Trang trong tổng số 24 trang (235 bài viết)
[1] [2] [3] [4] ... ›Trang sau »Trang cuối

Ảnh đại diện

buithison

Xin gửi vào đây  những truyện ngắn,tuỳ bút, tản văn, bình luận văn chương... nàng thơ không ôm được !
ƯỚC: vòng tay dài rộng bằng trời
Để ôm trọn vẹn muôn người mình yêu...
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

buithison

MÈO CÁI KHÓC
                                           
                              Truyện ngắn của Bùi Thị Sơn   

1.
        Hai người nằm ườn, lười nhác trên phiến đá giữa rừng sâu thăm thẳm.  Suối chảy róc rách bốn bề. Ngước nhìn lên trời cao, chỉ thấy tầng mây xanh ngăn ngắt. Nhìn xuống chút nữa, xung quanh núi nhấp nhô điệp trùng. Anh đặt tay lên bụng vợ, âu yếm nói:
       - Con mình được hoài thai giữa khung cảnh thiên nhiên sơn thuỷ hữu tình thế này, chẵc chắn sẽ thông minh, nếu là con trai thì khôi ngô tuấn tú, nếu là con gái thì dịu dàng xinh đẹp lắm, em ạ! Nếu em sinh con trai, mình sẽ đặt tên con là Thạch Sơn, nếu em sinh con gái, mình sẽ đặt tên con là Thạch Hà, em nhé!
       Lan lim dim mắt mơ màng, sung sướng tận hưởng cảm giác lâng lâng hạnh phúc.Từ lúc cưới nhau đến nay, chưa bao giờ Thái  thể hịên sự lãng mạn đáng yêu như thế! Cô nhoẻn  nụ cười tình tứ với chồng ...
      - Này, này! Dậy đi em ơi! Tám giờ hơn rồi còn gì!
     Nghe cái giọng ồm ồm của chồng cùng cảm giác nhồn nhột, ram ráp nơi đầu ngực, Lan phải trở về với hiện thực, với cái thói quen dùng bộ râu quai nón chà khắp thân thể vợ nhất là những vùng gợi cảm ...của Thái. Cô nhỏm dậy, dụi dụi mắt, tiếc hoài giấc mơ dang dở...
     - Em đánh răng, rửa mặt, chải đầu, hai vợ chồng mình  ra quán ăn sáng rồi đi nhé!
      Lan vẫn ngáp ngắn ngáp dài, tiếc ngơ tiếc ngẩn giấc mơ dang dở:
    - Đi đâu cơ! Ngày chủ nhật, lẽ ra anh cứ để cho em ngủ nướng thêm tí nữa...Tối qua, em chấm bài khuya nên hơi mệt.
    - Em quên rồi sao? Tối qua hai vợ chồng mình đã thống nhất sáng nay em đi hiệu may một chiếc áo dài mới để dự đám cưới cái Ni Na con anh Chiến Chị Hương cơ mà....
    ... Hiệu may của cô Vui đông khách nhất thị trấn. Cô chủ cửa hiệu chẳng những  may đo khéo léo, giá cả phải chăng mà còn rất xinh đẹp, hiếu khách... Cô Vui không ngớt lời xuýt xoa khen Lan có phom người chuẩn...
   Có tiếng  cười rúc rích ngoài cửa. Cái Ni Na uyển chuyển, duyên dáng trong chiếc váy Hồng Kông màu hoàng yến, mặt đánh phấn dày cộm song vẫn không giấu nổi nét phờ phạc mệt mỏi... Nó chủ động khoác tay chàng trai cùng đi:
     - Nào anh, anh thử trổ tài chọn vải cho em xem sao!
     - Anh vụng về lắm! Em chọn chắc giỏi hơn anh!
       Trông thấy vợ chồng Lan, chàng trai có vẻ ngượng ngùng, nó khe khẽ rút tay khỏi vòng khoác của Ni Na:
     - Cháu chào cô chú ạ!
       Thái vồ vập, xởi lởi:
     - Chà! Cháu gái chú hôm nay xinh đẹp quá!
       Rồi vỗ vai chàng trai, nheo mắt cười với vẻ tinh quái, đầy hàm ý:
     - Cháu trai! Chúc mừng cháu trúng số độc đắc! Cố gắng nhé!
       Giọng nói nghe có vẻ thân thiện mà lại sâu cay, mỉa mai, độc địa của chồng, Lan không nén nổi tiếng thở dài: Chồng mình đây ư? Người từng đêm vẫn đầu ấp má kề với mình đây ư?

2.
     Lan đã từng được nghe tiếng mèo cái gào thét, nức nở gọi bạn tình giữa đêm hôm khuya khoắt khi cô ngủ một mình trong khu nhà vườn rộng mênh mông. Tiếng gào thét mới bức bối, da diết làm sao? Ngoao... ngo...a...o, ngo...a ...o... - Tiếng gào thét lúc khoan lúc nhặt,lúc hối thúc, giục giã, lúc van vỉ thiết tha... Tiếng gào thét cứ to dần, dữ dội, rồi ai oán, tuyệt vọng, chán chường... Hơn một tiếng đồng hồ khắc khoải không tìm thấy bạn tình, cô nàng  mệt lử, khản đặc tiếng, chỉ gầm gừ yếu ớt trong họng... Chừng  hai mươi phút sau, dường như đã nghỉ ngơi lấy lại được sức, mèo cái lại rống lên gọi bạn tình... Tiếng gọi lần này xót xa, thống thiết, mãnh liệt hơn. Tiếng gào thét như vọng đến trời xanh khiến trời động lòng thương cho mèo cái tìm thấy bạn tình. Đêm tối quá! Lan không nhìn thấy chàng mèo đực có được cái may mắn, diễm phúc gặp nàng mèo cái nồng nàn, say đắm của cô. Chỉ nghe trên mái bếp tiếng rượt đuổi nhau huỳnh huỵch (vẽ chuyện chưa, cấn lắm rồi mà còn cứ ra vẻ làm cao). Nhưng khúc dạo đầu không kéo dài lâu. Chỉ vài tích tắc sau đã nghe trên trần bếp tiếng lăn lộn gấp gáp, tiếng gừ gừ mãn nguyện của đôi bạn tình: tiếng rên của con đực khàn trầm, tiếng rên của con cái vút cao sung sướng...
   Tám giờ sáng hôm sau, cô nàng mới lười nhác vươn vai uể oải đi từ góc bếp ra sân sưởi nắng. Nàng trườn tấm thân mềm mại có ba màu đen, vàng, trắng uốn éo trên đống cát trước cửa, mắt lim dim ra chiều sung sướng mãn nguyện lắm! Cái dáng nằm vừa e ấp, ý tứ vừa hé lộ sự khiêu gợi mời gọi... Ấy là lúc nàng khép nép khoanh tròn tấm thân mềm  mại, hai chi trước khoanh trước ngực như thể đang nguyện cầu điều gì linh thiêng, thành kính lắm; hai chi sau khép chặt, chiếc đuôi dài vằn vện cụp lại phía sau như chở che, gìn giữ nơi thiêng liêng, thầm kín - nơi bảo tồn và phát triển của giống loài...
    Chồng Lan đi công tác xa về. Nghe cô kể chuyện con mèo cái, anh phá lên cười:
  - Trời ơi! Vợ tôi đa cảm  quá! Chuyện đực cái của loài vật chỉ là chuyện bản năng, chúng làm gì có được cảm xúc như người... Em chỉ giỏi tưởng tượng vớ vẩn... Hay là...
    Buông lửng câu nói ỡm ờ và cái nhìn sở hữu lên bộ ngực tròn đầy viên mãn của vợ, Thái bế bổng cô lên chiếc giường  mới đóng bằng gỗ pơ mu thơm nức... Lan không kịp phản ứng gì. Từ khi cưới chồng đến giờ, cô hoàn toàn bị Thái chủ động lôi kéo... Trong thâm tâm, cô không hài lòng với kiểu cách yêu đương sấn sổ như cướp đoạt của chồng nhưng là người sống nội tâm, tinh tế, dịu dàng, kín đáo, cô không dám nói ra chuyện ấy. Vợ chồng cưới nhau được hơn một năm, Lan mong chờ mãi mà vẫn chưa mang thai. Tất cả đều lạ lẫm mới mẻ đối với cô. Ở thời buổi hiện đại này, cưới được một cô gái biết giữ mình, nết na, đoan trang như Lan quả là hiếm có khó tìm. Vì thế, Thái rất yêu vợ, có điều cái cách yêu của anh sống sượng quá, không phù hợp với con người mộng mơ, lãng mạn như Lan. Lúc đang còn yêu nhau, làm sao Lan biết được sẽ cưới phải một người chồng như thế... Mình phải nói! Phải nói! Phải nói! Đã bao lần Lan tự nhủ lòng mà vẫn chưa đủ can đảm nói với chồng điều tế nhị đó. Lần này thì không chịu được nữa rồi, cô ngồi bật dậy, hất tay chồng ra:
 - Em mệt...hãy để cho em yên !
 - Anh xin lỗi! Chẳng qua anh nhớ em quá! vợ chồng mới cưới - xa nhau ba ngày mà dài đằng dẵng như đã xa ba năm rồi ấy!
   Câu nói có cánh ấy đã làm Lan xiêu lòng, không dám phản ứng...
  
(Còn nữa)
ƯỚC: vòng tay dài rộng bằng trời
Để ôm trọn vẹn muôn người mình yêu...
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

buithison

MÈO CÁI KHÓC(Tiếp theo)    3.
    Con mèo cái ngày càng mỡ màng, óng ả. Hàng ngày, nó vẫn ra sân sưởi nắng,  mắt lim dim, lim dim... Cái bụng dần dần căng ra, các núm vú hồng hồng bé xíu như hạt gạo  cũng dần dần nhô lên, Lan vui mừng trước sự đổi thay nhanh chóng của con mèo cái. Cô không có hứng thú để tâm sự với chồng về chuỵện con mèo. Cô sợ rồi cái thói bỡn cợt, vô cảm của Thái trước mọi sự đời.
     Sáng sớm, Thái vừa dắt xe máy ra cổng thì gặp  ngay bà Tho_bà hàng xóm đơn thân  đã nghỉ hưu. Bà Tho hớt hải, lắp bắp:
        _Chú...chú...chú Thái...
       Thái vội vàng nhảy phóôc lên xe máy, ném vớt lại một câu:
       _Bà vào gặp Lan nhé! Cháu phải đi làm ngay!
       Rồi vù xe phóng thẳng, để mặc bà già lẩm cẩm đứng giữa sân, lắc đầu ái ngại.Trái ngược với chồng, vừa nghe tiếng bà Tho, Lan đã ra tận cổng đon đả mời bà vào nhà. Bà Tho_vẻ mặt đầy xúc động_lắc đầu quầy quậy:
        _Cô...cô cùng tôi  ra đây ngay...
        Thấy lũ trẻ con khoảng chín, mười tuổi đang xúm đen xúm đỏ quanh hố vôi trước ngõ, chỉ trỏ, tranh cãi nhau, bà Tho quát tướng lên:
          _Giải tán! Tao đã bảo chúng mày giải tán hết, đi học đi kẻo muộn cơ mà.
        Bọn trẻ lẳng lặng bỏ đi...
        Lan nhìn thấy giữa hố vôi mới tôi,xác một hài nhi khoảng trên ba cân đã tím tái song vẫn dễ dàng nhận ra đó là một bé trai bởi con chim nhỏ xíu của nó ủ rũ như một cái cuống cà bị phơi nắng suốt mấy ngày trời. Bà Tho kể:Sáng sớm nghe lũ trẻ  ỏm tỏi trước hố vôi, bà tưởng có đứa nào sơ ý tụt chân xuống đấy bèn chạy ra giúp đỡ chúng.Té ra, chúng cãi nhau xem ai đã vứt con búp bê trần truồng vào hố vôi, mà chắc đã bôi bùn trước khi vứt xuống đó nên trông bẩn phát khiếp. Một thằng con trai dùng sào khều lên và nói: con búp bê to đẹp thế này, chỉ cần  ngâm xà phòng omo rồi cọ rửa sạch, mặc quần  áo vào là  em gái nó đã có một con búp bê mới tinh.Vừa toan nhấc con búp bê...thằng bé đã hét lên một tiếng kinh hoàng rồi ngất lịm...Bọn trẻ con chạy bán sống bán chết.Bà Tho vội vàng bế xốc thằng bé vào nhà,xoa dầu gió cho nó tỉnh lại,cắt cử hai đứa trông nom nó rồi mới chạy sang nhà Lan.Cất giọng ngàn ngạt, bà Tho bảo Lan:
       _Không biết  người mẹ bất nhân của nó là ai, song nó đã chết ở cổng ngõ nhà mình, tôi với cô cùng lo hậu sự cho bé để vong linh nó đỡ tủi...
        Lan rụng rời chân tay. Sao trên đời này lại có  hạng người độc ác, vô tình đến thế? Dù có thể đứa nhỏ chỉ là kết quả của một mối tình chớp nhoáng hay một  lần lầm lỡ , nhưng nó đã là một con người bằng xương bằng thịt, lẽ nào người mẹ dám tước bỏ quyền được làm người của nó? Hôm nay, Lan lên lớp tiết bốn nên cũng không vội lắm, bài vở cô đã soạn sẵn từ hôm qua. Cô nhanh chóng cùng bà  hàng xóm đơn thân  bế xác hài nhi vào nhà , cắt rốn cho nó . Lúc hai người đun nước nóng tắm cho đứa nhỏ ,phát hiện ra cổ nó bị rách bởi một vết thít(có lẽ bằng dây điện); chân trái, tay phải bị bẻ gẫy gập,cả hai không sao cầm nổi nước mắt .Tắm rửa xong xuôi,Lan ủ nó vào một cái khăn bông mớt đem từ nhà sang.Bà hàng xóm lôi từ cạp quần ra một chiếc chìa khoá màu đồng hun cũ kỹ rồi tiến đến bên chiếc hòm gỗ(một chiếc hòm đạn cũng cũ kỹ như chủ nhân của nó) lựa khoá mở hòm.Bà  lôi từ trong hòm ra một tập thư  vàng ố màu thời gian,một chiếc ca sắt,một cà mèn đựng nước,một chiếc áo dài màu tím Huế mới tinh.Nhẹ nhàng đặt tất cả những kỷ vật của một thời bom đạn lên chiếc bàn nhỏ kê ở cửa sổ,bà  lại nhẹ nhàng đặt xác hài nhi vào trong hòm, khoá chặt lại.Nhìn bà hàng xóm tỉ mẩn lặng lẽ lo chuyện hậu sự cho đứa trẻ xấu số, nước mắt Lan lã chã tuôn rơi. Cô vội vã ra vườn chặt một nải chuối, hái một chùm hoa hồng bạch và cùng bà hàng xóm nhân hậu kê một cái bàn nhỏ, thắp hương cho đứa bé xấu số. Hai người đàn bà_một già một trẻ_một đã dâng hiến tuổi thanh xuân cho Tổ quốc trên tuyến đường Trường Sơn, khi hoà bình  trở về đời thường với trình độ văn hoá chưa hết lớp 7, lại bị nghễnh ngãng do ảnh hưởng của những đợt dò phá bom mìn- được ưu tiên làm cấp dưỡng cho nhà khách uỷ ban nhân dân huyện cho đến lúc về hưu vẫn chăn đơn gối chiếc_một sinh ra và lớn lên trong cảnh sống thanh bình, phát triển của đất nước, yêu và lấy một anh chàng bác sĩ đẹp  trai, tài giỏi , đầy triển vọng trên con đường công danh sự nghiệp _Hai người đàn bà ấy lặng lẽ khóc bên nhau,mất đăm dắm nhìn vào chiếc hòm đạn cũ kỹ .Trời ơi! giá người ta cứ đẻ và đem đến cho mình  đứa trẻ này mình sẽ hạnh phúc biết bao!Sáu mươi tuổi,mình vẫn đủ sức nuôi nấng, chăm sóc nó nên người,mình sẽ bế nó đi xin sữangười đàn bà lớn tuổi thầm nghĩ. Mình mong đợi hàng năm rồi mà trời chưa thương cho mình hạnh phúc được làm mẹ.Giá đứa bé này còn sống,mình sẽ nhận nuôi nó ,coi nó như con ruột.Trời sẽ hiểu và thương mình...Người phụ nữ trẻ nghĩ.Bất chợt hai người nhìn sang nhau như đọc được suy nghĩ của nhau ,rồi như không kìm nén nổi,họ ôm chầm lấy nhau nức nở...
     _Lan! Lan ơi!Mùi hương ở đâu  nồng nặc thế này?Em đang làm gì đấy hở Lan?
        Buổi sáng đi làm,Thái đang xạc pin vào di động  nên quên luôn di động ở nhà.Từ bệnh viện,anh tranh thủ ù xe tạt về nhà lấy máy.Không nhìn thấy vợ đâu,anh ngó sang nhà bà Tho thì bắt gặp cảnh tượng vợ mình và bà hàng xóm nghễnh ngãng,gàn dở đang ôm  nhau khóc như mưa như gió trước  chiếc bàn thờ bé xíu nghi ngút khói hương bên cạnh chiếc hòm đạn cũ kỹ.Anh cất tiếng hỏi:       
      _Bác Tho ơi!Có chuyện gì xảy ra vậy?
      Bà Tho gạt nước mắt,nức nở không nói lên lời.
       _Sao vậy Lan?
      Như có phản ứng dây chuyền,nghe tiếng bà Tho nức nở  ,Lan càng hức lên không kìm nén nổi.Rồi cuối cùng ,qua những lời kể đứt đoạn xen lẫn với tiếng thút thít,Thái cũng hiểu ra ngọn nguồn câu chuyện.Anh bảo :
       _Hai người đa cảm  quá!ở trong bệnh viện,chuyện người ta đến đẻ xong vội vã trốn tránh ,bỏ rơi con xảy ra như cơm bữa...Mà  bà mang nó vào trong nhà để thắp hương thế này là xui xẻo  lắm đấy !
     Lan sụt sịt:
     _Nhưng nó chết tức chết tưởi,chết khổ chết sở quá anh ơi !
     _Em thật là...người đời...
      Rồi anh đùng đùng  rồ xe máy,phóng thẳng,không nói một lời nào...
     
      Lặng đi mấy giây trước thái độ dửng dưng vô cảm của chồng,Lan như sực tỉnh:
        _Bác ơi!Cháu sắp phải lên lớp rồi!Làm thế nào bây giờ hở bác?
        _Thôi!Cô cứ chuẩn bị lên lớp đi !Còn việc gì cứ để đấy tôi lo...
(Còn nữa)
ƯỚC: vòng tay dài rộng bằng trời
Để ôm trọn vẹn muôn người mình yêu...
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

buithison

MÈO CÁI KHÓC (Tiếp theo)
4-
      ...Suốt cả bữa cơm  trưa và bữa cơm  chiều hôm  ấy,hai vợ chồng Lan lặng lẽ ngồi vào bàn,lặng lẽ ăn mà không ai nói với ai một lời nào.Lan nhai cơm trệu trạo không muốn nuốt nhưng cũng không nỡ đứng dậy trước Thái. Anh ấy đi làm bận bịu suốt cả ngày,chỉ có hai bữa cơm.Mình mà đứng dậy,anh ấy cũng thôi luôn và sẽ phải nhịn đói đi ngủ.Nghĩ vậy,Lan cố gắng nhai chầm chậm đợi Thái đứng dậy mới đem bát đĩa đi rửa.Đợi chồng nằm vào giường bật ti vi xem chương trình thời sự,Lan mới nhẹ nhàng sang nhà bà Tho...
     Bà Tho đã làm xong cái bàn thờ ở  thân cây muỗm ngoài sân để thắp hương cho đứa bé xấu số.Bà cất giọng ngàn ngạt  bảo Lan:
     _Tôi đã chôn bé ở  ngay dưới gốc muỗm này,để ngày ngày gần gặn khói nhang cho vong linh nó bớt tủi...Lúc còn ở Trường Sơn,tôi cũng đã nhiều lần tham gia chôn cất đồng đội_những người hôm trước còn cùng ăn cùng ngủ với mình,bắt chấy cho nhau,trêu đùa chọc ghẹo nhau.Chỉ qua một trận đánh,họ dã ra người thiên cổ...Vậy mà không làm sao tôi quên được cảm giác đau buồn khi chứng kiến cái chết của một con người.Bây giờ cũng vậy...
         Lan lặng lẽ ở bên bà Tho,giúp bà bóc lạc đến khuya mới về nhà.Cô nghe thấy tiếng chồng lầu bầu:  Cái tủ quần áo...Sao cô không khép kín lại...Con mèo cái lăn lộn mãi trong đó,tôi đã lẳng nó ra ngoài sân rồi...
        Ngoao... ngoao... ngoao... Con mèo cái rống lên thê thảm và dùng vuốt cào cửa  cành cạch.Lankhẽ khàng ra mở cửa.Chỉ đợi có vậy,con mèo cái lao vụt vào  phòng,ra sức nhảy lên cánh cửa đã bị Thái chốt chặt.Lan từ tốn bước đến bên giường chồng:
       _ Anh cho em mượn chùm chìa khoá mở tủ.
       _ Để làm gì ?
       _ Em nghi...con mèo cái đã đẻ con trong đó.Không nhanh khéo nó chết ngạt mất...
       _ Đúng là thần kinh cô có vấn đề.Làm gì có chuyện ấy ?
       Lan không cãi một lời nào,lẳng lặng mở bật cánh tủ ra.Giữa những đôi tất chân đã bị bới bung lên,một con mèo con vằn vện ,nhỏ xiu ,ướt mèm,mắt nhắm nghiền đang thoi thóp thở...Con mèo cái chỉ đợi có vậy,lao vọt lên tủ,ôm ấp,vuốt ve,liếm láp  và cho con nó bú.
        _Thật là hết chỗ nói rồi.Tự dưng ngăn để tất biến thành ổ mèo.Mà cô không nghe người ta nói mèo đẻ một con là có điềm  gở sao?
        Lan hạ giọng năn nỉ:
        _Không!Anh ạ,em chỉ nghe người ta bảo nếu mèo đẻ ở đâu thì cứ để nguyên nó ở đó,nếu mình tự ý dịch chuyển,phải vía, con nó sẽ chết.Thôi anh cứ để nó ở tạm đây;sáng mai em sẽ  lấy hết tất ra và thay bằng ruột gối mềm cho mẹ con nó ngủ.
         Thấy Lan trở lại dịu dàng dễ thương,Thái cũng mềm mỏng:
          _Thôi khuya rồi,vợ chồng mình đi ngủ đi,mai còn dậy sớm đi làm.
        Lan ngoan ngoãn,khép nép nằm xuống bên cạnh chồng.Bỗng có tiếng chuông vang lên từ di động của Thái.Thái làu bàu: Giờ này còn không để người ta được yên.Anh quyết định không nhấc máy.Lan ôn tồn nhắc:
       _Mình là bác sĩ.Nhỡ ai có bệnh cấp cần gặp mình thì sao?
       Lại một hồi chuông điện thoại nữa vang lên gióng diết.Thái nghe vợ,mở máy,giọng chuyển sangkhiêm tốn nhỏ nhẹ cực kỳ:
       _A lô!Chị Hương đấy ạ!Có việc gì mà đêm hôm chị gọi đến em thế ạ?
      _Chú sang ngay nhà chị!Cháu Ni Na ốm.!
     Giọng người đàn bà đầu dây máy vang lên rành rọt như một mệnh lệnh.Thái vùng dậy,mặc thêm  quần  áo,rồi vù xe đi luôn,không kịp căn dặn vợ  lời nào.
ƯỚC: vòng tay dài rộng bằng trời
Để ôm trọn vẹn muôn người mình yêu...
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

buithison

MÈO CÁI KHÓC (Tiếp theo)
5-
  ...Nưả đêm,khi  Lan đã ngon giấc thì nghe tiếng xe máy của chồng vù về:
  _Lan ơi!Ngủ chưa?Anh  thương cái Ni Na quá!
 _Ni Na làm sao?Chẳng phải con bé đang  học ở trường Đại học Văn hoá Hà Nội sao?
  _Nó vừa tranh thủ về thăm bố mẹ được mấy hôm _Anh bỗng hạ giọng nói nhỏ _Cái hài nhi bà Tho chôn cất hồi chiều chính là con của nó đấy!Một thằng bạn cùng học ở Hà Nội yêu con bé...nhưng khi cái bụng nó ễnh ra rồi thì thằng đó tính bài chuồn,viện cớ bố mẹ nó không đồng ý cho lấy vợ mãi tận miền ngược.May mà con bé  cao lớn,lại  đang là mùa đông,nó mặc áo măng tô rộng thùng thình nên không ai biết được.Nửa đêm hôm qua,con bé trở dạ.Cố nén cơn đau,nó ôm theo một bọc quần áo vào  toa lét.Vừa kịp khép cửa toa lét thì đứa bé đã rơi ngay ra nền gạch lát.Không kịp để cho thằng bé cất tiếng khóc chào đời,nó lấy hết sức bình sinh nhỏm dậy,nhét ngay chiếc tất xù vào mồm đứa bé.Nó bảo:Nhìn mặt đứa bé giống thằng bố nó như tạc,máu uất nổi lên,nó quyết tâm kết liễu đời thằng bé để chấm dứt vĩnh viễn một mối tình oan nghiệt...
      Lan thấy đau nhói ở ngực trái:
      _Lúc ấy chị Hưong làm gì?Sao chị ấy không khuyên can con bé?
      _Chị ấy đã ngủ say.Con Ni Na cố giấu vì nó đã nung nấu ý định trả thù thằng Sở Khanh kia từ lâu.Nó bịt mồm,thít cổ,bẻ gẫy chân tay thằng bé rồi cuộn xác thằng bé vào đống quần áo sạch,cho vào thau đem ra hố vôi mới tôi.Nhìn trước nhìn sau không thấy ai,nó thả xác thằng bé xuống hố vôi rồi vội vã đem chậu quần áo về,cho vào máy giặt sạch...Nó đang  xối nước cọ toa lét thì kiệt sức phải lết vào phòng ngủ.Sáng bảnh mắt không thấy con gái dậy,lại ngửi thấy mùi tanh trong toa lét,chị Hương hốt hoảng đập cửa buồng con gái mới vỡ lẽ mọi sự... .Khổ quá!Cái Ni Na bị sót rau,lên cơn sốt liên miên.Chị Hương khóc hết nước mắt vì thương con.May mà anh Chiến  đang công tác tại Hà nội.Bây giờ thì ổn rồi.Vợ chồng mình biết với nhau thôi nhé!Nên giữ thể diện cho anh  chị ấy.Người ta là một gia đình danh giá...
    Lan  nhìn xoáy vào mặt chồng.Anh ta đóng kịch cả với vợ.Bà Hương-Phó chánh thanh tra huyện là vợ của ông chủ tịch huyện-người đã giúp đỡ Thái vào làm việc ở trung tâm  y tế huyện,rồi cất nhắc anh lên trưởng khoa nội,sắp tới giám đốc trung tâm  y tế nghỉ hưu,đồng chí phó giám đốc lên thay,Thái là một trong những ứng cử viên sáng giá tranh cử cái ghế phó giám đốc.Chỉ cần một tiếng nói của đồng chí chủ tịch huyện_người anh kết nghĩa_coi như phần thắng đã nằm trong tầm tay.Thế thì làm sao mà chả thương với xót.Nếu rơi vào trường hợp khác gọi điện vào giờ ấy,chắc chắn Thái không rời khỏi chăn gối được.Trời ơi!Tại sao lúc yêu nhau ta không nhận ra điều này?-Lan xót xa thầm nghĩ.
ƯỚC: vòng tay dài rộng bằng trời
Để ôm trọn vẹn muôn người mình yêu...
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

buithison

MÈO CÁI KHÓC(Tiếp theo và hết)
6-.
   Một tuần sau  .
   Buổi chiều, Lan đang soạn giáo án thì nghe tiếng rú kinh hoàng,dồn dập của con mèo cái. Tiếng rú thất thanh,đớn đau,tuyệt vọng.Cô chạy vội từ tầng hai xuống và bắt gặp con mèo cái đang xoã xượi,phủ phục lên con nó .Cô tiến đến gần  và dường như không còn tin vào mắt mình nữa. Con mèo con loang lổ,nhỏ xiu như một quả dưa chuột mềm nhũn ,oặt ẹo ,hai mắt nhắm nghiền...nó đã chết ngạt trong tủ từ lúc nào.Cô không nỡ đem xác nó đi chôn ngay.Con mèo cái khoanh tròn hai chân sau,hai chân trước giang rộng ôm  lấy xác con nó như gà mẹ xù cánh ấp con ,che chở con khi nhìn thấy diều hâu sà xuống định cắp con nó đi.Cô liên tưởng đến hình ảnh diều hâu rình bắt gà con là bởi vì cô nhìn thấy ánh mắt xanh lè,căm hờn của con mèo cái nhìn cô như chính cô là thủ phạm đã giết chết con nó.Cô quay mặt đi,không dám nhìn cảnh tượng ấy nữa.Rõ ràng,sáng nay-trước khi  lên lớp,cô vẫn nhớ mở toang cánh cửa  tủ để mèo mẹ vào ấp ủ,cho con nó bú...Lan quay trở lại bàn soạn giáo án nhưng không còn tâm trí để vào bài vở nữa.Dưới nhà,con mèo cái vẫn tru lên từng hồi ai oán.Từ bé đến giờ,chưa bao giờ cô nghe thấy tiếng mèo khóc.Rồi dường như mệt lả, nó lặng im một hồi lâu. Lan đoán nó thấm mệt nên đã ngủ thiếp đi. Cô rón rén đi xuống cầu thang, định lừa lúc con mèo cái ngủ quên sẽ bế con mèo nhỏ đi chôn. Thì ra, con mèo cái đã cắp con nó trở lại ngăn tủ, khòeo chân vén những miếng vải vụn đắp cho con nó. Và... kỳ lạ chưa, nó nhỏm ngồi dậy,nhẹ nhàng nâng con mèo con lên, dí núm vú hồng hồng bé tẹo ở hàng vú thứ hai vào cái miệng nhỏ xíu khép chặt của mèo con. Nó cứ dướn lên,dướn lên mãi mà không tài nào đưa đầu vú vào miệng con nó được. Như sực tỉnh trước sự thực phũ phàng là con mình đã chết rồi,nó lại tru lên từng hồi não nề,đau đớn...Hai hàng nước mắt lã chã tuôn rơi, Lan không dám nhìn cảnh tượng đau lòng ấy nữa. Cô khẽ lùi bước định leo lên cầu thang, chẳng may vấp phải bình lan ý, cô ngã quay ra nền nhà. Nhanh như cắt,con mèo cái  nhảy tót từ trong tủ xuống sàn nhà, lăn lộn cào cấu Lan, miệng không ngớt tru lên những tiếng khóc than não nuột... Lan  càng khẽ gỡ nó ra thì nó càng liều lĩnh ôm chặt lấy Lan. Lan nước mắt ròng ròng - đau thì ít mà xót thương cho con vật thì nhiều...
      Vừa lúc đó, Thái bước vào nhà. Nhìn thấy cảnh tượng con mèo cái hung hãn đè lên vợ mình cùng với những tiếng kêu gào ghê rợn, cô vợ nhỏ bé nước mắt lưng tròng, chống cự yếu  ớt. Anh lao vào xách tai nó, xoay ba vòng rồi lẳng đi thật xa. Con mèo ngất lịm. Lan nhảy bổ ra sân, ôm lấy con mèo:
    _ Trời ơi! Sao anh ác thế? nó chết thì sao?
              _ác gì? Nó chẳng cào em xây xước mặt mày đó sao? Nó choáng một chút rồi tỉnh dậy ngay thôi! mà nó có chết thì em đã có con của nó rồi...
       _ Con nó cũng chết rồi,anh ạ...
      Lan thút thít kể cho chồng nghe về cái chết của con mèo con. Thái lấykhăn mùi xoa lau mắt cho vợ, an ủi cô:
     _ Có lẽ tại anh... sáng nay, khi em lên lớp tiết một,anh mở tủ tìm đôi tất chân, con mèo mẹ nhảy từ tủ ra sân, anh quên con nó vẫn ở trong đó nên tiện tay đóng cửa tủ lại.Mãi đến trưa,anh mới mở  tủ lấy áo lót thay... Mà em buồn làm gì. Hôm nay,anh nhận tiền bồi dưỡng trực đêm được  một trăm ngàn. Mai em ra chợ mua con mèo khác đẹp hơn con này...
     _ Nhưng mình đã nuôi nấng nó từ khi nó còn nhỏ, em thương nó quá!
     Thái ôm vợ vào lòng, vỗ về cô:
    _ Trời ơi! Vợ anh đa cảm quá! Có lẽ bởi vậy anh mới yêu em nhiều đến thế!   
Nhưng thôi, muộn rồi, em vào bếp nấu cơm đi! Anh sẽ đi chôn con mèo con và theo dõi con mèo mẹ xem nó có tỉnh lại không nhé!
              7_
   Lan miễn cưỡng đi vào trong bếp. Một lát sau,Thái trở lại rửa tay thật sạch rồi vòng ra sau lưng ôm lấy vợ:
     _ Thôi đừng buồn nữa, mất xinh. à, anh báo cho em một tin mừng nhé! Tuần sau, con gái chị Hương lấy chồng. Em  nên may một chiếc áo dài mới maù tím Huế để hai vợ mình cùng đi dự đám cưới nhé!
        _ Chị Hương nào? _ Lan hững hờ hỏi.
        _ Thì là vợ ông anh kết nghĩa của anh đấy thôi! Cái thằng Sơn bên phòng thanh tra huyện _ nhân viên của chị Hương ấy _ số nó son thật. Bao nhiêu đứa si mê, muốn chết vì cái Ni Na mà nó có thèm ngó ngàng tới bọn trai xóm núi này đâu. Chị Hương nhà mình cũng thật là nhân hậu. Chị ấy không cậy chồng làm lớn mà chê bai con nhà nông dân...
        Thái còn lải nhải ca ngợi chị Hương nhà mình hết lời nhưng tai Lan như ù đi, cô không buồn nghe chồng nói nữa.Trước mắt cô bỗng hiện lên chiếc áo dài màu tím Huế bà Tho đã  nâng niu,cất giữ trong hòm đạn ba mươi nhăm năm nay,bà may sẵn sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng,đợi người yêu từ chiến trường trở về làm lễ cưới  như lời hẹn ước.Nhưng anh đã vĩnh viễn nằm lại trên mảnh đất Sài Gòn đúng vào ngày cuối cùng của cuộc chiên tranh:Ngày hai mươi chín  tháng  tư năm một ngàn chín trăm bẩy mươi lăm.Bây giờ bà Tho đem cái áo ấy gối lên đầu giường vì chiếc Va li bằng hòm đạn_kỷ vật thân thiết thời tuổi trẻ của bà đã dùng làm quan tài chôn cho thằng bé con xấu số chưa kịp cất tiêng khóc chào đời...

                                              BTS
ƯỚC: vòng tay dài rộng bằng trời
Để ôm trọn vẹn muôn người mình yêu...
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

buithison

GIỞ TRANG DANH BẠ CŨ

                                  Tản văn

Người bạn  gái của tôi vừa đi  ăn tết ở Điện Biên về, tặng tôi quyển danh bạ đã sờn quăn mép bìa:
- Này, “bà” cầm lấy mà xài, kẻo lúc nào cũng đến hỏi tôi số điện thoại của những người bạn cũ…
Tôi nâng niu  trên tay quyển “DANH Bạ LAI CHÂU - 2002” mà lòng rưng rưng thương nhớ. Do một sơ xuất nhỏ, gần 5 năm rồi tôi không liên lạc được với những người bạn thân thiết, có người  quen từ thuở thiếu thời, cùngtung tăng vùng vẫy trên dòng sông Nậm Rốm hiền hoà, thơ mộng; có người quen từ ngày màu gấc chín nhuộm đỏ hai má thiếu nữ tuổi dậy thì, nhìn thấy bạn trai tay chân như thừa thãi, chẳng biết giấu ở đâu; rồi những người bạn quen trên từng chặng đường công tác… Thấm thoắt đã mấy chục năm trời…
A! Đây rồi: Hoài Anh - Cô bạn gầy đét, cứng quèo như một cây sậy thời con gái thế mà lấy chồng rồi  ngày một mỡ màng  ra. Hai vợ chồng cùng công tác bên ngành văn hoá, cuộc sống không lấy gì làm dư dả nhưng họ rất hạnh phúc bên hai đứa con ngoan ngoãn, học giỏi…
Còn đây: Thanh Bình - cậu  bạn trai thân thiết, hiền lành, có đôi mắt trong veo  của tôi vẫn thuỷ chung với nghề dạy học. Chàng và nàng cùng dạy môn văn, cùng là hội viên hội Văn học – Nghệ thuật tỉnh. Họ đã có chung nhau một “công chúa”, một “hoàng tử” và mấy tập thơ tình…
Và đây nữa: Kiên Cường - Cậu học sinh “cá biệt” hay gây gổ đánh nhau với bạn  giờ đã trở thành một sĩ quan quân đội. Cho đến giờ chàng vẫn chưa “cùng ai”, khiến bao cô nàng khắc khoải,đỏ mắt chờ mong vì thương thầm nhớ trộm…
Lật giở từng trang, từng trang danh bạ, tôi xiết bao vui sướng, tự hào vì nhiều  người bạn tôi giờ đã thành đạt. Họ đã trở thành cán bộ chủ chốt từ huyện đến tỉnh. Họ đã cống hiến tài năng. tâm huyết cho sự nghiệp phát triển  hai tỉnh “phên dậu” của Tổ quốc… Họ không bao giờ gọi điện thoại cho tôi, nhưng tôi không trách họ bởi tôi luôn nghĩ  dù bận rộn đến đâu trong tim mỗi người vẫn còn nguyên vẹn  một khoảng trời Mường Thanh huyền thoại…
Có lúc những ngón tay  tôi run lên bần bật khi giở  đến những cái tên thân thiết một thời mà chủ nhân của nó- những người bạn  thơ ấu của tôi giờ đã ra người thiên cổ. Người bạn kiểm lâm của tôi đã ngã xuống dưới nhát rìu oan nghiệt của bọn lâm tặc để bảo vệ cánh rừng nguyên sinh nơi anh cất tiếng khóc chào đời…Người bạn gái có khuôn mặt đẹp như Đức Mẹ Đồng Trinh của tôi đã ra đi vì một tai nạn giao thông bất ngờ ập đến, để lại người chồng thương binh cụt cả hai chân cùng ba đứa con đang học hành dang dở…
 Có lúc tôi rơi vào trạng thái chơi vơi, hụt hẫng khi đọc đến những cái tên rất đỗi thân quen  một thời giờ đã trở nên ô danh “tiếng xấu để đời”. Một người con trai hào hoa phong nhã, hát hay, học giỏi, từng là thần tượng của biết bao cô gái, từng thăng tiến nhanh chóng trên con đường công danh sự nghiệp bằng chính tài năng  của mình, giờ đang ngồi “bóc lịch”trong nhà giam vì tham ô hàng tỷ đồng của Nhà  nước trong một công trình xây dựng lịch sử…Một cô bạn hoa khôi nức tiếng thuở xa xưa đã phải “dựa cột” vì buôn bán hêrôin qua biên giới khi sắc đẹp tuổi hồi xuân vẫn tràn trề quyến rũ, nhà cao cửa rộng, chồng con đề huề chẳng kém ai…Một cậu bạn thông minh, hóm hỉnh với chiếc răng khểnh duyên dáng kênh kiệu thuở nào giờ thân tàn ma dại, người quắt lại như cái xác không hồn bởi căn bệnh thế kỷ do ăn chơi đua đòi trác táng…Nghĩ đến họ, tôi thấy lòng quặn thắt, đau xót, giận thương lẫn lộn. Không giận sao được khi họ làm những điều xấu xa, tồi tệ, phụ ơn cha, nghĩa mẹ, công thầy, tình bạn, làm hại dân hại nước? Nhưng tôi đã từng có một thời sống chung bên họ với biết bao kỷ niệm êm đềm trong sáng của tuổi thơ ấu thời bao cấp nghèo khó mà chan chứa tình người; tôi đã cùng họ lăn lê bò toài chơi đánh trận  giả trên đồi A1, làm sao tôi không khỏi ngậm ngùi thương xót cái quá khứ tốt đẹp họ đã sống?
 Cứ thế… cứ thế, trong đêm khuya tôi một mình lật giở từng trang, từng trang danh bạ cũ, lòng thao thức xốn xang. 5 năm – thời gian chưa phải là dài mà có biết bao thay đổi. Tôi lại nghĩ đến những người bạn đã cùng tôi chuyển sang xây dựng tỉnh Lai Châu mới. Tôi mừng cho một số  bạn đã có những bước tiến vượt bậc trên con đường công danh sự nghiệp bởi họ rất xứng đáng đứng ở vị trí tiên phong đó.Với tài năng sẵn có cộng với ý chí, nghị lực vươn lên không ngừng, họ biết hy sinh cái nhỏ cho cái lớn, cái riêng cho cái chung…Phần lớn những người bạn cũ cũng như tôi, sống cuộc sống bình thường và chân chính. Chúng tôi ít có thời gian  tụ tập chơi bời với nhau vô tư như thuở còn son rỗi. Nhưng mỗi khi ai đó có chuyện vui hay chuyện buồn, chẳng ai bảo ai chúng tôi cùng có mặt san sẻ, động viên nhau (nhất là khi ai đó có biểu hiện sa đà). Những người bạn cũ hiểu nhau từ chân tơ kẽ tóc dễ góp ý cho nhau hơn ,thậm chí có thể mắng nhau té tát vì mục đích tốt mà không sợ bạn giận, không cần vòng vo tam quốc, không cần rào đón sợ mếch lòng nhau…
Tôi còn rất, rất nhiều người bạn cũ ở hai tỉnh Điện Biên –Lai Châu. Vì điều kiện gia đình, mặc dù rất thông minh, họ không được học hành đến nơi đến chốn mà vẫn sống một cuộc đời bình dị trong những bản quê xa xôi, heo hút; họ vẫn hay lam hay làm, giàu tình yêu gia đình, quê hương, làng xóm…Họ là những người không có tên trong danh bạ song đã lưu lại trong tôi những ấn tượng đẹp đẽ không bao giờ phai mờ…           
                                  Lai Châu, ngày 15/2/2009.
                                               B.T.S
ƯỚC: vòng tay dài rộng bằng trời
Để ôm trọn vẹn muôn người mình yêu...
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

buithison

KỶ NIỆM VỀ MỘT NGƯỜI LÍNH
                                             Truyện ngắn
         
        Con gái yêu của mẹ!
        Tháng bảy lại đến. Cái thắng nắng nóng, mưa nhiều.Cái tháng khắc khoải trong mẹ một nỗi niềm nhớ thương da diết.
       Có một đêm bảy, mẹ ngồi thẫn thờ bên ô cửa sổ, mắt dõi nhìn về phương nam xa xôi trong hoài niệm, miệng khe khẽ hát một bài ca về người lính:
         “Có người lính mùa thu ấy ra đi từ đó không về
          Dòng tên anh khắc vào đá núi…”
       Hát đến đó, nước mắt mẹ lã chã tuôn rơi. Mẹ không biết con đã đứng sau lưng mẹ tự lúc nào. Bàn tay con nhẹ nhàng đặt lên vai mẹ mà không nói lời nào. Cử chỉ ấy đem đến cho mẹ niềm tin cậy: con gái mẹ đã 18 tuổi rồi! Tuổi của con là tuổi của hoa, của mộng. Mẹ cũng có một thời hoa mộng như thế,nhưng đó là những năm tháng cuối cùng trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của dân tộc.
         Con yêu!
  Đêm nay, mẹ lại một mình lặng lẽ dưới ánh trăng, lặng lẽ hát bài hát cho người lính của riêng mình mãi mãi dừng ở tuổi 19.
  Khi miền Nam hoàn toàn được giải phóng, suốt ngày các loa đài công cộng ca vang khúc khải hoàn chiến thắng: “Như có Bác Hồ trong ngày vui đại thắng”, “Việt Nam! Ôi Tổ quốc vinh quang!” Tất cả mọi người như bay lên trong mơ, nghẹn ngào sung sướng. Trong niềm vui lớn lao của toàn dân tộc,  mẹ nhìn đất nhìn trời đâu đâu cũng thấy mến yêu, nhìn trẻ già trai gái ai ai cũng thấy đẹp. Và thiêng liêng thay là tình yêu Tổ quốc! Nó làm cho mọi người xích lại gần nhau, thân ái như con trong một nhà. Không hề có bóng dáng của những kẻ nhỏ nhen, toan tính vị kỷ. Không có những lọc lừa, dối trá xấu xa..
***
Ba tháng sau, mẹ nhận được tin người ấy đã hy sinh anh dũng ngay từ chiều 29/4, một ngày trước khi miền Nam hoàn toàn giải phóng. Mẹ bàng hoàng như không còn tin vào tai, vào mắt mình nữa, dù vẫn biết rằng chiến thắng nào mà chẳng có hy sinh,vinh quang nào chẳng đánh đổi bằng cả máu và nước mắt. Nhưng người ấy còn quá trẻ, chú ra đi mà chưa hề biết rằng: đã có một người con gái lặng thầm yêu  chú từ lâu, người con gái hằng đêm vẫn trông ngóng  chú trở về.
Ông ngoại con kể lại: ông và ông Phương (bố của  chú Phi Sơn) là đôi bạn thân cùng chung chiến hào trên Đồi Độc Lập. Sau chiến thắng Điện Biên Phủ, hai anh chiến sĩ trẻ tình nguyện ở lại xây dựng nông trường và kết hôn cùng hai cô “sơn nữ” quê ở Mường So - quen nhau trong dịp hai cô đi dân quân hoả tuyến, tiếp tế lương thực cho bộ đội Điện Biên Phủ. Điều trùng hợp ngẫu nhiên, hai đứa trẻ sinh ra cùng ngày, cùng tháng, cùng năm và cùngđược hai ông bố hay chữ đặt cho một cái tên đầy ý nghĩa: Sơn - Hoài Sơn và Phi Sơn. Hai gia đình mổ gà, làm chung một bữa tiệc nhỏ mời mấy người hàng xóm chung vui.
Ông Phương (hồi ấy gọi là anh Phương) sau khi nhấp vài hụm rượu, mặt đỏ  như cua rang, giả vờ khề khà nói với ông ngoại:
Này Tâm! Con trai tớ đặt tên là Sơn là đúng quá rồi! Nó  gợi lên khí phách mạnh mẽ, hiên ngang của người quân  tử. Con gái thì nên tìm một cái tên dịu dàng, nữ tính.
 Ông ngoại con ngắt lời ngay:
Cái tên tớ lựa chọn là tớ đã ngẫm nghĩ từ lâu, dù là con gái hay con trai tớ cũng đặt tên ấy.
     Sau một hồi tranh luận, ông ngoại con kiên quyết bảo lưu ý kiến của mình, vì thế mẹ mang tên là Hoài Sơn. Từ bé mẹ đã là một con bé hay nghịch ngầm,  chú Phi Sơn thì  hiền lành và gan lỳ như một con dúi.
     Bà ngoại kể: “Hai đứa ngồi chung một cái cũi trong nhà trẻ. Con Hoài Sơn sắp mọc răng, ngứa lợi, nó giằng tay thằng Phi Sơn đưa lên miệng, cắn nghiến ngấu. Thằng bé chắc đau lắm, nó mím chặt môi, không khóc một tiếng, cũng không tìm cách đánh lại con bé. Được cái, bà ấy là người hiểu biết, nhân hậu nếu không thì. trẻ con lại làm mất lòng người lớn.”
    Năm 1964, khi giặc Mỹ leo thang bắn phá miền Bắc cũng là lúc mẹ và  chú Phi Sơn cùng  vào học lớp 1. Một lần, Mỹ ném bom xuống đúng khu nhà trẻ của nông trường. Biết vợ và một cô giữ trẻ khác không kịp đưa 35 cháu xuống hầm trú ẩn, ông Phương đang nhổ lạc vội chạy về hỗ trợ. Khi hai vợ chồng đang ôm hai đứa trẻ cuối cùng chạy ra hầm thì một loạt bom bi trên trực thăng Mỹ ập xuống. Ông bà Phương chỉ kịp đẩy hai đứa bé vào cửa hầm thì lăn ra bất tỉnh.
      Buổi chiều hôm ấy là một buổi chiều vô cùng ảm đạm. Mây vần vũ dày đặc bầu trời, không khí oi nóng hầm hập. Giađình 35 cháu và bà con hàng xóm quây quần khu tập thể nông trường tiếc thương vĩnh biệt đôi vợ chồng trẻ đã hy sinh cả tính mạng mình cứu lũ trẻ.  Chú Phi Sơn  đứng chết lặng nhìn trân trối vào hai chiếc quan tài đỏ thẫm  đặt giữa nhà.
       Từ đó,chú  Phi Sơn về ở cùng một nhà với  mẹ, được ông bà ngoại yêu quý, coi như con đẻ. Ông bà ngoại luôn căn dặn mẹ phải coi  chú như một người anh ruột, không được làm anh buồn. Năm tháng dần trôi, nỗi đau thương mất mát nguôi ngoai dần, song trong đôi mắt thông minh, cương nghị của chú vẫn phảng phất nỗi buồn sâu lắng. Mùa hè năm 1974,chú Phi Sơn và mẹ cùng tốt nghiệp cấp3 với tấm bằng loại giỏi. Ông bà  ngoại bàn với nhau, sẽ cho cả hai đứa cùng thi vào trường Đại học sư phạm.
***
    Một điều bất ngờ xảy ra ngoài sự tưởng tưọng của ông bà ngoại và mẹ. Suốt 11 năm chung sống cùng gia đình, chưa bao giờchú Phi Sơn giấu giếm hoặc làm một điều gì khuất tất. Thế mà suốt mấy hôm liền, chú ấy xin phép ông bà ngoại lên thị trấn ôn thi cùng cậu Tiền Hải - một người bạn học cùng lớp với hai anh em. Bà ngoại bảo: “Thế thì con lấy xe đạp đèo Hoài Sơn cùng đi. Chú Phi Sơn vò đầu gãi tai, nói lí nhí: “Con sợ đi đường xa, Hoài Sơn mệt.Thôi mẹ để tối về, con và em cùng ôn lại bài.”. Mặc dù chú ấy giữ lời hứa nhưng cử chỉ điệu bộ rất ngượng ngùng, không dám nhìn thẳng vào mắt mẹ. Đúng là điệu bộ cử chỉ của người không quen nói dối.
Bữa cơm chiều hôm ấy thật im ắng khác thường. Chú Phi Sơn cứ nâng bát cơm lên tay lại đặt bát xuống mâm. Bà ngoại kín đáo đưa  mắt nhìn ông ngoại rồi lại quay sang  nhìn mẹ. Ai cũng ngầm hiểu sắp có chuyện hệ trọng gì xảy ra nhưng đều  không ai nói. Im lặng một hồi,chú ấy ấp úng:
Con xin lỗi bố mẹ! Đáng lẽ, con phải hỏi ý kiến của bố mẹ, nhưng con lo bố mẹ sẽ ngăn cản con nên đã giấu bố mẹ đăng ký đi bộ đội. Mọi thủ tục khám tuyển đã xong, hôm nay con đã nhận được giấy báo của Ban chỉ huy quân sự huyện. Ngày kia, con lên đường nhập ngũ, con xin bố mẹ tha lỗi cho con.
 Ông ngoại ôn tồn nói:
Trai thời chiến, lên đường giết giặc bảo vệ Tổ Quốc là nghĩa vụ thiêng liêng của tuổi trẻ, như bố con và bố khi xưa, nhưng bố mẹ con giờ đã mất, lẽ ra con nên hỏi ý kiến bố mẹ để cùng bàn bạc.
 Bà ngoại giãy  nảy lên:
Không bàn bạc gì nữa! Sáng mai tôi sẽ lên  huyện đề nghị cho Phi Sơn đi học đại học. Mẹ đã hứa với vong linh bố mẹ con là sẽ nuôi con ăn học đến nơi đến chốn.
 Phi Sơn nói nhỏ nhẹ:
Con nghĩ kỹ rồi bố mẹ ạ. Năm nay con 18 tuổi là vừa đủ tuổi tham gia nghĩa vụ quân sự. Sự học là lâu dài. Khi nào chiến thắng, con lại về học tiếp.
Mẹ không nói được lời nào. Sự việc diễn ra bất ngờ quá! Mẹ đã quen có  chú Phi Sơn bên cạnh như một người anh trai thực sự để mè nheo,để dỗi hờn vô cớ. Mẹ vẫn ngỡ sẽ tiếp tục cùng chú học lên Đại học.
Đêm ấy, mẹ buồn rầu bỏ đi ngủ sớm. Ông bà ngoại và chú Phi Sơn vẫn ngồi bên bếp lửa nói chuyện rì rầm suốt tận đêm khuya. Không biết chú đã nói gì để thuyết  phục ông bà ngoại. Chỉ biết rằng sáng hôm sau, bà vẫn ra huyện nhưng không phải xin cho chú không đi bộ đội mà là đi mua xà phòng thơm,khăn mặt, thuốc thang chuẩn bị  cho chú lên  đường.
      Sáng hôm sau, ông bà  vừa đi làm, chú rủ mẹ vào rừng chặt nứa rồi cặm cụi đan phên, rào lại mảnh vườn nhỏ trước nhà. Mẹ làm mặt giận, làm hùng hục và không thèm nói một lời nào dù chú ấy cố pha trò hài hước.
Hôm sau,chú Phi Sơn lên đường. Hàng xóm, bạn bè, các cơ quan,đoàn thể đưa tiễn rất đông. Lúc các tân binh xúng xính trong bộ quân phục mới chuẩn bị lên xe, mọi người thân xúm đến trao quà thì mẹ nhìn thấy cô Huyền và cô Na _ bạn cùng học của mẹ và chú_ mỗi người đều có một gói quà nhỏ tặng chú, mẹ mới thấy ân hận vì sự giận dỗi vô lý và thái độ cố chấp của mình, nước mắt mẹ lã chã tuôn rơi.Chú Phi Sơn nhoài từ trên xe giơ tay bắt tay mẹ.bàn tay chú ấm mềm như có một dòng điện  chạy dọc sống lưng mẹ.
***
Chú Phi Sơn đi rồi, mẹ mới cảm thấy trống vắng vô cùng. Mẹ mong chờ tin chú từng giờ từng phút để rồi 10 tháng sau mới nhận được tin chú đã hy sinh cùng một cuốn nhật ký chú viết trên đường hành quân gói trọn những tình cảm yêu thương nồng nàn  chú giành cho bố mẹ đẻ, bố mẹ nuôi và “út Hoài Sơn - con chim sơn ca bé nhỏ của anh”. Trang cuối cùng của cuốn nhật ký viết dở,chú chép một bài thơ như là một linh cảm :
“Em ơi! Rất có thể
Anh chết giữa chiến trường
Đôi môi tươi đạn xé
Chưa bao giờ được hôn.
Nhưng dù chết, em ơi!
Yêu em, anh không thể
Hôn em bằng đôi môi
Của một người nô lệ”.
 Cuộc đời quân ngũ cho đến lúc chú Phi Sơn hy sinh thật là ngắn ngủi,chỉ vỏn vẹn7 tháng 10 ngày. Chú là một trong những người lính cuối cùng hy sinh trong cuộc chiến chống Mỹ cứu nước của toàn dân tộc.Tiền Hải - cậu bạn thân cùng trốn gia đình đi khám tuyển nghĩa vụ quân sự và cùng vào Nam chiến đấu với chú Hoài Sơn - sau này trở về Lai Châu,đã kể chomẹ nghe tường tận vềcái chết oanh liệt của chú Phi Sơn: Chú bị một loạt đạn thù bắn thủng ruột khi đang bảo vệ một đIểm chốt trên đường tiến vào giải phóng Sài Gòn.Chú Tiền Hải lao đến,cuống cuồng nhét vội  mớ ruột bùng nhùng be bét máu vào bụng chú Phi Sơn rồi quay sang Phú - bạn cùng chiến đấu:
Mình đưa  Phi Sơn về tuyến sau giải phẫu, cậu ở lại canh chừng mục tiêu.Sẽ có người yểm trợ.
Chú Phi Sơn thều thào đứt quãng:
Không. kịp... nữa rồi, Phú... Hải ơi! Các... cậu... gắng... giữ chốt... Quyển... nhật..... ký... mình... để trong... ba. ..lô.
***
Con gái yêu quý!
 Bây giờ thì chắc con đã hiểu: Vì sao mãi đến năm 30 tuổi mẹ mới lấy chồng, vì sao mẹ đặt cho con cái tên là Hoài Nam . Mẹ luôn nhớ về phương Nam xa xôi – nơi chú Phi Sơn đã ngã xuống.
Mẹ! Mẹ ơi! Thế. ..bố con có biết chuyện này không?
Có chứ!Vì bố con chính là chú Tiền Hải - Bạn thân của chú Phi Sơn ngày ấy.
Ảnh bác Phi Sơn trên bàn thờ.ông bà ngoại và bố vẫn bảo bác là anh trai của mẹ.Con vẫn cứ ngỡ bác và mẹ là hai anh em sinh đôi.Mà sao bố con lại tên là Tiền Hải.
À, hồi ấy bố con sinh ra ở Tam Đường nên ông bà nội đặt tên trong khai sinh bố tên là Đường. Bà nội nhớ quê gốc ở Tiền Hải (Thái Bình) nên cứ gọi tên bố là Tiền Hải. Thôi, khuya rồi, mẹ con mình xuống nhà cùng xem chương trình “Chúng tôi là chiến sỹ” với bố!
***
Tôi nhìn mẹ.ánh mắt xa xăm, buồn mênh mang như vụt trở về với thực tại,với tình yêu chồng con và trách nhiệm đời thường. Bố tôi đứng ở gian phòng thờ, kính cẩn thắp hương cho ông bà ngoại tôi và bác Phi Sơn.

                                            Lai Châu, ngày 27/7/2009

                                                          B.T.S
ƯỚC: vòng tay dài rộng bằng trời
Để ôm trọn vẹn muôn người mình yêu...
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

buithison

ĐÊM DÀI
                                             Truyện ngắn

Nghe tiếng thở đều đều của chồng, Xuân len lén trở dậy kéo chăn đắp lại cho anh rồi bật điện ngốn tiếp cuốn tiểu thuyết đang đọc dở hồi chiều. Chồng Xuân mở choàng mắt, càu nhàu:
- Cô có để cho tôi được yên không? Suốt cả ngày họp hành bận bịu, tối đến chỉ muốn được ngủ một giấc mà cũng không xong.
Xuân vội tắt  phụt điện, khe khẽ chui vào chăn với chồng nhưng không sao chợp mắt nổi. Nỗi ám ảnh về cuốn tiểu thuyết hấp dẫn cứ dày vò cô. Cố đợi chồng ngủ say, một lần nữa, cô len lén trở dậy lấy chiếc đèn nạp Trung Quốc cho vào chăn, bật công tắc rồi trùm kín lên tận đỉnh đầu, đọc tiếp. Cô bật khóc khi đọc đến đoạn mô tả thân phận người thiếu phụ xinh đẹp lấy được người chồng giàu có, danh tiếng song anh ta chỉ coi nàng như một đồ vật để trang trí trong nhà…
- Trời ơi! Vợ với chả con! Chẳng biết thương chồng là gì cả. Cô gí cái gì vào lưng tôi lạnh toát thế này?
Xuân giật bắn mình khi nghe chồng thét lên với thái độ đùng đùng tức giận. Nhẹ nhàng tắt chiếc đèn nạp, đặt lên chiếc bàn nhỏ kê ở góc buồng ngủ, cô rón rén nằm xuống cạnh chồng nhưng lại không dám đắp chăn lên mình. Nom cô chả khác gì một chú mèo con trót ăn vụng bị chủ rầy la.
Vẫn không sao ngủ được. Lai kiên nhẫn chờ chồng ngủ say, cô mới khe khẽ trở dậy, ra phòng khách thắp nến và nằm xoài trên đi văng để đọc tiếp.
Mùa đông trên cao nguyên Sìn Hồ thật khủng khiếp. Ban ngày, sương mù bao phủ dày đặc, đến nỗi hai người đứng cách nhau ba mét nhìn còn không rõ mặt nhau. Ban đêm sương sa xuống, cái lạnh thấm vào tận xương tủy. Cô không dám mở tủ lấy chiếc chăn vẫn để dành đón khách quý ra đắp. Cô sợ gây tiếng động làm anh giật mình tỉnh giấc. Cô uể oải vơ lấy cuốn truyện. Lạnh và hụt hẫng. Cô không còn cảm thấy hứng thú đọc nữa. Nước mắt cô chảy tràn thấm đẫm bờ mi. Tủi thân, cô cứ nằm trên đi văng khóc thầm lặng lẽ rồi ngủ thiếp đi lúc nào không  biết...
                                  * * *

Trong mơ, cô bỗng thấy hiện lên buổi dạ hội văn thơ trường Đại học Sư phạm hai mươi lăm năm về trước.
Một cô bé loắt choắt, có đôi mắt đen tròn lên trình bày tiểuluận: “Hình ảnh  bóng trăng xuất hiện trong truyện Kiều”. Cô đã thức trắng cả đêm để hoàn thành đề tài thầy giao với một niềm đồng cảm sâu sắc cùng nàng Kiều mỗi lần xuất hiện dưới ánh trăng. Ban đầu, cô cảm thấy ngượng ngùng, thiếu tự tin khi đứng trước đám đông vì cái vẻ bề ngoài của mình: nước da đen nhẻm, dáng người thấp bé và cái trán thì dô hẳn ra trước như muốn che bớt nắng cho cái mặt đỡ đen… nhưng càng nói, cô càng say sưa nhập tâm với nhân vật của mình. Nói xong, cô trở xuống trong tràng pháo tay nồng nhiệt với những bó hoa rực rỡ sắc màu mà các thầy, các bạn sinh viên khoa văn trao tặng. Cô cảm thấy niềm hạnh phúc dâng lên ngập tràn… Khi đi qua sân vận động  để trở về khu nhà nghỉ của nữ sinh khoa văn, cô nghe thấy bước chân ai đuổi theo rầm rập, rồi nghe tiếng thở hổn hển phía sau gáy:
- Tặng em .. à…tặng cháu bông hoa này…Cháu nói hay thật đấy!
Cô mở tròn mắt ngạc nhiên: Một bông hoa chuối rừng rực lửa. Và đôi mắt cũng rừng rực lửa của người con trai miền sơn cước. “Thật là lãng mạn khi được một người con trai trao tặng bông chuối rừng mộc mạc dưới ánh trăng” – Cô thầm nghĩ. Cô ấp bông chuối rừng vào ngực, nghe văng vẳng câu nói cô từng đọc trong cuốn tiểu thuyết phương tây năm cô mười hai tuổi :“Người đã dậy lên trong trái tim ta bình minh của tình yêu”.
Thật ra thì “chú ấy” chỉ hơn Xuân có bảy tuổi. Nhưng vì  chú ấy là cán bộ đi học nên Xuân cứ gọi thế! Đó cũng là  cách “phòng vệ từ xa” của đám con gái tỉnh lẻ mới lớn như Xuân. Thật ra thì Xuân đã để ý đến chú ấy từ năm học thứ nhất – khi cô vừa tròn mười bảy tuổi. Trong buổi sinh hoạt lớp đầu tiên, chú ấy xung phong hát Bài ca trong hang đá. Xuân như lịm đi trong giọng ca nồng ấm, truyền cảm của chú. Cô khép hờ đôi mắt, hình dung ra hình ảnh A Phủ và Mỵ đang dắt tay nhau chạy trốn khỏi nhà thống lý Pá Tra … họ sống bên trong hang đá, ngập tràn hạnh phúc.
… “Đời chỉ có hạnh phúc chan chứa khắp nơi nơi
Núi chỉ có hai người
Hai người yêu nhau…”

                     * * *

…Đam mê văn thơ và đam mê âm nhạc đã xích họ lại gần nhau, không kể tuổi tác, không  kể dân tộc, không kể hình thức. Chú thì vạm vỡ, mắt sáng như sao, lông mày hình lưỡi mác, chiếc mũi cao thanh tú, đôi môi mọng tươi cùng chiếc răng khểnh duyên dáng, còn cô thì … dù sinh ra và lớn lên ở thị xã, dù là con gái  cưng một gia đình có chức, có quyền, cô cũng chỉ như cô bé Lọ Lem bên cạnh chàng hoàng tử hào hoa phong nhã.
Thế rồi họ nên vợ nên chồng. Rời bỏ thị xã đông vui, nhộn nhịp, cô khăn gói quả mướp theo chồng lên cao nguyên Sìn Hồ xa tít tắp. Hai người cùng dạy văn ở trường thiếu niên dân tộc huyện. Anh sáng tác những vần thơ vụng dại tặng cô:
Anh vẫn thầm gọi em là thi sĩ
Của lòng anh và chỉ riêng anh
Em gần gũi với anh như thể
Máu với tim, hơi thở với khí trời…
Họ đều phấn đấu trở thành giáo viên dạy giỏi văn cấp tỉnh. Rồi những đứa con lần lượt ra đời… Anh trở thành hiệu trưởng trường Thiếu niên Dân tộc  rồi Trưởng phòng Giáo dục huyện. Rồi anh tiếp tục theo học lớp cao cấp chính trị tai học viện  Quốc gia Hồ Chí Minh. Anh là người có chí tiến thủ và cũng là người đàn ông giàu tình cảm. Mô côi mẹ từ năm lên ba, mồ côi cha từ năm lên bảy, anh được Nhà nước nuôi cho ăn học thành người nên anh rất biết ơn Đảng và quý trọng tình cảm. Dù bận đến mấy , đêm nào hai vợ chồng cũng chờ các con ngủ say rồi gối đầu lên tay nhau, thay nhau đọc truyện, báo. Anh bảo:
- Là giáo viên dạy văn mà không chịu đọc thêm sách báo thì dễ tụt hậu lắm em ạ! Đó vừa là nhiệm vụ vừa là nguồn vui của hai người mình…
Cô ngả đầu vào vai chồng, nghẹn ngào sung sướng. Có lúc họ say sưa tranh luận về một bài thơ, một câu chuyện vừa đọc. Cô có tính lanh chanh, hiếu thắng, còn anh, kết thúc cuộc tranh luận, bao giờ anh cũng mỉm cười độ lượng:
- Hai đứa mình hợp nhau thật đấy! cái bụng anh cũng nghĩ như em, nhưng vì anh chưa biết hết tiếng Kinh nên anh không diễn đạt được thành lời như em thôi.
Cô phổng mũi thật to. Dù biết chồng khiêm tốn, dù biết chồng nhường nhịn, cô vẫn thích được khen lắm! Cô thầm nghĩ: “Mình không đẹp mà được chồng yêu thương, vì nể bởi thông minh, nhạy cảm thì cũng đáng tự hào lắm chứ !”. ..
        Rồi anh được cất nhắc làm phó chủ tịch Ủy ban Nhân dân huyện. Dù công việc bận rộn, hai người vẫn không bỏ thói quen từng đêm gối tay nhau đọc sách. Lũ bạn gái vừa thán phục vừa ghen tỵ nói với cô:
- Số mày son thật đấy! Lấy được chồng vừa đẹp vừa tài, có chức có quyền mà chung tình yêu thương vợ con rất mực.
Cô mỉm cười kiêu hãnh:
- Bởi mình xứng đáng được như thế mà …
Bốn mươi lăm tuổi, anh được nhân dân tín nhiệm và cấp trên cất nhắc làm Chủ tịch Ủy ban Nhân dân huyện. Công việc bận rộn ngập đầu. Các con đã ra công tác, lấy vợ và ở riêng, cô thì vẫn gắn bó với nghề dạy học, vẫn say mê văn chương và đầy đam mê, mơ mộng. Anh không còn thời gian cùng đọc sách với cô nữa. Vừa đi họp ở tỉnh về, anh lao ngay xuống xã nắm tình hình dịch bệnh sán lá phổi ở Nậm Hăn, rồi vụ vợ chồng giận nhau ăn lá ngón tự tự ở Pu Sam Cáp. Đêm nào, anh cũng cố gắng thức xem hết phần thời sự trên ti vi rồi tranh thủ ngủ sớm để sáng mai lại dậy sớm, bù đầu vào công việc. Anh nói:
- Dù anh có cố găng bao nhiêu cũng không đáp lại được công ơn của Đảng và nhân dân đối với anh đâu em ạ.
Cô thương chồng xa xót… cùng với sự tiến bộ của chồng, mối quan hệ xã hội của anh ngày càng được mở rộng, Tình cảm vợ chồng ngày càng sâu sắc. Nhưng thời gian cô dành cho anh nhiều bao nhiêu thì thời gian anh dành cho cô ngày càng rút ngắn lại bấy nhiêu.
Đến bây giờ, anh hoàn toàn quên hẳn thói quen đọc sách. Ngày xưa, thời còn bao cấp, anh đi học bồi dưỡng hè, cô chong đèn đọc sách rồi ngủ quên cháy cả đống chăn màn. Lúc trở về, biết chuyện, anh chỉ nhẹ nhàng nói:
- Em và các con không bị bỏng là may lắm rồi! Lần sau, phải cẩn thận hơn em ạ!
Đến bây giờ, gia đình hai đứa con trai cô lúc nào cũng xập xình các băng đĩa nhạc phương tây, rồi Karaoke, rồi phim chưởng Đài Loan, Hồng Công, Phim Kinh dị… Hai đứa cháu nội nhỏ xíu lúc nào cũng dán mắt vào cái  ti vi, rồi bấm nút chơi trò chơi điện tử… Chỉ có đứa gái út đi học sư phạm là cùng chung thú vui đọc sách với mẹ. Mỗi lần con bé về thăm nhà, cô như sống lại thời son trẻ, hai mẹ con ngồi bên ly cà phê, trao đổi chuyện văn chương như hai người bạn tâm đầu ý hợp.
- Đàn bà con gái gì mà lôi thôi, luộm thuộm thế! Sách ! Sách! ở đâu cũng thấy sách! Sao không nằm trên giường xem ti vi có sướng hơn không?

                                  * * *

Nghe tiếng quát tháo của anh, cô giật mình tỉnh giấc, nước mắt giàn dụa, cô bật khóc như chưa bao giờ được khóc: “Hạnh phúc của mình ai cũng biết ghen tị, còn nỗi khổ vì bị kìm hãm của mình nào có ai biết được”
Từ trong buồng bước ra, anh ôm theo chiếc chăn len đắp lên người cô:
- Trời ơi! Sao lạnh thế mà em lại ra nằm ở đi văng một mình? Ngộ cảm lạnh thì sao…
- Vì sao? Vì sao anh thừa biết…
Cô hức lên như một đứa trẻ bị đánh oan. Anh bật điện, nhìn tận đáy mắt cô, rồi nhẹ nhàng vén mớ tóc mai bệt lại hai bên má cô, bối rối:
- Anh xin lỗi! Công việc nhiều quá, anh nóng giận em thật là vô lý. Em tha lỗi cho anh! Vừa đi bản Nậm Cuổi thăm gia đình ba mươi chín người bị lũ quét cuốn trôi, anh lại nhận được tin báo đêm qua cả bản Na Ưa ở Nậm Ban nghe theo kẻ xấu, trốn sang bên kia biên giới, một cụ già tám mươi ba tuổi đã bị cảm chết trên đường đi… Ngủ đi em. Chỉ còn một tiếng nữa thôi, anh lại đi xuống xã rồi.
Anh năm nỉ nom thật tội nghiệp:
- Em bỏ quá cho anh được không? Anh thật là không phải với em … Anh cũng thèm được có thời gian đọc sách cùng em lắm chứ!
Cô đưa tay bịt lấy miệng chồng, hai hàng nước mắt tuôn trào trên má:
- Thôi, em biết rồi, anh đừng nói gì nữa. Anh ngủ tiếp đi, mai còn đi sớm…
Ngoài kia, tiếng gà đã le te gáy sáng.
                                                     BTS
ƯỚC: vòng tay dài rộng bằng trời
Để ôm trọn vẹn muôn người mình yêu...
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

buithison

“HẬU SINH KHẢ ÚY” SẼ  ĐI VỀ ĐÂU ???

     Lời tựa:Trong bài: “Giám đốc xin từ chức: Muốn sống trung thực, sao khó thế!” đăng trên Thư viện Pháp luật của tác giả Kim Dung nêu rõ: Kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2010 vừa khép lại, cho ra đời tỷ lệ tốt  nghiệp cả nước rất  đẹp- gần 93% thí sinh thi đỗ.GS Nguyễn Văn Tuấn( Uc),bằng phương pháp khoa học tính toán, đã chỉ đích danh 17 địa phương có tín hiệu của “ bệnh thành tích” là Bắc Cạn, Thừa Thiên, Lạng Sơn, Bắc Giang, Thái Bình, Kon Tum,  Thanh Hóa, Lai Châu, Quảng Trị, Phú Thọ, Nghệ An, Hà Giang, Hòa Bình, Cao Bằng, Tuyên Quang, Yên Bái và Sơn La. Riêng  ông Dương Thế Phương-Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Bình Dương xin từ chức (tại cuộc họp). Ông Phương xin từ chức vì ông bức xúc  trước thực tế: tại Kỳ họp lần thứ 17, HĐND tỉnh Bình Dương,ông đã bị chất vấn gay gắt vì để tỷ lệ tốt nghiệp của tỉnh năm 2010 vừa qua rớt hạng từ bậc 42 xuống 43, chỉ tăng 9% (86,15%) so với năm trước 2009(77,4%), trong khi nhiều tỉnh, thành phố khác tăng 40-50%.Xin có lời bàn:

 “HẬU SINH KHẢ ÚY”SẼ ĐI VỀ ĐÂU ???

Tin vui kỳ tốt nghiệp vừa rồi
Chín ba phần trăm, giỏi quá trời!
Thầy vui: Thành tích cao ngất ngưởng
Trò  mừng: Kết quả lớn chơi vơi
Một ông đầu ngành xin từ chức
Bao ngài giám đốc giữ nguyên ngôi?
Muốn sống thực thà sao khó thế?
“Hậu sinh khả úy”, thế thì thôi!
ƯỚC: vòng tay dài rộng bằng trời
Để ôm trọn vẹn muôn người mình yêu...
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook

Trang trong tổng số 24 trang (235 bài viết)
[1] [2] [3] [4] ... ›Trang sau »Trang cuối