Trang trong tổng số 101 trang (1010 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [89] [90] [91] [92] [93] [94] [95] ... ›Trang sau »Trang cuối

Ảnh đại diện

Cammy

Nếu mà bạn nghĩ vậy thì cứ đợi khi nào viết đúng chính tả, đúng văn phạm thì hãy yêu cầu. Lâu bao nhiêu chúng tôi cũng đợi được. Chúng tôi chỉ mong những bài gửi lên không có lỗi nữa chứ chẳng ai muốn phải sửa cả. Chúng tôi ngoài việc điều hành TV này còn rất nhiều việc khác nữa chứ không chỉ chuyên tâm sửa bài cho các bạn. Người viết thơ mà sai những lỗi chính tả cơ bản như vậy thì thử hỏi chúng tôi biết sửa như thế nào? Các bạn muốn BĐH thông cảm vậy sao các bạn lại không biết thông cảm cho BĐH?

Tôi cũng muốn nhắc lại là: những bài yêu cầu không đúng với quy định và thiếu ý thức xây dựng của các thành viên không những không được thực hiện mà sẽ bị xoá đi, để tránh gây ra những tranh cãi vớ vẩn. Trước khi các bạn yêu cầu gì đó nên đọc lại bài đầu tiên trong topic này!
Em ngẩn ngơ ngắm khoảng trời chiều
Khoảng trời yên ả, nét phiêu diêu
Em lơ đãng vẽ anh lên đó
Vẽ cạnh tên anh, một chữ yêu
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

nguyễnvănbình

Đề nghị thêm tác giả Nguyễn Trọng Oánh:I. TIỂU SỬ
-         Tên khai sinh Nguyễn Trọng Oánh. Sinh ngày 1 tháng 11 năm 1929 tại xã Nghi Long, huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An. Sinh thời ở Hà Nội. Đảng viên Đảng cộng sản Việt Nam. Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam.
-         Nhà văn Nguyễn Trọng Oánh xuất thân trong một gia đình nông dân, là học sinh trung học tham gia cách mạng tháng Tám. Ông nhập ngũ vào biên chế của đại đoàn chủ lực 304, tham gia chiến đấu trên nhiều chiến trường miền Bắc, sau được điều về trại sáng tác viết truyện anh hùng của Tổng cục Chính trị. Khi tạp chí Văn nghệ Quân đội thành lập, ông là một trong những thành viên ban đầu. Trong chiến tranh chống Mỹ ông công tác chủ yếu ở tuyến lửa khu 4. Khi đất nước thống nhất ông ra Hà Nội tiếp tục sáng tác. Năm 1980 ông được bổ nhiệm vào Phó tổng biên tập tạp chí Văn nghệ Quân đội. Do bệnh hiểm nghèo ông mất vào ngày 24 tháng 12 năm 1993 tại Hà Nội.
II. GIẢI THƯỞNG VĂN HỌC
-         Giải thưởng Hội Nhà văn (1977) và Giải thưởng Văn học Bộ Quốc phòng (1984) cho tiểu thuyết Đất trắng
III. TÁC PHẨM ĐÃ XUẤT BẢN
-         Thơm hương bốn mùa (Thơ, 1961)
-         Ngày đẹp nhất (Thơ, 1974)
-         Lời người cầm súng (Thơ, 1977)
-         Nhật ký chiến dịch (Ký sự 1977)
-         Đất trắng (Tiểu thuyết 2 tập, 1979-1984)
-         Con tốt sang sông (Tiểu thuyết, 1989)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

hoangvandat

Chào tất cả anh chị em, cùng toàn thể tác giả cũng như bạn đọc trong thiviet.net.
Tôi nay mơí tham gia vào trang thơ chưa lâu nhưng tôi rất thích và rất vui vì được đọc những tác phẩm mơí từ nhiêù tác giả trong và ngoài nước.
Nay tôi muốn đăng ký tham vào trang thơ thiviet.net.
Tôi yêu câù ban quản trị cho tôi tham gia vào mục tác giả.
xin  chân thành cảm ơn!
Tôi rất uốn được tặng bức tượng cho người thân của mẹ Nguyễn Thi Thứ hoặc phòng truyền thống tỉnh Quãng Nam. Nhưng vì điều kiện tuổi đã cao, và không biết phải gửi cho địa chỉ nào.

Người tạc Tượng: Hoàng văn Tế – xóm 7, Quỳnh Mỹ, Quỳnh Lưu, Nghệ An.
DT: 0388 640 664
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Nguyệt Thu

@hoangvandat: Bạn yêu cầu BQT thêm bạn vào mục tác giả, vậy bạn đã đọc bài đầu tiên của chủ đề này chưa vậy?
"Hương Giang nhất phiến nguyệt
Kim cổ hứa đa sầu"
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Huy Quang

Yêu cầu tạo thêm tác giả:
Huy Quang sinh năm 1993 tên thật là Đinh Văn Quang, quê ở Đạ Tồn, Đạ Huoai, Lâm Đồng. Xuất thân trong một gia đình khá giả ở vùng nông thôn.
Các tác phẩm chính: tiểu thuyết "Lá mùa thu" (2009-2010), truyện ngắn "Cánh diều" (11-2009), "Tháng ba" (12-2009), thơ "Lặng lẽ" (11-2007), "Nhớ cái ngày không quên" (11-2009),...
Oriflame Group
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Nguyễn Đông Ngạn

Kính gửi BQT Thi Viện,
  Tiêu Đồng Vĩnh Học có mấy ý kiến trao đổi về việc xin lập thêm tác giả Nguyễn Thực như sau:
  Năm nay kỷ niệm 1000 năm Thăng Long – Hà Nội, đây là dịp để chúng ta tưởng nhớ tổ tiên đã gây dựng nên Kinh Đô nước Đại Việt, đặc biệt chúng ta tưởng nhớ đến Lý Thái Tổ và Vương triều nhà Lý đã đặt nền móng cho Văn hiến Thăng Long mà từ đó Văn minh Đại Việt đã bước sang một kỷ nguyên mới với các triều đại nối tiếp nhau xây dựng nền thái bình thịnh trị.
  Sau cuộc đảo chính lật đổ nhà Lý của họ Trần, nhiều con cháu họ Lý đã thay tên đổi họ, mai danh ẩn tích. Đến khi nhà Trần mất ngôi vào tay nhà Hồ, con cháu nhà Lý (lúc này đã đổi thành họ Nguyễn) mới có cơ hội trở về quê cũ Đông Ngàn (Từ Sơn, Bắc Ninh ngày nay) lập cư tại Vân Điềm (nay thuộc huyện Đông Anh, Hà Nội), cạnh làng Ông Mặc (nay là thôn Hương Mạc thuộc huyện Từ Sơn, quê của Cụ nghè Đàm Thận Huy và Trạng nguyên Nguyễn Giản Thanh) và Kim Thiều (quê ngoại của đại thi hào Nguyễn Du).
  Người đầu tiên mở ra truyền thống khoa bảng, đỗ đạt vinh hiển cho dòng họ Nguyễn (gốc Lý) ở Vân Điềm là Đình nguyên Hoàng giáp Nguyễn Thực.
  Vì vậy để tưởng nhớ công đức nhà Lý và giúp cho độc giả biết đến một bậc danh thần phò tá có công lao tài đức, biết thêm một nhà thơ thời Trung đại, Tiêu Đồng Vĩnh Học xin đề nghị Ban quản trị của Thi Viện tạo thêm tác giả Nguyễn Thực (ông là tổ tiên của Hoàng Giáp Nguyễn Tư Giản, hiện đã có trang thơ trên Thi Viện).
  Tiêu Đồng Vĩnh Học xin bước đầu cung cấp tiểu sử tác giả Nguyễn Thực và một bài thơ của Ông, các bài thơ khác sẽ lần lượt đưa lên Thi Viện sau.

Tiểu sử tác giả:
  Nguyễn Thực 阮 實 (1555-1637), tự Phác Phủ 朴 甫, người làng Vân Điềm, huyện Đông Ngàn, trấn Kinh Bắc, nay thuộc xã Vân Hà, huyện Đông Anh, Hà Nội.
  Nguyễn Thực thi đỗ Đình nguyên, đệ nhị giáp Tiến sĩ xuất thân năm Ất Mùi, niên hiệu Quang Hưng 18 (1595) đời vua Lê Thế Tông. Sau khi thi đỗ, Nguyễn Thực trải nhiều chức quan khác nhau và lên đến tột đỉnh của danh vọng: Tán trị công thần, Tham tụng, Lại bộ Thượng thư, Chưởng Hàn lâm viện sự kiêm Đông các Đại học sĩ, Quốc lão, Thái phó, tước Lan Quận công. Năm Bính Ngọ, niên hiệu Hoằng Định (1606), ông được cử làm Phó sứ sang nhà Minh. Năm đầu niên hiệu Dương Hòa (1635), sau gần 40 năm phụng sự triều đình Lê – Trịnh, ông được về trí sĩ. Lệ quan Thượng thư Quốc lão về trí sĩ bắt đầu từ Nguyễn Thực. Sử sách cũ đều chép Nguyễn Thực là người “dùng đức độ danh vọng mà trấn phục người trong nước, thanh liêm, sẻ nhặt, giữ gìn, mộc mạc, điềm đạm, thích lễ nghi, ở trên triều đường kính cẩn như không dám nói” (Lê Quý Đôn, Kiến văn tiểu lục), hay “Ông là người thuần hậu, trong sạch, cẩn thận, không lập sản nghiệp, làm quan trải những bước vinh hiển trọng yếu mà nhà vẫn thanh bạch, có phong độ như bậc danh thần đời xưa” (Phan Huy Chú, Lịch triều hiến chương loại chí). Ông còn là vị quan khẳng khái, không sợ cường quyền, cùng Nguyễn Khải tham hặc một số vị quan của bộ Lại nhũng lạm trong việc tuyển bổ khiến họ bị bãi chức. Nguyễn Thực còn can ngăn cả vua Lê Thần Tông từ bỏ cuộc hôn nhân trái luân thường đạo lý với con chúa Trịnh Tráng là Trịnh Thị Ngọc Trúc (năm 1630). Năm 1637, Nguyễn Thực mất, thọ tám mươi hai tuổi, được truy tặng Thái tể và ban tên thụy là Trung Thuần. Triều đình còn ban cho 64 mẫu quan điền ở bốn xã để làm ruộng thờ.
  Tác phẩm của ông, còn 16 bài thơ cận thể chép trong Toàn Việt thi lục 全 越 詩 錄.  

Nguyên văn chữ Hán:
奉 使 登 程 自 述
壯 歲 叨 登 將 相 科
濫 膺 盛 選 咏 皇 華
車 馳 嶺 嶠 山 消 瘴
船 渡 江 淮 水 帖 波
燕 北 駸 駸 通 夏 貢
交 南 早 早 返 周 車
歸 期 有 幸 全 君 命
忠 孝 初 心 矢 靡 他

Phiên âm:
PHỤNG SỨ ĐĂNG TRÌNH TỰ THUẬT

Tráng tuế thao đăng tướng tướng khoa,
Lạm ưng thịnh tuyển vịnh Hoàng hoa.
Xa trì Lĩnh Kiệu sơn tiêu chướng,
Thuyền độ Giang, Hoài thủy thiếp ba.
Yên Bắc xâm xâm thông Hạ cống,
Giao Nam tảo tảo phản Chu xa.
Quy kỳ hữu hạnh toàn quân mệnh,
Trung hiếu sơ tâm thỉ mị tha.

Dịch nghĩa:
TỰ THUẬT TRÊN ĐƯỜNG VÂNG MỆNH ĐI SỨ

Tuổi cường tráng được thi đậu khoa tướng tướng (1),
Lạm phần tuyển vào hàng ngâm vịnh thơ Hoàng hoa (2).
Xe dong ruổi miền Lĩnh Kiệu, núi tan khí độc (3),
Thuyền qua sông Trường Giang, sông Hoài, sóng nước yên lặng (4).
Ngựa hướng phía Bắc Yên Kinh dâng cống phẩm cho nhà Hạ,
Xe Chu mong được sớm về đất Giao phía Nam (5).
Ngày về được may mắn làm tròn mệnh vua,
Lòng trung hiếu vốn có không bao giờ đổi khác.

Chú thích:
(1) Khoa tướng tướng: Chỉ Khoa thi hội, thi đình chọn tuyển tiến sĩ. Về trình độ tiến sĩ có thể làm tướng văn thời bình, làm tướng võ thời chiến.
(2) Người vịnh thơ Hoàng hoa: tức là Sứ thần. Do Kinh Thi có bài Hoàng hoàng giả hoa tả người đi sứ, nên người đời sau dùng từ Hoàng hoa để chỉ các sứ thần.
(3) Lĩnh Kiệu: cũng là chỉ núi Ngũ Lĩnh ở phía Nam Trung Quốc.
(4) Giang là sông Trường Giang, Hoài là sông Hoài Hà.
(5) Chu Xa: xe nhà Chu.

Dịch thơ:
Tuổi xuân sức tráng đã đăng khoa,
Được chọn sứ quan của nước nhà.
Lĩnh Kiệu xe đi xua chướng khí,
Giang, Hoài sóng lặng sứ thuyền qua.
Ngựa sang Yên Bắc dâng đồ cống,
Xe hướng Giao Nam trở lại nhà.
Hứa hẹn mệnh vua luôn giữ trọn,
Trước sau trung hiếu một lòng ta.
(Theo Tổng tập Văn học Việt Nam, tập 5, NXB Khoa học xã hội, 2000)

Nguồn tham khảo:
1. Bùi Duy Tân (chủ biên), Tổng tập Văn học Việt Nam, tập 5, NXB Khoa học xã hội, 2000.
2. Bùi Xuân Đính, Bùi Viết Chức (đồng CB), Các làng khoa bảng Thăng Long - Hà Nội, NXB Chính trị Quốc gia, 2004.

Xin cảm ơn BQT Thi Viện!
Tiêu Đồng Vĩnh Học.
Trung tình vô hạn bằng thuỳ tố,
Minh nguyệt thanh phong dã bất tri.
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Vanachi

Cảm ơn bạn, tác giả và bài thơ đã được thêm tại đây: http://www.thivien.net/vi...ID=KlUCS3ER6VvH2W9Ma4g25A
Lộ tòng kim dạ bạch,
Nguyệt thị cố hương minh.
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

huong1939

Không được thêm tên tác giả nữa à, têế bây giờ phải làm sao?
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

huong1939

Đây là bài thơ của tôi, tôi muốn chia sẻ với các bạn, hãy đọc và nhận xét nhé:
Thăm đền Kiếp Bạc
Tác giả: Nguyễn Văn Hưởng, 72 tuổi
Chiều Thu Kiếp Bạc nắng hoe vàng
Viếng Đức Thánh Trần dâng nén nhang
Vọng tiếng quân ta vang Vạn Kiếp
Loáng dòng máu giặc đỏ Đằng Giang
Bao phen báo quốc danh không hám
Một dạ trung quân lợi chẳng màng
Tài đức khắc sâu sông núi Việt
Oai phong lừng lẫy đất trời Nam
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Đồ Nghệ

Định gửi mấy bài thơ của Phan Cung Việt vào phần thơ lưu trữ trên Thi Viện, nhưng tìm không thấy tên tác giả này, BĐH có thể tạo thêm tên tác giả này được không? ĐN chỉ có chút thông tin thế này về nhà thơ Phan Cung Việt:

Tiểu sử:
Tên thật: Phan Cung Việt
Sinh năm: 1945
Nơi sinh: Đức Thọ -  Hà Tĩnh
Bút danh: Phan Cung Việt
Thể loại: thơ, truyện ngắn
Các tác phẩm:
    Nơi ta có mặt (1985)
    Mái nhà dưới bóng cây (1986)
    Gió giữa hai người (1990)
    Mẹ, em và... (1992)
    Lên chùa (1993)
    Tòa Thánh (1994).

Giới thiệu một tác phẩm:

Muôn đời

Bà bên nội, tôi đã hiểu rồi
Là bến nước sông La sóng vỗ
Bà bên ngoại, bây giờ với tôi
Là bến sông Thái Bình đầy gió

Đêm bên ngoại nằm không ngủ được
Sóng miên man vỗ suốt bến Vùa
Khói quện mãi bàn thờ bà thuở trước
Cả khu vườn ngan ngát hương đưa

Tôi trộm nghĩ bà ở đâu cũng vậy
Là vầng trăng cánh võng bốn mùa
Tôi trộm nghĩ bà ở đâu cũng thấy
Dáng lưng còng cặm cụi nắng mưa

Khi tôi nghe, ngoài ao con cá quẫy
Đời bà xưa bên lở bên bồi
Khi tôi nghe cau ngoài vườn thức dậy
Bóng dáng bà ấm áp bên tôi

Bà ở quê nào cũng chịu thương chịu khó
Bà ở nơi đâu cũng lặng lẽ ân tình
Bà ở thời nào cũng là nắng gió
Bà muôn đời ôm cháu trong tim

Nơi xuất bản: NXB Giáo dục, 2005
...
Все пройдет и печаль и радость
Все пройдет так устроен свет
Все пройдет только верить надо
Что любовь не проходит нет ..
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook

Trang trong tổng số 101 trang (1010 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [89] [90] [91] [92] [93] [94] [95] ... ›Trang sau »Trang cuối