Trang trong tổng số 24 trang (235 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ [1] [2] [3] [4] [5] [6] ... ›Trang sau »Trang cuối

Ảnh đại diện

buithison

TÂM HỒN THƠ MỘNG
                                    Truyện ngắn của Bùi Thị Sơn

      Họp mặt đầu xuân – con gái tôi cười.
      Mọi người sẽ cho rằng tôi lẩm cẩm - rất lẩm cảm mới nói như thế! Họp mặt đầu xuân, ai chả vui cười, nhất là thời buổi bây giờ, phần đông cán bộ công chức không đến nỗi phải tối mắt tối mũi lo đồng tiền bát gạo, tết được nghỉ chỉ có vui là chính. Huệ Chi là cô gái cưng duy nhất của vợ chồng tôi - thông minh, xinh xắn, lại là một cán bộ  trẻ có triển vọng của Sở văn hóa. Chưa  yêu ai - Huệ Chi đi làm được một năm rồi mà vẫn ở cùng với bố mẹ, dỗi hờn, làm nũng mẹ suốt ngày. Năm nay, được nghỉ tết dài dài - họp mặt đầu xuân, gặp nhau không hát, không cười mới là cái sự lạ...
         Là bởi vì: đầu xuân năm ngoái, vừa họp mặt ở cơ quan về đến nhà, con gái tôi đã khóc như mưa như gió, khóc tức khóc tưởi, hỏi thế nào cũng chẳng nói chẳng rằng. Thoạt đầu, tôi tưởng các cháu vui quá, ép nhau uống rượu bia, say xỉn mới khóc lóc vô lý như thế... Cô con gái cưng của tôi xưa nay vẫn được tiếng ngoan ngoãn, chưa bao giờ bê tha rượu chè cơ mà. Tôi dỗ cháu đi ngủ.Trong mơ, nó vẫn khóc nức nở và luôn miệng lẩm bẩm:
      - Tại mẹ... tại mẹ...
        Làm tôi buồn day dứt...
                                         
                                               *    *    *

         Mãi sau, tôi mới vỡ lẽ ra mọi chuyện. Tháng bẩy năm ngoái, cháu tốt nghiệp trường Đại học Văn hoá với tấm bằng loại giỏi. Vốn là một cô giáo dạy văn, cả đời chỉ quanh quẩn bên học trò, tôi rất khù khờ trong cái khoản "ngoại giao" xin xỏ này nọ - không phải vì không có tiền mà cảm thấy làm như vậy, con người mình nó hèn kém lắm! Mấy đứa bạn thân từ hồi còn sinh viên rỉ tai tôi:
     - Cậu vẫn mắc cái bệnh của kẻ sĩ. Thời buổi bây giờ đừng quá tự tin với cái bằng khá giỏi mà quên vấn đề "đầu tiên" - nghĩa là "tiền đâu" ấy! đã có người xin được cho con công tác ở cấp huyện phải mất ba chục triệu còn nếu muốn về các cơ quan tỉnh ít nhất phải mất năm chục triệu. Ấy là còn có người thân quen giới thiệu giúp, đừng tưởng...
         Nghe bạn nói, tôi thấy buồn tê tái. May quá, đang lúng túng chưa biết xử lý vấn đề ra sao thì Tuấn - cậu học trò cũ - hiện giữ chức vụ  khơ khớ tỉnh đến nhà chơi. Nghe tôi  "dốc bầu tâm sự", cậu ta bảo:
     - Cô đừng băn khoăn suy nghĩ nhiều, mọi việc cứ để đấy cho em. Tuần sau, Huệ Chi sẽ đi làm ở Sở Văn hoá.
        Quả vậy, đầu tuần sau, đích thân giám đốc Sở Văn hóa đến tận nhà đưa quyết định cho cháu đi làm. Tôi vui sướng nghẹn ngào:
     - Em chu đáo quá! Tôi không biết nói thế nào để cảm ơn em…
       Mặc dù được tiếng ba năm liền là giáo viên giỏi văn cấp tỉnh nhưng trong cuộc sống giao tiếp đời thường tôi rất vụng về... Tôi không biết nói những lời xã giao nơi đầu môi chót lưỡi và ghét cay ghét đắng những kẻ xu nịnh giả dối. May thay, cô Châu kịp đỡ lời:
    - Chị đừng nói thế! Cơ quan em là ngành văn hóa cũng giống ngành giáo dục của chị, chỉ sống bằng tình cảm và trọng người tài đức. Nhận được cháu  Huệ Chi vào cơ quan, em mừng lắm! Còn  chục năm nữa em về hưu, cũng phải lo quy hoạch đội ngũ kế cận dần đi là vừa...
      Nghe câu nói chân tình đầy trách nhiệm của cô Châu, tôi thấy hởi lòng hởi dạ. Cả đêm hôm đó, Huệ Chi và tôi đều rất vui. Huệ Chi vui vì vừa ra trường đã nhận được việc làm ngay, lại làm ở nơi rất phù hợp với nguyện vọng sở trường của cháu. Cô thủ trưởng dịu dàng xinh đẹp lại rất tâm lý. Cháu líu lo tâm sự với mẹ:
     - Con rất muốn giành thời gian nghiên cứu về bản sắc văn hoá của dân tộc Mảng - một dân tộc ít người còn nhiều lạc hậu…
      Tôi vui không chỉ vì thấy con gái vui mà còn vui vì một lẽ khác: Cuộc đời  này không phải ai cũng sống vì tiền như bạn bè tôi nói. Tôi đã nhìn thấy ở cô Châu một tâm hồn đồng điệu. Tôi đem cả niềm vui ấm áp đó vào trong giấc mộng đẹp.
      Cuối năm ngoái, Tuấn được điều động về công tác ở Hà Nội. Tôi mừng và tự hào có một người học trò tài đức, giàu tình nghĩa như cậu.
      Dạo ấy, tôi thấy Huệ Chi đi làm về, nét mặt thường đăm chiêu lo nghĩ chứ không còn vẻ tươi tắn yêu đời như mấy tháng trước. Nó có vẻ sống kín đáo, thu mình lại. Mỗi lần tôi cố gần gũi, thăm dò cháu thì nó lại tìm cách lảng tránh tôi thật xa.
       Gần đến tết,  một hôm con gái tôi đi làm về rụt rè rỉ tai mẹ:
    - Mẹ ơi! Chị Phương ở cơ quan con rủ hai chị em chung nhau mua cái xe máy Atila biếu cô Châu nhân dịp năm mới.
    - Cái Phương năm ngoái cùng vào làm ở Sở Văn hoá với con á ? Sao phải làm như thế hở con?
    - Chị ấy bảo con rằng: Hai chị em mình được vào làm ở Sở Văn hóa không mất một xu, ấy là nhờ xếp Tuấn. Cô Châu lúc đó đang muốn nhờ xếp Tuấn cho sang làm ở một ngành kinh tế của tỉnh, chẳng là ngoài cái bằng Đại học Văn hóa, cô ấy còn có thêm cái bằng Đại học kế toán hệ hàm thụ. Từ độ chú Tuấn chuyển về Hà Nội, cô Châu không còn quý chị em con như trước, thậm chí xa gần nhắc nhở việc tụi con vào được cơ quan quá dễ dàng...
      Không để Huệ Chi nói hết câu, tôi gạt phắt:
   - Con không được nghĩ xấu về cô Châu như thế! Có thể cô chịu nhiều áp lực công việc nên không cởi mở như trước...
   - Thế tết đến, mẹ bảo con mua gì biếu  cô?
   - Cô Châu từng tâm sự với mẹ là rất  yêu sách và yêu hoa. Người có tâm hồn đẹp như thế, mình tặng những món quà thiên về vật chất là xúc phạm họ đấy! Con nên mua  vài quyển thơ, truyện ngắn hay tặng cô ấy kèm một cành đào thật đẹp là hợp lý nhất...
        Thơ và truyện thì đích thân tôi săn tìm, chọn mua. Còn hoa, tôi cho cháu tự chọn. Tụi trẻ, chúng có khiếu thẩm mĩ hơn mình, nó biết chọn dáng đào cổ kính, sù sì, mông mốc, nhiều hoa nhiều lộc.
        Huệ Chi đi chợ về, sà vào lòng mẹ, nũng nịu:
      - Các cuốn sách mẹ chọn  thật “hết sảy”. Con định mua một cành đào thật đẹp cho cô, chừng năm trăm ngàn thôi nhưng chị Vân ở cơ quan con bảo: Em dùng năm trăm ngàn ấy mua cành đào nhựa đẹp chẳng khác gì đào thật mà lại có giá trị sử dụng lâu dài chứ mua cành đào ngoài chợ, chỉ mồng 5 tết là phải bỏ đi, phí hoài lắm!
       Và kêt quả là buổi họp mặt đầu xuân Kỷ Sửu, cô Châu-sau một tuần rượu chúc mừng anh chị em cùng những  “lời hay ý đẹp”, đã chuyển giọng  nói với các nhân viên dưới quyền rằng:
     - Tôi rất buồn vì cách ứng xử của một số ít người trong cơ quan ta - một cơ quan văn hoá mà lại rất... vô văn hóa. Thế mới biết cái sự học trong nhà trường và thực tế cuộc sống khác xa nhau một trời một vực... Tặng sách cho thủ trưởng khác nào ngầm chê thủ trưởng ít đọc, ít hiểu. Tặng hoa giả cho thủ trưởng lại càng thể hiện sự thiếu tôn trọng nhân cách con người...
    Đó chính là nguyên nhân cuộc họp mặt đầu xuân năm ngoái, con gái tôi đã khóc khổ khóc sở, khóc tức khóc tưởi...

                                     ***

      Gần tết năm nay, bạn tôi mách:
   - Ừ, thì vẫn là tặng hoa… nhưng phải tặng hoa địa lan mới là lịch sự, sành điệu. Cái loại hoa thoạt trông có vẻ tao nhã giản dị ấy càng ngắm càng thấy nó có một vẻ quyến rũ đặc biệt...
     Tôi mách lại cho Huệ Chi.
     Còn nửa tháng nữa mới đến tết, thế mà con bé đã "ngoại giao" đến tận Pa Lao Sủ mua về một chậu hoa địa lan tuyệt đẹp. Hôm chiếc xe U - oát bất ngờ đổ chậu hoa xuống sân, tôi cũng bất ngờ bị choáng ngợp trước màu vàng tươi xen lẫn cánh gọng đỏ thắm rực rỡ cứ rung rinh, rung rinh như cánh bướm đẹp xinh quyến rũ gọi mời các chàng ong đa tình lơi lả...
     Khóm địa lan gồm hai mươi dây hoa, mỗi dây chừng 5 chục bông được vén cao lên buộc vào một cọc khum khum hình cầu nom thật bắt mắt. Kỳ lạ thay, cánh hoa nom mềm mại tha thướt như vậymà sờ vào lại dày mượt như nhung, cứ như có bàn tay khéo léo của con người cắt tỉa công phu dâng đẹp cho đời. Tôi đã từng nghe một nhà thơ nói: Trên đời này có loài hoa "hữu sắc vô hương" và cũng có loài hoa "hữu hương vô sắc". Tôi hiểu, anh ta nói theo nghĩa bóng. Nhưng trong trường hợp này, hiểu theo nghĩa đen, tôi hiếm gặp loài hoa nào có được trọn vẹn cả hương lẫn sắc như địa lan. Mùi hương không nồng nàn say đắm như hương hồng, không quyến rũ gọi mời như hương huệ, cũng không thoang thoảng dịu dàng như hương nhài mà cứ xa vời vợi khiến ta phải tĩnh tâm nhắm mắt, ngồi thiền mới cảm nhận được... Nghĩa là muốn thưởng thức được mùi hương linh diệu đó, tâm hồn ta phải tĩnh lặng, thanh khiết, không vẩn chút so đo tính toán bụi trần... Bên hoa, người ta sống đẹp hơn.
      Thế nhưng... hỏi ra mới biết rằng:
      Mỗi một dây hoa trị giá ba trăm ngàn, hai mươi dây hoa, trị giá sáu triệu đồng, cộng năm trăm ngàn công vận chuyển, vị chi là sáu triệu năm trăm ngàn đồng, gần  bốn tháng lương của con gái tôi rồi...
      Thấy mặt con bé thẫn thờ, nghệt ra, tôi an ủi nó:
    - Được rồi! Để mẹ chi. Con vui, thủ trưởng con vui là mẹ vui rồi!
      Đêm ấy, Huệ Chi ngủ không say. Lúc lúc, nó lại lẻn ra sân bật điện ngắm nghía chậu địa lan. Thấy con hồi hộp không yên, tôi cũng trở dậy theo nó:
    - Mẹ ơi! Hoa đẹp quá! Mai con đem ra luôn cho cô Châu mừng mẹ nhé! Để ở nhà con cũng không yên tâm, sợ lúc mẹ con mình đi làm, bọn nghiện vào lấy trộm...
    - Ừ, mà con nên kín đáo thuê xe chở vào buổi tối cho cô, cô ấy khỏi ngại và mẹ con mình khỏi ngượng trước việc tặng một món quà có vẻ như là biếu xén này!
… Buổi tối, con gái tôi "thừa hành nhiệm vụ" về, mặt mày phởn phơ vui vẻ lắm!
    - Cô có vui không con?
    - Có! Con bảo: Mẹ gửi biếu cô, cô vui lắm mẹ ạ! Cô nói: Cháu có một người mẹ tuyệt vời, thời buổi này không còn nhiều người sống có tâm hồn như mẹ cháu đâu. Cô còn bảo muốn con tìm thêm một bình như thế gửi cho "thủ  trưởng" cô ở Hà Nội. Thủ trưởng cô cũng sống mơ mộng như cô, chỉ yêu hoa lá cành chứ không ưa vật chất tầm thường... Cháu giúp cô nhé! nhưng đừng nói với mẹ, sợ mẹ hiểu lầm.
       Nhìn nét mặt đang tươi hơn hớn bỗng nhiên ỉu sìu sìu như bánh đa nhúng nước của con gái, tôi xót xa cho nó quá:
    - Thôi con đừng buồn! Một năm có một cái tết! Con vui, thủ trưởng con vui, ấy là mẹ vui rồi !
 …  Lần này, chiếc xe hợp đồng không chuyển chậu địa lan đến nhà tôi nữa mà chuyển thẳng đến nhà cô Châu. Có điều giá một dây hoa đã tăng lên đến ba trăm năm mươi ngàn đồng. Hai mươi dây hoa là bảy triệu đồng. Cộng với năm trăm đồng công vận chuyển. Vị chi là bảy triệu năm trăm ngàn đồng. Cộng với bình hoa thứ nhất... Số tiền đó không phải là nhỏ cũng chẳng phải là lớn đối vởi một cô giáo dậy văn như tôi... Mà thôi, đầu năm mới nói chuyện tiền nong làm gì, con người mình nó nhỏ nhen, hèn đi !
      Suốt trong tết, con gái tôi vui, thủ trưởng con vui. Ấy là tôi vui rồi.
      Hôm nay, họp mặt đầu xuân về, Huệ Chi càng vui. Nó bảo: trước tập thể cô Châu khen nó tiến bộ vượt bậc: "Thế mới là cán bộ văn hoá chứ !"
      Huệ Chi cười. Một tràng cười mỉa mai quái đản tôi chưa hề nghe thấy từ nó. Tôi sởn gai ốc khi nhìn vẻ mặt đắc ý phởn phơ của cô con gái yêu. Nó đã khác xa  cô bé hồn nhiên, ngây thơ, thánh thiện của một năm về trước... Cảm thấy nóng bừng mặt, tôi  ra nhìn trước gương, sững sờ thấy cái bản mặt mình, hình như cũng điêu điêu, khôn khôn ra một tý... Mình cũng không còn là mình của một năm về trước nữa rồi...
     Huệ Chi hốt hoảng:
  - Mẹ! Sao mặt mẹ đỏ bừng lên vậy? Mẹ bị tăng huyết áp ạ? Để con lấy thuốc cho mẹ.
  - Không sao! Không sao! Con vui... Thủ trưởng con  vui... Ấy là mẹ vui rồi !


                               L.C, mồng 9 Tết Canh Dần.
                                     B.T.S
ƯỚC: vòng tay dài rộng bằng trời
Để ôm trọn vẹn muôn người mình yêu...
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

buithison

CÁI SỰ NHAI

       1/
          Lúc còn nhỏ, mẹ thường dạy chúng tôi đường ăn nết ở bằng các câu tục ngữ đúc kết kinh nghiệm của cha ông từ bao đời. Chẳng hạn, (xoay quanh động từ “nhai”) , muốn con cái chăm chỉ lao động, tự lực cánh sinh, không trông chờ, ỉ lại vào người khác, mẹ bảo: “ Tay làm hàm nhai, tay quai miệng trễ” . Sáu anh chị em chúng tôi ngoan ngoãn vâng lời mẹ.Vì vậy, mặc dù bố mất sớm khi cả sáu đứa con đang học hành dang dở; cuối cùng chúng tôi cũng tự vươn lên trong học tập, lao động, tạo dựng cho mình một cuộc sống không đến nỗi nào…
       Muốn tạo cho các con có thói quen cẩn thận, kỹ càng trong công việc, mẹ dẫn câu tục ngữ: “Ăn kỹ no lâu, cày sâu tốt lúa”. Anh chị em chúng tôi, người trong quân ngũ, người làm giáo viên, người làm bác sĩ, người làm bưu điện… ai cũng được cấp trên và đồng nghiệp đánh giá là nghiêm túc, có trách nhiệm và hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao.
        Muốn tạo cho các con hành vi đẹp trong khi ăn uống, bên cạnh câu: “Ăn trông nồi, ngồi trông hướng”, mẹ thường dẫn câu: “Ăn chậm nhai kỹ”  kèm theo lời nhắc nhủ: “Các con khi ăn không nên  nói chuyện, mất vệ sinh lắm!”.Mọi lời dặn của mẹ,tôi khắc ghi trong lòng. Riêng lời nhắc nhủ không nên nói chuyện trong khi ăn uống, từ khi lấy chồng, tôi rất khó thực hiện.

     2/
       Chồng tôi mồ côi cha mẹ từ tấm bé nên rất ưa sống tình cảm. Mỗi buổi đi làm về, anh hồ hởi kể cho tôi nghe biết bao câu chuyện vui – buồn từ ngoài đường đến công sở. Không muốn làm mếch lòng anh, tôi chăm chú lắng nghe anh nói. Lúc đi nghỉ rồi, tôi mới nhẹ nhàng bảo chồng:
      - Chồng à, em rất thích nghe anh nói chuyện. Nhưng  mẹ  dạy: “Khi ăn, không nói chuyện riêng, mất vệ sinh lắm!” .
       Chồng “Ừ” mà nét mặt buồn thiu. Lặng đi một lát, anh khẽ khàng nói:
      - Em à, vợ chồng mình đều đi làm ngày tám tiếng, rất ít thời gian được nói chuyện với nhau. Lẳng lặng ngồi ăn mà không nói câu được nào với nhau thì đến stress mất.
      Nghe chồng nói và nhìn vẻ mặt tội nghiệp của chồng, thương quá! Thôi, mình đã ra ở riêng rồi, chiều ý chồng, không nghe lời mẹ riêng điều này cũng không quan trọng lắm! Lâu dần, thành thói của đôi vợ chồng trẻ. Con trai, con gái lần lượt ra đời. Thành thói quen của cả gia đình. Mất vệ sinh thì đương nhiên rồi. Song vui. Vợ chồng con cái hết giờ đi làm về, không chỉ mong được ăn bữa cơm ngon, mà muốn uống hết cốc tình nồng ấm sau bốn giờ xa cách. Hết giờ làm ào về nhà, nhìn mặt chồng, mặt con trai, con gái, ai vui, ai buồn là biết ngay. Rồi cùng xăng xái vào bếp,người vo gạo nấu cơm, người nhặt rau, thái thịt, người lau chùi, quét dọn. Rồi tranh thủ kể cho nhau nghe bao sự việc mắt thấy tai nghe ngoài đường, trong cơ quan, trường lớp. Kể chưa xong, ngồi vào bàn ăn, san sẻ tiếp.
         Khách - bất kể là bạn của bố mẹ hay con trai, con gái - một lần đến ăn cơm cùng gia đình là nhớ mãi, đi đâu cũng nhắc: “Đến nhà ấy không phải để ăn tiệc, uống rượu mà để uống cái tình hiếu khách, tình cảm trân trọng yêu thương nhau của mỗi thành viên trong gia đình. Bữa cơm tràn ngập tiếng cười. Tràn ngập niềm vui”. Lời khen chân tình đó thật không dễ gì mua nổi. Thời buổi bây giờ, mấy ai thiếu đói, khát rượu thèm thịt nữa. Người ta quý mến nhau là quý mến ở cái tình, cái nghĩa. Khối người giàu có, sang trọng, mời gẫy bát, gẫy đũa mình cũng chẳng muốn đến đâu. Thống nhất với nhau quan điểm đó rồi, bất kể khách của bố mẹ hay khách của con, cả nhà cùng xúm xít trổ tài chế biến các món ăn và bày biện thật là đẹp mắt. Khách vui. Chồng  vui. Vợ vui. Con trai vui. Con gái vui. Hạnh phúc đơn giản như thế đó!

      3/
      Bạn bè bảo nàng may mắn vì sinh ra trong một gia đình hạnh phúc ấm êm. Nàng tự hào về bố mẹ và ngôi nhà của mình, bữa ăn nào cũng chật ắp tiếng cười. Anh em nàng, dù đi đâu có chuyện bực mình hay có những vướng mắc trong công việc không biết san sẻ cùng ai, cứ về nhà là như được sẻ chia giữa những ánh mắt cảm thông và câu chuyện dài bất tận bên bàn ăn. Có lúc cháu nàng (mới lên ba) ngô nghê nói một câu với chị dâu, cả nhà cười nghiêng ngả vì ngộ nghĩnh trẻ thơ ấy.
       Sớm nay đi học về, anh bảo nàng:
     - Nhà anh tổ chức ăn mừng vì mới thắng thầu, em đến nhé! Hôm trước ra mắt mẹ chưa nói chuyện với em được nhiều, nhân dịp này trổ tài với mẹ chồng tương lai luôn.
      Nàng “Hứ!”, nhưng ánh mắt lại nhìn anh tha thiết. Nàng yêu anh ngay từ ngày đầu ra trường đi làm. Nàng mong rằng nàng và anh rồi cũng như bố và mẹ, hạnh phúc bên nhau mãi mãi. Anh có nhiều nét giống bố nàng: chín chắn, cương nghị, quyết đoán…
      Taxi dừng lại ở cổng một doanh nghiệp lớn. Nàng ôm bó hoa tươi và khệ nệ hoa quả bước xuống. Anh đi làm về muộn nên nàng phải tự đến sớm một chút, ở nhà mẹ nàng dặn: “Con gái đến ăn cơm ở nhà bất kỳ ai đều phải biết giữ ý tứ”.
      Bước vào phòng khách, nàng không được đón đợi như nàng tưởng. Đặt bó hoa và quả ở chiếc bàn phụ kê bên cạnh ghế, nàng xuống bếp chào bố mẹ anh. Ừ hử trả lời qua loa, rồi mẹ anh xoay qua bỏ thịt quay vào lò vi sóng, bố anh khệ nệ nhấc nồi thịt luộc lên bếp. Hai đầu bếp giỏi nhất thành phố đang thành thạo băm, chặt. Nàng bỗng thấy chân tay mình thừa thãi chẳng biết để vào đâu. Thấy bác gái quay ra giã hạt tiêu làm gia vị, nàng lúng búng:
      - Bác… à… để cháu cùng làm cho vui.
    Bà liếc nhìn nàng, ánh mắt sắc lạnh buốt dọc xương sống, cụt lủn đáp:
      - Ừ!
      Nàng có cảm giác không gian trong căn bếp rộng rãi, sang trọng như đã quánh đặc lại. Những giờ phút nặng nề kéo dài đến tận khi có tiếng “7 mâm” y chang tiếng bà chủ quán trong các bàn nhậu. Rồi nàng cũng lật đật cùng mọi người sắp bát sắp đũa.
       Nàng được xếp cùng mẹ, cô, dì, chị, em nhà anh. Anh về muộn, ngồi mâm trên cùng các bậc cha chú. Không quên nháy mắt với nàng một cái. Mâm cơm khá tươm tất, 2 chú lợn “cắp nách” được chế biến công phu dưới tay các đầu bếp bậc thầy. Thịt lợn quay vàng ruộm, giả cầy thơm phưng phức, thịt luộc mềm, béo ngậy… Nàng khe khẽ cất tiếng mời cơm. Im lặng đáp lời nàng làm tim nàng bất chợt dâng cơn se thắt vì xấu hổ, cơn tức ngực chưa qua nhưng nàng cố nén. Nàng phải tỏ ra tự nhiên ở nhà anh chứ, trước sau gì nàng chẳng là người trong cái nhà này? Thầm nghĩ, nàng nhấc đôi đũa nặng trịch, hướng về đĩa thịt quay, miếng thịt thơm ngon vừa đến cổ họng, nàng chợt nghe những tiếng nhai rau ráu cất lên tứ phía. Những cái miệng trơn tru mỡ, những tảng thịt rít rịt từng kẽ răng, nước bọt tứa đầy hai mép… Nàng bất chợt thấy buồn nôn. Miếng thịt lọt qua cổ họng nàng, ớn lợm.
      Nàng chia tay anh ngay sau bữa cơm đáng nhớ ấy. Không phải vì nàng đã hết yêu anh, mà vì nàng biết mình không thể sống nổi trong không gian quánh đặc đến nghẹt thở ấy. Và vì một lý do khác nữa, vì nàng không thể đối mặt với anh, âu yếm hôn đôi môi mà chỉ cần nhắm mắt nàng cũng tưởng tượng ra cảnh anh nhồm nhoàm ăn uống, y hệt những người nhà của anh. Những tiếng nhai đuổi theo nàng cả trong những cơn ác mộng…




Lai Châu, 7/6/2010
Bùi Thị Sơn
ƯỚC: vòng tay dài rộng bằng trời
Để ôm trọn vẹn muôn người mình yêu...
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

buithison

MÔI  BỢT
                                          Truyện ngắn của Bùi Thị Sơn


1/
        Ngọc đứng tê đầu gối dưới giàn hoa Ti Gôn màu hồng phơn phớt trước khi quyết định  mở cửa bước vào nhà. Cách đây ba tháng, Ngọc cũng từng đứng lặng lẽ trước cửa nhà một mình như thế nhưng với tâm trạng hoàn toàn khác.
            Hôm ấy, nhớ cha mẹ, Ngọc đã theo chiếc xe ca đêm từ Hà Nội lên đến bến xe Lai Châu từ lúc 5 giờ sáng. Cô muốn tạo một niềm vui bất ngờ nên không báo trước cho bố ra đón mà thuê xe ôm về tận nhà. Cô lách chìa khoá nhè nhẹ trước khi bước vào phòng khách. Bất chợt cô sững người khi thấy mẹ nằm co quắp trên đi văng, trên mình đắp hờ một tấm chăn chiên mỏng dính, trên tay còn cầm một cuốn sách. Ngọc khe khẽ bước lại gần mẹ. Nước mắt mẹ râm rấp bờ mi. Đôi môi cắn chặt, tưởng như muốn đứt, trông bợt bạt như cánh hoa hồng bạch ngâm nước…
            “Cái con mẹ mày từ nhỏ đã là một đứa con gái ngoan ngoãn, hiếu thảo. Nó chỉ có một thói quen xấu là chuyên trị  mút móng tay. Có lẽ, bởi lúc sinh mẹ mày, bà ốm quặt ốm quẹo, không có sữa cho nó bú. Nó chỉ được húp cháo loãng,thi thoảng mới được húp cái vú da lép kẹp nên nó thèm vú quá! Bà phải rèn luyện mãi, thậm chí phải dùng khăn quấn tay nó lại treo dây qua nách, nó mới bỏ được… Lớn lên một chút, lại mắc cái tật liếm môi suốt ngày, nói mãi cũng không sao bỏ được…”. Đã có lần bà ngoaị ca cẩm với Ngọc về mẹ như thế!
             Khi Ngọc hỏi mẹ về chuyện này, mẹ đỏ bừng mặt, bối rối, rồi chống chế:
            - Hồi  đế quốc Mỹ ném bom bắn phá miền Bắc, mẹ mới lên tám tuổi đã phải theo bà đi sơ tán trong hang đá mấy năm trời, sốt rét triền miên làm cho nước da mẹ luôn tím tái và đôi môi thâm sì. Đến tuổi dậy thì, nước da có thay đổi chút ít nhưng môi không bao giờ hồng lên được. Khi đứng ở  chỗ đông người mẹ thường tự cắn môi thì môi hồng lên chút xíu. Lâu rồi, thành quen, không sửa được. Mà lúc không cắn, môi lại bệch ra, nhợt nhạt, khó coi quá…
          Rồi mẹ lảng sang chuyện khác. Ngọc cũng vô tư quên khuấy chuyện đó.
 … Đắp lại chăn cho mẹ, lấy khăn mùi soa chấm những giọt nước mắt ngưng đọng trên mắt mẹ, Ngọc thấy cay cay nơi sống mũi. Cô nhẹ nhàng bước vào phòng ngủ của bố mẹ. Bố há mồm thở phì phì như tiếng rắn hổ mang, người cuộn lên đầu gối cao quá cằm y như cái thai nhi còn nằm trong bụng mẹ. Mẹ thường chậc lưỡi:
      - Khổ! Bao nhiêu năm cuộc sống đổi thay mà bố con không sao thay đổi được cái dáng nằm, nhìn khổ chưa kìa….
       Thấy cô con gái yêu về, cả bố và mẹ đều vui mừng khôn xiết. Nghe kể: Bố mẹ lấy nhau lúc bố hai mươi sáu tuổi, còn mẹ mới vừa tròn mươì tám. Thế mà mãi mười năm sau mới sinh hạ được Ngọc - đứa con gái xinh tươi, ngoan ngoãn. Rồi thôi… cũng chẳng có thêm đứa em nào nữa.
       Bố mẹ cùng làm giáo viên dạy văn cấp ba, được tiếng là mẫu mực, hạnh phúc. Sau bố chuyển ngành sang làm lãnh đạo  ở ngành văn hoá tỉnh song vẫn  yêu thương mẹ lắm, đi đâu cũng có đôi như đôi chim cu. Bố mẹ là niềm tự hào, hãnh diện của Ngọc.

2/
      “Cách đây ba mươi hai năm, có một đôi  vợ chồng trẻ cùng dạy học ở trường Dân tộc Nội trú tỉnh. Xuân đến, học sinh lục tục trở về gia đình ăn tết. Chỉ còn một đứa trai chừng mười tuổi gầy đét, đen sì  như que củi vẫn quanh quẩn ở trưòng, lúc bổ củi cho nhà  cô Mai cấp dưỡng,lúc gánh nước ,tưới rau cho nhà thầy Toản, lúc lại băm chuối thái khoai cho nhà chú Kế, bảo vệ trường. Làm cho nhà ai, nó ăn cơm  và ngủ luôn ở nhà đó. Hỏi ra, mới biết nó mồ côi cả cha lẫn mẹ…
     Đôi vợ chồng trẻ thương cậu bé mồ côi  ngoan ngoãn chăm chỉ bèn đón cậu về nhà trông  nom đứa con gái đâù lòng mới lên hai tuổi. Khi cậu bé học hết phổ thông, hai vợ chồng làm hồ sơ cho cậu đi học sư phạm. Cô bé con lớn trên lưng cậu sau này chẳng những trở thành bạn đồng nghiệp  mà còn là… người bạn đời của cậu…”
         Lúc bà ngoại kể cho  Ngọc nghe câu chuyện này, cô mới vừa tròn sáu tuổi mà rất tinh ý:
           - Bà kể chuyện bố mẹ cháu phải không?
          
3/
         Đã nhiều lần, Ngọc hỏi bố mẹ vì sao lấy nhau  đến  mười năm mới sinh hạ được Ngọc và vì  sao cô không có thêm đứa  em nào nữa, cả bố và mẹ đều buồn thiu và đánh trống lảng...
         Bố vẫn thăng tiến đều đều. Mẹ vẫn là một cô giáo dịu dàng, người vợ đảm đang. Hai người vẫn cặp đôi bên nhau như đôi chim cu. Ngọc đi học  Đại học Báo chí tận Hà Nội. Bố mẹ chu cấp  cho cô đầy đủ, nếu không muốn nói là sung túc. Cuộc sống của Ngọc đong đầy niềm vui…
         Hai tháng trước, nhận được tin mẹ ốm nặng, Ngọc đã theo xe Khánh Thủy đi trọn đêm để kịp gặp mẹ trong  bệnh viện. Mẹ nằm nhỏ thó, mắt nhắm nghiền, thở thoi thóp…Như có linh cảm, mẹ mở choàng mắt nhìn Ngọc trân trối rồi với tay ra hiệu cho Ngọc cúi xuống bên mẹ. Lấy hết sức bình sinh, mẹ hôn khắp mặt Ngọc, đôi môi vốn bợt bạt càng  bợt bạt như không còn một giọt máu… Mẹ  nhìn bố - cái nhìn âu yếm, khát khao, khắc khoải… rồi thì thào, van vỉ:
          - Anh… hôn … em... đi… chỉ một… lần thôi. Em … sắp… đi rồi.
             Bố cúi xuống bên mẹ, rồi lại ngẩng phắt đầu, nước mắt lã chã rơi.
           Ngọc  ý tứ đi ra ngoài thì thấy bố chạy theo sau như chạy trốn:
         - Con vào với mẹ đi, Bố không thể…
        Ngọc vừa bước vào, mẹ giơ tay chới với định ôm con lần cuối nhưng không kịp nữa rồi…

4/
        Quái lạ! Bố làm gì trong phòng văn của mẹ mà ngủ  quên luôn ở  đi - văng, muỗi vo ve đầy mình thế kia? Nhẹ nhàng nâng cánh tay thõng trên đi văng của bố, Ngọc chợt nhận ra  tờ giấy trắng trên tay bố vẽ gương mặt đẹp dịu dàng  của mẹ: Vầng trán cao thông tuệ, đôi mắt to tròn thăm thẳm, sống mũi thanh tú, còn đôi môi… Ôi đôi môi mẹ đẹp thế đã bị thủng rách nom thật thảm thương… Ngọc chợt nhận ra  rất nhiều tờ giấy trắng ôly  xé từ  một cuốn vở  vứt ngổn ngang trên bàn đọc, dưới sàn nhà bố  vẽ mẹ  rất xinh đẹp nhưng đều bị rách môi hoặc nhoè nhoẹt màu phai như có ai cọ miết nước bọt  vào…
                - Em… em… Anh ân hận lắm! Cả đời em chưa được anh hôn… anh rất muốn… mà không thể… Bây giờ… anh đền em…
              Trong mơ, bố vừa khóc vừa lảm nhảm như nói với vong linh mẹ. Trên bàn thờ mẹ vẫn thoang thoàng mùi hương lan toả. Chắc đêm nào bố cũng lên tầng hai thắp hương và vẽ những bức tranh về mẹ, rồi hôn lên đôi môi bợt  bạt của mẹ đến thủng rách - đôi môi người đàn bà yêu kiều ngoài đời cho đến chết vẫn trinh nguyên khao khát được hôn, khao khát dâng tặng…  nhưng vì sao? Vì sao?
            Ngọc nhẹ nhàng xuống tầng một lấy gối lên kê lại đầu cho bố thì chợt nhận ra bố đang gối đầu lên một cuốn  sổ nhỏ.Trống ngực đập loạn xạ, Ngọc kê lại gối, đáp lại chăn cho bố, rồi từ từ mở cuốn sổ ra đọc-  đây là bức thư mẹ mới viết trong bệnh viện hai tháng trước khi qua đời:
                                          “Lai Châu, ngày…tháng…năm…

             Anh muôn vàn yêu thương của em!
            Em vô cùng hạnh phúc  được làm vợ của anh - người con trai  đầu tiên- cuối cùng và duy nhất của em! Mặc dù mọi người cố giấu, em biết mình không còn sống được bao lâu nữa vì căn bệnh ung thư ác tính… Ba mươi năm sống bên anh, anh đã yêu thương chăm sóc em hết mực… và em cũng đã cố gắng bù đắp những thiếu thốn tình cảm tuổi ấu thơ anh chiụ thiệt thòi.
          Em đã được nghe thím Sì Mẩy kể về cái chết tức tưởi của bố mẹ…Em  biết cái chết đó ám ảnh đeo đuổi anh suốt cả cuộc  đời đến nỗi anh khó có thể thực hiện được tình cảm và nghĩa vụ làm chồng. Biết vậy, em càng thương yêu anh vô hạn…”

5/
         Mùa xuân  năm 1953.
        Tẩn Cù Páo vừa địu con cho bà  chủ nhà giàu vừa nghển cổ xem bọn trẻ trong bản đánh pao. Rõ khổ! Thằng bé lên năm  gầy dơ xương tha đứa trẻ lên hai béo ịch như con lợn để đổi lấy ngày hai bát cơm cháy. Bố mẹ nó nghèo xác nghèo xơ, chỉ có túp lều tranh trống hơ trống hoác. Thế mà mẹ nó lại đẻ  sinh ba…Ba đứa em gái ra đời đỏ hỏn như ba con chuột con, da nhăn nheo như da bà già tám mươi tuổi vì thiếu tháng và vì suy dinh dưỡng từ trong bụng mẹ…Ba ngày sau khi  cất tiếng khóc chào đời, ba đứa trẻ lần lượt trút hơi thở cuối cùng trên tay mẹ. Mẹ nó vốn mảnh mai gầy yếu giờ càng thêm tàn tạ. Mặt người xanh xao vàng võ mà đôi mắt cứ sáng rực lên như có lửa. Cô bé mồ côi  lấy chồng cũng mồ côi, nghèo khổ truyền kiếp mà lại có vẻ đẹp man rợ… Hai lần sinh hạ bốn đứa trẻ cả sống cả chết. Đói rách, khổ đau mà vẫn cứ đẹp như trời bắt phải đẹp…
                  …Tẩn Cù Páo nghe tiếng xì là xì lồ phía sau lưng, ngoảnh mặt lại đã thấy  hai ông Tây cao lớn, da  đỏ trơn như da lợn bạch  bóc túi kẹo xanh xanh đỏ đỏ chia cho  bọn trẻ đang tụ tập đánh pao, đánh cù  …”. Ông Tây này tốt thật!”. Bọn trẻ vừa nhồm nhoàm nhai kẹo  vừa  kháo nhau… Páo giấu ba chiếc kẹo vào cạp quần đùi, đợi chiều bố đi đào củ mài về ,cả nhà chia nhau mỗi người một chiếc…Nhìn bọn trẻ ăn, nó thèm rỏ rãi, nuốt nước miếng ừng ực, tay đang sờ nắn cạp quần chợt  nóng ran, mắt giần giật liên tiếp…Nó chạy bổ về nhà thì một cảnh tượng hãi hùng đập vào mắt: Người mẹ ốm yếu của nó không một mảnh vải che thân, trắng bệch như một con nhái bén trong ổ rơm, bị hai thằng Tây giày vò tã tượi. Nó đang  định xông vào cứu mẹ thì một bàn tay bịt  kín mồm nó lại và một tiêng thì thào bên tai :”Không được. Nó sẽ giết con!”.Thím Sì Mẩy lôi tuột  nó ra bụi chuối  rừng…Một bóng người vụt chạy vào lều. Một tiếng rú kinh hoàng như tiếng con lợn bị chọc tiết…Tiếng thở hồng hộc. Một loạt súng vang lên. Tất cả im ắng đến ghê rợn.Thằng Tây trắng nhễu nhão lừ đừ thõng thượi đi ra, mặt không nhìn một ai…thím Mẩy kéo Pao vào lều. Bố Pao chết gục trên vũng máu, sau khi đã dùng thuổng đào củ mài đâm trúng ngực con quỷ dâm dục… Thằng Tây còn lại kịp xả một băng vào đầu bố. Mẹ nằm chết ở ổ rơm, mắt vẫn mở trừng trừng. Không biết bố hay thằng Tây còn lại đã kịp thời tung một nắm rơm che  chỗ kín trên thân thể mẹ… Môi và hai đầu vú mẹ bị cắn rách bươm, máu vẫn nhểu xuống từng giọt, từng giọt… Mãi đến khi trưởng thành, Pao vẫn bị cái chết thương tâm của bố mẹ ám ảnh… trong từng giấc mơ hãi hùng…

6/
          Xâu chuỗi  bức thư của mẹ, dòng nhật ký của bố, Ngọc đã hiểu ra nỗi bất hạnh đeo đuổi dằng dai suốt cuộc đời của bố và đem đến cho mẹ một hạnh phúc không trọn vẹn. Cô bỗng nhớ Antoane da diết. Nhớ những nụ hôn nồng nàn nóng bỏng mà thiêng liêng, trong vắt, không gợn chút dục tình của anh. Đã hai tháng nay, Antoane không hôn Ngọc. Cô hiểu và biết ơn anh về sự tế nhị này. Anh  biết nỗi đau đớn vô hạn của Ngọc chưa nguôi ngoai. Hai lần tiễn  cô lên xe ngược Tây Bắc, đôi mắt anh đã nói lên tất cả niềm cảm thông sâu sắc với Ngọc…
          Khác với các bạn nữ sinh viên cùng học, mãi đến năm thứ tư, Ngọc mới bắt đầu yêu. Ban đầu là việc Antoane yêu cầu Ngọc giúp đỡ anh ta thực hành tiếng Việt bằng cách vừa đi bộ vừa nói chuyện mỗi sáng, đề tài là đủ thứ chuyện trên trời dưới đất.Thế rồi Antoane tập viết nhật ký bằng tiếng Việt nhờ cô đọc và sửa giùm. Đọc văn của Antone, Ngọc thấy anh quả là một chàng trai thông minh, lịch lãm và giàu lòng nhân ái. Vẻ đẹp tinh thần ấy ẩn giấu sau cái vẻ ngoài có vẻ lạnh nhạt khó gần  của anh nếu tiếp xúc lần đầu.
         Lũ bạn gái cùng tuổi Ngọc nhưng đã có thâm niên yêu ba năm với vài ba mối tình nhạt phèo chóng vánh thường nhắc nhủ  Ngọc: “Khi  yêu, chỉ nên cho đàn ông hôn vào má. Bao giờ quyết định lấy mới cho hôn vào môi…”Ngọc ngây thơ hỏi: “Vì sao?” Chúng nó ré lên cười: “Đồ ngố tầu! Hôn vào môi dễ bị kích thích, gợi dục…Nhất là với người ngoại quốc”. Ngọc không tin. Thực sự, mỗi nụ hôn nồng nàn cháy bỏng của Antoane đều đem đến cho Ngọc một cảm xúc thăng hoa, thấy yêu đời, yêu người hơn bao giờ hết. Hai mươi hai tuổi, Ngọc nghĩ nụ hôn là đã quá đủ để trọn đời tin tưởng, yêu thương nhau. Cô không thể tưởng tượng nổi các cụ xưa kia và cả mẹ cô có thể lấy chồng , sinh con đẻ cái mà không hề được hưởng một nụ hôn sẽ thiệt thòi cho phận má hồng nhường nào… Nếu để sinh tồn và duy trì nòi giống, con người có khác động vật là bao?  Nụ hôn - ấy là biểu hiện của tình yêu thăng hoa - Người nhất…
                 
7/
          Đêm nay, Ngọc thức trắng không sao chợp mắt nổi. Cô thương bố, thương mẹ vô hạn. Mẹ cả đời thiệt thòi đã đi một nhẽ. Nỗi ám ảnh về cái chết thảm thương của ông bà nội sẽ còn đeo đẳng bố đến bao giờ? Liệu sau này, đưa Antoane về thăm bố trong hình hài  một người Tây da trắng, thái độ của bố như thế nào?Như từ vô thức, Ngọc cắn chặt môi suýt bật máu. Hình dung ra làn môi suốt đời bợt bạt của mẹ, bất giác cô bật dậy, ra đứng trước gương soi. Cô giống mẹ lắm: Đôi mắt đen huyền, sống mũi thẳng cao, thân hình uyển chuyển. Trên gương mặt cô chỉ có một điểm khác mẹ: Đôi môi đỏ thắm nồng nàn quyến rũ, ướt rượt báo hiệu một đời sống lứa đôi  đằm thắm, viên mãn…


                                            Lai Châu, ngày 23/5/2010
                                                                                                                              B.T.S
ƯỚC: vòng tay dài rộng bằng trời
Để ôm trọn vẹn muôn người mình yêu...
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

nhật lệ

Chào các bạn!
Mình là Nhật Lệ...
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

nhật lệ

XUÂN MUỘN

                                  Truyện ngắn của Bùi Thị Sơn
  
  Thi sĩ giật mình tỉnh giấc. Quờ tay sang bên trái, chẳng thấy nàng đâu. Quờ tay sang bên phải, cũng chẳng thấy nàng đâu. Mùi chè ướp hương nhài vẫn thoang thoảng đâu đây. Chiếc rèm cửa bằng lụa tơ tằm vàng óng lay lay như bóng dáng người đẹp còn lẩn khuất hư hư thực thực...
   Đã nhiều người đẹp lưu lại thư phòng này.Đó là những người hâm mộ thơ tình của ông suốt nửa thế kỷ qua. Họ đọc thơ ông - hồi hộp, run rẩy. Họ kiếm tìm mọi lý do để được gần ông - Từ lúc ông còn là thi sĩ có mái tóc bồng bềnh cho đến khi mái tóc ngả màu muối tiêu. Họ là những cô tiểu thư khuê các, mộng mơ  của một thời quá vãng,  người giàu có sang trọng như một mệnh phụ phu nhân, người là vợ của một vị tướng oai phong lừng lẫy, đánh đông dẹp bắc.  Họ không thoả cơn khát tình với những ông chồng đạo đức sáng ngời hay những ông chồng võ biền "dùi đục chấm mắm cáy". Họ muốn tìm ở ông hơi thở nồng nàn quyến rũ, họ muốn được yêu, được sống hết mình... Đến thư phòng của ông còn có những cô sinh viên mơ mộng. Họ tôn thờ, thần tượng ông, sẵn sàng sống với ông từng giờ từng phút theo một triết lý sống:
"Thà một phút huy hoàng rồi chợt tắt
Còn hơn buồn le lói suốt trăm năm".
    Có lần, vô tình những người hâm mộ "đụng  độ " nhau. Cô sinh viên trẻ lễ phép:
- Chào bà ạ!
     Tiếng "ạ" kéo dài như mỉa mai, khinh bỉ... Rồi cô quét ánh nhìn soi mói lên mái tóc phi dê đã nhuộm lại, bộ ngực căng mẩy giả tạo nhờ độn thêm mấy lần "mút", bộ mặt bự phấn của người đàn bà đã qua thời "vàng son" - một cái nhìn đầy ác ý. Người đàn bà không phải tay vừa, nàng đánh nửa con mắt qua mặt "con chíp hôi", rồi quay lại thi sĩ với cái nhìn tình tứ, mơ màng và giọng nói nhẹ như cơn gió thoảng:
- Anh còn nhớ bài thơ tình đầu tiên anh tặng em dưới rặng liễu ven Hồ Tây không?
       Thi sĩ vốn nhạy cảm, không muốn mất lòng ai.chàng nhìn cô sinh viên trẻ măng với ánh nhìn của người anh cả - thân thương,trìu mến nhưng nghiêm nghị, xa cách:
- Trang Trang vào thư phòng đi! Thầy tiễn khách rồi sẽ quay lại trao đổi tiếp vởi em về chủ đề hôm qua.
       Rồi chàng quay sang "người đẹp quá vãng":
- Hoài Thi về nhé! Nếu thu xếp được, tôi sẽ đến thăm vợ chồng bạn vào một ngày gần nhất".
Lời nói nhẹ nhàng, chuẩn mực không thể trách cứ vào đâu được...
       Đó là  lần đầu "đụng độ" nhau khi họ mới tìm đến hoặc gặp lại thi sĩ. Họ đi tìm và ngộ nhận cái "nửa kia đích thực" của mình...
                                       
(Còn nữa)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

nhật lệ

(Tiếp theo)
       Lần thứ hai... Trang Trang trong bộ đồ quần ống típ  trắng, áo phông hồng, trẻ trung, hiện đại, nhảy chân sáo từ thư phòng thi sĩ bước ra... Bình minh vừa nhô lên - khoảng không gian bừng sáng, chan hoà ánh nắng. Nàng nhẹ nhàng cúi xuống khóm hoa hồng nhung, đặt môi hôn hờ lên cánh hoa đỏ thắm, khe khẽ nhắm mắt lại tận hưởng mùi hương hoa nồng nàn quyến rũ...  Tai nàng còn văng vẳng lời thơ đắm say, mãnh liệt: "Hôn thật khẽ, thật êm. Hôn êm đềm mãi mãi. đã hôn rồi hôn lại. Như nghiến nát bờ em." Bỗng nàng rùng mình, khìn khịt mũi đánh hơi - mũi nàng tinh như mũi chó sói. Nàng nhận ra mùi nước hoa ngoại đắt tiền của kẻ "tình địch". Nàng mở mắt ra, sa sẩm mày mặt khi thấy người đàn bà “cập kề” tuổi năm mươi trong bộ đồ mỏng tang màu hoàng yến ôm sát những đường cong gợi cảm (đường cong thật hay là thủ thuật của đám đàn bà nhờ chồng mà xài tiền như nước?). Rất bản lĩnh, nét mặt nàng trở nên ngây thơ, trong sáng. Nàng lễ phép thưa rằng:
- Chào bà! Bà lại đến nghe thơ đấy ạ! Cháu phải về lên giảng đường học. Bà cứ ở lại đàm đạo văn chương với thầy nhé !
    Sáng nay, Trang Trang vui lắm. Như thường lệ, nàng dậy từ lúc  năm giờ sáng để chạy bộ cùng hai cô bạn gái trong ký túc xá. Ngọn gió mát lành lùa vào chân tóc, mái tóc thề ngang vai tung tẩy bay bay theo nhịp chạy. Đôi gò vú tròn lẳn, chắc nịch như hai nắm xôi cũng dâng lên hạ xuống theo nhịp chạy. Nàng vừa chạy vừa hít sâu lồng ngực để luồng không khí trong lành thấm tận vào từng dường gân thớ thịt. Đột nhiên, nàng nhớ đến thi sĩ cô đơn có cặp mắt mơ màng và mái tóc bồng bềnh vương trên đài trán... Nàng lừa hai đứa bạn, cố tình chạy chầm chậm, rồi bất ngờ đến khu đường ngoặt, nàng lao chạy như điên đến hiên nhà thi sĩ. Ông ngạc nhiên khi nghe tiếng đập cửa uỳnh uỳnh, rồi cô trò nhỏ lao sập vào ông, đổ oặt cái thân mình mềm mại nóng hôi hổi lên vai ông. Ông nhẹ nhàng hỏi:
- Trang Trang! Em làm sao thế ?
-  Không sao đâu thầy ạ! Em rất, rất vui. Và tự nhiên em nhớ đến thầy...
Thi sĩ thoáng rùng mình. Vì cảm động? Vì bất ngờ? Vì sao nữa? Ông biết cô bé mười tám tuổi xinh đẹp ngây thơ này đã khiến bao chàng sinh viên và các ông thầy trẻ xao xuyến mất ăn mất ngủ mà cô dửng dưng vô cảm chẳng muốn nhìn đến ai.Ông thì đã ngoại lục tuần với biết bao cay đắng trên tình trường. May mà ông có được cái tài nên tổ chức cứ níu kéo ông ở lại giảng dạy cho các sinh viên văn khoa thêm một vài năm nữa. Tình cảm của cô bé mộng mơ này cũng chỉ là tình cảm bồng bột nhất thời như những cô bé lớp đàn chị của cô. Tốt nhất là nên tạo ra một khoảng cách an toàn để cô bé khỏi vỡ mộng sau này và cũng để trái tim mình đừng thêm một lần nữa rỉ máu. Ông nhẹ nhàng nâng đầu cô ra khỏi bờ  vai  xương xẩu của mình:
- Bình tĩnh nào cô bé! Em trở về lên lớp học đi! Đừng trêu đùa lão già này nữa.
- Không! Em không phải là cô bé. Em mười tám tuổi rồi. Thầy cũng không phải lão già. Thầy còn độc thân và tâm hồn thầy còn rất trẻ. Em đã đọc hết các tập thơ tình của thầy - Em ngưỡng mộ thầy và em yêu thầy thật lòng.
- Thôi nào, cô bé, về lên lớp học đi. Rồi có ngày em sẽ thấy ân hận.
- Em không ân hận. Em muốn được thầy hôn...
    Để chiều lòng cô bé và cũng không cưỡng nổi lòng mình, thi sĩ nhẹ nhàng ôm cô bé, nâng mặt cô lên và hôn vào giữa trán cô. Cô mỉm cười sung sướng:
- Em cám ơn thầy! Em lên lớp đây!
     Cô đem theo cả hơi thở ấm áp và nụ hôn phớt nhẹ, không gợn chút dục tình của thần tượng lên lớp  ...
      Hoài Thi nhẹ nhàng len qua luống thược dược đỏ thắm, khe khẽ cất tiếng chào từ sau lưng thi sĩ :
- Anh ạ !
      Thi sĩ đang mải miết nhìn theo một cánh én chấp chới phía trời xa, khẽ rùng mình thảng thốt:
- Em đấy ư ?
        Giọng nói chàng nhẹ bẫng như trôi từ một cõi hư vô nào đến. Đôi gò má chàng phơn phớt hồng tựa hình ảnh chàng cách đây bốn mươi năm về trước... Hoài Thi chợt hiểu ra: Chàng xúc động nhường ấy - đương nhiên trái tim chàng lại thêm một lần nữa run rẩy: "Lại một lần nữa ta mất chàng - Cái con bé chíp hôi có gương mặt bừng sáng, ngây thơ, thánh thiện và giọng nói ríu rít như chim... nó dã kịp làm xiêu lòng chàng... ừ mà cũng tại ta... Hồi ấy ta còn trẻ trung xinh đẹp, biết bao kẻ vây quanh... Chàng thi sĩ nghèo nhưng có trái tim nhạy cảm, nhân hậu... Giờ thì ta đã có rất nhiều: Nhà cửa, tiện nghi, chồng thành đạt, con trai con gái khôi ngô, xinh đẹp, học hành giỏi giang... Ta chỉ thiếu một trái tim yêu thương nồng nàn quyến rũ, có đốt đuốc đi tìm dưới gầm trời này cũng chẳng tìm nổi người thứ hai như chàng... Khi ta tìm gặp lại chàng - chàng không hề oán trách nhưng  lịch thiệp tạo ra khoảng cách... Chẳng có lẽ ta chẳng là gì trong mắt chàng?". Hoài Thi bỗng cảm thấy chóng mặt, mắt hoa lên,nàng luống cuống vịn vào cây thuỷ trúc có dây hoa sao mỏng mảnh, đỏ tươi như máu quấn quanh rồi từ từ quỵ xuống... Chân nàng vô tình đá phải chiếc ô doa đặt... cạnh cây thuỷ trúc khiến nó lăn lông lốc và phát ra tiếng kêu lọc cọc. Thi sĩ giật mình quay lại, chàng vô cùng hoảng hốt khi nhìn thấy Hoài Thi gần như trong trạng thái bất tỉnh. Chàng xốc Hoài Thi vào thư phòng, lấy khăn mặt dấp nước âm ấm đặt lên trán nàng, lấy dầu gió xoa khắp cổ, tay cho nàng. Chàng ý tứ không nhìn xuống khuôn ngực trần sau lần áo mỏng tang... Một lát sau, Hoài Thi từ từ mở mắt... Nàng nhìn không chớp vào bức tranh thiếu nữ treo trên tường với khuôn mặt đẹp thánh thiện như Đức Mẹ Đồng Trinh và chợt nhớ ngày xa xưa thi sĩ cũng từng gọi mình như thế! Nàng  quay sang nhìn thi sĩ nồng nàn đắm đuối, đôi mắt đen ngời sáng dưới đôi hàng mi cong vút không chớp... Ký ức  ùa về ào ạt - đã bao đêm chàng vấn vương mơ tưởng đến con người này, giờ nàng đã hiện ra bằng xương bằng thịt ngay trước mắt chàng - không mơn mởn, ngây thơ, e ấp như mấy mươi năm về trước mà từng trải, đằm thắm, tự tin, quyến rũ... Chàng từ từ cúi xuống hôn lên mắt nàng - đôi mắt long lanh, diễm lệ... Hoài Thi mơ màng tận hưởng nụ hôn thần tiên mà người tình trong mộng ban tặng cho nàng. Nàng lim dim đôi mắt đẹp, như nấn ná, như khích lệ, như chờ đợi một điều gì nồng nàn hơn thế nữa...
       Tiếng chuông đồng hồ đổ dồn. Thi sĩ như bừng tỉnh. Chàng vò đầu, gãi tai như một cậu bé có lỗi:
- Hoài Thi về nhé! Xin lỗi em,mình phải lên lớp tiết bốn...
Hoài Thi ngước đôi mắt đẹp ầng ậng nước, cất giọng giận dỗi:
- Vâng... Thầy có việc thầy cứ đi, em sẽ về ngay, không làm mất thời giờ của thầy nữa...
(Còn nữa)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

nhật lệ

(Tiếp theo)
         ...Lần thứ ba...Trang Trang mặc áo đầm màu hồng phấ-hai bím tóc nhỏ xíu như duôi chồn ngoe nguẩy. Nàng cầm trên tay tập thơ tình như một vật trang sức, một cái cớ đến gặp ông thầy khả kính của mình... Nàng tinh nghịch huýt sáo một bản tình ca với âm điệu vui tươi, nhí nhảnh của thảo nguyên mênh mang xa vắng... Suýt nữa nàng va phải Hoài Thi khi bà này từ thư phòng thi sĩ bước ra...đôi mắt ngấn lệ tràn trề thất vọng...
- Chào bà! Sao bà về vội thế? Bà nán lại một chút cùng thầy và cháu thưởng thức một ly cà phê Ban Mê mẹ cháu vừa gửi ra , bà nhé!
        Trang Trang vẫn tỏ thái độ lễ phép, lịch thiệp mà cao ngạo của một người tự ý thức được thế mạnh vượt trội của mình so với  đối phương... Thấy bà này gật đầu, rảo bước như  trốn chạy, như thất bại, nàng cảm thấy vừa đắc ý vừa thương hại bà ta... Nhưng rồi nàng lại nghĩ: " Bà ta có kinh nghiệm trên tình trường - có thể lần này bà chưa chinh phục được thầy, nhưng biét đâu được...". Cô nữ sinh mơ mộng đã học lỏm được vài chiêu trói buộc người tình qua các trang tiểu thuyết vừa đọc... Nhưng cô đã lầm. Người thất bại thảm hại lại chính là thần tượng của cô - Hoài Thi chỉ là người thất vọng trước sự thực phũ phàng...
               "Ta khác!". Trang Trang kiêu hãnh nghĩ và yểu diệu lướt qua  trước thầy. Thi sĩ xua tay, đôi mắt tuyệt vọng như con thú bị thương:
- Em về đi! Về đi! Tôi mệt.
Trang Trang tối sầm mặt mũi:
- Chỉ vì người đàn bà kia ư, thầy?
Thi sĩ uể oải lắc đầu... Trang Trang đành lặng lẽ bước khỏi thư phòng...
    Biết tin thi sĩ ốm, Trang Trang còn mua hoa quả đến thăm ông hai lần nữa. Tự tay nàng bóc cam mời ông ăn, ông cũng chỉ buồn bã lắc đầu. Lòng tự ái của cô gái trẻ dẹp bị tổn thương, nàng nghiêng mình kính cẩn:
- Chào thầy!
Rồi lặng lẽ ra về, bụng bảo dạ: "Ta quý tài văn chương, ta yêu tâm hồn chàng và ta cũng muốn chàng hết mình với ta. Xung quanh ta thiếu gì chàng trai trẻ ve vãn, tán tỉnh..."

                       *  *   *
      Sau hơn tuần nghỉ ốm,thi sĩ lên lớp với bộ mặt gầy sọm, râu ria sợi đen sợi trắng đua nhau mọc tua tủa. Ông cố tránh không để ý đến Trang Trang nhưng nàng lại cố tình cười nói lả lơi với mấy chàng sinh viên trẻ măng như cố tình chọc tức ông... Thời gian sau,ông nghe tin nàng... chửa hoang, chẳng biết với ai nữa, nhà trường đang họp  hội đồng kỷ luật để xử lý nàng, răn đe làm gương cho kẻ khác. Nàng phớt đời, ngạo nghễ đi giữa mọi người với chiếc bụng lùm lùm sau lần áo mútxôlin mỏng tang màu hoàng yến... Một lần, nàng cố tình đợi ông đi ngang qua và nói rất nhanh:
- Tất cả là tại thầy, thầy làm em vỡ mộng.
Nước mắt  nàng lã chã tuôn rơi. Mặc dù biết lời trách cứ đó là vô lý (ông có bao giờ hứa hẹn làm cho nàng nuôi hy vọng đâu) nhưng ông vẫn cảm thấy xót xa, thương nàng vô hạn.
         Dạo này thi sĩ cũng hay gặp Hoài Thi. Nàng luôn sánh đôi bên chồng trong những buổi đi xem hoà nhạc hoặc đi dạo trên đường phố, xem ra rất tình tứ và ngập tràn hạnh phúc. Ông chồng võ biền "dùi đục chấm mắm cáy" giờ đã đeo lon đại tá và có phần bệ vệ hơn trước. Nhìn thấy thi sĩ từ xa, Hoài Thi chủ động khoác tay chồng và đon đả chào chàng trước:
- Lâu rồi không gặp anh. Anh vẫn khỏe chứ ạ? Sao anh lại đi có một mình?
       Thi sĩ lịch sự bắt tay người chồng và đáp lại qua quít... Chàng biết rõ Hoài Thi đang đóng kịch. Nàng lừa chàng, lừa chồng, lừa mọi người và tự lừa dối chính mình. Cuộc sống giàu sang trong nhung lụa không làm nàng hạnh phúc. Thi sĩ nhận rõ điều đó qua ánh nhìn mỉa mai, khiêu khích, oán giận, trách móc của nàng. Trái tim đa cảm của chàng lại ngập tràn thương xót: "cuộc  đời mỗi người có một nỗi khổ riêng - ta thương nàng nhưng chính ta - chính ta là con người bất hạnh nhất "... Chàng lừ đừ bước vào phòng tắm. Tự ngắm mình trong chiếc gương lớn treo đối diện bồn tắm, chàng buồn rầu nhận ra những vết chân chim hằn trên mí mắt: "ôi! Ta đã già, ta đã già thật rồi !" Chàng uể oải, hờ hững  cởi bỏ bộ đồ ngủ kẻ sọc xanh trắng, tự nhìn ngắm thân thể mình trong gương: "Vòm ngực, bắp tay ta vẫn còn săn chắc - đó là do ta làm việc, sinh hoạt điều độ và tâm hồn ta còn rất trẻ - Chàng tự nhủ - Đàn bà, con gái vẫn mê thơ tình của ta". Đôi mắt chàng đang từ từ đảo xuống phía dưới phần bụng trắng hồng, thon lẳn bỗng ngây đờ ra, đau đớn tột độ: "Trời ơi! Sao lúc nào nó cũng tím tái, ủ rũ, u buồn đến vậy? Tất cả là tại nó... tại nó... tại nó. Ta đâu phải là đức thánh như các bà, các cô từng nghĩ, từng rỉ tai nhau trong những lúc thất tình ê chề. Ông trời thật bất công hay thật công bằng khi cho ta tâm hồn đa cảm, tài thơ thiên bẩm nhưng lại không cho ta hạnh phúc được hưởng thú vui trần tục như mọi người đàn ông bình thường khác? Tại sao? Tại sao lũ đàn bà, con gái đều ỏn ẻn nói rằng mến tài thơ của ta, yêu tâm hồn ta nhưng khi thấy ngoài nụ hôn nồng nàn say đắm ban tặng họ, ta không thể tiến xa hơn được nữa - họ sẵn sàng bỏ rơi ta? Chẳng lẽ  họ chú trọng đề cao nhục dục đến thế?". Bực mình, chàng khoác hờ chiếc khăn tắm lên mình rồi ra ngồi bàn viết, quyết định không tắm nữa:
                "Đến bao giờ ta mới gặp được em?
                 Người con gái đoan trang không màng danh lợi
                 Nàng yêu ta ở phần hồn thánh thiện
                 Không  cúi mình trước nhục dục tầm thường..."
  Viết đến đó, nước mắt chàng trào ra - nỗi buồn thầm kín này chỉ riêng chàng tỏ: Khó tìm lắm - chàng lẩm bẩm một mình rồi gục xuống bàn, thiếp đi...

(Còn nữa)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

nhật lệ

(Tiếp theo và hết)  Người thiếu phụ trong bộ đồ tơ tằm trắng muốt nhẹ nhàng bước đến bên chàng cất giọng chế giễu:
- Này thi sĩ! Đường đường là một đấng nam nhi mà chàng phải đau buồn vì một việc cỏn con đó sao? Có gì uẩn khúc ở trong lòng, chàng cứ viết ra để giải toả...
     Chưa có một người đàn bà con gái nào dám nói với chàng bằng cái giọng vừa thân mật vừa kẻ cả như thế. Chàng dụi mắt,sững sờ trước vẻ đẹp phồn thực hiển hiện trên tấm thân tròn lẳn, những đường cong gợi cảm của người đàn bà đang ở giai đoạn sung mãn nhất. Chàng thi sĩ đa tình yêu cái đẹp - đơn giản là như thế... Bắt gặp cái nhìn giễu cợt, đầy vẻ khiêu khích từ đôi mắt to tròn ẩn dưới bờ mi cong vút, chàng ý tứ lảng cái nhìn sang tủ sách treo đối diện chiếc giường ngủ của mình:
- Nàng là ai? Cớ sao nàng lại biết rằng ta đang buồn ?
- Em là người cũng yêu thơ như chàng.Thơ chàng hay vì nhiều lẽ nhưng trước hết và trên hết chàng dám nói thật những rung động lòng mình ở cõi tâm tư sâu lắng nhất - Người nhất. Một số kẻ khác - cái bọn cơ hội, đạo đức giả ấy lớn tiếng chê bai thơ chàng chỉ biết đi sâu khai thác cái tôi nhỏ bé mà không nói được cái lớn lao, tầm vóc... Có phải ai cũng có đủ tâm và đủ tầm để nói những vấn đề lớn lao đó đâu - mà nói được cái tôi để bao người đọc cảm được cái ta trong đó cũng đáng quý lắm rồi... Mà chàng buồn, em cảm nhận được bởi "đồng thanh tương ứng, đồng khí tương cầu" mà...
Thi sĩ  ngạc nhiên, cất giọng nhẹ nhàng bảo nàng rằng:
         - Nàng chắc mới ba mươi tuổi. Ta sáu mươi tuổi rồi. Thôi. Ta cứ gọi nhau bằng anh em cho thân mật nhé! Nào! Mời em ra ngoài ban công uống chè,thưởng nguyệt và cùng đàm đạo văn chương.
          Chàng giơ bàn tay phải ra - rất sành điệu, lịch lãm mời nàng đi trước. Nhưng nàng ý tứ lùi lại phía sau và cất tiếng cười thật trong trẻo:
          - Em cười anh điều gì đấy?
         - Không! Không phải em cười anh. Em vui vì trong mắt anh, em trẻ thêm mười bốn tuổi. Thực ra thì... em đã bốn mươi tư tuổi rồi đấy!
           Lúc ấy, chàng đang pha trà, lúng túng suýt nữa đánh rơi cái chuyên màu cánh gián... Hai người nhìn nhau thiết tha tình tứ. Rồi họ say mê nói chuyện văn chương đông tây kim cổ, tâm đầu ý hợp. Chàng tò mò muốn biết nàng là ai? Nàng từ đâu đến nhưng lại e ngại nàng sẽ cho mình là người khiếm nhã, chàng khôn khéo gài những câu hỏi xen vào việc bình phẩm thơ ca. Ai dè vớ phải cao thủ. Nàng kỳ lạ thật! Vừa mơ màng lãng mạn, vừa tỉnh táo, thông minh, mẫn tiệp...

               * * *

        Gà gáy canh ba. Nàng nhìn chàng khắc khoải, đắm đuối:
- Em phải đi rồi. Vĩnh biệt anh! Gặp được anh, em thật hạnh phúc!
  Chàng giật mình như rơi từ cõi hư vô xuống, miệng lắp bắp vụng về:
- Chưa... nàng chưa  đi được đâu! Ta đã biết nàng là ai và từ đâu đến đâu...
   Chàng liều lĩnh giang tay định ôm nàng thì đột nhiên bóng hình thướt tha, kiều diễm ấy biến mất đường đột như khi vừa xuất hiện. Chiếc rèm  cửa vẫn lay lay phơ phất. Mùi hương thơm thoang thoảng là mùi hương của hoa hay hương của nàng? Thi sĩ chới với đứng dậy, từ từ tiến về phía cửa buồng - nơi treo bức tranh nữ sĩ họ Hồ chàng thường ngưỡng vọng. Chàng lạnh toát sống lưng khi nhận ra người thiếu phụ đêm qua đàm đạo văn thơ cùng chàng chính là nữ sĩ họ Hồ - một người đẫ từng được người đời ca tụng hết lời về tài năng văn chương thơ phú và cũng không ít người coi văn thơ của nàng là loại dâm thư - sản phẩm của một người đàn bà nổi loạn.Chàng đã  có  nửa đêm bên nàng trong mối tình thiêng liêng trong sáng, yêu nhau vì đức mến nhau vì tài, không gợn chút nhục dục. Nàng không có vẻ đẹp rực rỡ, hồn nhiên như TrangTrang; nàng cũng không có vẻ đẹp si mê, quyến rũ đa tình của Hoài Thi. Vẻ đẹp của nàng là vẻ đẹp thánh thiện của một tâm hồn thanh cao, biết mình biết người, không ỷ tài cậy sắc mà đỏng đảnh, xem thường người khác; trân trọng con người nhưng không tỏ ra nhún mình quỵ luỵ... Thi sĩ thở dài: "Có lẽ chính vì điều đó ta yêu nàng muốn phát cuồng". Chàng đưa tay mân mê từng đường nét trên bức tranh, ngỡ ngàng khi nhìn thấy từ đôi mắt đen huyền thông minh sắc sảo kia hai giọt lệ to tròn tuôn rơi. Chàng hôn rất lâu vào đôi mắt, hôn đến đôi môi chúm chím như nụ hoa hàm tiếu của nàng. Kỳ lạ chưa,thân hình nàng trong tranh run rẩy... chàng cảm được hơi ấm từ cơ thể người thiếu phụ trong tranh như một người đàn bà bằng xương bằng thịt. Một thoáng rùng mình. Lần đầu tiên trong hơn lục tuần sống trên dương thế, chàng cảm thấy khát  khao cuồng nhiệt. Như từ trong vô thức, đôi môi tham lam của chàng vục xuống khoảng thung lũng giữa đôi gò bồng đảo. "ùm!" Bức tranh đổ ập xuống người chàng. Thi sĩ mê man, bất tỉnh...
                            * * *
         Sáng hôm sau... Tiết hai trống giờ học về thơ. Cả lớp buồn vì vắng bóng thầy. Buổi trưa, đám sinh viên mua đường sữa, hoa quả vào thăm thầy thì nhìn thấy thi sĩ nằm ngửa bất động. Bức tranh  nữ sĩ họ Hồ - người đàn bà nổi tiếng ra đời trước chàng hơn thế kỷ đổ ụp lên thân thể chàng. Nhấc bức tranh ra, mọi người  đều sửng sốt  khi nhìn thấy  từ  đôi mắt người quá cố  mở  to, long lanh hai giọt nước mắt hạnh phúc muộn mằn... Đôi môi chàng phảng phất nụ cười đắm say, mãn nguyện...

                                            Lai Châu,ngày 20/12/2009.
                                                      B.T.S
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

nhật lệ

TRÊN CHUYẾN XE GIÁP TẾT

                                  Truyện ngắn của Bùi Thị Sơn
    
   Trời nắng chang chang mà người vẫn gai gai lạnh. Tiếng chị bán vé xe ấm áp vang lên:
   -A lô! Bến xe khách Lai châu xin thông báo: Chuyến xe Lai Châu - Điện Biên cuối năm sẽ xuất phát lúc 12 giờ trưa nay. Hành khách nào có vé khẩn trương thu xếp hành lý để kịp giờ xe chạy.
    Anh nhanh nhẹn xách túi đồ rồi quay sang giục vợ:
   -Thôi nào, cất  quyển truyện đi em! Về đến Điện Biên lúc nào rảnh đọc tiếp...
   Chọn chiếc ghế số 4 ngay cạnh cửa sổ, anh mỉm cười bảo tôi:
   - Này em,  hôm nay đi đường dài, chịu khó ngồi đây để anh yên tâm...
    Tôi đang tròn xoe mắt nhìn anh châm chọc thì có một bà già bước lên xe, dáo dác tìm ghế ngồi. Tôi đứng lên, lễ phép nhường ghế cho bà và nháy mắt cười với chồng :
   - Thôi, anh về  đi kẻo muộn. Em sẽ lên sớm mà.
   Xách túi hành lý xuống ngồi ở góc bên phải, chiếc ghế cuối cùng, bất giác tôi cười tủm một mình nhớ lại chuyện hai mươi năm về trước...

                            * *  *
    Chúng tôi quen nhau trên chuyến xe ca Kim Mã- Lai châu vào dịp cuối năm. Lúc đó, tôi đang là sinh viên khoa văn năm thứ tư trường đại học sư phạm Hà Nội, nhà ở Điện Biên, còn anh – chàng trai từ quê  lúa Thái Bình đóng quân trên Đồi cao Lai Châu. Cả hai có chung sở thích ngồi hàng ghế cuối cùng để ngắm cảnh hai bên đường và quan sát mọi người trong xe. Chúng tôi thành vợ thành chồng sau hai năm quen biết từ chuyến xe định mệnh đó. Gần hai mươi năm chung sống bên nhau, anh vẫn thường dí ngón tay trỏ vào cái trán dô bướng bỉnh của tôi vừa âu yếm vừa nghiêm nghị nói:
    -Em có biết cái tính anh yêu nhất và cũng khó chịu nhất ở em là gì không? Chính là thói quen say mê đọc sách của em đó... Đọc để nâng cao hiểu biết, để sống đẹp hơn thì rất tốt, nhưng đọc đến mức quên cả chồng con, chểnh mảng việc nhà thì không nên một chút nào!
    Hôm nay về Điện Biên thăm mẹ già, nhớ đến lời khuyên nhẹ nhàng, chân tình của anh, tôi thấm thía một điều: Anh là người chồng thật tuyệt vời. Cất cuốn truyện cẩn thận vào chiếc xắc mang theo, tôi nheo mắt quan sát mọi người trong xe.
    Một chị ngồi cách hàng ghế trên chừng ngoài bốn mươi tuổi đang cố nhướn người treo hai khoanh giò nạc lên chỗ để hành lý. Người đàn ông ngồi cạnh trạc tuổi chị hất hàm, giọng kẻ cả: " Này cái nhà chị kia! Chị treo giò lên đấy để mỡ nhỏ xuống đầu tôi chắc? Mà tại sao lại phải chở củi về rừng nhỉ! Chị sợ ngày tết ở Điện biên không có giò bán à? ".   
     Chị bạn ngồi cạnh ghế nguýt dài:
     -Xin lỗi ông hàng xóm. Thứ nhất: Giò của tôi đã buộc rất kỹ, không thể có mỡ để nhỏ xuống đầu ông được. Thứ hai: Ai chả biết Điện Biên thiếu gì giò chả nhưng  chị em chúng tôi phải lùng khắp phiên chợ Dào San mới mua được con lợn đen của dân nuôi, đem về gói giò nịnh chồng con, chứ bây giờ mua thức ăn sẵn, sợ nhất là vớ phải thịt lợn tăng trọng.
     Ông bạn được thể trề môi, ngoa ngoắt:
     -Thế mà cũng là hàng xóm với nhau cơ đấy! Có món ngon ỉm đi mua cho nhà mình mà không rủ bạn mua cùng. Thật ích kỷ!
     Tôi ngạc nhiên nhìn người đàn ông nom có vẻ đẹp mã mà lại xử sự quá đàn bà, thầm tự hào nhớ đến người chồng ga lăng, rất đàn ông của mình. Chị bạn ngồi cùng hàng ghế với tôi bỗng cười phá lên, giọng trẻ trung như cô gái mười tám:
     -Này! Tôi nói cho ông Văn và bà Xuân biết: - Đừng có mà dùng vải thưa che mắt thánh đấy! Con ruồi bay qua tôi còn biết con đực con cái nữa là...
    Hai người có tên là "ông Văn" và  "bà Xuân" cùng quay ngoắt người nhìn người đàn bà trạc tuổi họ, cười mừng rỡ:
    -Thì ra là cậu, bà La Sát Hằng ơi! Cậu lúc nào cũng như quỷ ám bọn mình ấy!
     Thấy tôi ngơ ngác nhìn họ, chị Hằng khều tay tôi vui vẻ nói:
     - Bọn mình cùng học với nhau từ thuở còn ấu thơ. Nhóm bạn bè thân thiết còn có thêm hai người nữa là Sơn và Thảo. Sơn là chồng của  "Bà Xuân", còn Thảo là vợ của "ông Văn"; cả hai đều đang công tác tại tỉnh Điện Biên. Năm đứa bạn chúng tôi đều là con của các chiến sĩ Điện Biên sau giải phóng tình nguyện ở lại xây dựng nông trường chè trên quê hương mới... Bọn mình sinh ra và lớn lên trên mảnh đất lịch sử hào hùng của dân tộc, có dòng Nậm Rốm hiền hoà, thơ mộng, có cánh đồng Mường Thanh thẳng cánh cò bay... Năm học cuối cấp III, Văn thầm yêu trộm nhớ Xuân, nhưng mối tình trẻ thơ ấy không thành...
    Máu tò mò nổi lên, tôi ngồi dịch sát vào cạnh Hằng, hỏi nhỏ: " Vìsao? ".Hằng tinh nghịch nháy mắt nhìn về phía hai người bạn đồng môn:                                                                        -Chuyện đó mình sẽ kể cho bạn nghe sau... Chẳng giấu gì bạn, cả năm đứa bạn mình giờ đều thành đạt. Hồi mới tách tỉnh, trên có chủ trương đưa cả hai đôi vợ chồng Văn – Thảo, Sơn – Xuân và " số dư " là mình chuyển sang tỉnh Lai Châu mới với những cương vị công tác mới. Thảo xin ở lại vì đang dạy văn ở trường trung học phổ thông, cô con gái út mới đang học lớp 11. Sơn cũng không muốn đi vì vợ chồng bạn ấy đang xây nhà ở trung tâm chợ.
      Tôi cũng kể cho Hằng nghe chuyện sau khi tốt nghiệp đại học sư phạm, tôi theo chồng lên thị xã Lai Châu cũ dạy học, sau đó cả hai vợ chồng lại chuyển về Tam Đường công tác. Chợt nhớ đến biệt danh ngồ ngộ "số dư" Hằng tự chỉ mình, tôi thân mật hỏi:
      -Vì sao bạn lại tự gọi mình như vậy?
Hằng nhìn tôi giây lát rồi nở nụ cười buồn:
      - Vì  mình sống độc thân nên tổ chức phân công đi đâu mình sẵn sàng đi ngay, chẳng vướng bận gì cả. Thỉnh thoảng ngày nghỉ, mình tranh thủ về Điện Biên thăm bà mẹ già đang ở cùng ông  anh trai cả hoặc đón cụ sang bên này chơi dăm bữa nửa tháng...
    Tôi không dám hỏi thêm sợ động phải nỗi đau của người phụ nữ có vẻ bề ngoài quyết đoán, nhanh nhẹn ấy. Gạt mái tóc mai mềm mại loà xoà vương trên trán, Hằng thủ thỉ kể cho tôi nghe câu chuyện buồn của mình:
    - Khi bắt đầu vào học cấp ba mình đã có nhiều bạn trai để ý. Họ viết những lá thư tình ngốc nghếch, bày tỏ niềm ngưỡng mộ trước vẻ đẹp thiếu nữ của mình, nào là ca ngợi nước da, đôi mắt, mái tóc, giọng hát... với những lời sáo mòn, rỗng tuyếch. Thói thường, con gái thích người ta- nhất là người khác giới khen mình đẹp. Nhưng mình tự thấy: Mình có quyền ngẩng cao đầu hãnh diện về một vẻ đẹp đáng tự hào hơn thế: Đó là vẻ đẹp của tâm hồn, trí tuệ...
         Dường như  nhận thấy tự  khoe về mình với một người mới quen là không nên, Hằng im lặng trong giây lát... Nhưng tôi đã bị cuốn hút bởi người phụ nữ trạc tuổi mình có cách nói chuyện rất cởi mở thẳng thắn. Tôi nhìn thấy ở chị một phần tính cách của mình... Tôi nói:
       - Hằng dừng ngại...nếu những câu chuỵện mình kểsẽ rút ngắn quãng đường và mình hiểu nhau hơn...
       Trầm ngâm trong giây lát, Hằng khe khẽ kể vừa đủ cho tôi nghe:
(Còn nữa)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

nhật lệ

Trầm ngâm trong giây lát, Hằng khe khẽ kể vừa đủ cho tôi nghe:

                * * *
   Vào đại học tổng hợp văn cùng với Thảo - vợ Văn bây giờ, mình được chỉ định làm cán sự văn ngay từ năm thứ nhất. Thầy giáo dạy văn của bọn mình chừng ba mươi tuổi, dáng người thư sinh, có đôi  mắt " biết nói" như lời trầm trồ của bọn nữ sinh khoa văn. Đặc biệt, ngay từ giờ học đầu tiên mình đã bị chinh phục bởi vốn kiến thức phong phú qua giọng giảng trầm ấm, đầy truyền cảm của thầy...
   Thảo cảnh giác khều tay mình ,nói nhỏ:
   -Cẩn thận nghe bồ, mình sợ đá cũng có lúc phải mềm đấy!
   Mình huých lại nó một cái đau điếng:
   -Vớ vẩn! Cậu quên lũ bạn phổ thông gọi mình là tảng băng à?
    Lần đầu tiên đến nhà thầy lấy lịch học bộ môn tuần sau cho cả lớp, mình rủ Thảo đi cùng. Theo sự hướng dẫn của thầy Khánh, hai đứa mình đi xe buýt đến Ngã Tư Sở, rồi hỏi đường tìm vào ngôi nhà hai gian xây cấp bốn trong một con hẻm. Bà lão bán nước chè mỉm cười hiền hậu:
    -Thế hai cháu muốn hỏi nhà thầy giáo Khánh- chồng cô Kiều Thanh phải không? Nhà có vườn hoa rất đẹp kia kìa!
       Nhìn theo ngón tay trỏ của bà lão, mình vừa cảm ơn bà vừa vui mừng thầm nghĩ: "Thì ra thầy đã có gia đình, mình làm cán sự văn cho thầy cũng bớt e ngại". Một cô gái rất đẹp trong bộ đồ hồng mỏng tang đang tỉa tót cây si trong một chậu cảnh. Nhìn bóng dáng mảnh mai của cô bên  vườn hoa rực rỡ sắc màu, mình chợt liên tưởng đến những cô con gái "lá ngọc cành vàng" trong các thiên tiểu thuyết thập niên ba mươi của thế kỷ trước... Ngước mắt nhìn chúng tôi, cô mỉm cười đon  đả :
      - Mời hai em vào nhà uống nước. Các em vừa vào học năm thứ nhất phải không?
      Chị Kiều Thanh cho chúng tôi biết: Anh ra trường đã hơn7 năm, vì đỗ loại ưu nên được nhà trường giữ lại làm phụ giảng, sau đó anh được cử đi học thêm 2 năm và trở thành giảng viên chính thức. Chị là học trò của anh, mới ra trường được  một năm song chưa xin được việc làm trong thành phố vì chị chỉ có tấm bằng trung bình. Có tiếng xe đạp reng reng, thầy Khánh bước vào cửa, tay ôm bó hoa rực rỡ, vui vẻ gọi:
      -Chúc mừng sinh nhật em thân yêu!
Suýt nữa thì thầy nhào tới ôm chị Kiều Thanh nếu không kịp nhìn thấy hai đứa học trò đang ngồi trố mắt ra.
      - A! Các em đã đến thì ở đây dùng cơm chiều với vợ chồng thầy. Hôm nay là ngày sinh nhật chị Kiều Thanh...
       Nhìn nét mặt rạng ngời hạnh phúc của chị Thanh , hai đứa mình đưa mắt nhìn nhau rồi viện lý do bận bài vở, khéo léo chối từ lời mời nồng nhiệt của hai người. Suốt dọc đường về, bọn mình cứ xuýt xoa khen ngợi vẻ đẹp dịu dàng của chị Thanh và hình ảnh hào hoa, phong nhã, ga lăng của thầy Khánh. Hai đứa cứ ước ao sau này sẽ tìm được cho mình được người đàn ông lý tưởng theo hình mẫu của thầy Khánh...

                * * *

       Bỗng xe phanh kít lại. Tiếng bác tài oang oang:
       - Đến thị trấn Mường Lay rồi! Mời bà con cô bác nghỉ ngơi đúng một tiếng sau, ta lại tiếp tục hành trình.
       Hành khách nhao nhao lên:
       -Nghỉ gì mà nghỉ lâu thế  hở ông tài? Thế này thì đến bao giờ mới về tới Điện Biên đây?
      Bác tài hạ giọng ôn tồn :
      - Mong bà con cô bác thông cảm cho. Nhà xe chúng tôi cũng muốn về sớm lắm chứ, song máy móc xe có một chút trục trặc, chúng tôi phải đem xe đi sửa. Năm hết tết đến rồi, an toàn tính mạng con người là trên hết.
      Bác tài đã nói thế thì bà con ai cũng vui vẻ nhanh chóng xuống xe. Các bà, các chị cẩn thận đem theo bên mình chiếc túi xách nhỏ đựng tiền nong, điện thoại di động... Cánh đàn ông bao giờ cũng gọn nhẹ hơn: tiền nong họ thường để luôn trong túi áo, túi quần; người rủng rỉnh hơn thì khoác trên mình loại áo ký giả nom vừa sang vừa thoải mái mà đựng tiền ở túi trên, túi dưới, túi trái, túi phải... Có một ông như thế trước khi nhảy một bước điệu đà từ cửa xe xuống còn quay sang bác tài, nháy mắt cười ranh mãnh:
      - Tôi hỏi khí  không phải: Hay là  bác tài có cơ sở hai ở đây?Nghỉ chút còn... tranh thủ thời gian...
      Ông ta còn đang định nói một câu thô thiển thì bị một bà tuổi sồn sồn, mặt mũi trát đầy son phấn phát cho một cái vào mông kêu đánh đét:
      - Khỉ gió cái nhà ông này!
      Bà cụ già ngồi ghế số 4 chun mũi lắc đầu, lẩm bẩm: "Thời buổi bây giờ..."
      Là người thích  "chủ nghĩa xê dịch", từ ngày chuyển khỏi ngành giáo dục, tôi hay được đi tham quan đây đó nên nhìn thấy đàn ông đàn bà, con trai con gái bây giờ tự do, bình đẳng, suồng sã quá trớn...ban đầu cũng thấy chướng tai gai mắt, rồi "chứng kiến" nhiều quá đâm thành vô cảm: "Kệ họ, có phải là chồng của mình đâu..."
       "Nghỉ những một tiếng, tội gì không trở về thăm lại mái nhà xưa". Tôi chợt nhớ đến ngôi nhà lá đơn sơ trên Đồi Cao- Nơi tôi đã cùng chồng sống suốt mười năm ngập tràn hạnh phúc- nơi con trai, con gái yêu của tôi cất tiếng khóc chào đời... Tôi kéo tay Hằng:
       -Mời bạn về nhà cũ của mình uống nước.Mặc dù chuyển về Tam Đưòng hơn mười năm rồi, nhưng ngôi nhà mình để lại cho cô bạn gái dạy cùng trường, thỉnh thoảng qua lại mình vẫn ghé vào thăm...
       Hằng gật đầu liền. Leo lên khỏi con dốc thoai thoải, hoa trạng nguyên nở đỏ rực suốt hai bên đường, tôi chợt nhận ra: Người bạn gái đã kịp thay ngôi nhà lá cũ bằng ngôi nhà ba gian cấp bốn. Tôi mừng cho bạn: "Chỗ này cao, không thuộc điểm di dân theo chương trình thuỷ điện sông Đà... Đầu tư tu sửa lại là đúng rồi!". Càng mừng hơn nữa khi thấy vườn cây trái vẫn xum xuê tươi tốt: Những quả bưởi căng tròn, cây quít nặng trĩu quả, những bông hoa đào hồng tươi, những bông hoa mận trắng trong, thanh khiết. Mùi hương thơm nhẹ nhàng lan toả khắp khu vườn...
Đó là mùi của hoa, của mây hay của đất, của trời? Tôi quay sang nói với Hằng:
        -Bạn của mình cũng là cô giáo dạy văn nên lãng mạn lắm!   
        Lan không có nhà, Thằng cu Thịnh mới học lớp 6 thấy tôi ngoài cửa, mừng rỡ reo toáng lên:
       -Ôi! Bác Dung! Bác vào  chơi với mẹ con cháu đấy ạ!
       Nó lễ phép chào Hằng rồi nhanh nhẹn xin phép tôi đi đón mẹ. Tôi rót nước mời  Hằng uống rồi  giục Hằng kể tiếp câu chuyện. Hằng tỏ ra thờ ơ, uể oải:
       -Lúc ây mình kể đến đoạn nào rồi ấy nhỉ?
       - À, Hằng đang kể đến đoạn ước lấy được một người chồng như thầy Khánh. Chẳng lẽ cho đến tận bây giờ, cậu chưa tìm thấy được một người như thế thật sao?
        Hằng nở nụ cười buồn:
      -Có, mình đã tìm thấy nhưng làm gì có ai giống hệt thầy Khánh được...
       Nhìn đôi mắt mênh mang xa vắng của Hằng, chợt một ý nghĩ loé lên trong đầu tôi: "Chẳng có lẽ..." Hằng nhạy cảm lắm, như đoán được ý nghĩ của tôi, Hằng lắc đầu nhè nhẹ: " Ôi! Cậu đừng có nghĩ sai cho mình. Để rồi mình kể tiếp..." Giọng Hằng trầm hẳn xuống:

                      * * *
       Sau lần gặp gỡ chị Kiều Thanh, mình và chị  ấy trở lên thân nhau. Có việc gì của "cán sự văn", mình không còn phải năn nỉ Thảo đi cùng nữa. Nhiều lúc chị Thanh nhắn mình ra chơi ăn  cơm cùng chị: "Anh đi về quê thăm mẹ, một mình chị chẳng nuốt nổi cơm..." Nghe cái giọng não nuột của chị, mình vừa thương vừa cảm động trước tình yêu mãnh liệt của họ.
      Hè năm thứ nhất trở lại trường, mình và Thảo đem theo những "đặc sản" của Lai Châu: nào là chuối sấy, nào là lê, nào là táo mèo... Chia đôi một nửa cho lũ bạn gái hồn nhiên, tinh nghịch cùng phòng, mình và Thảo đem một nửa đến thăm chị Kiều Thanh. Lúc đó vào khoảng giữa buổi trưa ngày chủ nhật đẹp trời. Vừa bước đến vườn hoa, hai đứa tròn xoe mắt ngạc nhiên khi thấy cửa chính của ngôi nhà đã khoá, căn phòng bên cạnh đã mở thêm cửa mới đang khép hờ. Từ đó vọng ra giọng cười trong vắt của chị Thanh và giọng cười khùng khục như con gà bị cắt tiết của một gã đàn ông lạ hoắc. Hai đứa khều tay nhau, bước vội ra cổng ...
     Bà lão hàng nước đon đả mời hai đứa hai cốc nước chè xanh nghi ngút khói. Nâng cốc chè trên tay, chưa kịp nhấp một ngụm, mình đã nghe tiếng chị Thanh lanh lảnh pha chút nũng nịu:
     -Chào anh nhé! Bai bai!
     Gã đàn ông bụi bặm rồ xe phóng đi, không quên ngoảnh lại nở nụ  cười mãn nguyện khả ố... Bà hàng nước lắc đầu ái ngại... Mình  giục Thảo:
      -Về thôi cậu!
      Đúng lúc chị Thanh ngoái đầu  lại nhìn thấy hai đứa, chị  mỉm cười:
      - Vào nhà đi hai em! Chị mong các em mãi...
      Hai đứa mình đưa mắt nhìn nhau và miễn cưỡng bước theo chị vào nhà. Hai đứa khựng lại trước bức liếp ngăn đôi căn phòng. Chị Kiều Thanh cất giọng buồn buồn như để phá tan không khí yên lặng:
     -Chắc các em khinh chị lắm! Chị cũng không ngờ có ngày mình ra nông nỗi này
     Rồi bằng giọng lạnh băng vô cảm, chị kể cho bọn mình nghe câu chuyện buồn của chị. Sau hơn một năm chưa tìm được việc làm, hàng ngày chị cầm những đồng lương ít ỏi của anh đi chợ, mua mớ rau, bìa đậu, dè xẻn lắm thi thoảng mới dám mua mấy lạng thịt ba chỉ về làm món kho tàu. Có một kẻ chuyên đứng ngang đường ghếch chân lên chiếc xe Sim Sơn cáu cạnh, buông lời ỡm ờ:
      -Thằng cha nào có vợ đẹp mà để sống khổ thế, chẳng đáng mặt đàn ông...
       Đó là gã lái xe ôm có cô vợ béo núng nính bán hàng thịt giữa chợ. Chị lườm hắn tưởng đến rách mắt rồi rảo bước thật nhanh. Chị biết mình thật là may mắn mới lấy được người chồng như anh. Nhưng rồi mưa dầm thấm lâu, anh mải lo lắng việc chuyên môn và kẻ ám chị thì dai như đỉa đói. Việc gì phải đến cũng đã đến. Chị thú nhận với anh tất cả, không một lời van xin tha thứ. Anh bàng hoàng, đau đớn trước sự thật phũ phàng. Họ không ra toà, chỉ ngăn đôi căn phòng bằng một tấm liếp.
      ... Năm ấy thầy Khánh chuyển sang dạy năm thứ nhất. Bọn mình cũng ít gặp thầy, chỉ "kính nhi viễn chi "thôi...

              * * *
      Tôi chợt hiểu vì sao đến tận bây giờ Hằng vẫn là  "số dư". Cô ấy cầu toàn và cổ điển quá! Như để phá tan không khí trầm lắng, tôi nheo mắt trêu Hằng:
     -Vậy hồi còn học cấp ba, chắc hai cái lão tên Văn và Sơn kia cũng mất ăn mất ăn mất ngủ vì cậu đấy nhỉ? Hằng lắc đầu nguầy nguậy rồi bỗng cười phá lên:
    -Không hề! Không hề! Cậu không nghe họ gọi mình là Bà La Sát à? Song là một Bà La Sát rất tốt, không hại ai bao giờ. Dạo còn học cấp ba, trong một lần trực nhật mình tình cờ phát hiện ra bức thư tỏ tình Văn gửi cho Xuân giấu trong ống tre chấn song cửa lớp, mình im lặng, chỉ gọi Văn ra nhắc nhủ. Chuyện chỉ có mình và Văn biết, Xuân vẫn hồn  nhiên không hề biết. Chuyện ấy hồi đó mà đến tai cô giáo chủ nhiệm thì...
      -Dung ạ, sau đó vào đại học, Sơn yêu Xuân còn Văn thì yêu Thảo. Mình thì cứ vô tư đi giữa tình bạn, tình yêu trong sáng của đôi cặp vợ chồng. Trêu đùa cho vui thôi! Họ sống đẹp lắm! Mình chắc rằng hai khoanh giò nạc kia họ chẳng để giành được đến tết. Ngày mai bạn bè cũ sẽ kéo đến cùng mấy ông bà hàng xóm láng giềng, mỗi người một món đặc sản đem theo để mừng cho hai đôi vợ chồng Ngưu - Chức. Sẽ có tiệc rượu và ca hát đến tận đêm khuya. Tình bạn thuở ấu thơ bao giờ cũng đẹp, không gợn chút so đo tính toán...
      -Ừ! Tình bạn thuở ấu thơ thật đẹp – Tôi lặp lại lời Hằng - Nhưng Hằng ơi, chúng ta phải ra xe kẻo muộn.
     Chúng tôi ra đến xe, trời vừa xâm xẩm tối.
     Bỗng có tiếng kêu lên xoe xoé như tiếng xé vải:
     - Ối trời ơi! Kẻ nào mắt mù  dẫm bục cả bọc chè của tôi thế này?     
      Mọi người đổ dồn mắt nhìn người đàn bà sồn sồn phấn son loè loẹt, lắc đầu ái ngại. Người đàn ông nom có vẻ trai lơ thì hất hàm mắng bà ta té tát:
      -Có một chút chè bung ra mà bà làm như mất vàng, mất bạc. Xe chật, người đông thì mọi người cũng phải biết thông cảm với nhau một chút. Mà cũng tại bà không cẩn thận. Ai lại túm chè vào cái bọc ni lon mỏng mảnh thế bao giờ?
      Ai dè bà ta ngoan ngoãn ngồi xuống ghế, vớt vát nói một câu như để thanh minh với mọi người:
      -Là chè của các bà nông trường chè Tam Đường gửi biếu người thân ở Điện Biên ăn tết, tôi mang giùm chớ có buôn bán gì đâu cơ chứ!
      Bác tài xế phanh xe, nói với hành khách:
      - Tôi xin phép các ông, các bà,các anh, các chị...
      Không để bác tài nói hết câu, mọi người  đã nhao nhao phản đối:
      - Lại chuyện gì nữa đây? Ông định để tụi tôi ăn tết dọc đường đấy chắc?
      - Cái nhà ông này đến là nhiễu sự...
      - Chắc ông ta có món hàng nào béo bở đem về làm quà  cho  mẹ đĩ...
      Bác tài xua tay, ôn tồn:
      - Mong bà con chớ hiểu lầm tôi! Trên xe ta có một bà cụ ở tận Thái Bình lên. Lúc nghỉ chữa xe ở thị trấn Mường Lay, tôi mới được cụ cho biết là sẽ vào Si Pa Phìn tìm người đồng hương, để mai họ dẫn đi thăm nơi yên nghỉ cuối cùng của người con trai duy nhất đã nằm lại nơi này trong vụ lũ quét thảm khốc.Tôi muốn mọi người dừng nghỉ uống nước, tôi đưa cụ vào đó rồi trở ra tiếp tục hành trình.
     Bà cụ xua tay:
    - Tôi xin cám ơn lòng tốt của bác tài. Dưng mà để mọi ngưòi đợi lâu thế sao đành. Hay là bác cứ thả tôi xuống đây, tôi xin ngủ nhờ ai đó một đêm...
    Người đàn bà tuổi sồn sồn cất giọng ngàn ngạt, năn nỉ:
    - Bác tài cứ để bọn em xuống đây, đưa cụ vào tận nhà người quen, chứ đêm hôm ai lại để người già giữa núi, giữa rừng thế này...
    Ông Văn bật đứng dậy, cất giọng trầm ấm:
    -Tôi có ý kiến thế này: Ai muốn nghỉ ngơi, uống nước ở đây thì xuống xe. Còn lại ta theo xe đưa cụ vào Si Pa Phìn.
   Tất cả đều ồ lên tán thưởng ý kiến đó. Xe tiếp tục chuyển bánh. Người đàn bà tuổi sồn sồn cởi chiếc áo dạ màu xám còn mới tinh khoác lên mình bà cụ :
    -Con biếu bà mặc cho đỡ rét...
   Trong xe, không ai bảo ai, người dúi tiền cho bà, người biếu bà hộp mứt, túi bánh, lặng lẽ và thành kính. Xuân giỡ khoanh giò nạc biếu bà để bà cùng gia đình người đồng hương ăn tết. Bà cụ rưng rưng nói:
    -Tôi xin cảm ơn các bác, các anh, các chị. Mọi người ưu tiên giành thời gian quý báu cuối năm cho tôi thế này, tôi cảm động lắm! Nhưng tôi già rồi, có ăn được là bao. Tôi xin nhận tấm lòng của mọi người, còn tiền bạc xin gửi lại...
     Mọi người đồng thanh nói:
     - Xin cụ nhận ở tụi con tấm lòng của  người Tây Bắc.
    Biết không từ chối được, cụ già nhìn mọi người , nước mắt rơi lã chã:
    -Con trai của tôi... nó cũng... tốt như mọi người.Vì cứu  hai mẹ con người đàn bà mù, nó mới thiệt mạng...
    Chuyến đi này, tôi không đọc thêm được một trang nào trong cuốn sách mang theo..song đã để lại trong tôi một trang đời thật đẹp...
                               Lai Châu, ngày 28 tết 2006
                                           BTS
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook

Trang trong tổng số 24 trang (235 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ [1] [2] [3] [4] [5] [6] ... ›Trang sau »Trang cuối