Trang trong tổng số 44 trang (432 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [38] [39] [40] [41] [42] [43] [44] ›Trang sau »Trang cuối

Ảnh đại diện

Vodanhthi

Đội cảm tử Fukushima 50



SGTT.VN - Đương đầu với nguy hiểm chết người, 180 kỹ sư và chuyên viên là những người cuối cùng còn lại ở nhà máy điện hạt nhân Fukushima. Họ có thể là cơ hội cuối cùng cứu Nhật Bản khỏi thảm hoạ.

http://sgtt.vn/ImageHandler.ashx?ImageID=135130
Những người tiếp cận với phóng xạ trong một bán kính nguy hiểm đều được trang bị đồ bảo hộ để có thể chịu đựng được mức phơi xạ cao hơn so với tiêu chuẩn bình thường. Ảnh: Reuters



180 người này được gọi là Fukushima 50, bởi họ sẽ thay nhau không ngừng nghỉ làm nguội các lò phản ứng theo từng ca 50 người. Họ là những người duy nhất còn ở lại nhà máy Fukushima trong khi 750 nhân viên khác đã được sơ tán.

Tối 16.3, họ tự nguyện quay lại nhà máy Fukushima, phơi mình trong môi trường phát xạ nguy hiểm tính mạng ở nhà máy này để ngăn ngừa thảm hoạ. “Chúng tôi không sợ chết”, báo chí Nhật dẫn lời họ. Không ai biết danh tánh của 180 người này. Trên đài truyền hình quốc gia NHK, vợ của một người trong đội cảm tử Fukushima 50 nói bà muốn chồng “làm hết sức mình”. Ông đã gửi cho bà một email, cho biết tình hình nghiêm trọng ra sao và căn dặn bà tự chăm lo vì ông sẽ vắng nhà một thời gian.

Các chuyên viên này đã thoát thân khỏi nhà máy sáng sớm 16.3 sau khi mức phóng xạ lên quá cao. Nhưng họ đã quay lại. Thủ tướng Nhật Naota Kan đã nói với họ: “Các bạn là những người duy nhất có thể giải quyết khủng hoảng này. Không thể nghĩ đến chuyện rút lui”.

Những anh hùng vô danh
Đội cảm tử này sẽ làm việc theo từng ca từ 50 – 70 người. Họ sẽ lao vào nhà máy trong vòng từ 10 – 15 phút để bơm nước biển vào trong lò phản ứng đang bị nung nóng đến mức nguy hiểm, kiểm tra lò và dọn dẹp những đống đổ nát của các vụ nổ trước. Ca khác sẽ luân phiên tiếp sức ngay vì càng phơi lâu trong môi trường phóng xạ càng nguy hiểm đến tính mạng.

Trong mê cung của thiết bị chìm trong bóng tối, những anh hùng vô danh trong bộ đồ bảo hộ phóng xạ màu trắng bọc kín người chỉ được soi đường bằng chiếc đèn pin. Họ hít thở qua bình oxy đeo trên lưng, vừa làm việc vừa nghe ngóng những tiếng nổ khi khí hydro thoát ra từ những vách lòng hư hỏng tiếp xúc với không khí.

Bộ Y tế Nhật Bản cho biết, đã nâng mức độ phơi xạ cho phép của mỗi người từ 100 milliSievert lên 250 milliSievert – gấp năm lần mức độ phơi xạ cho phép của nhân viên nhà máy hạt nhân của Mỹ. Sự thay đổi này có nghĩa là các thành viên Fukushima 50 có thể làm việc lâu hơn trong môi trường này. 180 người sẽ thay phiên nhau để bảo đảm họ không bị phơi xạ vượt ngưỡng 250 milliSievert. Họ mang trên người máy đo phóng xạ nên có thể biết đích xác khi nào thì nên tạm dừng.

Giáo sư xạ học Keiichi Nakagawa ở Tokyo, nói: “Họ chẳng khác gì những chiến sĩ quyết tử trong chiến tranh”. Các chuyên gia cho rằng bộ đồ bảo hộ và bình oxy không thể ngăn chặn được các bức xạ vô hình thấm vào cơ thể các chuyên viên cảm tử này. 500 trung tâm cấy tuỷ xương ở 27 nước châu Âu đã được báo động để sẵn sàng điều trị cho họ.

“Ra đi với ý thức sứ mệnh…”
Công ty điện lực Tokyo TEPCO, cơ quan điều hành nhà máy Fukushima, hầu như không nói gì về các nhân viên của mình. Theo TEPCO, năm nhân viên đã chết kể từ vụ động đất hôm 11.3 và 22 người khác bị thương vì nhiều nguyên do trong khi hai người nữa mất tích. TEPCO cũng từ chối công bố danh tánh và thông tin của 180 người tham gia đội cảm tử Fukushima 50.

Hãng tin Jiji Press của Nhật hôm 17.3 cho biết, TEPCO kêu gọi thêm 20 người tình nguyện nữa tham gia khống chế tình hình ở nhà máy Fukushima. Nhiều chuyên viên TEPCO và các nơi khác đã xung phong nhận nhiệm vụ nguy hiểm này. Trong số đó có một chuyên viên 59 tuổi với 40 năm kinh nghiệm làm việc cho các nhà máy điện hạt nhân của một công ty điện lực khu vực và chỉ còn sáu tháng nữa là nghỉ hưu.

Thông tin này chưa được TEPCO xác nhận nhưng trên mạng Twitter, một cô gái bày tỏ niềm tự hào lẫn đau khổ khi hay tin người cha sắp về hưu của cô tham gia đội cảm tử Fukushima 50: “Tôi cố ngăn dòng lệ khi nghe cha mình tự nguyện tham gia dù chỉ còn nửa năm nữa thôi là ông về hưu. Ông đã nói: “Tương lai của điện hạt nhân phụ thuộc vào việc chúng tôi xử trí chuyện này như thế nào. Tôi sẽ ra đi với ý thức sứ mệnh…” Tôi tự hào về cha tôi xiết bao”.

Trần Ngọc Đăng
Mở mắt thì chạy theo cảnh
  Nhắm mắt thì chạy theo mộng.
                 (Ngọc Tuyền Hạo)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Thái Thanh Tâm

Giá trị của 20 đồng

Vị giám đốc già trao cho người lính trẻ một tờ bạc và nói: "Cậu cầm lấy mà về thăm mẹ. Tôi không cho cá nhân cậu. Đây là phần đóng góp của tôi đối với đất nước". Người lính trẻ nhận niềm vui bất ngờ không phải từ tờ bạc mà từ nỗi xúc động trước một tấm lòng... Vườn hoa cuộc sống lại có thêm những đóa hoa tươi thắm, ấy là khi giá trị của tờ giấy bạc đã vượt ra xa trị giá của chính nó... Chuyện kể rằng:

Mấy chục năm trước tôi từng là trợ lý cho một vị giám đốc già. Giữa tôi và ông thường có những cuộc tranh luận về đầu tư, về nghĩa vụ của một doanh nhân với quốc gia... Là một kế toán, bệnh nghề nghiệp khiến tôi rất chặt chẽ trong chi phí, vì vậy có nhiều chuyện tôi không đồng ý với ông. Thế nhưng, đã có một kỷ niệm với ông khiến tôi không thể nào quên, dù thời gian đã lùi xa...

Hôm đó, trên đường công tác cùng nhau, thời gian chờ đổi máy bay chúng tôi ở tại một phi trường lớn. Trong lúc chờ đợi, tôi mở cuốn sách dở dang ra đọc tiếp, còn sếp, ông đi tìm chỗ gọi điện thoại. Các con ông đã lớn và ra ở riêng, ở nhà ông chỉ còn một mình vợ ông. Tôi được biết, dù đi xa hay gần, một ngày thế nào ông cũng gọi cho bà dăm bận, khi thì nhắc bà uống thuốc, lúc dặn bà khóa bếp ga cho kỹ, khi thì hỏi xem hôm đó con gái có đưa cháu về thăm bà hay không... Tôi trân trọng tình cảm của ông, nhưng nhiều khi cũng thấy... sốt ruột: già rồi mà...

Đọc sách một lúc, chợt nghe tiếng loa thông báo chuyến bay của chúng tôi sắp khởi hành, nhìn quanh không thấy sếp, tôi vội đi tìm. Tôi đã tìm thấy ông ở trong buồng điện thoại công cộng. Nghĩ ông không nghe tiếng loa thông báo, tôi đến gần lấy tay làm dấu. Lần thứ nhất không thấy ông có phản ứng gì, tôi gõ vào cửa kiếng và làm dấu lần thứ hai, nhưng lúc này tôi mới nhận thấy thì ra ông không nhìn tôi mà đang nhìn sang buồng điện thoại bên cạnh.

Ở buồng bên, một chú lính trẻ khoác chiếc ba lô căng trên lưng, đang hối hả nói vào máy nghe: "Mẹ ơi, mẹ nói nhanh đi... Con muốn... nhưng người ta không chịu đổi vé... Mẹ gọi lại cho con nhé. Con hết tiền rồi... Số ở đây là 356...". Người lính nói chưa dứt câu, từ máy điện thoại phát ra tiếng kêu tít tít..

Từ buồng điện thoại bước ra, với vẻ ân cần của người cha, ông tới bên người lính trẻ: "Có chuyện gì buồn vậy, chú em?". "Cháu thiếu 20 đồng nữa mới đủ tiền đổi vé máy bay về thăm mẹ. Cháu đi phép. Người ta mua vé cho cháu về nhà, nhưng mẹ cháu lại tới chơi nơi chị cháu sống. Bà mệt nên phải ở lại đó. Mà cháu chỉ có 5 ngày phép..." - người lính bẽn lẽn xốc lại ba lô. Sếp tôi thò tay vào túi rút ra một tờ bạc: "Cậu cầm lấy mà về thăm mẹ. Tôi không cho cá nhân cậu. Đây là phần đóng góp của tôi đối với đất nước". Cậu lính trẻ rụt rè đưa tay ra nhận tiền nhưng khuôn mặt thì rạng ngời bởi nụ cười rộng toác.

Tôi thầm tự hỏi: Liệu có khoản chi nào trong cả một năm tài chính của một doanh nghiệp giá trị hơn 20 đồng bạc mà sếp tôi đã dùng để giúp chú lính nọ về với mẹ?

ST
Trên đời này, chuyện gì cũng có thể xẩy ra-Thái Thanh Tâm
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Vodanhthi

Hành động nhỏ và những tấm lòng lớn



TT - Trên hành trình về miền đông bắc Nhật Bản trong những ngày sau thảm họa sóng thần, chúng tôi đã tìm thấy một cuộc hồi sinh từ trong tâm hồn của chính những người dân nơi đây. Không ai oán, không tuyệt vọng, họ lặng yên trước nỗi đau, họ mở bàn tay ra để đón những người khó khăn xung quanh về bên mình. Cuộc sống tiếp tục ào tới như chưa bao giờ mạnh mẽ như vậy.

http://phienbancu.tuoitre.vn/tianyon/ImageView.aspx?ThumbnailID=488024
Ông Kareki Sakae đi nhận đồ ăn cho gia đình mình và những người già xung quanh nhà - Ảnh: Lan Phương



Mang phần ăn đến tận nhà cho người già
Trên bảng thông báo của Trung tâm đối phó thảm họa Kita Ibaraki, 10 giờ sáng 20-3-2011 những thanh niên và người khỏe mạnh từ từ đổ về đông đúc. Họ đứng ngay ngoài nhà bếp, chờ nhận những phần ăn được làm sẵn và sẽ đem đến phát cho từng gia đình không thể đi nhận được.

Bà phó thị trưởng thành phố giải thích: “Thành phố có nhiều người già. Có những gia đình có hai người già, có khi cả hai người già đều không thể đi bộ được. Xăng của cả thành phố đã hết. Những người tình nguyện khỏe mạnh và có thể đi bộ được sẽ đem thức ăn đến cho họ mỗi ngày“. Khi câu chuyện của chúng tôi đang tiếp tục, đã có thêm hàng chục người đến xếp hàng trước cửa trung tâm chờ đến giờ mình có thể đem đồ ăn đi phân phát cho mọi người.

Cũng trong những ngày thông tin về sự cố rò rỉ hạt nhân ở Nhà máy Fukushima Daiichi, hàng ngàn người đã tìm cách di tản khỏi khu vực ảnh hưởng. Nhiều người không có xe đã đi bộ hàng chục giờ.

Và ngay khi họ đến được Kita Ibaraki, chính những người dân đang phải dọn dẹp đống đổ nát của thành phố đã đưa những chiếc xe có xăng cuối cùng ra đón họ về, chia sẻ ngay cho họ những đồ ăn mà họ vừa nhận được từ sự giúp đỡ của người khác. Sự giúp đỡ đó đã làm nhiều người cảm thấy được che chở và bình yên hơn trong những lúc phải rời xa ngôi nhà thân thiết của mình.

Khi đi đến rất nhiều nơi, ngoài sự nhường nhịn đồ ăn, chăn màn, chúng tôi còn thấy những bác sĩ mặc blouse trắng của bệnh viện Đại học Tsukuba rong ruổi khắp nơi trên đường lên miền đông bắc. Mỗi nhóm của họ gồm hai y tá và một bác sĩ. Một chiếc xe có khoảng ba đội. Họ mang theo những loại thuốc cơ bản như thuốc cảm, viêm khớp - những bệnh người già hay mắc phải.

Cứ hai ngày một lần các nhóm bác sĩ lại quay về nơi mình đã khám lần trước để kiểm tra lại sức khỏe những người lánh nạn. Người già được khám bệnh, trò chuyện, kiểm tra lại các chu kỳ thuốc men mà họ đang sử dụng và bị gián đoạn vì đồ đạc bị cuốn trôi theo sóng thần. Với nhiều người bị bệnh hiếm hoặc nguy hiểm, chính những đội bác sĩ này cũng là người đầu tiên ghi nhận và yêu cầu các xe thuốc đặc chủng từ các nhóm y tế khác tới hỗ trợ sau đó.

Những ngôi nhà lánh nạn
Tại một trường tiểu học ở Kita Ibaraki, một nhóm bạn trong mạng xã hội Mixi của Nhật đã cùng nhau góp từng phần thức ăn của các thành viên tự nguyện, chất đầy ba ôtô và lặn lội đến tận ngôi trường này trong buổi sáng trời mưa giá rét. Vì cơn sóng thần xảy ra, trường tiểu học trở thành nhà lánh nạn của người từ đông bắc tới, và cứ thế những đợt hỗ trợ thức ăn, chăn màn liên tiếp đổ về trường. Nhiều người mang cả những phần gạo cuối cùng của gia đình mình đến và chia cho người ở đây.

Tại một hội trường của quận nằm trên vách đá cao, ông lão Kareki Sagae (79 tuổi) đến nhận đồ ăn cứu trợ từ nơi này. Ông kể: “Đường nhà tôi tới đây dễ thôi, thả dốc cái là đến. Nhưng đạp về mệt lắm. Hết xăng rồi nên tất cả chúng tôi đều phải đi bộ hoặc xe đạp. Gần nhà tôi mọi người cũng già như tôi và chân yếu hết. Tôi còn khỏe mạnh nên đi nhận phần thực phẩm này về chia lại cho mấy người xung quanh nhà mình. Tôi sẽ chia cho mỗi người một túi này vậy”.

Tuy đã lớn tuổi nhưng vì thường xuyên đạp xe tập luyện nên ông vẫn có thể di chuyển xa trong suốt thời gian không có xăng để sử dụng xe hơi. Hành động nhỏ bé đó của ông lão đã giúp thêm nhiều người khó khăn giống như mình và cực hơn mình trong những ngày thiếu những tiện nghi của cuộc sống vì giao thông ách tắc sau sóng thần.

Giữa nỗi đau quá lớn, ở Nhật Bản chúng tôi đã gặp từng con người nỗ lực thật nhiều để vượt qua mất mát của mình và của những người xung quanh. Không có cảnh hỗn loạn nào. Không có cuộc tranh cướp nào. Dù lặng lẽ, cuộc sống ở đây vẫn đang bật dậy mạnh mẽ hơn bao giờ hết.

LAN PHƯƠNG


Tại phòng tập thể thao Sekimoto Thamukuteki Kensyu Syukai, bà Sakai Misako (58 tuổi, ảnh, phải), người sống trong khu vực bán kính 20km gần lò phản ứng hạt nhân Fukushima Daiichi, vẫn chưa được về nhà như những người lánh nạn khác.

Vì khu vực xung quanh lò phản ứng vẫn còn báo động nguy hiểm, bà phải ở lại trong phòng tập thể thao cách nhà đến 80km này. Ngày báo động về nguy cơ hạt nhân, bà chỉ mang theo trong mình hai bộ đồ vì nghĩ mọi chuyện sẽ qua nhanh và có thể trở về nhà.

Tuy nhiên, những ngày chờ đợi cứ dài thêm. Người con trai đi cùng bà đến đây đã phải trở về Tokyo để bắt đầu nhịp làm việc bình thường ở đô thị lớn. Bà ngồi cô đơn trong căn phòng trống dần những người cùng cảnh ngộ.

Tuy nhiên, khi hỏi đến tình hình bà lại lạc quan kể rất chi tiết: “Mọi người nấu cho tôi ăn ngày hai bữa, ngoài ra họ còn gửi thêm rất nhiều đồ ăn và chăn nữa. Ở đây không thiếu thốn gì. Những ngày qua tôi đã phải đi tắm nhờ những gia đình xung quanh đây. Họ tốt lắm. Họ đều giúp tôi cả. Thậm chí cả quần áo của tôi họ cũng giặt sạch giúp”.
Mở mắt thì chạy theo cảnh
  Nhắm mắt thì chạy theo mộng.
                 (Ngọc Tuyền Hạo)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Vodanhthi

Anh thợ hồ sống đẹp



TT - Báo Tuổi Trẻ đã trao giải thưởng “Bạn đồng hành quanh tôi” cho anh Nguyễn Vũ Trường Giang, người thợ hồ đã lao ra dòng sông Sài Gòn cứu sống cô gái nhảy cầu Thủ Thiêm tự tử. Cùng ngày, nhiều bạn đọc, nhà hảo tâm đã đến chia sẻ cùng anh Trường Giang.

http://phienbancu.tuoitre.vn/tianyon/ImageView.aspx?ThumbnailID=484189
Anh Nguyễn Vũ Trường Giang và vợ con trong ngôi nhà tạm rộng khoảng 4m2, lợp tôn cũ bên sông Bà Hiện, Q.9, TP.HCM  - Ảnh: Minh Đức



Hàng chục bạn đọc không quen biết gì với cả anh Giang và chị P. đã đến bờ sông Bà Hiện (Q.9, TP.HCM) cũng như Bệnh viện Đa khoa Sài Gòn (Q.1) để chia sẻ niềm vui mừng chung. Với anh Giang, mọi người thán phục. Với P., ai nấy đều cảm thông và ước mong cô tiếp tục sống.

Gửi phần thưởng về ba má
Gặp lại Nguyễn Vũ Trường Giang và gia đình lúc anh nhận giải thưởng “Bạn đồng hành quanh tôi” của báo Tuổi Trẻ ngay tại căn chòi của mình, mới thấy anh chàng dũng cảm hồn nhiên như trẻ nhỏ. Anh cười sung sướng: “Em sẽ gửi phần thưởng này về cho ba má vui”.

Với vóc dáng “hạt tiêu”, Giang và gia đình nhỏ bé của anh làm chúng tôi nghĩ nhiều đến hai chữ dũng cảm. Sự dũng cảm của Giang không những có sức mạnh cứu được một con người thoát khỏi cái chết mà còn làm cho P. củng cố niềm tin vào cuộc sống.

Đến hôm nay, giữa những gương mặt đầy sẻ chia ở bệnh viện, giữa những người không quen biết, N.T.K.P., người được Giang cứu, nói và khẽ cười: “Khi trở về từ cõi chết, sao tự nhiên em lại thấy có nhiều người tốt quá!”. P. nhớ lại trong cơn mê sảng trên đường đến bệnh viện cấp cứu, P. đã trách cứ chính ân nhân cứu sống mình.

“Nhưng anh ấy cứ giữ chặt em và hình như vừa khóc vừa nài nỉ: Em ơi, em đừng có chết, sống, sống em ơi!”. Nhắc đến Giang, P. xúc động: “Anh ấy tốt quá, sáng hôm sau còn đến và ở cạnh em đến tận trưa. Ảnh còn đi tìm quần áo cho em thay. Khi nhảy cầu em mặc váy nên ảnh tưởng là em thích váy vì thế chạy về mãi quận 9 tìm mấy cái áo đầm cho em... Anh ấy không những đã cứu sống em mà còn cho em động lực để tiếp tục sống”.

“Điều đó đẹp quá!”
Đó là lý do khiến chị Mai Thu Thủy (40 tuổi, ngụ P.7, Q.3, TP.HCM) gọi điện đến đường dây nóng báo Tuổi Trẻ báo tin sự việc anh Nguyễn Vũ Trường Giang cứu người tự tử dưới sông.

“Khi anh Giang kéo được nạn nhân lên bờ, mọi người vẫn đứng im vì mùi nước sông hôi kinh khủng. Anh ấy bắt đầu dốc ngược chị P. rồi chạy, vừa chạy vừa xốc. Tôi cứ tưởng anh ấy là người thân ruột rà của nạn nhân - chị Thủy xúc động - Nghe mọi người nói người phụ nữ đứng ôm con chờ chồng bên bờ sông chính là vợ của anh Giang, tôi đã chạy đến hỏi thăm. Khi biết anh ấy chỉ làm nghề thợ hồ, tôi đã thốt lên: Trời, một anh thợ hồ cứu người, điều đó đẹp quá!”.
[...]

QUỐC NGỌC
Mở mắt thì chạy theo cảnh
  Nhắm mắt thì chạy theo mộng.
                 (Ngọc Tuyền Hạo)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Tuấn Khỉ

Tâm Ở Đâu?

Những cụ già âm thầm đi nhặt đinh
Những cháu bé cứu trăm người trong lũ lụt
Những thanh niên tự nguyện đi bắt cướp
Những người vô tư vì người khác hy sinh

Sao không phải là những người có chức, có quyền?
Sao không phải là những người có tiền, có của?
Sao không phải là những người có danh, có giá?
Sao không phải là những người như mỗi chúng ta?

Những người nếu biết hy sinh có thể cứu được cả một quốc gia.
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Vodanhthi

Ở trang 40 của chủ đề này, Thanh Ngọc có đăng bài.”Giải cứu ba cụ già ăn xin”. Nay có thêm thông tin về các cụ và người chăn dắt, chúng tôi xin phép được đăng tiếp:

Vụ “tổ chức cho ba cụ già ăn xin”: xử lý theo luật nào?



TTO - Việc Công an P.9, Q.Gò Vấp, TP.HCM chỉ yêu cầu ông Hà Văn Bảy - người đã tổ chức cho ba cụ già đi ăn xin - viết cam kết sẽ đưa ba cụ về lại nơi cư trú ở Thanh Hóa đã đặt ra câu hỏi chẳng lẽ không có hình thức xử phạt nào khác?

http://phienbancu.tuoitre.vn/tianyon/ImageView.aspx?ThumbnailID=491061
Cụ bà Nguyễn Thị Lìu lang thang trên đường Quang Trung, P.10, Q.Gò Vấp để ăn xin



Ngày 28-3, PV Tuổi Trẻ trở lại Công an P.9, Q.Gò Vấp, được trung tá Dương Thanh Hùng - phó chỉ huy Công an P.9 - cho biết: “Vì chưa có luật định và chứng cứ cụ thể để có thể giữ ông Hà Văn Bảy tại trụ sở phường lâu hơn nên công an P.9 đã phải trả tự do cho ông Hà Văn Bảy trong ngày, sau khi yêu cầu ông Bảy viết cam kết sẽ đưa ba cụ già về lại nơi cư trú của các cụ.

Theo bản cam kết này, ông Bảy sẽ phải giao lại giấy xác nhận của địa phương nơi cư trú của các cụ cho Công an P.9. Đồng thời, ông Bảy hứa sẽ không vi phạm hành vi tương tự trong thời gian tới. Ông Bảy đã trả lại toàn bộ số tiền cho ba cụ già. Chiều 17-3, công an phường đã tổ chức xe đưa ông Bảy và ba cụ già ra bến xe”.

Theo trung tá  Hùng, Công an P.9 đã báo cáo vụ việc, chuyển hồ sơ lên Công an Q.Gò Vấp. Sau đó Công an Q.Gò Vấp nhận định vụ việc này không phải là trọng án nên đã chuyển lại hồ sơ và yêu cầu Công an P.9 có trách nhiệm tiếp tục theo dõi. Nếu ông Hà Văn Bảy tiếp tục có hành vi lợi dụng người già để trục lợi hoặc có các vi phạm khác thì Công an P.9 có trách nhiệm cung cấp cho các đơn vị liên quan để có thể xử lý ở mức độ cao hơn.

Tuy nhiên ngày 19-3, tức chỉ sau hai ngày kể từ lúc ông Hà Văn Bảy viết bản cam kết, PV Tuổi Trẻ lại ghi nhận được hình ảnh cụ bà Nguyễn Thị Lìu lang thang trên đường Quang Trung, P.10, Q.Gò Vấp để ăn xin.
Trao đổi về vụ việc này, trung tá Dương Thanh Hùng cho biết thêm:
“Chúng tôi đã nhận được tin báo từ người dân rằng ông Hà Văn Bảy tiếp tục có hành vi đưa đón cụ bà Lìu đến khu vực chợ Hạnh Thông Tây để ăn xin. Ban chỉ huy đã đã cử thiếu úy Lê Quốc Thắng, cảnh sát khu vực khu phố 3, xuống tận nơi ông Hà Văn Bảy và ba cụ già lưu trú để kiểm tra thì ông Hà Văn Bảy đã đưa cụ ông Trịnh Duy Nhường và cụ bà Nguyễn Thị Lìu đi nơi khác ở. Chỉ có cụ ông Đặng Nguyễn Tiệp là có phản hồi từ địa phương cư trú của cụ (Quảng Xương, Thanh Hóa) xác nhận đã trở về. Hiện tại vì đối tượng không còn ở trong địa bàn phụ trách của Công an P.9 nên Công an P.9 không còn trách nhiệm giám sát”.

Trung tá Phạm Trương Dũng, đội trưởng đội tham mưu Công an Q.Gò Vấp, nhận định: "Sau khi mời các đối tượng liên quan vụ việc trên về phường để lấy lời khai và xử lý, công an quận đã được ban chỉ huy Công an P.9 báo cáo cụ thể về hướng xử lý vụ việc. Theo tôi, Công an P.9 đã xử lý vụ việc đúng quy trình và pháp luật hiện hành. Trên thực tế, chưa có một điều khoản nào quy định về việc xử phạt các trường hợp tương tự”.

ĐỨC THANH – SƠN LÂM
Mở mắt thì chạy theo cảnh
  Nhắm mắt thì chạy theo mộng.
                 (Ngọc Tuyền Hạo)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Vodanhthi

Người Nhật giao nộp hàng triệu yen nhặt được ở vùng bị nạn



TTO - Hãng tin Kyodo cho biết lực lượng cứu nạn và người dân Nhật Bản đã giao nộp cho cảnh sát hàng chục triệu yen tiền mặt và hàng trăm két bạc mà họ tìm thấy giữa đống đổ nát ở vùng đông bắc nước này.

http://phienbancu.tuoitre.vn/tianyon/ImageView.aspx?ThumbnailID=491914
Mỗi ngày cảnh sát Nhật Bản nhận được hàng trăm món đồ thất lạc trong vùng bị sóng thần tấn công - Ảnh: Mainichi



Hàng chục đồn cảnh sát tại tỉnh Miyagi và Iwate cho biết mỗi ngày đều nhận được hàng trăm tài sản thất lạc mà người dân mang đến, trong đó tiền mặt chiếm 10%. Trong số đó, chín trạm cảnh sát ven biển cho biết từ ngày 12 đến 31-3, họ nhận được số tiền mặt lớn gấp 10 lần so với 15 trạm còn lại.

Một sĩ quan cho hay họ không thể trả lại tiền mặt cho chủ sở hữu nếu số tiền đó không được tìm thấy trong ví có kèm chứng minh nhân dân. Họ mới trả lại được 1/10 số tiền đó cho chủ nhân của chúng.

Theo luật của Nhật Bản, những người tìm thấy tiền có thể giữ lại số tiền đó nếu chủ nhân không đến nhận trong vòng ba tháng. Nếu người giao nộp tiền cũng không đến nhận trong vòng hai tháng, số tiền sẽ được chuyển vào quỹ công của chính quyền tỉnh hoặc chuyển đến chủ sở hữu tại căn nhà mà số tiền đó được phát hiện.

“Tôi cho rằng ai nhặt được tiền thất lạc nên chuyển đến hỗ trợ vùng gặp nạn thay vì giữ cho bản thân" - ông Shigeko Sasaki, 64 tuổi, nói.

Ông Takehiko Yamamura - giám đốc hệ thống phòng chống thảm họa, đang hối thúc chính quyền đưa ra các biện pháp mới để xử lý vấn đề như nới rộng khoảng thời gian ba tháng và cho phép mở các két bạc để xác định danh tính chủ nhân. Cảnh sát tin rằng trong két không chỉ có tiền mà có cả các sổ ghi giao dịch với ngân hàng, giấy tờ đất đai… giúp xác định được nhiều vấn đề pháp lý liên quan.

Thực tế trên cũng cho thấy thói quen giữ tiền mặt của người Nhật Bản - nơi dân số đa số là người già, và ước tính có khoảng 350 tỉ yen không lưu thông trên thị trường.

Ông Yasuo Kimura, 67 tuổi, cho hay khi sóng thần ập vào nhà ông ở Onagawa, ông đã thoát chết thần kỳ khi cõng người cha 90 tuổi trên lưng. “Tôi đã thuyết phục ông cụ gửi tiền vào ngân hàng, ở đó chúng an toàn hơn - ông Kimura nói - nhưng ông cụ không nghe”. Dù vậy, họ vẫn may mắn vì còn có tiền trong ngân hàng.

Tại tỉnh Iwate, có tới gần 30% dân số trên 65 tuổi. Nhiều cụ già để tiền ở nhà vì thói quen và vì thấy tiện lợi hơn khi rút tiền ở ngân hàng hay máy ATM; cũng một phần vì lãi suất thấp khiến ít người thấy hứng thú với ngân hàng.

Nhưng điều đó cũng phản ánh an ninh ở Nhật Bản tốt đến mức các cụ già không lo sợ mất cắp khi giữ tiền ở nhà.

PHAN ANH
Mở mắt thì chạy theo cảnh
  Nhắm mắt thì chạy theo mộng.
                 (Ngọc Tuyền Hạo)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Thái Thanh Tâm

TUYỆT VỜI

Tiền của vô vàn sóng cuốn trôi
Bao người nhặt được nộp ngay thôi
Việt Nam có được hành vi ấy
Để người khen hai chữ tuyệt vời ?

Ha Nôi 12/4/11
Trên đời này, chuyện gì cũng có thể xẩy ra-Thái Thanh Tâm
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

ảo ảnh

Ở tại Việt Nam đất nước tôi
Nghiện ngập, trộm cắp đông hơn rươi
Đào tường, khoét ngạch hàng thiện nghệ
Nói chi đến chuyện nhặt được đem trả của đánh rơi...

(Nói vậy nhưng không phải vậy... ở Việt Nam vẫn còn nhiều người có TÂM lắm)
Có ai đó rất tự hào về bạn, Có ai đó đang nghĩ đến bạn, Có ai đó quan tâm đến bạn, Có ai đó rất nhớ bạn, Có ai đó muốn nói chuyện với bạn, Có ai đó muốn ở cạnh bạn, Có ai đó luôn mong sự bình yên cho bạn...
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Vodanhthi

Chữ tâm là cái chi chi?

SGTT.VN - Cách đây không lâu người ta hay nghe câu: phải có tâm, phải biết nhẫn như một loại kim chỉ nam cho mọi hành động. Nhưng sau một thời gian, có người cắc cớ ghép hai chữ này lại thành “nhẫn tâm”. Giờ thì chữ nhẫn đã bị bỏ và chữ tâm đang là mốt. Ở môn bóng đá, xem ra người ta cũng không đứng ngoài cuộc chơi chữ nghĩa!

Vòng 7 V-League 2011 trên sân Lạch Tray, các cầu thủ Navibank Sài Gòn đang dẫn bóng tấn công khung thành đội Hải Phòng. Bỗng tiếng còi vang lên. Endene dừng bóng ngó dáo dác. Các cầu thủ Hải Phòng ung dung lấy bóng! Khi mọi người hiểu ra tiếng còi ấy xuất phát từ khán đài thì bóng đã nằm gọn trong lưới của Navibank Sài Gòn.

Cầu thủ Navibank Sài Gòn ức muốn khóc, lãnh đạo đội bóng cũng bó tay khi nghe giải thích từ hội đồng trọng tài về việc trọng tài chính Trần Công Trọng công nhận bàn thắng của Hải Phòng vào lưới đội mình. Họ khẳng định ông Trọng đã bắt công tâm chứ không thiên vị, càng không phải là do chuyên môn kém. Chuyện còn lại, cầu thủ trên sân phải có nhiệm vụ vừa đá bóng vừa phân biệt đâu là còi của trọng tài, đâu là còi từ khán đài!

Các cầu thủ nghe giải thích, uất ức hỏi lại: thế mấy ông ban kỷ luật hay hội đồng trọng tài có biết đá bóng không? Chạy hùng hục trên sân mệt bã người, mắt lo tìm người chuyền, tìm khung thành, nghe còi mà không dừng lại là bị rút thẻ, chắc là phải cảm nhận tiếng còi bằng “cái tâm” giống như quan chức VFF “cảm nhận sự việc” mới biết đâu là thật, đâu là giả!

Chữ tâm kia, trong trường hợp này, xem ra đã được thay thế cho chữ trách nhiệm ban tổ chức đã không làm tốt trong việc bảo đảm trận đấu diễn ra an toàn. Nó thay thế luôn cho việc trọng tài đã không phản ứng kịp với tình huống nhạy cảm!

Tất nhiên, khi chữ tâm không có hình hài cụ thể, người ta chẳng ngại gì để áp dụng thêm vào một số trường hợp khác nhau. Cũng liên quan đến trọng tài, bất chấp các cầu thủ Thanh Hoá một mực khẳng định ông Ngô Quốc Hưng cố tình thổi ép đội Thanh Hoá, bất chấp cảnh ông Lê Thuỵ Hải chỉ còn biết cười sằng sặc thay vì cau có vì lỗi quá ngô nghê, tưởng tượng rồi cho Sông Lam Nghệ An được hưởng quả phạt đền, ông Nguyễn Văn Mùi, đại diện cho hội đồng trọng tài, vẫn khẳng định: “Trọng tài Ngô Quốc Hưng có sai nhưng anh bắt bằng cái tâm chứ không hề có ý gì”. Nói thế thì cấm có cãi bởi như ông Hải nói, “có trời và ông Hưng mới biết tâm ông có gì chứ tôi thì chịu”.

Thật ra thì chẳng cứ gì các quan chức VFF mới biết tận dụng chữ tâm như tấm bình phong cho mình. Duy Khanh, Được Em phải vật vã lắm mới rời được Đồng Tháp ở mùa này. Trước đó, họ thường xuyên nghe câu nhắc nhở của lãnh đạo đội bóng, “làm gì cũng phải có tâm với đội bóng quê hương”. Và nếu có tâm thì họ phải đồng ý giảm tiền chuyển nhượng so với số tiền nhận được từ đội bóng mới xuống cả tỉ đồng. Trước đó, thủ môn Tấn Trường cũng vì “cái tâm” này mà tái ký hợp đồng để rồi phải khốn khổ chờ ngày nhận cho đủ số tiền lót tay như đã được hứa. Ngay đến huấn luyện viên cũng được đề nghị bằng chữ tâm chứ nào có thoát. Huấn luyện viên Đoàn Phùng được đề nghị làm cho đội Huế bằng cái tâm, nghĩa là lương của ông không cao như đi đội khác, bù lại là được tiếng yêu Huế, sống chết vì Huế.

Chữ tâm kia nay lại được thay thế cho việc nhận định đúng sai mà lý ra phải được giải quyết bằng luật, bằng những chi tiết cụ thể thông qua con số và phân tích tình huống. Luật sư Nguyễn Đăng Trừng, trong một lần đứng lớp khi dạy thỉnh giảng cho trường Luật Hà Nội (cơ sở TP.HCM) năm 1999 đã nói rất rõ với các sinh viên: “Chữ tâm chỉ là định hướng để người ta làm theo, còn một khi đánh giá hành xử buộc phải dựa trên các nguyên tắc, tiêu chí đã được đặt ra thành luật. Chữ tâm không phải là nền tảng để đánh giá đúng sai trong xã hội pháp trị”.

Bởi thế chẳng lạ khi giờ đây nhiều người cứ nghe nhắc đến chữ tâm là lại sợ, bởi chẳng ai biết chữ tâm là cái chi chi mà tài tình đến thế, có thể hoá hung thành cát, hoá tội thành công!

Tất Đạt
Mở mắt thì chạy theo cảnh
  Nhắm mắt thì chạy theo mộng.
                 (Ngọc Tuyền Hạo)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook

Trang trong tổng số 44 trang (432 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [38] [39] [40] [41] [42] [43] [44] ›Trang sau »Trang cuối