mới. Tôi đăng một số thơ ở Phụ nữ tân văn. Khi ra Hà Nội gặp Nguyễn Tường Tam, Tam mời tôi đến tòa báo ở đường D"ordéans (số 1 Lý Nam Đế ngày nay). Tam bảo: "Mấy bài thơ của ông đăng trên  Phụ nữ tân văn tôi thích, đấy mới là thơ, là thơ mới".
Hoài Thanh trong  Thi nhân Việt Nam  nhận xét:  "Tình già, Trên đường đời Vắng khách thơ là ba bài mang tên Thơ mới được đăng báo trước nhất. Trong ba bài thì bài thứ ba đã là một bài có giá trị". Hoài Thanh chú thích đó là bài  Xuân về , Xuân về là bài thơ của Lưu Trọng Lư. Nhiệt tình đấu tranh cho Thơ mới bằng lý thuyết, tranh luận, diễn thuyết, sáng tác. Lực lượng phản công lại của thơ cũ cũng mạnh mẽ, kể cả những người có thanh thế như Huỳnh Thúc Kháng, Tản Đà...
Nhà phê bình Hoài Thanh tâm sự: "Hồi năm 1937, vì vô ý dự vào một cuộc bàn cãi về văn chương, tôi đã bị một ông tiến sĩ nói thẳng vào mặt: "Khoa học xin nhường các người, nhưng thơ văn các người phải để cho chúng tôi", chính ông nghè ấy đã có lần lên án chém Lưu Trọng Lư. Cũng may, ông nghè chúng ta không làm tể tướng nên họ Lưu vẫn làm thơ mới như thường".
…Tự lực văn đoàn dần làm chủ văn đàn. Lưu Trọng Lư đánh giá đúng mức những đóng góp của văn đoàn. Lưu Trọng Lư cũng viết văn xuôi với những trang văn đẹp, nhiều cảm xúc. Tuy nhiên, ông cũng rất khiêm tốn: "Tôi thích một số tiểu thuyết của Tự lực văn đoàn như Đôi bạn, Đời mưa gió, Nửa chừng xuân hơn là những cuốn tiểu thuyết của tôi. Tâm trạng của tôi có lúc rất chán nản trong tiểu thuyết, thơ lại cứu tôi".

http://i682.photobucket.com/albums/vv185/btmit2006/LuuTrongLujpg.jpg
Nhà thơ Lưu Trọng Lư.


Quả là Lưu Trọng Lư nổi bật lên ở thời kỳ đầu và chỉ một tập  Tiếng thu, Lưu Trọng Lư đã ghi lại dấu ấn không phai mờ trong phong trào Thơ mới. Bài thơ  Tiếng thu là những tiếng thơ của sự lắng nghe "Em không nghe mùa thu" và trong âm thanh là tiếng thầm, là những rạo rực hình ảnh kẻ chinh phu/ Trong lòng người cô phụ?  Vẫn là câu hỏi từ sự lắng nghe để mở ra những hình ảnh đẹp đến nao lòng của mùa thu qua bước nhỏ của con nai vàng trên lá vàng khô.
Thơ tình của Lưu Trọng Lư có nhiều dư vị của đời thi nhân. Niềm vui, nỗi buồn, niềm mong ước và sự thất vọng đều như chất chứa từ bên trong và trôi chảy theo dòng thời gian, theo năm tháng, bốn mùa. Một mùa đông bên nhau đã đi qua "Qua rồi mùa ân ái - Đàn sếu đã sang sông". Mùa xuân về lại cảm nhận "Rồi ngày lại ngày. Sắc màu phai. Lá cành rụng. Ba gian trống. Xuân đi. Chàng cũng đi". Cũng vì thế mà thơ Lưu Trọng Lư đượm buồn, buồn vì sự trôi chảy, vì sự tiếc nuối. Gặp nhà thơ ngoài đời cũng như trong thơ, luôn thể hiện sự nuối tiếc:

Mưa chi mưa mãi
Buồn hết nửa đời xuân
Mộng vàng không kịp hái.


Và cuối đời khi mái tóc đã điểm bạc, ông cầu viện đến "em thời gian" và mong được sự thông cảm. Tuổi càng cao Lưu Trọng Lư càng thấy cái đẹp của đời, lại càng tiếc nuối như đi ngược với dòng thời gian. Trong văn chương và đặc biệt là thi ca, Lưu Trọng Lư có nhiều duyên nợ với người con gái.
Ông từng tâm sự: "Trong những tác phẩm của tôi, tôi chỉ có một sự cộng tác rất tầm thường, rất dung dị, rất lương thiện... ấy là sự cộng tác của những người đàn bà. Đôi mắt họ vẫn trong trẻo hiền lành như một bến thu. Tiếng nói của họ vẫn là nhạc điệu của những nhạc điệu. Những con vật xinh xinh ấy biết tỉa lông mày, đánh móng tay nhưng cũng biết nuôi tằm quay tơ và dệt những tấm áo cho thể chất và cho linh hồn của nhân loại". Trong tập  Tiếng thu nổi lên vẫn là hình ảnh và tiếng lòng của người con gái đang yêu thương, chờ đợi, nhớ mong.
Ngoài hình ảnh người mẹ kính yêu là những cô gái đang ở tuổi yêu đương dệt mộng tình trong đời và trong thơ. Lưu Trọng Lư hay nhắc đến những người con gái trong mộng, trong khung cửi, bên guồng sợi xe, cô em nhí nhảnh bên giậu mồng tơi, rồi cô gái giang hồ... Và sau cách mạng cũng vẫn là hình ảnh những người con gái trong cuộc đời mới, gánh vác việc chung không kém sức trai như cô gái ở hậu phương bên  Ngò cải đơm hoa, O tiếp tế,  rồi  Người con gái sông Gianh, Em thời gian. Họ rất khác nhau nhưng có một điểm chung là giàu nữ tính và tình cảm yêu thích cái đẹp.
... Tôi còn nhớ sau khi đất nước thống nhất, Bắc Nam sum họp, Lưu Trọng Lư đón nhà thơ Hoàng Trọng Miên, bạn thơ cũ đến thăm. Ông nói với chị Lê Minh mời tôi đến chơi và nghe ông đọc thơ vừa sáng tác. Tôi nhớ buổi gặp chỉ có ba người và khoảng một tiếng sau có thêm nhà sử học Lê Văn Lan. Lưu Trọng Lư nói: "Tôi muốn viết về người phụ nữ Việt Nam trong chiến tranh như kiểu khúc ngâm chinh phụ. Người phụ nữ không chỉ buồn và thụ động như cô chinh phụ xưa mà năng động, hiện đại nhưng vẫn nặng tâm tư đợi chờ trong xa cách".
Trăng xoan - cái tên đó được ông tâm đắc. Tôi nhớ ông say sưa đọc thơ còn mọi người vừa nghe vừa uống rượu và nhấm nháp món thịt gà xé trộn với dưa chuột và hành tây, tác phẩm của chị Lê Minh. Anh Lư say mê nói, thỉnh thoảng lại ngâm và quên cả chuyện ăn. Cầm đũa lệch, nâng bát lên lại hạ xuống, với anh, thơ là linh hồn của cuộc gặp gỡ. Thỉnh thoảng anh lại hỏi từng người: Ý anh Lan thế nào, ý anh Đức thế nào?
Thơ Lưu Trọng Lư như ru trong mộng và mộng chính là một phẩm chất của thơ, nhất là thơ xưa. Lê Tràng Kiều nhận xét: "Thi sĩ bao giờ cũng như sống trong một thế giới mông lung huyền ảo... Thi sĩ là một luồng khói lam ẻo lả giữa cảnh chiều thu". Nhà thơ Hoàng Trung Thông cũng viết: "Những bài thơ của anh không sầu thì mộng, không mộng thì say và đã say thì  Giang hồ cõi ấy trọn đời phiêu linh". Trần Thanh Mại cũng gọi Lưu Trọng Lư là thi sĩ giang hồ. Sự phiêu bạt trong những cảnh đời xa lạ trong thiên nhiên đẹp đã tạo cho thơ của Lưu Trọng Lư chất phiêu lãng và thơ mộng. Nói như tác giả "Mộng và đời là hai sợi chỉ ngang dọc trên khung cửi. Đời đẻ ra mộng và mộng dệt nên đời".
Cách mạng Tháng Tám đã tạo nên những đổi thay cơ bản. Lưu Trọng Lư đã từ mộng ảo trở về với cuộc đời thực rất đẹp, hào hùng. Cuộc đời mới, mùa thu lớn của cách mạng đã lôi cuốn ông, nhất là thời kỳ ở chiến khu Thừa Thiên vào năm 1948. Lưu Trọng Lư tâm sự: "Tôi đã bắt đầu làm nhiều thơ. Thơ tôi phần lớn là những bài thiết thực và kịp thời nhưng rất thật, rất sống.  O tiếp tế  chẳng hạn". Khi viết Ngò cải đơm hoa , Lưu Trọng Lư đã nói về tâm trạng đẹp của người con gái hậu phương chăm lo sản xuất và chờ đợi người thân chiến đấu trở về "chờ chi anh về đây giữa đoàn quân chiến thắng".
Trong những năm kháng chiến chống Pháp, Lưu Trọng Lư có những đổi thay cơ bản, lăn vào công việc say sưa, năng nổ. Thật khó nhận ra một Lưu Trọng Lư mơ mộng thuở nào. Lưu Trọng Lư cũng tự nhận điều đó: "Nhìn lại những năm kháng chiến Nguyễn Tuân thường gọi đùa tôi là thằng hùng hục và tôi gọi trêu Nguyễn Tuân là thằng ngất ngưởng. Có lẽ Nguyễn Tuân gọi tôi như vậy cũng đúng. Khi đã giác ngộ mình đi vào cuộc chiến đấu không chỉ bằng tấm lòng mà còn bằng những hành động cụ thể, bằng bất cứ công việc gì miễn được góp phần vào thắng lợi của dân tộc"...

Nguồn: Công an nhân dân
(ĐN st)
...
Все пройдет и печаль и радость
Все пройдет так устроен свет
Все пройдет только верить надо
Что любовь не проходит нет ..
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Đồ Nghệ

.

Những bài thơ mới tìm thấy của Lưu Trọng Lư



Nhân kỷ niệm 90 năm ngày sinh và 15 năm ngày mất của Lưu Trọng Lư, chúng tôi có dịp tiếp xúc với nhiều bài thơ mới được tìm thấy trong hàng chục nghìn trang viết, khi thì trong sổ ghi chép công việc, khi thì trên bìa trang sách cũ, khi trên tờ giấy nháp.

Nhà thơ Lưu Trọng Lưu, cây đại thụ của làng thơ VN, một trong những người khởi xướng phong trào “Thơ mới”, tác giả  Tiếng thu  bất hủ đã giã biệt cõi đời mà ông luôn da diết cũng vào mùa thu của 15 năm trước (10/8/1991):

Đi giữa vườn nhân dạ ngẩn ngơ
Vì thương người lắm mới sang thơ

http://i682.photobucket.com/albums/vv185/btmit2006/LuTrngLkhivitTingThu.jpg

Chân dung Lưu Trọng Lư khi viết Tiếng thu.


Sinh thời, Lưu Trọng Lư chỉ cho ra đời vỏn vẹn 4 tập thơ mỏng:  Tiếng thu, Tỏa sáng đôi bờ, Người con gái sông Gianh, Từ đất này  với chừng 200 bài thơ. Ở thời kỳ in thơ phải “xếp hàng”, có người yêu thơ đã hỏi Lưu Trọng Lư: “Có nhiều nhà thơ tên tuổi luôn tranh nhau chen hàng, vài ba năm lại ra một tập thơ, sao anh không chen?”. Lưu Trọng Lư cười hiền lành: “Nên ưu tiên in thơ cho lớp trẻ”.
Đến nay chưa thống kê được còn bao nhiêu bài thơ của Lưu Trọng Lư chưa công bố và bị thất lạc. Gia đình nhà thơ cho biết: Không dưới 500 bài. Sau khi ông mất, lác đác trên các báo đã in một số bài thơ chưa công bố của ông. Người ta ngạc nhiên khi thấy những bài thơ này không giống “giọng” thơ Lưu Trọng Lư lâu nay mặc dù cái “khí” không khác.

Mới đó xài xong tuổi 80
Nhìn xuống đôi chân
Giầy vẹt gót
Trông lên vẫn lớp lớp hoa bay
Mặc ve cứ hót
ngày trưa trặt
Tóc còn xanh lắm, bạn tình ơi.


Hoặc bài thơ cuối cùng của Lưu Trọng Lư làm tại bệnh viện trước khi mất:

Trời đã chiều
Buồn tà, vơ vẩn tà
Ta đi tìm ai
Bây giờ?
Ai tìm ta nổi?
Trăm khóa không giữ nổi ta
Ta như con chim giữa trời
Vô ích! Vô ích! Vô ích!
Không ai giữ nổi ta hết
Ta đi tìm người ta yêu
Cứu nhân của đời ta
Muôn lần...
Chỉ có người, người ta yêu
Ai bắt ta nổi?
Vô ích! Vô ích! Vô ích
Ta đi tìm người ta yêu.


Đa số các bài thơ này đều ẩn chứa tâm trạng nào đó mặc dù âm hưởng chủ đạo vẫn là âm hưởng lạc quan.
Nhân kỷ niệm 90 năm ngày sinh và 15 năm ngày mất của Lưu Trọng Lư, chúng tôi có dịp tiếp xúc với nhiều bài thơ mới được tìm thấy trong hàng chục nghìn trang viết, khi thì trong sổ ghi chép công việc, khi thì trên bìa trang sách cũ, khi trên tờ giấy nháp. Lưu Trọng Lư viết những bài thơ này đơn thuần như chỉ ghi lại cảm xúc bất chợt của mình. Viết xong, để đó, không gửi cho các báo, thậm chí ông đã quên đi.
Được sự đồng ý của gia đình nhà thơ, xin trân trọng gửi đến bạn đọc một số bài thơ trên.

Bức thư đêm giao thừa

Sương, giọt giọt lơi cành
Dặm nghìn, em săn đuổi bình minh
Có “trạm đường” nào, trăng anh
không dõi tới
Thèm sao em: Một lời chưa nói
Khát sao em: Một dáng chưa qua
Xiết bao nhiệt cuồng cuống dạ
Đúng tên em: Ta gọi!
Không chết được đâu trong
mòn xói
Dẫu tình ta có lúc im ắng đợi chờ
Từ trong cọ xát với hư vô
Đập vỏ, phá ngòi: Cho em mở to
đôi mắt
Một trận mưa rào đất khát
“Nghiêng chén đời, rượu cạn
một hơi”
Giữa một dòng trong chan chứa
tình người
Da thịt vẫy vùng ngây ngất
Đông lạnh hãy tàn, xuân nồng
bước tới
Ta vào cõi bất động không lời:
“Trước giờ đập cánh”
Trời của ta, đất của ta, thân
của ta:
Một mảnh.
Ta bước lên từ một Giao thừa
Không đủng đỉnh, chẳng mơ hồ
Biết nắm chắc những gì tay mẹ
trao đưa
Và cũng biết trọn xác hồn thay mầm
rũ lá
Không phải một ông đồ gặm chữ
Biết nghe, biết thấy, biết soi
Môi ta còn ướt mật đời
Như xưa nút từng giọt sữa
nồng tươi
Từ trên đôi vú đầy của mẹ
Chuyến đi còn nhiều đứt xé
Ta chẳng mơ chiếc mũ thiên thần
Hởi quyền uy rộng lớn!
Thái thượng nhân dân
Mẹ dạy con niềm hiếu thảo
Trọn một đời trung hậu
Con chỉ xin quỳ trước một chữ:
Nhân.


 
Vô đề

Con tắc kè rắc lên vọng gác thời gian
Đâu chỉ tiếng nấc
Em có nghe trong tiếng lá bay
nghiêng
Có cả tiếng cựa mình tắc kè chờ
hoa nở
Từng canh, từng canh hương tỏa
Không! Chẳng gì có thể mất
Chẳng gì đã chết
Giữa đất nghĩa, trời nhân
Trừ cái phũ phàng
Muôn đời
chôn cất


 
Vô đề

Người thì vì Tổ quốc cơ cực
Người thì vì chồng nặng gánh
đau thương
Người thì vì con trái tim luôn
co thắt
Chao ôi
Mỗi người Việt mình nước mắt
đủ chảy thành sông.


 
Tiếng hát hôm nay

(Gửi Tế Hanh, người quá lo từng chiếc lá rụng)

Còn bao nhiêu thu nữa, đi về?
Một cánh thu rơi, tai lắng nghe!
Những “trận mưa dài” lòng quá
thuộc
Thương sao từng đóa rụng
bên hè!
Một “nháy phù du” là cuộc sống
Mà sao tha thiết thế, hỡi đời?
Biển biếc trời xanh đâu chả có
Cứ nơi đây chen chúc đầu thai?
Đất đau khổ, phải có người
đau khổ
Đất nghĩa tình, phải gắn bó
một hai...
Đường nghìn dặm, phải có chân
nghìn dặm
Cất mình phải cất tiếng hát
“hôm nay”!
Em tôi; hỡi người em vĩ đại.
Bữa cơm nghèo, có cánh hoa tươi.
Đêm qua thủ thỉ sương từng hạt
Cho nắng chừ đây ngát hương lài!
(nhài)



Thi Nhân
Nguồn: Người Lao Động
(ĐN s.t và giới thiệu)
...
Все пройдет и печаль и радость
Все пройдет так устроен свет
Все пройдет только верить надо
Что любовь не проходит нет ..
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Chằn Shrek

Mến tặng bác Đồ Nghệ cho chủ đề nhà thơ Lưu Trọng Lưhttp://i747.photobucket.com/albums/xx118/thaythuoczom/z90.jpg

Shrek - Chằn Tinh Xanh yêu thơ
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Minh Bình

THƯỞNG THỨC " TIẾNG THU"

  "...Nếu chọn một bài thơ thơ mhất của Việt Nam, nghĩa là ngoài thơ ra, nó không có gì bấu víu, thì đó là Tiếng Thu." (Đồ Nghệ) Đúng vậy! Thuở học trò, một thời tôi đã say mê những nốt nhạc của " Tiếng Thu ". Tôi đã từng nâng niu trong nét bút và không quên vẽ minh hoạ cho bài thơ tôi yêu mến trong quển sổ tay nho nhỏ...cứ mỗi lần đọc lại tôi lại khám phá một điều mới mẽ...Dẩu biết đó đâu phải là ý tưởng của nhà thơ... Mà đâu phải chỉ riêng tôi, mỗi người có một cách nhìn, cách cảm thụ hoàn toàn khác nhau về "Tiếng Thu"...nhưng cuối cùng đều có chung một kết cục: Chẳng hiểu gì bài thơ cả...
  Nhận xét của Hoài Thanh: "... Lư có làm thơ đâu, lư chỉ để lòng mình tràn lan trên mặt giấy " Quả là siêu phàm! Cuộc đời vốn gò bó trong những khuôn khổ ( Chế độ xã hội, nhân sinh quan, thế giới quan... quan niệm sống, đạo đức, pháp luật...) Tiếng Thu vượt ra ngoài những gì gọi là" bếp núc... dao thớt" cuộc đời, và mãi mãi đi vào thiên thu với một bài thơ chỉ có một không hai...Một thiên tài trong thi ca Việt Nam...
  Thơ là tinh tuý của cõi lòng, được chắt lọc ra từ hạnh phúc tràn trề, từ khát khao cháy bỏng, từ đau thương bất tận...yêu cuồng điên...chết trong ê chề...trong vinh quang...trong si mê..trong bất tận mà cuộc đời vốn có...Dẫu là những người cùng thời với ông may mắn được cùng ông đàm đạo, tâm sự bên ấm trà...Nào chắc gì đã hiểu về "Tiếng thu"...
  Thôi thì, ta thử cảm nhận bài thơ trong hoàn cảnh: men tình nồng cháy , men rượu ngà say...
  " Em không nghe mùa thu" sao em lại không nghe, không hiểu cõi lòng mình nhỉ...dưới "trăng mờ" thổn thức đêm nay..tình yêu của em vẫn rạo rực,vẫn nóng bỏng...nhưng chao ơi! bao nỗi chia ly, cách trở...để bóng dáng anh chỉ còn là "Hình ảnh " trong lòng em, "Trong lòng người cô phụ". Cô đơn, nhớ nhung...khát khao...chờ đợi chỉ một mình em thôi, anh có biết không?
  Biết, anh biết, anh nhớ kỷ niệm ngày nào chúng mình mới quen nhau,  ánh mắt của chú nai vàng ngơ ngác, thơ ngây đã làm lòng anh cuồng si, say đắm...Tình yêu đâu chỉ nói bằng lời, hai đứa chỉ nhìn nhau rồi yêu nhau...Chẳng có một cái nắm tay, một nụ hôn. Tình yêu đến tự nhiên đồng điệu ...đằm thắm trong tiếng xào xạc của lá vàng rơi...Của rừng thu chiều ấy...
  Gặp nhau trong mùa thu vàng, yêu nhau trong mùa lá rụng, chia ly cách biệt, nhớ nhung đợi chờ dưới ánh trăng thu...sao mà buồn man mác...Thiết tưởng chẳng có mối tình nào đẹp hơn ...
  Đồ Nghệ! Minh Bình củng đã từng botay.com khi phân tích bài thơ. nay liều mạng uống cho say...Mới giám mạo muội viết đôi dòng cảm nhận " Tiếng thu" ...Dưới suối vàng, mong thi nhân lượng thứ...
"Không thầy đố mày làm nên"
"Làm thầy mày không nên đố!"
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

huongnhu


TIẾNG THU.
Lưu Trọng Lư.


Em không nghe mùa thu
  Dưới trăng mờ thổn thức?

  Em không nghe rạo rực
  Hình ảnh kẻ chinh phu
  Trong lòng người cô phụ

  Em không nghe rừng thu
  Lá thu kêu xào xạc
  Con nai vàng ngơ ngác
  Đạp trên lá vàng khô...


Đã đọc bài Tiếng Thu nhiều lần. Từ hồi nhỏ xí xí, nghe má đọc. Ngủ thiệt ngon, vì giai điệu êm ả của nó.
Lớn một chút đọc, thì cảm nhận khác hơn. Nghe hay lắm. Mừ...hông biết hay chỗ nào.
Lớn hơn nữa, bắt đầu thắc mắc. Tựa bài là Tiếng Thu. Tức là âm thanh phát ra từ mùa thu. Thế mừ sao, tác giả lại lặp đi, lặp lại cụm từ "em không nghe" ? Có uẩn khúc gì chăng?
Rồi to đầu hơn nữa, lại cảm nhận thêm. Mặc dù, "em không nghe" tiếng thu, nhưng, thế giới thu trong đất trời vẫn mồn một trong em. Đến cái âm thanh nhẹ nhỏm nhất, một tiếng chân khe khẽ đạp trên lá vàng của một chú nai, chú nai vàng, lại còn đương ngơ ngác nữa; đạp hững hờ trên chiếc lá thu. Đến cả tiếng xào xạc của chiếc lá xa cành em cũng cảm nhận được...
Rồi thì lần đọc mới nhất, bắt đầu thẩm thấu cái lung linh của bài thơ. Đến cái dấu chấm hỏi ở cuối câu thứ hai.
Cho nên, một bài thơ hay, cảm được cái hay hông đơn giản. Thêm nữa, cái hay ấy, lớn theo sự trải nghiệm cuộc sống của người đọc. Éo le một nỗi, vẫn không thể diễn tả nổi cái hay ấy! Chỉ biết một cảm giác bâng khuâng, một nỗi niềm thương cảm, nhớ nhung xa xôi xâm chiếm tâm tư...
Hôm nay, dù Sg không có mùa thu, lại lần nữa ngồi đọc lại Tiếng Thu. Tưởng như không gian thu ngập tràn nơi đây.
Thế nhân một đoá Vô thường, hiếm hoi!
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Minh Bình

" TIẾNG THU " MỘT TÌNH YÊU VÔ VỌNG


  Thôi, nghe hay không nghe, biết hay không biết chỉ có tác giã mới tỏ tường, mà đó củng chỉ là một giã thiết như trăm ngàn giã thiết...Nói bậy! Không khéo tác giã củng chẳng biết mình đang viết gì! ( Là giã thiết thôi nha) bỡi... trong vỏn ven mấy câu thơ sao mà ngổn ngang cả một cõi lòng. Củng chỉ là giã thiết, nếu tôi phân tích bài thơ theo một chiều hướng khác: "Tiếng thu- một tình yêu vô vọng" liệu có ổn không?
  Nói vậy, củng không phải là không có lý, bỡi óc tưởng tượng của con người là một thế giới siêu hình, đầy những điều mâu thuẩn. Dẩu biết chân lý đích thực bao giờ củng là chân lý, nhưng lật tới lật lui một vấn đề...cho nó là đúng rồi bảo nó sai, bảo nó hay rồi chê nó quá dở vốn là nghề của nhà văn nhà thơ...Đọc bài viết của Đồ Nghệ về "Tiếng Thu", tôi nhất trí với nhận xét tinh tế của huynh về bài thơ- bỡi có những điều tôi chưa bao giờ nghĩ tới...Thế nhưng, nếu có người hỏi: Bài thơ hay như thế nào? hay ở chổ nào về nội dung, nghệ thuật? như một kẻ nói liều, tôi đã từng trả lời:" Nó hay, bỡi vì không biết chê như thế nào cho đúng..." Đùa mà thật, nhiều khi tôi đã từng đặt mình vào vai của người trong cuộc với nhiều tâm trạng khác nhau: Chung thuỷ với người yêu, thất tình, lãng mạn...thậm chí là một kẻ tâm thần...tôi đều lý giãi một cách " Có lý" trong vô vàn những điều phi lý...
  Với bao giã thiết đặt ra...tôi đã lang thang với những nốt nhạc, những bức tranh minh hoạ của các nghệ sỷ nổi tiếng, thậm chí tôi tưởng tượng ra cả một chú nai vàng đang "ngơ ngác" trong bức " Mùa thu vàng" của danh hoạ lopitan ...Chẳng ai giống ai cả, mổi người đều mô tã theo một cảm nhận riêng...Thế thì tại sao ta lại không có thể đặt "Tiếng thu" trong tâm trạng của một kẻ thất tình nhỉ?...
  Thử đặt bài thơ trong bối cảnh lịch sử lúc đó...với những chuẩn mực đạo đức ...lý lịch...hồ sơ. con người được chia ra nhiều loại, nhiều thành phần xuất thân khác nhau ... ( Đau đớn thật). Có nhiều mối tình " Chết" trong bao nổi oan trái vì vi phạm "đạo đức" sai quan điểm giai cấp...Biết đâu nhà thơ mà chúng ta yêu mến nằm củng trong trường hợp ấy nhỉ...Những điều... có nên tâm sự với ai không nhỉ, ai là bạn tâm giao của ông, Chỉ sau khi ông qua đời tôi mới thấy nhiều tuỳ bút , hồi ký về ông, thói đời vốn vậy: "Thấy kẻ sang bắt quàng làm họ" ấy mà...thậm chí là mượn danh ông để... " lớn lên" ...
  Em không nghe!, Em không nghe! Em không nghe! Một lời oán trách đau đớn đến tột cùng, được nhắc đi nhắc lại đến nảo nề, một tiếng than thở chỉ nho nhỏ thôi, đủ dội đi dội lại vào bờ vách của con tim đau khổ...Yêu em, mãi mãi yêu em, nhưng anh phải chia ly vì cuộc chiến còn dài quá...anh trốn chạy cuộc đời...trốn chạy tình yêu...để em mãi cô đơn trong vò võ nhớ nhung, đợi chờ,  ...cuộc đời đã xé hai đôi ta ...nào chỉ là em thổn thức , nào chỉ là em rạo rực...Còn biết bao con người có số phận như anh như em...Một mối tình vô vọng... tất cả đã đi vào hoài niệm đớn đau như chiếc lá vàng rời cành " Lá vàng kêu xào xạc" xốn xang... nao nao cả cỏi lòng. Hình ảnh " Con nai vàng ngơ ngác - đạp trên lá vàng khô" lại làm ta đau lòng hơn, bao thơ ngây trong trắng ...lạc lỏng  giữa một rừng thu, một rừng thu xơ xác, một cỏi lòng xác xơ, một tình yêu vô vọng...
 Dưới suối vàng! thi nhân có linh thiêng hãy vã vào mồm con!
"Không thầy đố mày làm nên"
"Làm thầy mày không nên đố!"
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook

Trang trong tổng số 3 trang (22 bài viết)
[1] [2] [3] ›Trang sau »Trang cuối