Trang trong tổng số 53 trang (527 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [32] [33] [34] [35] [36] [37] [38] ... ›Trang sau »Trang cuối

Ảnh đại diện

hoan1982

Bảo vệ tiếng Việt trên thế giới ảo
Với sự bùng nổ của mạng toàn cầu, thông điệp bảo vệ sự trong sáng của tiếng Việt đã được truyền đi và dần trở thành những phong trào rầm rộ trên thế giới ảo, ở mọi “mặt trận” từ trang tin điện tử, diễn đàn đến nhật ký trực tuyến cá nhân (blog)…

Điều đặc biệt là tác giả của phong trào ấy, lại là những bạn trẻ thuộc thế hệ 8X, 9X.

“Luật” bảo vệ tiếng Việt trên mạng

Một buổi họp mặt của sinh viên tham gia diễn đàn ngonnguhoc.org. Ảnh: Ngonnguhoc.org

Trước tình trạng viết sai chính tả, sử dụng ngôn ngữ tuỳ tiện, lậm ngoại ngữ… nhiều diễn đàn đã ban hành “luật” sử dụng tiếng Việt và kêu gọi các thành viên nghiêm túc thực hiện. Hình thức xử lý, tuỳ theo mức độ vi phạm, có thể bị xoá bài viết hoặc xoá tài khoản…

Trên diễn đàn www.toantin.org/forums, Cyclic – một thành viên ban điều hành – thông báo: “Trong khoảng thời gian gần đây, mình nhận thấy có khá nhiều lỗi xuất hiện tràn lan trong các bài viết của diễn đàn”. Cyclic thống kê, đó là các lỗi do sơ ý (không viết hoa đầu câu, viết câu không có dấu câu, viết sai chính tả…), các lỗi cố ý (sử dụng ngôn ngữ 9X, viết tiếng Việt không dấu…) “Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt là không dễ nhưng cần phải làm. Ta nên bắt đầu từ những việc dễ như sửa những lỗi về chính tả, ngữ pháp. Đề nghị chúng ta cùng nhau thực hiện việc này. Cách làm rất đơn giản: mỗi bạn hãy đọc cẩn thận lại bài viết của mình một (vài) lần và sửa chữa những lỗi sai trước khi đăng”, Cyclic đề nghị. Theo quy định của diễn đàn này, các bài viết vi phạm sẽ bị xoá mà không cần thông báo. Tương tự, diễn đàn dành cho giới trẻ diendan.goonline.vn ban bố quy định: “Bài viết bằng tiếng Việt có dấu, không sử dụng ngôn ngữ chat, viết tắt như: iu nhiu lúm, kiu ji, cai rì co?, mo+ ho+…” Những bài viết làm mất đi sự trong sáng của tiếng Việt “có thể phạt thẻ, khoá chủ đề, đóng chủ đề, xoá bài viết”.

Phong trào bảo vệ tiếng Việt, xuất phát từ những diễn đàn thu hút đông đảo cư dân mạng như ttvnol.com, vozforums.com, sinhhocvietnam.com, www.vietmba.com… rồi nhanh chóng lan toả tới nhiều diễn đàn khác. Đặc biệt, cả diễn đàn của học sinh, đối tượng “sính” dùng ngôn ngữ chat, cũng vào cuộc. “Việc xử lý tệ nạn viết sai chính tả là vấn đề đau đầu ở nhiều diễn đàn. Gần đây, một số diễn đàn lớn đã trị được tệ nạn này bằng kỷ luật nghiêm khắc, kết quả này đang giúp dấy lên tinh thần “giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt” trong cộng đồng online, đặc biệt là các diễn đàn học thuật. Diễn đàn cũng đã khuyến nghị các thành viên không dùng ngôn ngữ chat, xoá những bài vi phạm, tuy vậy, hiện nay vẫn còn nhiều “sạn” về ngôn ngữ tồn tại, nên việc này sẽ được nâng lên mức cao hơn” – đó là thông báo của ban quản trị diễn đàn chuyenhungvuong.net/diendan. Diễn đàn này còn gắt gao hơn khi cấm tất cả các bài viết cố tình dùng tiếng địa phương, dùng số thay cho chữ cái, viết tắt những từ hoặc cụm từ không được sử dụng trong ngôn ngữ chính thống… Tất cả các bài viết vi phạm “đều sẽ bị xoá ngay, không cần giải thích”. Cùng cách làm đó, diễn đàn mạng Ngôi Nhà Chung còn ra “tuyên ngôn”: “Để tiếng Việt đẹp muôn đời, những ngôn ngữ chat xin mời bỏ qua”!

Các diễn đàn của người trẻ khác như www.sinhhocvietnam.com/forum, vietscholar.org, 9a6chilang.4ulike.com, vnxitin.com, teenhaugiang.com/forum, www.bmt7.vn/forum… cũng trở thành những “mặt trận” của phong trào bảo vệ tiếng Việt với quy định và hình thức chế tài nghiêm minh. “Tôi và các bạn sẽ rất khó chịu khi đọc một bài viết với đầy lỗi chính tả hoặc đá gà đá vịt mấy từ tiếng Anh bồi… Chúng ta hãy tôn trọng chính mình trước khi muốn được người khác tôn trọng”, một thành viên diễn đàn www.sinhhocvietnam.com/forum kêu gọi.

Cùng học lại tiếng Việt

Nhiều diễn đàn còn mở hẳn các chuyên mục để dạy tiếng Việt, trao đổi, mổ xẻ những vấn đề liên quan đến tiếng Việt. Diễn đàn Trái tim Việt Nam (ttvnol.com/tiengviet), thu hút hàng ngàn người truy cập mỗi ngày đã mở hẳn chuyên mục Tiếng Việt – một góc nhỏ cho những người muốn giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt. Đây được coi là nơi cư dân mạng “bắt giò” những lỗi chính tả, từ vựng, ngữ pháp ở các văn bản, khẩu hiệu, thậm chí cả các bài báo.

“Tiếng Việt – một nỗi ưu tư”, đó là thông điệp trên địa chỉ mạng www.hoctiengviet-online.com. Đi kèm với thông điệp ấy là lời nhắn nhủ: “Xin vui lòng cho biết ý kiến về nỗi ưu tư của quý vị về tiếng Việt”. Đây là trang mạng dạy tiếng Việt trực tuyến gồm các mục bài học, chỉ dẫn, tra từ ngữ và người học có thể thử trình độ của mình sau khi kết thúc một mục bài. Cùng mục đích dạy tiếng Việt như hoctiengviet, nhiều trang mạng khác còn hướng tới trang bị kiến thức từ vựng, ngữ pháp, từ điển tiếng Việt… như svnhanvan.org/forum, ngonnguhoc.org/forum…

Điều đặc biệt là “phong trào” bảo vệ tiếng Việt không chỉ xuất hiện ở những trang mạng của dân chuyên ngành như ngôn ngữ hay khoa học – xã hội mà lan toả ra các diễn đàn ít liên quan, như diễn đàn toán – tin, kiểm toán, cá cảnh, trò chơi trực tuyến, thể hình, ẩm thực, sưu tập tem… Ở đó, hoặc họ lập ra một chủ đề riêng mang tên “Gìn giữ sự trong sáng của tiếng Việt”; hoặc đưa ra các vấn đề “nóng” đang được dư luận quan tâm, như: ngôn ngữ chat của học sinh, sính ngoại ngữ… để luận bàn. Phổ biến nhất vẫn là việc đăng lại những bài viết có chủ đề bảo vệ tiếng Việt để ai nấy cũng được đọc, thảo luận và có nhìn nhận chín chắn hơn khi viết lách. Chẳng hạn, loạt bài sáu kỳ Ngược đãi tiếng Việt trên báo Sài Gòn Tiếp Thị (từ số 113, ngày 5.10.2009) đã được hàng chục diễn đàn, trang tin điện tử, nhật ký trực tuyến… trích đăng, tạo ra những “diễn đàn con” với những cuộc trao đổi, tranh luận về tiếng nói dân tộc như: forum.hiv.com.vn, vozforums.com, vietstamp.net.vn…

Yêu tiếng Việt, đâu nhất thiết phải làm những việc to tát mà nhiều khi, chỉ cần có chút ý thức trước khi viết cũng đã thể hiện tình yêu đó rồi. Và những tương tác tích cực như vậy trên thế giới ảo, là những hành động cụ thể nhất để bảo vệ tiếng Việt.

Theo Sài Gòn Tiếp Thị
Cái gì biết thì chia sẻ.Đừng sợ người ta cười mình hợm hĩnh.Chỉ e người ta không muốn tiếp thu.Cái gì chưa biết thì hỏi.Đừng ngại người ta cười mình dốt.Chỉ sợ mình hoài dốt thật(Ketxu)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

letam

@ hoan1982!

Người ta chẳng thích sửa thì thôi
Đừng ngó, đừng nghiêng mệt đứt hơi
Thấy nick cho qua, đừng ghé nhé
Đừng nhòm, đừng đọc mất công toi.  
 Vui là chính - Chính là vui!
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

hoan1982

Em đã hiểu rõ rồi
Cảm ơn bác nhiều nhé!
Cái gì biết thì chia sẻ.Đừng sợ người ta cười mình hợm hĩnh.Chỉ e người ta không muốn tiếp thu.Cái gì chưa biết thì hỏi.Đừng ngại người ta cười mình dốt.Chỉ sợ mình hoài dốt thật(Ketxu)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

buivanxuong

Letam nói quá đúng"Còn lâu HN mới nói đúng y chang nhé".Một nhà thơ Trung Quốc đời Đường sau mấy chục năm trời lưu lạc,ngày tóc bạc trở về quê bồi hồi mà viết:
              Khi đi trẻ,lúc về già
           TIẾNG QUÊ vẫn thế tóc đà khác bao.
              Trẻ con thấy lạ không chào
           Hỏi rằng:Khách ở chốn nào lại chơi?
  Lưu lạc một đời,đầu xanh thành đầu bạc,ấy vậy mà TIẾNG QUÊ vẫn thế!Cái hồn cốt của nó không đổi được đâu,dù có pha phách ít nhiều.Cũng do vậy mà không thể tập nói y chang tiếng nói quê người được đâu,bởi nó không phải là hồn cốt của mình.
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

huongnhu

letam đã viết:
huongnhu đã viết:
vịt anh đã viết:
Thằng bạn Vịt hát rất hay,giọng chuẩn nhưng lúc nói lại hông nói được giọng bắc,dù nó cũng tập.Dân miền Trung ra HN thì đa số đều sử dụng cái giọng na ná tiếng bắc cho thuận tiện trong giao tiếp,như Vịt.Hồi năm thứ nhất còn bị bọn nó trêu là cái đồ...mất gốc vì hông "phổ cập" tiếng Nghê An :))
Có lần ra Bắc. Vì nói giọng Nam rặt, nên đoạn đường từ cao tốc Bắc Ninh tới sân Nội Bài, gã xế ôm chém năm chục ngàn đó cưng.
Nên, rút kinh nghiệm cho mình, tới đâu nên tập nói giống y chang người miệt đó :D
Làm được hông cưng? Giờ HNhu nói được giọng như người Hà Lội rồi nà. Cho lần ra bắc tới, ứ ai dám ăn hiếp mình. :D
Còn lâu HN mới nói giống y chang nhé. Chẳng qua là họ nghe HN nói giọng như thế, họ đoán là Hn đã ở lâu rồi, thành ma xó Hà Thành rồi đó thôi.
Một là cô Tâm ra ngoài đó, mấy gã xe ôm biết ngay là trong Nam ra, mặc dù mình không bao giờ đánh mất tiếng mẹ đẻ của mình. Nhưng hình như đi lâu quá, âm vực hay ngữ điệu gì đó cũng bị lai mất, phải là dân thổ địa mới nhận ra được.
Đúng rồi cô. Làm sao mà y chang cho được. Cách gì thì nơi HNhu sinh ra, lớn lên, đã hăm mấy năm. Còn học theo cách nói của một địa phương khác, có mấy lăm hơi đâu mừ!
Là Hnhu nghĩ vậy thôi. Chứ thiệt tình, có sống ở Hà Nội từ giờ tới chết, thì HNhu vẫn cứ nói giọng địa phương của HNhu, như bây giờ. :D
Thế nhân một đoá Vô thường, hiếm hoi!
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

vịt anh

Hi,Vịt quê Nghệ An,rất chi là cục bộ,về quê mà lỡ miệng xài tiếng vùng khác,kiểu gì cũng bị...nguýt.Bình thường thì hổng sao,vào quán xá gọi phục vụ toàn quên,y như rằng ăn nguýt :))
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Tuấn Khỉ

letam đã viết:
@ hoan1982!

Người ta chẳng thích sửa thì thôi
Đừng ngó, đừng nghiêng mệt đứt hơi
Thấy nick cho qua, đừng ghé nhé
Đừng nhòm, đừng đọc mất công toi.  
Chắc Chắn Ôi

Nói phải không nghe, mãi thế thôi
Mình đâm hoá kẻ rỗi thừa hơi.
Công hầu chạm cối danh còn hủi
Dũng tướng va chầy mạng cũng toi.
Một tiếng vô tư mua rắc rối
Đôi lời thẳng thắn chịu lôi thôi.
Chưa xôi, chẳng thịt gay go vậy
Có vị, thêm mùi chắc chắn ôi.
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

letam

vịt anh đã viết:
Hi,Vịt quê Nghệ An,rất chi là cục bộ,về quê mà lỡ miệng xài tiếng vùng khác,kiểu gì cũng bị...nguýt.Bình thường thì hổng sao,vào quán xá gọi phục vụ toàn quên,y như rằng ăn nguýt :))
He he...ở đây cũng rứa. Nhiều người mới đi xa vài bữa , khi về đã nói giọng khác rồi. Đang nói "tiếng SG" lại đá sang tiếng Quảng (do quên) làm bà con chúm chím cười. Người ta biện rằng nói thế cho dễ hoà nhập, kể cũng không sai. Nhưng khi về lại cố tình nói giọng đó, pha nước chè hai thật ngứa tai. Và, nhiều người vô phía trong lại nói rằng đi Sài Gòn, đi ra phía bắc lại bảo đi Hà Nội. Hi, nên LT hay nói rằng đi khỏi dốc Sỏi( điểm cuối của Quảng Nam) là tới SG Và ra khỏi đèo Hải Vân là tới Hà Nội.   
 Vui là chính - Chính là vui!
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Vien.vien

hoan1982 đã viết:
Vien.vien đã viết:
...
Dân vùng đồng bằng sông Hồng không phân biệt được khi nào dùng "l" khi nào dùng "n" nên có cách lý giải như trên. Cũng như:
Núm là cái nhô ra; lúm là cái lõm vào? Nhưng nòng súng và lòng lợn thì không mô tả được!
Nòng súng không nhai và không nuốt được
Lòng lợn nhai mỏi răng và nuốt chửng được!
Lòng đường, lòng nhà, lòng sông ... cũng có nhai và nuốt được đâu ?
Vien.vien
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Vien.vien

hoan1982 đã viết:
Vien.vien đã viết:
hoan1982 đã viết:
Hỏi:
Viết "dời" hay "rời" ? trong các hoàn cảnh sau:
Dời nhà máy ra khỏi khu dân cư.
Nó rời khỏi sân bay cách đây 1 tiếng.

Giả nhời:
Rời
I.đgt.1- ra khỏi điểm xuất  phát, rời nhà ra đi, tàu rời ga....2-Lìa ra, tách khỏi: hai đứa không rời nhau lấy 1 phút..
II. tt : Riêng ra, không còn nguyên hoặc không còn liên hệ, dính dáng đến nhau: Tháo rời máy móc, cơm rời hạt...

Dời: đgt
1- Thay đổi địa điểm, chuyển chỗ: dời nhà...
2-Thay đổi khác trước: Lòng son chẳng dời...

Hỏi:
Cám ơn bạn nhé! Nhưng cái khó là "Rời khỏi nhà" cũng là thay đổi địa điểm, chuyển chỗ ??
Phân biệt giúp mình việc sử dụng từ "líu" và từ "níu" ? Cám ơn trước!
Giả nhời:

Líu:đgt: Líu lưỡi khong nói được, sợ líu lưỡi...
Níu: đgt: Níu cành cây xuống để hái quả...
Hỏi:

Ngọng líu ngọng lo! Khi hoảng sợ vì việc gì đó, có tình trạng lưỡi bị "líu", không nói được. Do lưỡi bị một lực nào đó "níu" kéo theo một hướng khác, không tuân thủ theo sự chỉ đạo của hệ thần kinh của người đó. Như vậy "níu" là đgt  chỉ sự chủ động còn "líu" chỉ sự bị động.?

Giả nhời, Hỏi:

Với cách giải thích trên thì giải thích thế nào khi viết : Chim hót líu lo?
Bác có sai nhầm to nhớn, không thể ...THƯƠNG HẠI được: Líu là động từ, líu lo là tính từ cơ mà!
Líu lo. tt (Tiếng hát, giọng nói) có nhiều âm thanh cao, trong xen lẫn nhau,liên tiếp và như díu vào nhau, nghe vui tai:
Tiếng trẻ con líu lo suốt ngày.
Cây xanh thì lá cũng xanh
Chim đậu trên cành chim hót líu lo (Lí cây xanh)
Líu lo trên liễu một vài tiếng chim (Hoàng Trìu)
Cám ơn nha! Bạn thật tinh tường. Nhưng ý mình muốn nói cách thức để nhớ của những người không phân biệt được khi nào dùng "l", khi nào dùng "n" như trên thì thật không ổn.[/quote]
Vien.vien
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook

Trang trong tổng số 53 trang (527 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [32] [33] [34] [35] [36] [37] [38] ... ›Trang sau »Trang cuối