Trang trong tổng số 44 trang (432 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [39] [40] [41] [42] [43] [44] ›Trang sau »Trang cuối

Ảnh đại diện

Thanh Ngọc

Một người chết não mang lại sự sống cho 4 người


Được gia đình người chết não đồng ý hiến tạng để cứu những bệnh nhân khác, lần đầu tiên Bệnh viện Việt Đức (Hà Nội) đã thực hiện cùng lúc 4 ca ghép: gan, tim và hai ca ghép thận.

Để có thể tiến hành cùng một lúc 4 ca ghép, Bệnh viện đã phải hoãn gần 100 ca mổ phiên, huy động 150 bác sĩ, cán bộ y tế tham gia. Trong đó, phức tạp nhất là ca ghép gan hoàn thành sau 8 giờ.


http://vnexpress.net/Files/Subject/3b/a2/8b/b6/gheptang1.jpg
Các bác sĩ tiến hành ca ghép. Ảnh: Bác sĩ cung cấp.



Bốn ca phẫu thuật được thực hiện vào ngày 14/4. Đến chiều hôm sau, hai bệnh nhân ghép thận đã tỉnh táo, đi lại được. Hai bệnh nhân còn lại đang được theo dõi tiếp, kết quả ban đầu cho thấy, các ca ghép đều thành công.

Người cho tạng là một thanh niên hơn 30 tuổi bị chết não do tai nạn giao thông. Có thể nói, đây là một trong số rất ít trường hợp bị chết não tại nước ta đồng ý hiến tạng, cho cả gan, tim, thận và giác mạc.

Chiều 15/4, Bộ trưởng Y tế Nguyễn Quốc Triệu đã đến thăm hỏi các bệnh nhân được ghép tạng, đồng thời chúc mừng và thưởng nóng 50 triệu đồng cho nhóm y bác sĩ đã thực hiện thành công 4 ca ghép.

“Thay mặt ngành y tế, người bệnh, tôi xin gửi lời cảm ơn đến gia đình đã có tấm lòng đối với cộng đồng, với những người không may bị bệnh. Đây là một nghĩa cử cao đẹp giúp mang lại cuộc sống mới cho nhiều người bệnh”, Bộ trưởng nhấn mạnh.

Phó giáo sư - Tiến sĩ Nguyễn Tiến Quyết, Giám đốc Bệnh viện Việt Đức cho biết, ghép thận đã trở thành kỹ thuật thường quy tại bệnh viện, ghép gan là kỹ thuật khó nhất nhưng vài năm trước bệnh viện cũng đã thực hiện thành công. Ngoài ra, đây là lần đầu tiên bệnh viện tiến hành ghép tim. 4 bệnh nhân được ghép tạng lần này sống tại Hà Nội, Hải Phòng và TP HCM.

Ca ghép tim do Bệnh viện thực hiện đợt này là trường hợp ghép tim thứ 3 từ người chết não ở nước ta.

Phương Trang
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

letam

                  MỘT ĐỒNG TIỀN VÀNG

Ngày xưa, có hai vợ chồng giàu có nọ sinh được một người con trai. Vì quá đổi yêu thương con nên bà mẹ hầu như cả ngày chẳng để cậu ta đụng đến việc gì, dần dần cậu con trai trở nên lười ơi là lười, đến nỗi một đồng xu cũng không kiếm nổi.

Người cha dồn toàn bộ sức lực để nuôi đứa con trưởng thành, đến lúc tuổi đã cao, sức đã yếu mà nhìn lại thấy đứa con trai vẫn chứng nào tật nấy, chẳng chịu lo lắng làm lụng gì hết thì lấy làm buồn bã vô cùng.

Một hôm, ông nằm trên giường gọi bà vợ lại và nói:

- Bà à, toàn bộ tài sản chúng ta đã để dành được từ trước tới nay, sau này khi tôi chết đi, tùy bà muốn đem cho ai thì cho. Chứ tôi đã quyết định không để lại cho thằng con này một xu nào. Đồ lười chảy thây chẳng chịu làm gì cả như nó thì sẽ không được gì hết.

Người mẹ nghe xong liền ra sức bênh con trai:

- Ông nói nghe lạ, chẳng lẽ con mình tệ đến nỗi chẳng bao giờ kiếm được một đồng hay sao ?

Người chồng nói dứt khoát:

- Được, nếu bà đã nói thế thì bà hãy bảo nó thử đi kiếm tiền đi ! Dù chỉ kiếm được một đồng xu thôi cùng được, tôi sẽ giao toàn bộ tài sản này lại cho nó.

- Được! Vậy là ông hứa rồi đó nhé - người vợ nói.

- Ừ, tôi sẽ cố chờ xem xem nó làm được việc gì!

Ngay sáng hôm sau, người mẹ đi đến bên đứa con, đưa cho cậu ta một đồng tiền vàng và căn dặn:

- Con trai yêu quý của mẹ ! Con hãy đi loanh quanh đâu đó, thích đến đâu thì đến, đợi đến chiều tối hãy quay về và đưa đồng tiền này cho cha con, nói rằng đây là tiền con đã tự kiếm được nhé.

Cậu con trai cứ vậy mà làm. Đến chiều tối cậu quay về đưa đồng tiền vàng cho cha. Người cha cầm lấy tiền rồi tiện tay ném ngay ra ngoài cửa số:

- Đây không phải tiền mày đã kiếm được. - Người cha nói.

Cậu con trai thấy cha làm thế vẫn không nói một lời. Thản nhiên đi tới chiếc ghế gần đó và ngồi xuống.

Qua ngày hôm sau, người mẹ lại đưa cho đứa con trai một đồng tiền vàng khác và dặn:

- Con hãy leo lên núi chơi, đến chiều tối thì chạy lấy vài vòng, sao cho khắp người ướt đẫm mồ hôi, sau đó chạy về nhà và nói với cha con rằng đây là đồng tiền tự tay con đã kiếm được chẳng dễ dàng gì.

Cậu con trai làm đúng như lời mẹ dặn, đến chiều tối thì toàn thân mệ lử, mồ hôi mồ kê toát ra như tắm, chạy về nhà và nói với cha rằng:

- Cha ơi, cha hãy nhìn xem, người con ướt sũng cả! Đồng tiền này con kiếm được thật chẳng dễ dàng gì!

Người cha nhận lấy đồng tiền từ tay đứa con trai lật qua lật lại xem xét rồi lại ném ra ngoài cửa số, người cha ném hơi mạnh tay nên rơi tuốt xuống ao gần đó. Và quát lên:

- Chớ có lừa ta, đồ trẻ ranh. - Người cha nói tiếp, - Đây không phải là tiền do mày kiếm được.

Đứa con thấy thế bật cười rồi bước đi nơi khác.

Bà mẹ bây giờ mới hiểu rằng sự việc không thế tiếp tực lừa dối được nữa. Nếu đứa con muốn có được toàn bộ gia tài của người cha thì chỉ còn cách đi kiếm việc làm thật sự. Và ngay sáng hôm sau, bà mẹ đến phòng con trai và nói:

- Không được, con trai ạ, chúng ta không thể lừa cha được nữa, con đành phải tự mình đi kiếm tiền thôi, tìm một việc gì đó mà làm, cho dù một ngày chỉ kiếm được vài xu cũng tốt, con hãy đưa số tiền đó cho cha, cha nhất định sẽ tin con.

Người con trai nghe theo lời mẹ, ra đi kiếm việc làm, và cậu đã thực sự làm việc trọn một tuần lễ. Nay làm việc này, mai làm việc khác, cuối cùng cậu cũng đã gom đủ một đồng tiền vàng mang về cho cha. Người cho nhận lấy đồng tiền vàng và tiện tay ném ngay vào bếp lò đang cháy gần đấy.

- Không, đây vẫn không phải tiền do con kiếm được. Mày đừng tưởng là ta không biết!

Cậu con trai rất bất ngờ khi thấy cha mình ném những đồng tiền của mình vào lửa và đã không chút do dự chạy ngay đến bếp lò, vừa dùng tay nhặt lấy đồng tiền vàng từ trong đám lửa cháy rực, vừa lớn tiếng gào:

- Cha, cha điên rồi hay sao! Con đã phải làm trâu làm ngựa cho người ta, đầu tắt mặt tối suốt cả tuần mới kiếm được đủ một đồng tiền vàng này. Cha không tin thì thôi, cớ sao cha lại ném nó vào trong lò lửa chứ!

Lúc này, người cha nước mắt giàn giụa, cầm tay đứa con trai mà nói:

- Con trai của ta! Cha thật hạnh phúc khi thấy con đã biết quý trọng đồng tiền. Bây giờ cha đã thật sự tin rằng những đồng tiền này là do tự tay con kiếm được. Và cha cũng thật yên tâm khi giao toàn bộ của cải, sản nghiệp này lại cho con, con trai ạ!

Truyện cổ Colombia

ST  
 Vui là chính - Chính là vui!
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Vodanhthi

Chuyện một gia đình hơn 40 người đăng ký hiến xác



SGTT.VN - Những người con ấy không lập mộ cha. Bởi lẽ, họ đã làm theo di nguyện hiến xác thân ông cho khoa học. Đạo lý thông thường đã nhường chỗ cho nghĩa cử cao hơn: phục vụ những nghiên cứu vì con người.

http://sgtt.vn/ImageHandler.ashx?ImageID=134689
Anh Tài và người thân bên thi hài cha mình tại trường đại học Y dược TP.HCM vào ngày tri ân những người hiến xác cho khoa học (rằm tháng chạp năm ngoái). Ảnh: Thanh Nhã



Đến nay, hơn 40 người trong gia đình, họ hàng ấy đã tự nguyện đăng ký hiến xác…

Ông già nhân hậu
Buổi trưa trong căn nhà dung dị ở ngoại ô thành phố Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp thật im ắng. Anh Dương Văn Tài chỉ từng vật dụng trong nhà, nhẹ giọng kể chuyện cha mình: ông Dương Tự Tín. Câu chuyện về người cha như những khoảng ký ức, bất giác ùa về chạm khoé mắt cay.

Anh Tài kể, chẳng biết ông cụ có ý định hiến xác cho khoa học từ bao giờ. Cả nhà cũng không ai biết từ đâu ông phát tâm gửi lại xác phàm cho khoa học. Chỉ biết hàng ngày ông già hơn 80 tuổi vẫn có thói quen đọc báo sáng, xem internet để cập nhật tin tức. Và, rong ruổi xe đạp khắp các phố phường Cao Lãnh. Chị Dương Thị Gián, con gái lớn của ông, thổ lộ: “Có thể từ những thông tin trên các phương tiện đó, ông thấu hiểu những khó khăn của khoa học trong việc nghiên cứu chữa bệnh. Vì cha thường dạy chúng tôi, sống tốt đẹp thì khi chết đi nếu xã hội cần mà mình giúp được sao lại không làm. Cha tiết kiệm nhưng không nề hà chuyện mua sách vở, góp tiền mua xe đạp cho trẻ em nhà nghèo trong xóm đến trường”.

Một lần, ông nói với gia đình ý định hiến xác cho khoa học mà không có mẫu đơn và không rành thủ tục đăng ký. Ông yêu cầu họ tìm bằng được. Nghĩ cha nói vui vì trước giờ ở vùng này có ai nghe nói đến chuyện hiến xác là gì đâu, nhưng họ vẫn nghe lời.

Rất nhanh sau khi có mẫu đơn, ông ký tên rồi đặt lên bàn cán bộ địa phương. Lần đầu tiên phải ký một loại “thủ tục lạ”, chính quyền ngỡ ngàng bảo ông về. Không từ bỏ ý định, ông cọc cạch xe đạp nhiều lần đến cơ quan công quyền yêu cầu đóng dấu. “Lúc đó, cha tôi kiên quyết lắm. Ông nói sẵn sàng đi giám định tâm thần để người ta biết mình tỉnh táo, rằng việc ông đang làm là tự nguyện muốn cống hiến cho ngành y. Cuối cùng cha đã rất vui vì toại nguyện”, anh Dương Văn Tài nói.

Một ngày cuối tháng 12. 2007, cơn nhồi máu cơ tim bất ngờ ập đến. Trên đường tới bệnh viện, ông gắng thều thào: Nếu cha chết nhớ gọi đại học Y dược TP.HCM xuống lấy xác đi, đừng chôn.

Nhận thông báo từ các bác sĩ, rằng huyết áp ông tụt và tiên liệu xấu, anh Tài rời khu vực cấp cứu gọi điện cho nhà trường.

Tuyên truyền hiến xác
Đám tang ông già tốt bụng diễn ra đơn sơ. Những hàng xóm đến chia buồn nán lại lâu hơn để chờ xem các nhà khoa học đến lấy thi hài. “Anh em chúng tôi thấy xác cha mình được để trong một túi nilông có dây kéo, bỏ vào tủ sắt, lòng thấy đau lắm. Người ta sống có nhà, chết có mồ, thậm chí phải là lăng mộ thật to cho cha mới trọn vẹn sự hiếu thảo. Nhưng suy nghĩ lại, phải làm theo ý nguyện của cha mới đúng lẽ làm con”, anh Dương Văn Tài tâm sự.

Ngồi xe từ TP.HCM về lại Đồng Tháp, sau khi từ biệt cha, lòng dạ anh Tài còn chưa hết bâng khuâng thì mẹ anh bất ngờ dặn con làm đơn hiến xác cho bà. Bà nói không muốn được chôn trong khu vườn có nhiều hoa và cây xanh nữa. Theo ý mẹ, anh Tài lấy mẫu đơn đăng ký cho mẹ, không quên photo thêm nhiều bản. Anh để dành những lá đơn ấy cho mình và người thân.

Thấy chồng hiến xác, vợ anh cũng làm theo. Dần dần, những anh chị khác của anh cũng tự nguyện bỏ qua tâm lý mồ yên mả đẹp, chết toàn thây. Hỏi chuyện, chị Dương Thị Gián cười tươi, cha gieo vào lòng những đứa con nghĩa cử đẹp bằng việc làm. Tự hào về cha thì mình phải xứng đáng.

“Phong trào” hiến xác trong gia đình ngày càng lan toả, anh Tài không ngần ngại về thuyết phục ba mẹ vợ, anh vợ, chú, bạn bè đồng nghiệp… cùng hiến xác. Chẳng những thế, đi đến đâu anh cũng mang theo thẻ hiến xác bên người để chứng minh cho người khác thấy mình là người trong cuộc. Có người e dè, và cũng không ít lần họ hỏi: hiến xác vậy người ta có hỗ trợ hay trả tiền không? Anh cười xoà, hạnh phúc vì được sống – chết cho người khác chẳng phải là quý giá nhất hay sao. Nếu chết đi mà nội tạng vẫn dùng được cho người khác, tôi còn muốn bác sĩ lấy ra để ghép cho những ai cần!

Để “phục vụ nhu cầu” tự nguyện mọi lúc, mọi nơi, anh Tài còn photo thêm mẫu đơn để ở nhà và cả ở cơ quan. Anh Tài kể thêm, chú ruột của anh, là chủ của một thương hiệu xe khách nổi tiếng chạy chuyến Cao Lãnh – TP.HCM, sau khi đăng ký hiến xác đã lấy thêm rất nhiều mẫu đơn. Ông chú nói “đem theo để vận động bà con đi xe để ai muốn thì lấy”.

“Tôi vui vì ngày càng có nhiều người sống có ý nghĩa. Qua báo chí, tôi biết đã có gần 15.000 người hiến xác. Ba tôi có để lại một bài thơ, trong đó có hai câu: Góp mặt với đời khi tại thế. Chen vai bằng hữu lúc ly trần. Không ai lẻ loi khi việc mình làm có thể giúp được cho nhiều người khác”, anh Tài tâm sự.

Thanh Nhã – Hoàng Nhung


Việt Nam hiện chưa có cơ quan nhận và điều phối tạng

GS.BS Nguyễn Sào Trung, trưởng khoa y, trường đại học Y dược TP.HCM, cho biết, đến nay trường đã tiếp nhận 409 thi hài. Tất cả đều được bảo quản cẩn thận và phục vụ công tác giảng dạy, nghiên cứu. Người hiến xác đã vượt qua tư tưởng “mồ yên mả đẹp” để phục vụ cho nền y học nước nhà. Khi người hiến xác qua đời, gia đình người thân sẽ điện cho khoa giải phẫu học của trường đại học Y dược, chúng tôi sẽ xuống làm lễ và thực hiện những thủ tục để cùng gia đình đưa xác về trường. Hiện, trường đại học Y dược chỉ nhận xác của người hiến, chứ chưa nhận tạng. Do đó, chúng tôi tôn trọng nguyện vọng của người hiến chỉ phục vụ cho công tác nghiên cứu và giảng dạy. Việt Nam vẫn chưa có một cơ quan nhận, hiến và điều phối tạng. Khi người hiến xác có nhu cầu hiến tạng cho người khác nếu chẳng may bị chết não, lúc đó chúng tôi sẽ xem xét nguyện vọng và đơn hiến tạng của người quá cố, sau đó kết hợp với bệnh viện khác thực hiện theo ý nguyện của gia đình.

GS.BS Trung cũng cho biết, các trường y khoa nói chung hiện vẫn rất cần những nghĩa cử cao đẹp, tinh thần nhân đạo hiến xác để phục vụ nghiên cứu, phát triển ngành y học nước nhà. Vì vậy, người dân nào có ý nguyện hiến xác có thể viết đơn xin hiến xác gửi đến bộ môn giải phẫu – khoa y, trường đại học Y dược TP.HCM, kèm theo giấy chứng minh photo; hoặc trực tiếp đến đăng ký tại bộ môn giải phẫu học. Sau đó, trường sẽ gửi giấy chứng nhận về tận nhà cho người đăng ký hiến.

Các thi hài được đưa vào việc giảng dạy hay phục vụ đề án nghiên cứu sinh. Những hài cốt sau thời gian nghiên cứu xong, nhà trường sẽ báo cáo về cho gia đình cùng nhà trường đi thiêu và giao tro cốt về gia đình hoặc đưa đến chùa gửi.
Mở mắt thì chạy theo cảnh
  Nhắm mắt thì chạy theo mộng.
                 (Ngọc Tuyền Hạo)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

letam

              PHẦN QUAN TRỌNG NHẤT

Mẹ tôi thường đố: “Phần nào là quan trọng nhất trên cơ thể?”

Ngày nhỏ, tôi cho rằng âm thanh là quan trọng nhất đối với con người nên tai là bộ phận quan trọng nhất. Mẹ lắc đầu: “Không phải thế. Có rấ nhiều người bị điếc trên thế giới này con ạ. Nhưng con cứ tiếp tục suy nghĩ về câu đố, sau này mẹ sẽ hỏi lại con”.

Vài năm sau, tôi lại cho rằng hình ảnh là quan trọng nhất, vì thế chính mắt là bộ phận quan trọng mà mẹ muốn đố tôi. Mẹ lại nhìn tôi âu yếm nói: “Con đã học được nhiều đấy, nhưng câu trả lời của con chưa đúng bởi vì vẫn còn rất nhiều người bị mù.

Đã bao lần và lần nào cũng vậy, mẹ đều trả lời tôi: “Không đúng. Nhưng con đang tiến bộ rất nhanh, con yêu của mẹ”.

Rồi năm ngoái, ông nội tôi mất. Mọi người đều khóc vì thương tiếc ông. Ba tôi cũng khóc. Đây là lần thứ hai tôi thấy ba khóc. Khi đến lượt tôi và mẹ đến cạnh ông để nói lời vĩnh biệt, mẹ thì thầm: “Con đã tìm ra câu trả lời chưa?”. Tôi như bị sốc khi mẹ đem chuyện đó ra hỏi tôi lúc này. Tôi luôn nghĩ đó chỉ là một trò chơi đơn giản giữa hai mẹ con. Nhìn vẻ  sững sờ trên khuôn mặt tôi, mẹ liền bảo: “Con trai ạ, phần quan trọng nhất trên cơ thể con người chính là cái vai”. Tôi hỏi “Có phải vì nó đỡ cái đầu con không hả mẹ?”. Mẹ lắc đầu: “Không phải thế, bởi vì đó là nơi người thân của con có thể dựa vào khi họ khóc. Mỗi người đều cần có một cái vai để nương tựa trong cuộc sống. Mẹ chỉ muốn con có nhiều bạn bè và nhận được nhiều tình thương để mỗi khi con khóc lại có một cái vai cho con có thể ngả đầu vào”.

Từ đó, tôi hiểu rằng phần quan trọng nhất của con người không phải là phần “ích kỷ”, mà là phần biết cảm thông với nỗi đau của người khác.
 
Sưu tầm
 Vui là chính - Chính là vui!
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Vodanhthi

Hành trình trở về từ cõi mê…



SGTT.VN - Hai núm đồng tiền sâu hoắm trên gương mặt bầu bĩnh, đôi mắt tinh lanh lúc nào cũng như biết cười, cách nói chuyện rất linh hoạt dễ thương… Nếu mới tiếp xúc, sẽ không ai ngờ được cô gái trẻ xinh đẹp ấy đã trải qua bốn trại tâm thần trong vòng hơn một năm nay.

http://sgtt.vn/ImageHandler.ashx?ImageID=124368
Yến (giữa) và cô Dung (bên trái) trong ngày xuất trại về với cộng đồng. Ảnh: Hương Vũ



Và nếu như không nhận được sự giúp đỡ của một tấm lòng vàng, thì có lẽ số phận đã an bài cho em sống cùng những người tâm thần mãi mãi….

Cô gái đó tên Kim Yến, năm nay Yến vừa tròn 19 tuổi. Quê Yến nằm bên một xóm chài nhỏ ở khu phố 8 – phường Phước Hội, thị xã Lagi, Bình Thuận.

Ở cái xóm chài xa xôi hẻo lánh đó, học được tới lớp 6 như Yến cũng được coi là khá rồi, mẹ Yến thậm chí còn mù chữ. Cuộc sống của sáu con người hoàn toàn trông vào con đò nhỏ đưa khách qua sông của mẹ Yến. Yến càng lớn càng xinh đẹp và khéo tay, nên được mẹ gửi lên Sài Gòn để học nghề và hy vọng tìm kiếm được một công việc ổn định, đỡ đần mẹ nuôi các em. Bốn tháng ở Sài Gòn, em đã học được nghề may công nghiệp. Mọi việc tưởng chừng như đã xuôi chèo mát mái với cô gái trẻ nếu như…

Cú ngã định mệnh
Một buổi chiều tháng 7 năm 2009, Yến từ Sài Gòn về quê thăm gia đình. Đang ngồi sau yên chiếc xe đạp do bạn chở, bất ngờ một chiếc xe máy phóng qua tông thẳng vào người khiến em té xuống đất. Khi người nhà được tin chạy tới đưa em đi cấp cứu, thì Yến đã bất tỉnh, máu từ hai bên lỗ tai chảy ra đỏ đất.

Từ ngày bị tai nạn, thỉnh thoảng Yến lại có những hành động bất thường. Em trở nên rất hung hãn, đôi lúc lên cơn quậy phá, Yến đập phá đồ dùng trong nhà, đánh đập các em và có bữa còn đòi giết cả mẹ. Cho tới lúc em bỏ nhà đi lang thang thì mẹ Yến lúc này mới thật sự hoảng sợ, gom góp tiền bạc đưa em đi điều trị ở bệnh viện tâm thần Bình Ba – Vũng Tàu. Nhập viện được ít bữa, vì tiền điều trị tốn kém không đủ khả năng theo nên chỉ ít ngày, lại đón Yến về nhà.

Lần thứ hai, do bệnh tình càng biến chuyển nặng, Yến lại được mẹ gửi lên bệnh viện tâm thần Biên Hoà điều trị. Một lần nữa, chi phí trên ba triệu đồng cho một tháng nằm viện điều trị của Yến lại trở thành gánh nặng quá sức của mẹ, Yến lại phải xuất viện khi bệnh tình chưa hề thuyên giảm.

Chìm trong cõi u mê, thỉnh thoảng Yến lại bỏ nhà đi lang thang khắp chốn. Một ngày tháng 12 năm 2009, em lang thang rồi phiêu dạt xuống tận Củ Chi, TP.HCM. Đói bụng, Yến vào một ngôi chùa để xin ăn, và phát cơn đập phá đồ đạc trong chùa. Nhà chùa phải báo công an tới, đưa em nhập trại tâm thần Tam Bình – Thủ Đức điều trị.

Dịp gần tết 2010, chị T.T.K Dung – nhân viên xã hội của một mái ấm bảo trợ trẻ em mồ côi và tàn tật tới trại tâm thần Tam Bình làm từ thiện. Giữa những con người ngơ ngác, chị thắt lòng khi thấy một cô gái trẻ tới bắt chuyện và nói chuyện rất rành rọt. Cách nói chuyện của một người tỉnh táo chứ không giống những bệnh nhân tâm thần chị vẫn thường tiếp xúc.

Những câu chuyện và tâm sự của Yến đã day dứt chị Dung rất nhiều, bởi vậy tháng nào chị cũng mua đồ, và vào thăm nuôi Yến như thân nhân. Không đành nhìn cô gái đang sống ở cái tuổi đẹp nhất của đời con gái lại chôn vùi tuổi xanh giữa thế giới những bệnh nhân tâm thần, trong khi trí óc đã được hồi tỉnh, chị Dung quyết định tìm tới gia đình Yến, để tìm cơ hội cho em hồi gia.

Hành trình về với cộng đồng
Theo đúng quy định của trại tâm thần, phải chính gia đình Yến đứng ra bảo lãnh, và đảm bảo trước pháp luật một cuộc sống bình thường cho em thì Yến mới có thể xuất viện. Vậy là chị Dung theo số điện thoại do Yến cung cấp, báo tin cho gia đình em hay. Chị choáng váng khi biết được thông tin gia đình đã quyết định bỏ rơi Yến.

Nhưng không tin là người ta có thể bỏ rơi con em mình dễ dàng như vậy, nên chị Dung quyết định lặn lội đón xe đò về tận Lagi. Gặp được mẹ Yến, chị lại ráng kìm nén những thất vọng và giận dữ trào dâng khi nghe mẹ Yến tìm đủ lý do để không muốn bảo lãnh em ra, cũng hoàn toàn không muốn liên lạc với đứa con gái xấu số. Đành phải kiên trì vận động và thuyết phục rằng, chỉ cần gia đình lo thủ tục cho Yến được ra trại, phần công việc và cuộc sống của Yến sau này chị sẽ trợ giúp cho Yến có được một chỗ ở và nghề nghiệp để có thể tự nuôi sống mình, mẹ Yến mới đồng ý làm thủ tục cho em hồi gia.

Nhưng lúc này những rắc rối mới lại xuất hiện. Do nhà Yến nằm ở “xóm liều”, cha mẹ con cái không hề có một thứ giấy tờ tuỳ thân nào, cũng không có tạm trú, hộ khẩu, gốc gác… gì để có cơ sở pháp lý chứng minh giấy tờ cho Yến xuất trại. Vậy là lại thêm quá trình hết giải trình, tới thuyết phục… Biết bao cuộc điện thoại trao đổi của chị Dung với các quan chức địa phương và những thủ tục hành chính phức tạp níu chân.

Có giấy bảo lãnh hợp lệ rồi, chị Dung mừng rỡ tới trung tâm Tam Bình để tiến hành bảo lãnh cho Yến thì được cho biết Yến đã được chuyển tới trung tâm điều dưỡng tâm thần Tân Định, ở tận Tân Uyên – Bình Dương.

Chị Dung lại hối hả chạy xe máy vượt cả trăm cây số để đem giấy tờ lên trung tâm Tân Định làm thủ tục bảo lãnh cho Yến. Tới nơi, chị chết điếng khi được thông báo mẫu giấy tờ này không phù hợp, phải làm lại giấy mới theo mẫu của trung tâm Tân Định theo quy định. Vậy là bao công sức bỏ ra phút chốc trở thành đổ sông đổ bể. Chị Dung lại bắt đầu một hành trình gian nan với bao nhiêu thủ tục từ đầu.

Cuối cùng, công sức của chị Dung đã được đền đáp khi vào ngày 7.12.2010, Yến nhận được quyết định hồi gia trở về với xã hội.

Ngày Yến xuất trại, chị Dung dù mới bị tai nạn gãy tay cũng nhờ người chở tới đón em. Chị giới thiệu Yến vào học nghề và làm việc may khẩu trang tại một cơ sở đào tạo nghề dành cho người khuyết tật và không may mắn do một người bạn chị thành lập. Yến sẽ có nơi ăn chốn ở, được nhận lương theo công sức bỏ ra. Với chị Dung, giúp Yến có một nghề nghiệp vững chắc tự nuôi sống mình vẫn chưa đủ, nỗi lo mới của chị là phải “lên đường” bằng mọi cách làm cho Yến giấy chứng minh nhân dân, mới mong cơ hội hoà nhập cộng đồng của em được trọn vẹn. Với Yến, tương lai còn ở phía trước, có thể không bằng phẳng, nhưng tôi cầu chúc em sẽ vững bước vượt qua, để không phụ một tấm lòng.

Chị Dung không thích nói nhiều về mình cũng như công việc hiện tại, nhưng những gì chị thầm lặng làm, hy vọng chẳng thể bị gió cuốn đi…

Hương Vũ
Mở mắt thì chạy theo cảnh
  Nhắm mắt thì chạy theo mộng.
                 (Ngọc Tuyền Hạo)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

letam

                      CÂY CẦU

  Vùng nọ có hai anh em sống kế nhà nhau. Họ đã từng rất hòa thuận nhưng gần đây xảy ra mâu thuẫn chỉ vì một sự hiểu lầm nhỏ trong kinh doanh.
  Một buổi sáng, có một người đến gõ cửa nhà người anh, John. Đó là một người thợ mộc với túi đồ nghề to tướng: "Tôi đang tìm việc và hi vọng ông có việc gì đó cần đến tôi".
  - Rất đúng lúc! John nói. Tôi có một công việc cho anh đây! Anh nhìn thấy cái hố to đằng kia không? Đó là “tác phẩm” của hàng xóm nhà tôi, mà không, thực ra là em trai tôi! Tuần trước, có một bãi cỏ ở giữa hai nhà và nó đã lấy xe ủi đào đi tạo thành cái hố. Nó làm việc đó để chọc tức tôi nhưng hãy xem tôi trả đũa lại nó. Tôi muốn anh xây cho tôi một hàng rào cao khoảng 3m. Tôi không muốn nhìn thấy nó thêm nữa. Người thợ đáp:
  - Tôi hiểu. Hãy cho tôi đinh và chỉ cho tôi chỗ ông muốn xây rào. Tôi sẽ hoàn thành tốt công việc.
  John đưa cho người thợ mộc những thứ anh ta cần rồi vào thành phố, nói rằng mình sẽ quay lại vào cuối ngày. Người thợ mộc đo đạc, xẻ gỗ, đóng đục chăm chỉ cả ngày.
  Hoàng hôn xuống, cả nông trại chuyển dần về tối thì người thợ mộc cũng kết thúc công việc và John trở về. Nhưng John không thấy hàng rào đâu, thay vào đó là một cây cầu. Cây cầu nối liền hai nhà. Và ở phía đầu cầu bên kia, người hàng xóm, người em trai đang chạy lại với vòng tay mở rộng.
  - Anh thật rộng lượng khi xây cây cầu này sau tất cả những gì em đã nói và làm! Người em nói với John.
  Giữa hai anh em không còn gì ngăn cách nữa. Họ chạy lại bên nhau, ôm chặt nhau sau nhưng mâu thuẫn không đáng có. Họ quay lại nhìn người thợ mộc để nói lời cảm ơn nhưng người thợ mộc đang khoác túi đồ nghề lên vai chuẩn bị ra đi.
  - Không, chờ đã. Anh hãy ở lại đây với chúng tôi một vài ngày. Chúng tôi muốn cảm ơn anh. Người anh nói.
  - Tôi cũng muốn ở lại. Người thợ lên tiếng. Nhưng còn rất nhiều cây cầu khác đang đợi tôi.

ST   
 Vui là chính - Chính là vui!
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Vodanhthi

Điện gió về đảo nghèo



TT  - Công ty cổ phần dịch vụ VM (TP.HCM) vừa lắp đặt miễn phí các tuôcbin gió và pin năng lượng mặt trời cho các công trình công cộng tại thôn đảo Gò Găng, xã Long Sơn, TP Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu. Tổng công suất của các công trình này khoảng 5.000W.

http://images1.tuoitre.vn/tianyon/ImageView.aspx?ThumbnailID=518997
Chong chóng tạo năng lượng trong sân Trường tiểu học Long Sơn 2  - Ảnh: Đông Hà



Hiện công ty đã lắp đặt bốn tuôcbin gió và hai tấm pin năng lượng mặt trời để chiếu sáng và phục vụ nhu cầu thiết yếu cho bốn lớp học và thư viện của Trường tiểu học Long Sơn 2, văn phòng thôn Gò Găng, trạm xá thôn, đồn biên phòng Gò Găng... Ông Nguyễn Trung Kiên, tổng giám đốc Công ty cổ phần dịch vụ VM, cho biết kinh phí do công ty tài trợ cho các công trình này gần 400 triệu đồng.

Gò Găng là thôn không có điện sinh hoạt vì cách trở. Thôn có khoảng 160 hộ với trên 700 nhân khẩu. Khoảng 30% số hộ dân trong thôn là hộ nghèo và cận nghèo.

ĐÔNG HÀ
Mở mắt thì chạy theo cảnh
  Nhắm mắt thì chạy theo mộng.
                 (Ngọc Tuyền Hạo)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Nguyễn Hồng Hải

Vodanhthi đã viết:

Chuyện một gia đình hơn 40 người đăng ký hiến xác



SGTT.VN - Những người con ấy không lập mộ cha. Bởi lẽ, họ đã làm theo di nguyện hiến xác thân ông cho khoa học. Đạo lý thông thường đã nhường chỗ cho nghĩa cử cao hơn: phục vụ những nghiên cứu vì con người.

http://sgtt.vn/ImageHandler.ashx?ImageID=134689
Anh Tài và người thân bên thi hài cha mình tại trường đại học Y dược TP.HCM vào ngày tri ân những người hiến xác cho khoa học (rằm tháng chạp năm ngoái). Ảnh: Thanh Nhã



Đến nay, hơn 40 người trong gia đình, họ hàng ấy đã tự nguyện đăng ký hiến xác…

Ông già nhân hậu
Buổi trưa trong căn nhà dung dị ở ngoại ô thành phố Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp thật im ắng. Anh Dương Văn Tài chỉ từng vật dụng trong nhà, nhẹ giọng kể chuyện cha mình: ông Dương Tự Tín. Câu chuyện về người cha như những khoảng ký ức, bất giác ùa về chạm khoé mắt cay.

Anh Tài kể, chẳng biết ông cụ có ý định hiến xác cho khoa học từ bao giờ. Cả nhà cũng không ai biết từ đâu ông phát tâm gửi lại xác phàm cho khoa học. Chỉ biết hàng ngày ông già hơn 80 tuổi vẫn có thói quen đọc báo sáng, xem internet để cập nhật tin tức. Và, rong ruổi xe đạp khắp các phố phường Cao Lãnh. Chị Dương Thị Gián, con gái lớn của ông, thổ lộ: “Có thể từ những thông tin trên các phương tiện đó, ông thấu hiểu những khó khăn của khoa học trong việc nghiên cứu chữa bệnh. Vì cha thường dạy chúng tôi, sống tốt đẹp thì khi chết đi nếu xã hội cần mà mình giúp được sao lại không làm. Cha tiết kiệm nhưng không nề hà chuyện mua sách vở, góp tiền mua xe đạp cho trẻ em nhà nghèo trong xóm đến trường”.

Một lần, ông nói với gia đình ý định hiến xác cho khoa học mà không có mẫu đơn và không rành thủ tục đăng ký. Ông yêu cầu họ tìm bằng được. Nghĩ cha nói vui vì trước giờ ở vùng này có ai nghe nói đến chuyện hiến xác là gì đâu, nhưng họ vẫn nghe lời.

Rất nhanh sau khi có mẫu đơn, ông ký tên rồi đặt lên bàn cán bộ địa phương. Lần đầu tiên phải ký một loại “thủ tục lạ”, chính quyền ngỡ ngàng bảo ông về. Không từ bỏ ý định, ông cọc cạch xe đạp nhiều lần đến cơ quan công quyền yêu cầu đóng dấu. “Lúc đó, cha tôi kiên quyết lắm. Ông nói sẵn sàng đi giám định tâm thần để người ta biết mình tỉnh táo, rằng việc ông đang làm là tự nguyện muốn cống hiến cho ngành y. Cuối cùng cha đã rất vui vì toại nguyện”, anh Dương Văn Tài nói.

Một ngày cuối tháng 12. 2007, cơn nhồi máu cơ tim bất ngờ ập đến. Trên đường tới bệnh viện, ông gắng thều thào: Nếu cha chết nhớ gọi đại học Y dược TP.HCM xuống lấy xác đi, đừng chôn.

Nhận thông báo từ các bác sĩ, rằng huyết áp ông tụt và tiên liệu xấu, anh Tài rời khu vực cấp cứu gọi điện cho nhà trường.

Tuyên truyền hiến xác
Đám tang ông già tốt bụng diễn ra đơn sơ. Những hàng xóm đến chia buồn nán lại lâu hơn để chờ xem các nhà khoa học đến lấy thi hài. “Anh em chúng tôi thấy xác cha mình được để trong một túi nilông có dây kéo, bỏ vào tủ sắt, lòng thấy đau lắm. Người ta sống có nhà, chết có mồ, thậm chí phải là lăng mộ thật to cho cha mới trọn vẹn sự hiếu thảo. Nhưng suy nghĩ lại, phải làm theo ý nguyện của cha mới đúng lẽ làm con”, anh Dương Văn Tài tâm sự.

Ngồi xe từ TP.HCM về lại Đồng Tháp, sau khi từ biệt cha, lòng dạ anh Tài còn chưa hết bâng khuâng thì mẹ anh bất ngờ dặn con làm đơn hiến xác cho bà. Bà nói không muốn được chôn trong khu vườn có nhiều hoa và cây xanh nữa. Theo ý mẹ, anh Tài lấy mẫu đơn đăng ký cho mẹ, không quên photo thêm nhiều bản. Anh để dành những lá đơn ấy cho mình và người thân.

Thấy chồng hiến xác, vợ anh cũng làm theo. Dần dần, những anh chị khác của anh cũng tự nguyện bỏ qua tâm lý mồ yên mả đẹp, chết toàn thây. Hỏi chuyện, chị Dương Thị Gián cười tươi, cha gieo vào lòng những đứa con nghĩa cử đẹp bằng việc làm. Tự hào về cha thì mình phải xứng đáng.

“Phong trào” hiến xác trong gia đình ngày càng lan toả, anh Tài không ngần ngại về thuyết phục ba mẹ vợ, anh vợ, chú, bạn bè đồng nghiệp… cùng hiến xác. Chẳng những thế, đi đến đâu anh cũng mang theo thẻ hiến xác bên người để chứng minh cho người khác thấy mình là người trong cuộc. Có người e dè, và cũng không ít lần họ hỏi: hiến xác vậy người ta có hỗ trợ hay trả tiền không? Anh cười xoà, hạnh phúc vì được sống – chết cho người khác chẳng phải là quý giá nhất hay sao. Nếu chết đi mà nội tạng vẫn dùng được cho người khác, tôi còn muốn bác sĩ lấy ra để ghép cho những ai cần!

Để “phục vụ nhu cầu” tự nguyện mọi lúc, mọi nơi, anh Tài còn photo thêm mẫu đơn để ở nhà và cả ở cơ quan. Anh Tài kể thêm, chú ruột của anh, là chủ của một thương hiệu xe khách nổi tiếng chạy chuyến Cao Lãnh – TP.HCM, sau khi đăng ký hiến xác đã lấy thêm rất nhiều mẫu đơn. Ông chú nói “đem theo để vận động bà con đi xe để ai muốn thì lấy”.

“Tôi vui vì ngày càng có nhiều người sống có ý nghĩa. Qua báo chí, tôi biết đã có gần 15.000 người hiến xác. Ba tôi có để lại một bài thơ, trong đó có hai câu: Góp mặt với đời khi tại thế. Chen vai bằng hữu lúc ly trần. Không ai lẻ loi khi việc mình làm có thể giúp được cho nhiều người khác”, anh Tài tâm sự.

Thanh Nhã – Hoàng Nhung


Việt Nam hiện chưa có cơ quan nhận và điều phối tạng

GS.BS Nguyễn Sào Trung, trưởng khoa y, trường đại học Y dược TP.HCM, cho biết, đến nay trường đã tiếp nhận 409 thi hài. Tất cả đều được bảo quản cẩn thận và phục vụ công tác giảng dạy, nghiên cứu. Người hiến xác đã vượt qua tư tưởng “mồ yên mả đẹp” để phục vụ cho nền y học nước nhà. Khi người hiến xác qua đời, gia đình người thân sẽ điện cho khoa giải phẫu học của trường đại học Y dược, chúng tôi sẽ xuống làm lễ và thực hiện những thủ tục để cùng gia đình đưa xác về trường. Hiện, trường đại học Y dược chỉ nhận xác của người hiến, chứ chưa nhận tạng. Do đó, chúng tôi tôn trọng nguyện vọng của người hiến chỉ phục vụ cho công tác nghiên cứu và giảng dạy. Việt Nam vẫn chưa có một cơ quan nhận, hiến và điều phối tạng. Khi người hiến xác có nhu cầu hiến tạng cho người khác nếu chẳng may bị chết não, lúc đó chúng tôi sẽ xem xét nguyện vọng và đơn hiến tạng của người quá cố, sau đó kết hợp với bệnh viện khác thực hiện theo ý nguyện của gia đình.

GS.BS Trung cũng cho biết, các trường y khoa nói chung hiện vẫn rất cần những nghĩa cử cao đẹp, tinh thần nhân đạo hiến xác để phục vụ nghiên cứu, phát triển ngành y học nước nhà. Vì vậy, người dân nào có ý nguyện hiến xác có thể viết đơn xin hiến xác gửi đến bộ môn giải phẫu – khoa y, trường đại học Y dược TP.HCM, kèm theo giấy chứng minh photo; hoặc trực tiếp đến đăng ký tại bộ môn giải phẫu học. Sau đó, trường sẽ gửi giấy chứng nhận về tận nhà cho người đăng ký hiến.

Các thi hài được đưa vào việc giảng dạy hay phục vụ đề án nghiên cứu sinh. Những hài cốt sau thời gian nghiên cứu xong, nhà trường sẽ báo cáo về cho gia đình cùng nhà trường đi thiêu và giao tro cốt về gia đình hoặc đưa đến chùa gửi.
Đọc và thấy lòng rưng rưng vì nghĩa cử của người đã khuất và người ở lại...Cám ơn Bác vì đã chọn lọc và đăng một bài viết có ý nghĩa, đầy tình người như thế...
Ta về khuất bóng tây sơn nhạn
Tịch mịch rả cánh bay
Quay đầu là núi
Gửi lòng bằng hữu
Chỉ chút hương cay.
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Vodanhthi

Phim ngắn chạm đến trái tim



TT - 29 phim ngắn Hiểu về trái tim đã khép lại cuộc hành trình tìm kiếm sự yêu thương và chia sẻ trong cuộc sống tại lễ trao giải sáng 15-9 ở TP.HCM. Các tác phẩm đều đã làm được việc: chạm đến trái tim người xem.

http://images1.tuoitre.vn/tianyon/ImageView.aspx?ThumbnailID=519728
Bé Ben (nam diễn viên xuất sắc nhất) trong phim Trái tim xanh (giải nhất) - Ảnh ban tổ chức cung cấp



Một ngày trước khi công bố kết quả, buổi công chiếu 29 phim đã lấy đi nước mắt của không ít khán giả. Ðó là câu chuyện về người cha mù cùng đứa con trai nhường nhau miếng thịt bò trong Bát thịt bò (đạo diễn Nguyễn Khắc Hiệp - giải Hiểu về trái tim), là dáng xiêu vẹo của người cha chạy vội theo chuyến xe đưa con lên thành phố để dúi vào tay con những đồng tiền mà mình vừa đánh đổi bằng cả mạng sống trong Mùa hè đầu đời của tôi (đạo diễn Lê Minh Hoàng).

Ðằng sau mỗi bộ phim lại là những câu chuyện vụn vặt về cuộc sống mà đôi khi chúng ta bỏ quên lại được những nhà làm phim trẻ níu giữ và chiêm nghiệm một cách sâu sắc. Ðó là những thước phim mang một chút "phiêu" trong Chở đá đi chơi (đạo diễn Trần Ngọc Sáng - giải kịch bản, dựa trên truyện ngắn cùng tên của Trần Tuấn đăng trên Tuổi Trẻ số ra ngày chủ nhật 24-4-2011) về một gia đình ba thế hệ làm nghề giao nước đá.

Ðó còn là người đàn bà tảo tần, yêu chồng dù anh ta mắc căn bệnh thế kỷ trong Con đường (đạo diễn Nguyễn Hữu Duyên Hạ - giải nhì); là câu chuyện giữa chàng sinh viên và người lính về hưu (Lỗ thủng) hay mối tình lãng mạn giữa cô tiểu thư nhà giàu với chàng trai bán bong bóng dạo (Khúc ca nào cho em)... Sự đau đớn, hoảng loạn của đứa con gái khi nhìn thấy cha mẹ cãi nhau trong Lửa tim con (đạo diễn Nguyễn Tiến Thành - giải ba) cũng được biên kịch Nguyễn Hoài Phương ngậm ngùi chia sẻ: "Ðây chính là những ký ức tuổi thơ đau buồn của tôi".

Xem Thang máy (giải quay phim) - một bộ phim ngắn của đạo diễn Ðặng Cao Cường (đạo diễn phim truyện Lệnh xóa sổ), nhiều người không khỏi rùng mình trước sự ám ảnh giữa quá khứ và thực tại. Ðó cũng là những trăn trở của tác giả khi ngày ngày nhìn thấy một người đàn ông mắc bệnh Down nhìn chằm chằm vào thang máy với vẻ mặt tội nghiệp tại chính khu chung cư mà anh đang sống.

Ðặng Cao Cường cũng là tác giả của bộ phim Trái tim xanh (giải nhất) - một câu chuyện rất dễ thương về cậu bé trung thực, không tham tiền thừa khi được nhờ mua hộ gói thuốc lá và còn biết san sẻ tình yêu thương với cô bé ăn xin.

Thành viên ban giám khảo - đạo diễn Nguyễn Vinh Sơn phân tích: "Trái tim xanh nói lên lòng tốt của con người mà không hề gượng ép, nói về việc tốt mà không hề bị "sượng" và đặc biệt là sự tài ba của đạo diễn trong việc giữ lại nét hồn nhiên, ngây ngô của trẻ con khiến người xem tin rằng đó là cuộc sống thật của các nhân vật trong phim".

Và nói như đạo diễn Vinh Sơn, các nhân vật trong 29 phim đều là những nhân vật rất bình dị, quen thuộc như thể bước ra đường ta có thể dễ dàng bắt gặp họ ở đâu đó, nhưng các nhà làm phim đã "nhặt" vào phim những cái đẹp, những điểm sáng mà chúng ta vẫn thường bỏ qua...

THIÊN HƯƠNG


Mời các bạn kích vào đây để xem đoạn phim ngắn Trái tim xanh.
Mở mắt thì chạy theo cảnh
  Nhắm mắt thì chạy theo mộng.
                 (Ngọc Tuyền Hạo)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Vodanhthi

DÂN MẠNG CHOÁNG VỚI CLIP "CHÉM LỢN" RÙNG RỢN



Nhiều người đã bày tỏ sự hãi hùng, thương xót và phẫn nộ khi chứng kiến cảnh hành quyết một chú lợn trong lễ hội chém lợn ở Bắc Ninh.

Được đăng tải trên Youtube cách đây ít ngày, đoạn clip ghi lại cảnh một chú lợn sống bị lật ngửa, bốn chân bị trói và banh ra bốn phía, được rước vào sân đình giữa một đám đông cuồng nhiệt. Sau khi thực hiện một số động tác nghi lễ, một người đàn ông cầm lưỡi dao dài chém ngang bụng lợn 3 lần làm chú lợn bị xẻ làm đôi, máu xối ra lênh láng, nhuộm đỏ một mảng sân trong tiếng reo hò của đám đông. Trong số những người chứng kiến cảnh tượng này có cả trẻ em…  

Đoạn clip này được cho là ghi lại cảnh tế lợn trong lễ hội chém lợn truyền thống, được tổ chức vào ngày 6/1 Âm lịch hàng năm tại thôn Ném Thượng, xã Khắc Niệm, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh. Lễ hội liên này quan đến tín ngưỡng phồn thực: Chém lợn tế thánh. Tục truyền rằng, vị tướng cuối đời Lý tên Lý Đoàn Thượng khi đánh trận chạy đến vùng núi này đồn trú đã chém lợn rừng nuôi quân. Từ đó, người dân đã mở hội chém lợn hằng năm để tưởng nhớ đến người có công khai khẩn vùng đất hoang vu này.

http://www.thuvienhoasen.org/images/upload/chemlon_503071095.jpg
Một chú lợn bị hành quyết trong lễ hội. Ảnh: Yêu du lịch.



Theo tín ngưỡng dân gian của vùng quê Kinh Bắc, máu lợn trong lễ tế thánh tượng trưng cho sự sung túc, khả năng sinh sản, sức sống tràn trề, mùa màng bội thu...

Đoạn clip nhanh chóng bị gỡ bỏ do vi phạm chính sách của Youtube về nội dung gây sốc và phản cảm. Tuy vậy, nó cũng đã kịp lan truyền trên nhiều diễn đàn và gây nên một làn sóng phản ứng dữ dội từ cộng đồng mạng. Thậm chí, trên mạng xã hội Facebook, một hội mang tên Kêu gọi nghiêm cấm Lễ Hội "Chém Lợn Tế Thần" ở Tiên Du - Bắc Ninh đã được thành lập và thu hút hơn 300 thành viên chỉ sau ít ngày.

Đa số những người xem clip đều bày tỏ sự hãi hùng. “Mình mất ngủ vì những hình ảnh này, vì cảm giác buồn nôn ghê sợ…”, thành viên Meggi Huynh , mạng xã hội Facebook thổ lộ.

Nhiều người tỏ ra kinh ngạc khi một tục lệ “đẫm máu” như vậy vẫn còn tồn tại ở Việt Nam. Phần đông đều cho rằng cần phải xem xét lại tính nhân văn của lễ hội này, dù một số ý kiến cho rằng đây là một nét văn hóa đã có từ xưa, cần được bảo tồn.

“Không không, văn hóa là những truyền thống tốt đẹp , những truyền thống man rợ thế này không được xếp vào hàng văn hóa. Không nên tầm thường hóa văn hóa như vậy”, thành viên nick Soulation, diễn đàn Linkhay thốt lên.

Đồng tình với ý kiến trên, thành viên vietbio bình luận: “Văn hóa cũng có cái hủ lậu cái đẹp đẽ, ko phải phong tục nào cũng phải phục hồi hết, phục hồi hết thì trở về thành xã hội phong kiến rồi chẳng còn cái văn minh nào cũng nhân loại nữa”.

So sánh lễ hội này với việc mổ lợn để giết thịt, điều được xã hội chấp nhận, thành viên desger, diễn đàn Vozforums cho rằng: “Con người thịt thú vật để ăn, để sinh sống thì không nói. Vấn đề là cái lễ hội này lấy việc chém giết máu me làm vui. Cùng là giết thịt con lợn, nhưng cách thể hiện, tính chất nó khác hẳn cái người ta làm trong lò mổ. Kết luận, những kiểu lễ hội như vậy nên dẹp bỏ là vừa. Truyền thống, văn hóa cái nào tốt thì giữ, cái nào xấu thì phải sàng lọc bỏ đi chứ. Nói văn hóa như thế nên giữ, vậy cha ông ta ngày xưa ăn lông ở lỗ, bây giờ có phải cũng nên như thế?”.

Ngoài ra, có cả những ý kiến lo ngại về ảnh hưởng xấu của lễ hội chém lợn đối với tâm hồn nhạy cảm của trẻ con, hoặc liên hệ tới vụ Lê Văn Luyện, khi kẻ giết người hàng loạt này đã từng quen với cảnh máu me vì gia đình làm nghề mổ lợn. Có người đề xuất nên thay lợn sống bằng lợn giả trong lễ hội chém lợn để tập tục hiến tế này dễ chấp nhận trong đời sống hiện đại.

Trước phản ứng mạnh mẽ của dư luận, có lẽ những nhà quản lý văn hóa ở Việt Nam không thể không suy nghĩ về việc thay đổi cách thức tiến hành lễ hội chém lợn ở Bắc Ninh - vùng đất vốn nổi tiếng về truyền thống nhân văn với làn điệu quan họ dịu dàng và những mái chùa cổ kính.

QUỐC LÊ
Mở mắt thì chạy theo cảnh
  Nhắm mắt thì chạy theo mộng.
                 (Ngọc Tuyền Hạo)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook

Trang trong tổng số 44 trang (432 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [39] [40] [41] [42] [43] [44] ›Trang sau »Trang cuối