Trang trong tổng số 128 trang (1272 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [17] [18] [19] [20] [21] [22] [23] ... ›Trang sau »Trang cuối

Ảnh đại diện

4i_nd

Phượng Hoàng Lửa đã viết:
VĂN NGÔNG
   
    Tương truyền.......
       Xuống ngựa lên xe nọ tưởng nhàn
       Lợm mùi giáng chức với thăng quan
       Điền viên dạo chiếc xe bò cái
       Sẵn tấm mo che miệng thế gian.
    Thấy ở mông bò có bài thơ, nhiều người còn chạy theo cố đọc cho kỳ được để truyền tụng và bàn luận đủ điều. Lấy mo cau che mông bò, bảo rằng "che miệng thế gian", Nguyễn Công Trứ mới ngông làm sao!
Thế gian bậc nhất Nguyễn Công
Trứ danh thiên hạ làm thông giữa trời
Truyện vui mà chẳng thể cười
Trăm năm sau biết có người che mo
BQ chứ hổng phải AQ
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Phượng Hoàng _Lửa

CON MÈO NẰM BẾP (Truyện vui Danh Nhân)
 
   Thời Minh Mệnh, Nguyễn Công Trứ được bổ làm Doanh điền sứ, ông tổ chức khẩn khoang ở vùng ven biển Nam Định, Ninh Bình, thành lập hai huyện Tiền hải và Kim Sơn. Nhờ đó mà cứu được hàng vạn dân lưu vong giúp cho họ có công ăn việc làm, có nhà cửa, ruộng nương đầy đủ.
    Khoảng Tự Đức  thứ năm, dân hai huyện trên nhớ công ơn của Nguyễn Công Trứ mới dựng một đền thờ sống ông và nhân đó mời ông về thăm. Khi ông về, dân chúng trong vùng kéo nhau đi đón đông lắm. Họ tổ chức nghi lễ rước sách linh đình. Chuyện đó đồn về triều, một số đình thần có hiềm hích với ông, vin vào đó, tâu với Tự Đức là Nguyễn Công Trứ có ý làm phản.
    Lúc bị triệu về kinh để xét hỏi, gặp đại thần Trương Đăng Quế ở triều, ông tức mình đọc luôn một câu rằng :
                                Con voi đánh giặc đông tây,
                                Còn mèo nằm bếp ỉa đầy nồi rang.

    Ý ông muốn nói về việc ông khó nhọc tổ chức khai hoang cho dân, cho nước, còn mấy viên quan ở trong triều chỉ nằm ăn cho béo rồi nói bậy bạ, vu cáo hại người.
    Đến lúc vào chầu, Tự Đức hỏi ông :
    - Ở các hạt Tiền Hải, Kim Sơn, dân tình thế nào ?
    Nguyễn Công Trứ tâu rằng :
    - Dân hai hạt ấy làm ăn rất vui vẻ, ngày thì chăm lo cấy cày, tối về xay lúa, giã gạo, hò khoan, trông thật có vẻ
                                    Muôn dân trăm họ, thái bình âu ca.
    Mà những câu họ làm xem ra câu nào cũng hay.
    Tự Đức vốn chuộng văn thơ, thấy vậy liền hỏi ngay :
    - Chẳng hạn như câu gì ?
    Nguyễn Công Trứ tâu, chẳng hạn như mấy câu có ý nghĩa này :
                                     Đem lưng cho thế gian ngồi,
                                      Ngồi rồi trở lại kêu người bất trung.

    Tự Đức hỏi : Thế là cái gì ?
    Ông đáp : Họ nói đó là cái phản.
    Tự Đức lại hỏi : Còn câu gì nữa ?
    Ông lại tâu : Họ có câu này rất là hay :
                                      Ngay lòng ở với nước nhà,
                                      Người dù không biết, trời đà biết cho.

    Tự Đức hỏi : là cái gì ?
    Ông đáp : Họ bảo đó là cái máng .
    Tự Đức hỏi đến câu hát nào hay. Ông liền đọc rằng :
                                      Chuông già đồng điếu, chuông kêu,
                                      Anh già lời nói, em xiêu tấm lòng.
                                      Quốc sỉ vô song là người Hàn Tín
                                      Anh nỏ thương em anh đến chi đây?
                                      Bốn bề rồng ấp lấy mây!

    Tự Đức hiểu ý ông ám chỉ việc triều đình hay nghi kỵ, liền an ủi ông còn thưởng lụa tiền nữa.
           Sưu tầm
"Chỉ còn anh và em
Cùng tình yêu ở lại"
______________________________________
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

trung30

Lê Nin là người gốc Việt

Tối qua ngồi đàm đạo với anh bạn thân vừa tốt nghiệp cao học lý luận chính trị.
- Học khoá này xong tôi mới biết Lê Nin là người gốc Việt
- Sao vậy
- Thì ra Lê Nin là Người ta viết tắt họ tên : Lê Văn Nin
- !!!
Gió thổi dừa rơi
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

trung30

Đặt câu
(có thật 100%)

Bài kiểm tra môn tiếng Việt lớp 5, trường Tiểu học... Tp.HCM

Em hãy đặt một câu có từ "đậu" & từ "bò"

- "Sáng nay em đi học thấy con BÒ ĐẬU trên cành cây"
Gió thổi dừa rơi
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Phượng Hoàng _Lửa

ĐẶT CÂU

 TRuyện này cũng thật trăm phần trăm luôn:-tại một trường Tiểu học ở Hà Nội- Cô giáo ra đề: Em hãy đặt câu có từ "Sạch sành sanh".

      Học sinh : - Mẹ em pha chè,Bố em uống sạch sành sanh.
"Chỉ còn anh và em
Cùng tình yêu ở lại"
______________________________________
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Đăng_Kha

Câu truyện trong một bệnh viên tâm thần:
         Có một bệnh nhân cầm 1 chiếc đũa và buộc vào 1 sợi dây(cần câu không lưỡi) và thả sợi dây vào 1 thao nước để câu cá
         Bác sĩ đến: Anh đang câu cá đấy à! Câu được cho tôi 1 con nhé!
         Anh bệnh nhân đáp: Ông cũng bị tâm thần nữa hả, thế này sao câu được cá?
         Bác sĩ: Uh! anh sắp xuất viện rồi đấy!

(Xem phim rồi viết lại)
Hôm ấy bãi trường,
Em đi... còn tôi ở lại
Gió đầy trời...
Gió lạnh phía người dưng.
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Phượng Hoàng _Lửa

ĐỒNG NGHIỆP

 Trong một quán ăn, người khách giật mình khi nhìn thấy số tiền ghi trên hoá đơn thanh toán. Ông nói với người phục vụ :
     - Những một triệu đồng cho một bữa ăn thì quá đắt. Anh có thể nể tình  đồng nghiệp mà giảm giá cho tôi không ?
     - Hoá ra ông cũng làm phục vụ ở tiệm ăn à ?
     - Không tôi làm nghề ăn cướp.
       (St)
"Chỉ còn anh và em
Cùng tình yêu ở lại"
______________________________________
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Phượng Hoàng _Lửa

.

Hỏng cả đôi đường


                                      TRUYỆN VUI DANH NHÂN

Khoảng năm 1907 – 1908, Tản đà - Nguyễn Khắc Hiếu vào học trường Quy Thức, phố Gia Ngư, Hà Nội. cứ chiều chiều tan học từ phố Gia Ngư trở về nhà ông anh phó bảng Nguyễn Tài Tích ở phố Hàng Nón, cậu ấm Hiếu đều phải mua đường vòng qua phố Hàng  Bồ là nơi có cô gái tuyệt đẹp ngồi bán hàng mà cậu yêu vụng nhớ thầm. Không dám ngỏ lời, mặt khác cậu còn đang lao đầu vào lối học cử nghiệp đã. Nhưng khoa thi đầu tiên năm 1909, cậu thi hỏng, đến khoa thi năm thứ hai năm 1912, cậu cũng trượt nốt. Khoa thi này, ở trường thi xảy ra một vụ rất thảm thương. Có một học trò cũng đã  hỏng mấy khoa thi trước. Đến khoa này đang bị ốm nặng, nhưng anh ta cứ cố vác lều chõng vào thi. Ngaỳ hôm đó mưa bão suốt ngày, anh ta lên cơn sốt dữ dội và lăn đùng ra chết ngay trong chiếu lều ngập nước của mình. Nghĩ đến cảnh hỏng thi của mình, nghĩ đến cái chết của anh học trò kia và nghĩ đến người yêu vụng nhớ thầm ở phố Hàng Bồ, Nguyễn Khắc Hiếu tức cảnh một bài thơ cho đỡ buồn :

           Học thì trò, chúng anh đây cũng kiếp học trò,
            Bây giờ dốt nát anh mới phải nằm co trong cái chỗ xó rừng!
            Văn không hay chẳng đỗ thì đừng,
            Gió mưa mà khỏi chết, nửa mừng anh lại nửa thương.
            Cái nghiệp bút nghiên cay đắng trăm đường,
            Bảng vàng mũ bạc thôi anh nhường mặc ai.
            Muốn lên bà mà khó lắm em ơi!


Sau khi cái “sự hỏng thi khoa Nhâm Tý (1912). Nguyễn Khắc Hiếu từ Nam Định trở về Hà Nội và đến ngay phố Hàng Bồ được thấy cảnh ý trung nhân lên xe hoa về nhà chồng.

Về cảnh tượng này, được nhà văn Nguyễn Mạnh Bổng cho biết : “Cái miếng…ông  Tú Trần Tế Xương, ở Nam Định vừa mới bị nếm xong. Về đến Hà Nội thì lại bị một cảnh đau đớn nhất đời, đau lớn bằng một triệu lần hỏng thi : cái cảnh chính mắt được trông thấy khi vừa đến thăm phố Hàng Bồ định trông vào cái viện Quan âm để hoạ may được nhìn thấy bóng đức Phật Bà của quả tim mình thờ xưa nay…Té ra cái người đương đóng vai cô dâu với bộ áo mới tân trang bước lên xe cưới đi về nhà chồng”.

Người chiếm được cô gái phố Hàng Bồ là con một viên tri huyện. Tên người đó là Đồng, da đen , vóc người cao lớn. Vì thế , cậu ấm Nguyễn Khắc Hiếu lại tức cảnh một bài nữa :
           Nước trong xanh lơ lửng con cá vàng,
          Cây ngô cành bích con phượng hoàng nó đậu cao.
          Anh tiếc cho em  phận gái má đào,
          Tham đồng bạc trắng mới gán mình vào cái chú Tây đen
          Sợi tơ hồng ai khéo xe duyên
          Treo tranh tố nữ bên anh tượng đồng.
          Chị em ơi, ba bẩy đường chồng!


Thật chua chát thay cho thi sĩ Tản Đà vì lẽ hỏng cả đôi đường.

(St)
"Chỉ còn anh và em
Cùng tình yêu ở lại"
______________________________________
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

buithison

CÁI HÌNH TAM GIÁC...
 Cô giáo trẻ dạy toán cho một lớp bổ túc văn hoá cấp hai(ngày xưa).Lớp học đặc biệt này chỉ toàn là nam giới.Đến giờ học bộ môn hình học không gian, cô bảo học viên:
 _Tôi cho giả thiết như thế này...thế này...Các anh viết kết luận và vẽ xem nó là hình tam giác gì?
 15...20...rồi 30 phút trôi qua, chẳng học viên nào giơ tay xin viết phần kết luận.Cô giáo cầm trang giáo án, sốt ruột đi từng bàn (mở ra đối chiếu,so sánh với các hình tam giác mà học viên đã vẽ)rồi lắc đầu quầy quậy:
  _Thật buồn!Thật buồn quá!Chẳng có anh nào vẽ giống cái hình tam giác của tôi cả...
  Một học viên chừng ba mươi tuổi,hé mắt nhìn trang giáo án đã khép lại trên tay cô giáo,rồi đứng dậy,chậm rãi nói:
  -Thưa cô!Xin cô mở cái hình tam giác của cô ra cho chúng tôi nhìn một tý thì mới vẽ giống được.
ƯỚC: vòng tay dài rộng bằng trời
Để ôm trọn vẹn muôn người mình yêu...
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

buithison

LƠ TƠ MƠ...LỜ TỜ MỜ
Cô giáo dạy văn ở một lớp bổ túc văn hoá cấp hai(cũ)rất thích ăn diện.Khoảng 9 giờ sáng, cô lên lớp tiết ba trong trang phục áo phin nõn trắng mỏng dính, quần phíp đen mỏng tang (hồi đó là môđen lắm rồi).
 Ánh nắng tràn vào cửa lớp, cô cứ uốn a uốn éo đi lại trên bục giảng.Thấy mấy học viên nam ngây ra ngắm mình, cô vui mừng,thầm nghĩ:"Chắc họ thấy mình đẹp".
  Đang giảng bài,cô bỗng quay xuống hỏi cả lớp:
  _Hôm nay nắng sớm, các anh,các chị có nhìn rõ không ạ?
  Ý cô muốn hỏi: Các học viên có nhìn rõ chữ trên bảng không?Các học viên nam ranh mãnh liếc nhìn cô rồi lại đưa mắt cho nhau,tủm tỉm cười
.Một anh trai trẻ đỏ mặt, ngập ngừng nói:
  -Thưa cô!Tôi chỉ thấy lơ tơ mơ...lờ tờ mờ thôi ạ!!!
ƯỚC: vòng tay dài rộng bằng trời
Để ôm trọn vẹn muôn người mình yêu...
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook

Trang trong tổng số 128 trang (1272 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [17] [18] [19] [20] [21] [22] [23] ... ›Trang sau »Trang cuối