Trang trong tổng số 12 trang (120 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [6] [7] [8] [9] [10] [11] [12] ›Trang sau »Trang cuối

Ảnh đại diện

Vanachi

Gặp nhau đã khó muôn vàn,
Gặp rồi, ly biệt lại càng khó hơn.
Bao nhiêu tâm sự trong lòng,
Thiếp tình sâu nặng, chí chàng quyết đi.
Duyên chưa gặp, hận chia ly,
Dãi bày sao hết những gì vấn vương.
Chúc chàng may mắn lên đường,
Chuyện đời dễ toại lòng người mấy khi.
Thôi thì dứt áo chàng đi,
Khuyết tròn ngắm bóng trăng kia bao lần.
Người đi hồn vẫn như gần,
Chỉ trong giấc mộng vẫn còn thấy nhau.
Lộ tòng kim dạ bạch,
Nguyệt thị cố hương minh.
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

ma van khang

Hay! Hay! Hay!

Đúng là vào thi viện này mới biết nhiều cao nhân nhỉ!

Công nhận là mình cũng chỉ múa rìu qua mắt thợ rùi! Phục các pác thật đấy!

Nếu có gì chưa hoàn thiện mong các pác chỉ giáo cho em nhé!

Còn về bản dịch nghĩa của pác Điệp Luyến Hoa cho bài "tương kiến nan, biệt diệc nan" thì công nhận là pác dịch đúng rồi đấy. Cơ bản là em có biết tiếng Tàu đâu, chỉ có một chút vốn Hán sơ sơ thôi nên dịch nghĩa có phần không chuẩn cho lắm.

Nhưng em vẫn thắc mắc về cái câu "đạo bất tận thanh thanh trân trọng" mà pác Điếp Luyến Hoa dịch nghĩa là "Biết nói làm sao hết bao nhiêu sự mến yêu trân trọng" em nghĩ có vẻ không chuẩn cho lắm! Theo em câu này phải dịch là "đạo chàng bất tận tình thiếp cũng ngàn trân trọng" mới chuẩn. Vì theo em nghĩ chữ "đạo" ở đây phải là cái đạo hành của Đường Tăng mới đúng. Ta thấy rằng Vị nữ vương đó mặc dù rất yêu, rất quyến luyến Đường Tăng nhưng do cái "chí" của Đường Tăng quyết tâm giữ "đạo" và quyết "chí" ra đi nên vị nữ vương đó cũng đành phải trân trọng cái chữ "đạo" của Đường Tăng mà đóng chiện vào tờ văn điệp thông quan cho Đường Tăng ra đi để rồi lại chạnh lòng vương vấn. Chữ "đạo" ở đây em nghĩ phải là cái "đạo" của Đường Tăng mới chuẩn.

Đường Tăng là người giữ trọng trách đi tìm chân lý mà nên đối với Đường Tăng "Phật đạo" là tất cả, là con đường để giải thoát cho muôn vàn chúng sinh nên ông ta cũng chỉ biết ngậm ngùi nối tiếc cho cái duyên phận với nữ vương thui!
Các pác có thể vào blog của em để đọc bài viết phân tích chi tiết của em về cái "tình", cái "đạo" và cái "chí" của Đường Tăng khi ở Tây Lương nữ quốc
http://blog.360.yahoo.com...jjTsma0DY-?cq=1&p=160
thì các pác sẽ hiểu rõ hơn về tâm tư tình cảm của vị Đường Tăng này

Còn em cảm ơn pác Phụng vũ Cửu Thiên đã tặng em bản dịch bài "Tương kiến nan, biệt diệc" nan trên blog của em nhé! Rất cảm ơn pác đã ủng hộ bài viết đó của em.
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Phụng vũ cửu thiên

Thứ nhất: May quá, cứ tưởng anh Điệp kêu bài dịch thơ của em có vấn đề.
Thứ hai: Nói cho anh ĐHP nghe, anh Điệp dịch nghĩa thì chắc chẳng thể nào sai đâu.
Thứ ba: Đừng kêu em là bác. Em mới có 15 tuổi hà.
Thứ tư (Cái này chợt nhớ ra): khổ cuối em dịch có vần vèo đàng hoàng chứ bộ, câu 1 và câu 2 vần chân, câu 3 và câu 4 cũng vần chân, câu 5 thì dùng để kết thôi. Thơ tự do mà.
Ta chẳng muốn làm một mặt trời đỏ
Ôm hết mộng ngày
Ta chẳng muốn làm một ánh trăng bạc
Thâu hết đêm say
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

ma van khang

sorry mình post đúp
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

ma van khang

Ồ! hoá ra phụng vũ cửu thiên mới chỉ học lớp 8 thôi ah! thế mà có thể dịch thơ như vậy là rất gỏi đấy, anh kết nhất là bài "tình nhi nữ" do cậu dịch.

Nhưng do cậu mới chỉ học lớp 8 nên anh nghĩ tuy cậu có vốn văn, vốn từ và vốn thơ khá đấy nhưng cậu vẫn chưa đủ sự chín
chắn để có thể hiểu được nhiều điều về cuộc sống và xã hội đâu. Nên nhận thức của cậu có phần non và phiến diện lắm!

Anh còn nhớ hồi xưa khi mình học lớp 8 tính cách của mình lúc ấy rất trẻ con và rất ngây thơ, vẫn chưa nhận thức được nhiều điều về cuộc sống. Phải đến tận khi anh dần đạt được 19 tuổi như bây giờ mới hiều được nhiều điều mà trước kia anh không hiểu ra. Văn, thơ cũng vậy không phải cứ văn hay chữ tốt là có thể làm thơ viết văn được đâu! Nó vẫn cần phải có cả sự nhận thức, sự chín chắn và cả sự hiểu biết về cuộc sống với nhiều lĩnh vực nữa. Nói chúng phải từng trải cuộc sống thì mới hiểu nhiều điều. Mới có đù nhận thức và sự hiểu biết để đưa ra được nhận xét chính xác dựa trên khách quan chứ không phải ý nghĩ chủ quan của mình. Cậu chưa xem xét kĩ vấn đề đấy xem nó đúng sai thế nào mà đã nhận xét chỉ dựa trên cảm tính của bản thân thế là không nên đâu! Cậu làm thế thì có khác gì ông Đường Tăng chỉ biết nghe theo tiếng nói vọng tâm cảm tính mà không biết nghe theo lời khuyên trân thành của Tôn Ngộ không để rồi bao  lần bị lừa và gặp tai hoạ. Sống trên đời này làm việc gì cũng vậy cậu cần phải suy xét kĩ vấn đề thì mới nên đưa ra nhận xét.

Như em thấy truyện Kiều của cụ Nguyễn Du đấy! Đọc cả truyện KIều không ai trong chúng ta đều không choáng ngợp trước vốn văn, vốn sống và vốn hiểu biết của cụ Nguyễn Du. Chắc chắn để đạt được cái "vốn" đấy cụ Nguyễn Du phải tìm tòi và học hỏi và từng trải rất nhiều. Cụ Nguyễn Du chắc chắn sẽ không thể viết được cả một bộ thơ đồ sộ là truyện Kiều nếu cụ ấy ở trước tuổi 30.

Còn anh chỉ muốn thắc mắc với anh Điếp Luyến Hoa về phần dịch nghĩa câu thơ "đạo bất tận thanh thanh trân trong" thui! Chứ toàn bài anh ấy dịch đúng rồi! Anh Điệp dịch bao nhiều nghìn bài thơ như thế thì thể có chút sai xot, mà cũng thể anh Điệp đúng còn anh hiểu sai câu này. Anh chỉ hỏi anh Điếp về cách dịch ý của câu thơ ây theo cách anh ấy hiểu là như thế nào? Mong anh Điệp Luyến Hoa cho ý kiến nhé!
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Vanachi

Câu đó mình ko dịch sai đâu. Có rất nhiều lý do để chỉ ra rằng chữ đạo ở đó bạn đã hiểu sai.

Chữ "đạo" ở đây là động từ, có nghĩa là nói, giống như trong câu "Nhãn tiền hữu cảnh đạo bất đắc" (Trước mắt có cảnh đẹp mà không thể diễn tả thành lời được), chứ không phải đạo Phật.

Chú ý là chữ "đạo" ngay cả khi là danh từ cũng không dùng để chỉ đạo Phật, mà là đạo Lão. Người ta thường phân biệt ra Đạo sĩ và Phật tử. Về lịch sử thì Đạo có trước Phật, khi Huyền Trang đi thỉnh kinh thì Đạo đã có từ trước đó hàng ngàn năm, Thái thượng lão quân chính là Lão Tử được thần tiên hoá. Trong Tây du ký có rất nhiều đoạn so sánh Đạo và Phật, trên đường thỉnh kinh mấy thầy trò đã rất nhiều lần gặp các đạo sĩ. Thái bạch kim tinh trong truyện này chính là Thái thượng lão quân.

Có thể có người lý luận rằng "đạo" hiểu theo nghĩa rộng chỉ là con đường tu luyện, nhưng trong một bộ phim liên quan đến Đạo và Phật thế này thì không thể hiểu như vậy được. :-)

Một điều nữa là một bài hát đầy tình ý như thế này không thể nào "mắc lỗi" mang đạo với không đạo ra một cách "thô vụng" như vậy được. Nếu hiểu theo cách hiểu của bạn thì ý thơ cũng không được ăn khớp với câu dưới lắm. Mình rất khó diễn tả cái này, bạn hãy đọc đi đọc lại và sẽ thấy thôi :-). Vả lại nữ vương cũng không thể nào nói "trân trọng tấm lòng theo Phật của chàng" một cách dễ dàng không mảy may xao xuyến như vậy được. Ta đều biết là nữ vương đã mang hết sức ra níu kéo Đường Tăng mà không được mới để chàng phải ra đi, chứ không phải "thiếp tôn trọng chí của chàng" một cách đơn giản như vậy được. :D

Cuối cùng, người Việt từ xưa đến nay chưa có ai dịch được đến mấy nghìn bài thơ chữ Hán đâu bạn ạ. Lê Nguyễn Lưu xuất bản quyển "Đường thi nhất thiên thủ" 1000 bài là đồ sộ nhất rồi đấy, và mình cũng ko có tham vọng đến mức đó. :-)
Lộ tòng kim dạ bạch,
Nguyệt thị cố hương minh.
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Vanachi

Nói thêm chút, chữ đạo nghĩa là nói trong thơ dùng tương đối nhiều. Mấy câu này toàn trong những bài nổi tiếng:
- Nhược đạo Lão quân thị tri giả, Như hà tự nhược ngũ thiên văn? (Nếu bảo rằng Lão Tử là người biết, thì sao lại viết ra 5000 chữ kia)
- Vấn chi bất khẳng đạo tính danh, Đãn đạo cùng khổ khất vi nô (Hỏi thì không dám nói tên họ, Chỉ dám nói vì cùng khổ mà làm nô bộc)
- Văn đạo Trường An tự dịch kỳ (Nghe nói Trường An như bàn cờ)
- Quân vương nhược vấn thiếp nhan sắc, Mạc đạo bất như cung lý thì! (Nếu vua có hỏi về nhan sắc của thiếp, Thì đừng nói rằng bây giờ không còn được như hồi ở trong cung)
- Nhân đạo Tương giang thâm, Vị để tương tư bạn (Người bảo sông Tương sâu, Vẫn chưa bằng lòng tương tư)
...
Lộ tòng kim dạ bạch,
Nguyệt thị cố hương minh.
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Phụng vũ cửu thiên

Em học lớp 9. Cám ơn anh!
Ta chẳng muốn làm một mặt trời đỏ
Ôm hết mộng ngày
Ta chẳng muốn làm một ánh trăng bạc
Thâu hết đêm say
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

ma van khang

Cảm ơn bạn Điệp Luyến Hoa đã chỉ giáo nhé! Công nhận là sở học về Hán từ của bạn cũng cao đấy!

Bạn giải thích cũng rõ nghĩa và mình thấy cũng có lý. Nhưng mình vẫn không hiểu nếu chứ "đạo" theo nghĩa là động từ "nói" thì 6 chữ "bất tận thanh thanh trân trọng" còn lại thì mình vẫn chưa rõ nghĩa lắm. Mà theo ý thiển cận của mình thì từ "đạo" cũng có thể là chỉ cái "đạo" chung trong thiên hạ, nó cũng có thể chỉ “đạo phật” chứ! Chẳng hạn như đạo thiên chúa, đạo Lão, đạo Phật, đạo hồi.... Nói chung chữ "đạo" vẫn có thể hiểu theo nghĩa của chữ đạo của con đường tu thân, tu đạo, hay là cái đạo lý, cái chân lý khiến người khác phải noi theo như vương đạo, bá đạo, gia đạo... Nếu đứng trong nghĩa của từ tu đạo thì chữ "đạo" vẫn có thể được chỉ chung cho tất cả. Còn nếu xét trên bình diện văn thơ chữ Hán thì đúng là nghĩa của từ "đạo" vẫn có thể mang nhiều nghĩa khác. Tuy "đạo" có trước Phật thật đấy nhưng từ "đạo" vẫn được người ta đặt trước từ "Phật" đấy thôi! Cho dù là lịch sử cả mấy nghìn năm thì người ta vẫn luôn gọi là “đạo Phật” để chỉ một con đường tu đạo như bao “đạo” khác trong thiên hạ.

Còn nếu nói từ “đạo” hiểu theo nghĩa của mình nó không ăn khớp với bài thơ thì cũng không hẳn đúng. Vì nếu như bản dịch của bạn thì nghĩa câu này lại bị lặp lại lần thứ hai. Ở câu “Ngã nhu tình vạn chủng, tha khứ chí canh kiên” bạn dịch là “Biết bao nhiêu lời nói để dãi bày hết những tâm sự trong lòng” nhưng ở câu “đạo bất tận thanh thanh trân trọng” bạn lại dịch là “Biết nói làm sao hết bao nhiêu sự mến yêu trân trọng”. Như vậy theo ý mình nếu từ “đạo” mà hiểu theo nghĩa của bạn là có sự lặp lại về nghĩa của hai câu thơ rùi! Nếu thế thì bài thơ sẽ không ăn khớp về ý và không hợp nghĩa cho lắm!

Còn nếu bạn nói ý dịch đấy của mình là không ăn khớp với ý câu dưới thì cũng không hẳn đâu. Mình thấy có lý đấy chứ! Vì chữ “đạo” vẫn là căn nguyên của sự chia ly giữa nữ vương và Đường Tăng. Bạn nghĩ xem nếu Đường Tăng không phải là sư, và Đường Tăng không giữ chữ “đao” liệu hai người có phải chia li không? Tạo hóa thật chớ trêu đấy chứ sinh ra cái giới luật thanh quy lại để cho một nhà sư vương vào sợi tơ tình khó gỡ. Chính vì cái “chí” của Đường Tăng là giữ “đạo” là tiếp tục con đường tìm đến với chân lý nên cũng cần vị nữ vương đó hiểu được cho “chí” chàng. Bạn nên nhớ là nữ vương cũng rất nghẹn ngào khi đóng chiện vào tờ văn điệp thông quan cho ngự đệ ra đi. Mà nếu nữ vương cứ kiên quyết giữ Đường Tăng ở lại thì chắc gì Đường Tăng đã dứt áo ra đi được. Rõ ràng nếu Đường Tăng muốn đi được cần phải có sự thấu hiều nỗi lòng hay đúng hơn là sự đồng tình của nữ vương chứ!

Bạn lại nói rằng:
- nữ vương cũng không thể nào nói "trân trọng tấm lòng theo Phật của chàng" một cách dễ dàng không mảy may xao xuyến.

Như thế là bạn hiểu sai rùi! Nữ Vương hề tôn trọng cái “đạo phật” của Đường Tăng. Ở bài “tình nhi nữ” Nữ Vương còn bảo Đường Tăng bỏ cái “giới luật thanh quy” của nhà Phật để đắm say mộng uyên ương với nữ vương cơ mà. Như vậy ở đây phải hiểu theo nghĩa là thấu hiểu nỗi lòng và thấu hiểu cái chí nguyện của vị Thánh Tăng. Nó là cái gì đó mênh mông, bất tận và vĩ đại. “Đạo” ở đây cũng không chỉ đơn giản là “đạo Phật” mà nó là cái đạo lý, cái chân lý không phải chỉ cho cá nhân mà là cho muôn vàn chúng sinh. Đường Tăng cũng chỉ vì cái chân lý đó và cũng do Đường Tăng phải mang trên vai cả vận mệnh lẫn trọng trách lớn lao nên cũng đành tạ tội với tấm tình nhi nữ mà giật cương quất ngựa buông vó lên đườngm, Đường Tăng sẵn sàng hi sinh hạnh phúc cá nhân mình cho hạnh phúc của chúng sinh trăm họ. Con đường của kẻ tu hành vẫn là cái gì đó cao cả vĩ đại chứ không đơn thuần là sùng bái Phật đâu! Bạn đọc bài cản xúc của bạn sansan trên diễn đàn dienanh.net ở blog của mình thì bạn sẽ hiểu rõ ước nguyện của hai người này khi duyên phận của họ không thành. Tuy chiện này phân vân lắm, nhưng cái “tình” và cái “lòng” thiếp vẫn hiểu cho “chí” chàng :

- Thiếp nhu “tình” sâu nặng, nhưng “chí” chàng vẫn lớn hơn (mình nhơ mang máng nghĩa theo bản thuyết mình của VTV3)

Cái “chí” đó là cái chí đem lại sự ấm êm cho thiên hạ chứ không phải cái “chí” ra đi để thờ Phật. Có thế thì họ mới mong chờ vào “kiếp sau” để nối lại duyên này chứ!

Phải công nhận tập phim này của đạo diễn Dương Khiết rất hay vì bà đã biết xây dựng được sự mâu thuẫn giữa “tình” và “đạo” của Đường Tăng, Đường Tăng là người đứng giữa sự mâu thuẫn đó và phải chọn lựa một trong hai thứ đó, và nó cũng là cái thử thách đối với lý trí và tình cảm của Đường Tăng. Ở tập phim này do thời lượng phim có hạn nên các nhà biên kịch chưa lột tả được hết những tâm tư tình cảm của Nữ Vương và Đường Tăng. Bạn xem phim thì thấy đấy mấy ông đồ đệ vừa cứu được ĐT ra khỏi động yêu quái rồi thì đùng cái nữ vương đã đóng chiện và từ biệt Đường Tăng luôn, rất nhiều chỗ mà khi sáng tạo so với nguyên tác truyện các nhà làm phim vẫn chưa thể hiện được, chính vì vậy mà mọi tâm tư tình cảm 2 người đều được lột tả qua bài hát này. Tóm lại chữ “đạo” dịch theo ý của mình vẫn có nghĩa hơn.

Mà không biết bạn đã đọc bài viết trên blog của mình chưa vậy! Nếu bạn đọc rồi thì sẽ hiểu rõ vấn đề hơn.

Nếu bạn có lòng hảo tâm thì mong bạn giải thích cho mình nghĩa 6 chữ “bất tận thanh thanh trân trọng” còn lại được không! Vốn Hán của mình cũng hơi kém nên nhiều cái mình vẫn còn tối nghĩa lắm! Mà cũng chỉ cần làm rõ nghĩa được 6 chữ ở sau thì có thể hiểu được ngọn nguồn của từ "đạo" ở trên mang nghĩa thế nào!
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

ma van khang

MÌnh xin được chú thích phần giải nghĩa từ "đạo" trong từ điển Hán-Việt:



7024
道u9053 py:dào hv:đạo,đáo (13 n) Bộ 辵u8FB5 sước (7n)

1 : Đường cái thẳng.
2 : Đạo lý, là một cái lẽ nhất định ai cũng phải noi đấy mà theo. Như nhân đạo chủ nghĩa 人 道 主 義 cái chủ nghĩa về đạo người , vương đạo 王 道 đạo lý của vương giả, bá đạo 霸 道 đạo lý của bá giả (nhân nghĩa giả), các nhà tôn giáo đem các lẽ hay trong tôn giáo mình nói cho người biết mà theo gọi là truyền đạo 傳 道 .
3 : Ðạo nhãn 道 眼 thấy tỏ đạo mầu.
4 : Ðạo tràng 道 場 nơi tu đạo, nơi tu đắc đạo, nơi làm lễ cầu cúng.
5 : Đạo giáo. Tôn giáo thờ ông Lão Tử 老 子 làm tiên sư gọi là đạo giáo 道 教 .
6 : Đạo, một tên riêng để chia khu vực trong nước, nhà Đường 唐 chia thiên hạ làm mười đạo, cũng như bây giờ chia ra từng tỉnh vậy.
7 : Chỉ dẫn, cùng nghĩa như chữ 導 .
8 : Một âm là đáo. Nói, nói rõ nguyên uỷ sự gì gọi là đáo. Như tòng thực đáo lai 從 實 道 來 cứ thực kể ra. Nghe lời nói mà hiểu thấu hết gọi là tri đáo 知 道 .

MÌnh không rõ từ "đạo" theo cách hiểu của bạn Điệp Luyến Hoa nó mang nghĩa thứ mấy.
Thật ra cũng như tiếng Việt củat mình thôi! Chẳng hạn như từ "thành" nếu ghép với các từ khác nhau thì nó sẽ mang nghĩa khác nhau, như: thành công, thành trì, thành quách, thành đạt, thành thật, trân thành...
Từ "đạo" của tiếng Hán cũng vậy!
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook

Trang trong tổng số 12 trang (120 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [6] [7] [8] [9] [10] [11] [12] ›Trang sau »Trang cuối