Trang trong tổng số 48 trang (474 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [13] [14] [15] [16] [17] [18] [19] ... ›Trang sau »Trang cuối

Ảnh đại diện

Vodanhthi

Chiến dịch môi trường "I am green" vinh danh bạn trẻ



TTO - Chiến dịch vì môi trường "I am green" (tạm dịch: Tôi là màu xanh) do Hội đồng Anh tổ chức ở Việt Nam (từ 10-11 đến 10-12-2010) vừa tổng kết trao giải vào chiều 14-12.

http://phienbancu.tuoitre.vn/tianyon/ImageView.aspx?ThumbnailID=469364
Bạn Hoàng Thị Thanh Thúy (TP.HCM) đạt giải nhì cuộc thì ảnh “Thành phố xanh của bạn” chia sẻ về thông điệp gửi gắm trong bức ảnh - Ảnh: Tr.Uyên




Chiến dịch gồm ba cuộc thi chính: thi ảnh “Thành phố xanh của bạn”, thi ý tưởng bảo vệ môi trường, thi ý tưởng bảo tồn động vật hoang dã, với 30 giải thưởng.

Giải nhất cuộc thi ảnh (một chuyến du lịch đến rừng Nam Cát Tiên dành cho hai người) thuộc về ba bạn gái ở TP.HCM: Nguyễn Thị Thu Sang, Tô Nguyễn Như Loan, Bùi Thị Bảo Khanh.

Cuộc thi ý tưởng bảo vệ môi trường gồm 5 giải thưởng đồng hạng gồm các sản phẩm tái chế. Một số ý tưởng được chia sẻ tại lễ trao giải: đưa giáo dục bảo vệ môi trường thành một môn trong chương trình học, dạy học sinh làm túi xách từ giấy tái chế, đựng bánh mì bán trong siêu thị bằng túi giấy thay vì túi ni lông, xe chở rác có hai ngăn để phân loại rác...

20 bạn trẻ đạt giải cuộc thi ý tưởng bảo tồn động vật hoang dã nhận được phần thưởng là một chuyến đi thăm Trạm Cứu hộ động vật hoang dã tại Củ Chi, TP.HCM.

"I am green" là chiến dịch nhằm tăng cường nhận thức của mọi người về những vấn đề của môi trường. Ban tổ chức cho biếttoàn bộ các bài viết tham dự cuộc thi ý tưởng bảo vệ môi trường đều được viết trên giấy tái chế.

Ngoài ba cuộc thi trên, một số hoạt động khác của chiến dịch như các buổi thảo luận, chiếu phim về môi trường... cũng đã lôi cuốn đông đảo bạn trẻ tham gia.

TR.UYÊN
Mở mắt thì chạy theo cảnh
  Nhắm mắt thì chạy theo mộng.
                 (Ngọc Tuyền Hạo)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Vodanhthi

Tàn sát núi đá vùng sinh quyển Kiên Giang

SGTT.VN - Những rặng núi đá, núi đá vôi sừng sững giữa đồng bằng và chạy dài ven biển Hà Tiên, Kiên Lương của tỉnh Kiên Giang đang biến mất dần dưới bàn tay tàn phá của con người. Trong đó, những ngọn núi ở huyện Kiên Lương là một phần của khu dự trữ sinh quyển thế giới Kiên Giang, bị tàn phá nặng nề nhất.

Bài 1: Núi đá Kiên Lương đang bị tận diệt



Giữa trưa, thị trấn Kiên Lương bỗng rung chuyển bởi hàng chục tiếng nổ ình ình xé toạc không gian yên tĩnh. Nhìn về phía những rặng núi nhấp nhô khu vực xã Bình An, từng bựng khói xám bốc lên cao, những đàn chim rừng giật mình bay nháo nhác trên dải rừng phòng hộ ven biển. Chị Nguyễn Thuỳ Linh, ngụ ấp Ba Núi, huyện Kiên Lương, cười cười, nói: “Ngày nào họ cũng nổ mìn phá đá núi, nghe lâu rồi nên quen, không còn bị giật mình. Hôm nào không nghe tiếng nổ mìn, thấy… nhớ nhớ”.

http://sgtt.com.vn/ImageHandler.ashx?ImageID=122617
Ở Kiên Lương, nhìn đâu cũng thấy những ngọn núi đang bị phạt ngọn, xẻ thịt, lở lói... Ảnh: Hùng Anh




Phạt ngọn, san bằng cả núi
Sau mỗi loạt nổ mìn phá đá, khi khói thuốc nổ và bụi đá còn chưa tan, hàng đoàn máy ủi, máy xúc công suất lớn gầm gừ tiến vào khu vực khai thác, thi nhau cào cấu vào thân núi. Đứng trên lầu của UBND huyện Kiên Lương nhìn bao quát toàn vùng, chỗ nào cũng thấy những ngọn núi đang bị xẻ thịt lở lói. Phía sau nhà máy ximăng Hà Tiên 2, núi Trầu ở xã Hoà Điền đã bị phạt ngọn, xung quanh thân núi không còn một bóng cây xanh, xương thịt của đá phơi bày trơ trơ.

Ông Hồ Văn Tấn, chánh văn phòng UBND huyện Kiên Lương, cho biết toàn huyện có khoảng 30 núi lớn, nhỏ, nhưng cho đến nay huyện không thể thống kê bao nhiêu núi đang bị khai thác đá xây dựng, đá vôi. “Huyện không biết vì không được cấp phép khai thác đá núi. Trên địa bàn có hàng chục doanh nghiệp khai thác đá, nhưng đều do tỉnh cấp phép khai thác”, ông Tấn nói. Nhưng ông Tấn cũng có thể điểm danh vài ngọn núi đang bị khai thác ồ ạt với thời hạn cấp phép từ 20 – 50 năm và đang có nguy cơ biến mất như Trà Đuốc Lớn, Trà Đuốc Nhỏ (xã Bình An), núi Mây, núi Còm, núi Trầu ở xã Hoà Điền…

Ông Lê Văn Hiền, phó trưởng phòng Tài nguyên và môi trường huyện Kiên Lương, cho biết dưới bàn tay tàn sát của con người những ngọn núi cao vòi vọi như núi Lâm Bô, núi Xà Ngách đã bị san bằng mặt ruộng nhưng chưa được buông tha, hiện nay các công ty khai thác đá bắt đầu đào âm xuống đất để moi cho bằng hết những mạch đá ngầm. “Những ngọn núi như núi Quỷnh, núi Mây, Sơn Trà tuy hiện nay chưa bị bàn tay con người đụng đến nhưng đều đã có quy hoạch, khai thác, không sớm thì muộn cũng chung số phận với những ngọn núi khác”, ông Hiền cho biết.

Một thống kê mới đây của sở Tài nguyên và môi trường Kiên Giang cho thấy, toàn tỉnh có 67 dự án khai thác khoáng sản (gồm đá xây dựng, đá granit, đá vôi, cát sỏi…) tập trung chủ yếu ở vùng Kiên Lương, Hà Tiên, Hòn Đất, nhưng địa bàn trọng tâm là khu vực huyện Kiên Lương với hàng chục dự án khai thác đá, đá vôi ở mười ngọn núi, công suất khai thác lên đến 180 triệu tấn/năm đối với đá vôi, 70 triệu tấn/năm cho đá xây dựng. Trong khi đó sở Xây dựng Kiên Giang cho biết, hiện nay các khu vực núi Mây, núi Nhọn đã được UBND tỉnh cho phép khai thác vật liệu san lấp trên diện tích 39ha, trữ lượng hơn 12,2 triệu m3, khai thác đá xây dựng ở núi Sơn Trà trên diện tích 30ha, trữ lượng hơn 13 triệu tấn. Núi Huỳnh ở xã Bình An, huyện Kiên Lương dù nằm trong danh mục cấm khai thác nhưng các cơ quan hữu trách đã lập xong quy hoạch khai thác với diện tích gần 19,5ha, trữ lượng hơn 6,5 triệu m3.

“Theo tôi biết thì nhiều ngọn núi khác đang được các cơ quan chức năng của tỉnh quy hoạch khai thác, nhưng khai thác cụ thể thế nào thì… huyện không nắm được. Núi nằm trên địa bàn quản lý của huyện, UBND huyện giống như đứa con được cha mẹ giao trông giữ tài sản, nhưng cha mẹ lại cho người khác đến lấy tài sản sử dụng mà không thèm nói với con một tiếng. Hàng chục công trường khai thác đá hoạt động trên địa bàn huyện nhưng địa phương chẳng được lợi lộc gì ngoài việc giải quyết một số lao động tại chỗ với công xá rẻ như bèo và gánh chịu ô nhiễm môi trường”, ông Tấn chua chát nói.

Âu lo cho vùng dự trữ sinh quyển thế giới
Khai thác khoáng sản để phục vụ mục đích xây dựng và phát triển kinh tế là một thực tế không thể phủ nhận. Nhưng khai thác thiên nhiên đến mức nhiều ngọn núi đang có nguy cơ biến mất như ở Kiên Lương khiến không ít người xót xa. Theo các nhà nghiên cứu, núi đá và núi đá vôi Kiên Lương là vùng sinh cảnh độc đáo duy nhất ở khu vực ven biển đồng bằng sông Cửu Long với nhiều loài động, thực vật quý hiếm, khu vực này là một thắng cảnh của miền Tây. Quan trọng hơn, vùng núi đá, núi đá vôi Kiên Lương vừa được tổ chức UNESCO công nhận là một phần của khu dự trữ sinh quyển thế giới Kiên Giang, nhưng không vì vậy mà làm chậm nhịp tay tàn sát thiên nhiên của con người.

Theo ông Lê Văn Hiền, dù biện minh thế nào thì việc khai thác ồ ạt núi đá, núi đá vôi cũng làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến khu dự trữ sinh quyển thế giới. Trong khi đó một cán bộ của tỉnh Kiên Giang nói, ngoài việc cấp phép khai thác núi ồ ạt, sắp tới một nhà máy nhiệt điện khổng lồ hoạt động, vùng đa dạng sinh học của khu dự trữ sinh quyển Kiên Lương có khả năng biến mất bởi tác động của quá trình khai thác khoáng sản và khói thải độc hại của nhà máy nhiệt điện.

Những âu lo trên hoàn toàn có cơ sở, bởi hiện nay vùng núi đá vôi Kiên Lương chỉ còn rộng chưa đầy 3,6km2 nhưng là vùng núi đá vôi duy nhất ở phía nam Việt Nam với khoảng 21 hòn núi lớn nhỏ mọc lên trên vùng đầm lầy ngập nước ven biển, có tính đặc hữu và đa dạng sinh học riêng biệt. Khi nghe UBND tỉnh quy hoạch, cấp phép cho các nhà máy tiếp tục khai thác núi đá vôi Kiên Lương để sản xuất ximăng với tổng công suất thiết kế của các nhà máy hơn 8.200 tấn/năm trong thời hạn từ 2011 – 2020, nhiều người dân Kiên Lương buột miệng kêu trời vì trong tương lai không xa, vùng dự trữ sinh quyển ở khu vực này sẽ trở thành dĩ vãng.

HÙNG ANH

Hết chốn nương thân
Các nghiên cứu trước đây cho thấy núi đá vôi Kiên Lương là môi trường sống của nhiều hệ sinh vật độc đáo, trong đó có những loài vẫn chưa được biết đến, bao gồm 322 loài thực vật, 155 loài động vật có xương sống, 65 loài không xương sống, 9 loài dơi, 13 loài lưỡng cư, 32 loài bò sát, 144 loài chim trong đó có sáu loài có tên trong sách đỏ Việt Nam và thế giới, 31 loài thú trong đó có nhiều loài vẫn chưa điều tra khảo sát được tình trạng quần thể. Đặc biệt, vùng núi đá vôi Kiên Lương là nơi sinh cư của đàn voọc bạc Đông Dương, loài linh trưởng quý hiếm có tên trong sách đỏ với nguy cơ tuyệt chủng rất cao, hiện nay chỉ còn chưa đầy 200 con sinh sống trong các hang động núi đá vôi như Bãi Voi, Khoe Lá, Hàng Tiền, Chùa Hang, hòn Lô Cốc… Nhưng nhiều năm nay các núi đá vôi trong khu vực đã được cấp phép đào bới để sản xuất ximăng, vôi và phân bón NPK, trong đó núi Khoe Lá nơi có nhiều voọc bạc Đông Dương sinh sống đang bị nhà máy ximăng Holcim khai thác ồ ạt.
Mở mắt thì chạy theo cảnh
  Nhắm mắt thì chạy theo mộng.
                 (Ngọc Tuyền Hạo)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Vodanhthi

*
"Niên niên hỉ kiến sơn trường tại..."  (Năm tháng vẫn vui vì núi còn mãi đó...)

Vương Xương Linh (bài Vạn Tuế lâu)
Mở mắt thì chạy theo cảnh
  Nhắm mắt thì chạy theo mộng.
                 (Ngọc Tuyền Hạo)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Vodanhthi

Tàn sát núi đá vùng sinh quyển Kiên Giang

Bài 2: Trả giá bằng sự ô nhiễm



SGTT.VN - Khi những ngọn núi “gục” xuống dưới bàn tay con người, không chỉ cảnh quan bị huỷ hoại mà người dân Kiên Lương còn bị chính những công trường khai thác đá, những nhà máy sản xuất ximăng ngày đêm đầu độc bởi khói bụi.

http://sgtt.com.vn/ImageHandler.ashx?ImageID=122830
Giữa ban ngày nhưng khu phố trung tâm xã Bình An như có sương mù bao phủ.  Ảnh: Hùng Anh




Khu trung tâm xã Bình An (huyện Kiên Lương – Kiên Giang) chỉ cách nhà máy ximăng Hà Tiên – Kiên Giang (người dân thường gọi là ximăng Cá Sấu theo nhãn hiệu trên bao bì) hơn 1.000m. Giữa trưa nắng mà cả khu phố chợ có vẻ âm u vì không khí như bị đặc quánh bởi làn khói bụi phun ra từ những ống khói thấp lè tè của nhà máy. Khi chúng tôi ghé quán nước của ông Lâm Hồng Vũ, 60 tuổi ở ấp Hòn Chông, ông Vũ vội vàng dùng cây chổi lớn quét bàn, ghế để có chỗ cho khách ngồi. Ôn chủ quán vừa ho khục khặc vừa phân bua: “Mấy chú thông cảm, quanh năm tro bụi bao phủ, đặc sản ở đây là bụi của nhà máy ximăng”.

Chung sống với tro bụi
Ông Vũ kể, đã hơn chục năm qua người dân khu phố Bình An phải chịu đựng khói bụi của nhà máy ximăng Cá Sấu. Những lúc khói bụi đậm đặc, người nào cũng ho khạc ra toàn đờm dãi đen thui. Vùng này mười người thì hết mười bị bệnh đường hô hấp kinh niên. Ông Keo Tây, hành nghề xe ôm ở ấp Hòn Chông, kể thêm: “Ai ra đường cũng phải mang khẩu trang nhưng chẳng thấm tháp gì. Nhiều hôm khói phun đen kịt che lấp trời đất, giữa ban ngày mà tui phải mở đèn pha mới thấy đường chạy xe. Mỗi tuần vài lần, không biết nhà máy ximăng đốt cái gì trong lò mà khói phun ra cay xốn cả mắt, nhiều người phải mua thuốc nhỏ mắt cho đỡ xót”.

Ở cái xứ này, nếu người lớn khổ một thì trẻ em khổ gấp mấy lần. Ông Nguyễn Văn Lộ, hiệu trưởng trường tiểu học Bình An, chỉ cho chúng tôi những dãy phòng học có cửa sổ, cửa ra vào lắp kính kín như bưng nhưng trong phòng vẫn đầy bụi. Ông Lộ ngao ngán nói: “Che chắn cỡ nào bụi khói ximăng cũng lọt vào, không ngăn được. Trường có gần 1.200 học sinh, mỗi lần khám bệnh định kỳ em nào cũng bị viêm nhiễm đường hô hấp. Mấy đứa nhỏ ho hen suốt ngày. Nhà trường đã nhiều lần kiến nghị đến huyện, tỉnh nhưng đâu vẫn vào đấy!”

Ở thị trấn Kiên Lương, mấy chục năm qua người dân cũng phải chung sống với khói bụi mờ mịt do nhà máy ximăng Hà Tiên 2 thải ra. Khu vực chịu đựng ô nhiễm nghiêm trọng nhất là khu phố Lò Bom và khu phố Tám Thước. Theo ông Lê Văn Hiền, phó trưởng phòng Tài nguyên và môi trường huyện Kiên Lương, “thị trấn ô nhiễm đến mức toàn bộ nhà dân ở đây chẳng ai dám hứng nước mưa để sử dụng”.

Ngành chức năng cũng bó tay
Ông Lâm Quang Chánh, phó chánh văn phòng UBND tỉnh Kiên Giang, cho biết nhà máy ximăng tại Bình An sử dụng công nghệ sản xuất của Trung Quốc. Chuyện khói bụi gây ô nhiễm không khí xung quanh nhà máy, UBND tỉnh biết nhưng… bó tay vì không thể đóng cửa nhà máy được. Còn nhà máy ximăng Hà Tiên 2 ở thị trấn Kiên Lương, tuy đang tiến hành cải tiến lại hoạt động sản xuất, cam kết giảm thiểu ô nhiễm, nhưng giảm đến mức nào thì chưa biết. Trong khi đó, theo bà Nguyễn Thị Mỹ Nhung, phó chủ tịch UBND thị trấn Kiên Lương, vấn đề xử lý ô nhiễm do khói bụi của các nhà máy ximăng luôn là đề tài rất nóng mỗi khi các quan chức cấp huyện, cấp tỉnh đi tiếp xúc cử tri, nhưng rốt cuộc cũng không thay đổi được gì.

Theo đại diện của UBND huyện Kiên Lương, hầu hết các mỏ khai thác đá và nhà máy ximăng khi lập dự án sản xuất đều có báo cáo đánh giá tác động môi trường và cam kết bảo vệ môi trường, nhưng khi đi vào hoạt động thì tất cả đều… làm ngơ. Nói đến chuyện kiểm tra, xử lý, ông Lê Văn Hiền cho biết, gặp đoàn kiểm tra, ông chủ nhà máy hay mỏ đá nào cũng “nghiêm túc rút kinh nghiệm, sẽ gấp rút khắc phục sửa chữa” nhưng khi đoàn kiểm tra “quay lưng” thì mọi chuyện lại như cũ. “Mà thiệt ra, nói lập đoàn kiểm tra cho oai chứ nhiều khi các chủ mỏ đá và nhà máy ximăng bất hợp tác, đóng cổng thì tất cả chỉ có nước kéo nhau về chứ không có giải pháp nào để chế tài”, ông Hiền kể. Nói chuyện phạt vạ, một cán bộ tài nguyên môi trường huyện, cười bảo “họ vui vẻ nộp vì mức phạt chẳng đáng kể”. Còn chuyện đóng cửa hay rút giấy phép vì gây ô nhiễm môi trường là chuyện chưa từng xảy ra.

HÙNG ANH


Khi chúng tôi chuẩn bị rời khỏi khu thị tứ Bình An, ông Lâm Hồng Vũ nói với theo: “Mấy cậu nhắn giùm mấy ông trên tỉnh, khai thác đá, sản xuất ximăng thì tỉnh thu ngân sách, chủ doanh nghiệp bỏ túi tiền lời, còn ô nhiễm môi trường, tổn hại sức khoẻ sao lại đẩy hết cho dân gánh chịu? Bất công quá”. Theo thừa nhận của ông Lâm Quang Chánh, phó chánh văn phòng UBND tỉnh Kiên Giang, UBND tỉnh chưa có chính sách nào hỗ trợ cho người dân đã và đang bị ảnh hưởng bởi môi trường ô nhiễm độc hại do khói bụi của các nhà máy ximăng, các mỏ đá thải ra. Tuy nhiên, ông Chánh cũng cho biết khi quy hoạch xây dựng các nhà máy ximăng, chính quyền tỉnh đều chọn vị trí cách xa khu dân cư nhưng “đất chật người đông”, càng ngày dân cư càng tiến gần đến các nhà máy nên sống trong môi trường không khí bị ô nhiễm là khó tránh khỏi.
Mở mắt thì chạy theo cảnh
  Nhắm mắt thì chạy theo mộng.
                 (Ngọc Tuyền Hạo)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Vodanhthi

Sạt lở đất, lấp tổ máy thủy điện



Lúc 20g ngày 25-12 tại thôn Bản Hồ, xã Bản Hồ, huyện Sa Pa (Lào Cai) xảy ra vụ sạt lở đất, vùi lấp Nhà máy thủy điện Sử Pán 2, công suất 34,5MW của Công ty cổ phần thủy điện Sông Đà - Hoàng Liên, gây thiệt hại nghiêm trọng.

http://phienbancu.tuoitre.vn/tianyon/ImageView.aspx?ThumbnailID=471899
Ảnh: Hồng Thảo




Đất đá làm sập đổ tường bao, phá hỏng toàn bộ thiết bị điều khiển trung tâm, thiết bị rơle phân phối điện, thiết bị điều khiển môtơ cánh hướng và van cầu tổ máy số 3.

Sự cố làm nhà máy thiệt hại hàng trăm tỉ đồng và chậm tiến độ phát điện khoảng sáu tháng. Đồng thời vùi lấp, làm biến dạng suối Mường Hoa, đoạn chảy qua thôn Bản Hồ, ảnh hưởng đến đời sống của người dân địa phương.

Anh Nguyễn Xuân Tám, đội trưởng đội xây dựng hoàn thiện Nhà máy Sông Đà 19, kể lại thời điểm xảy ra tai nạn tiếng ầm ầm từ trên núi đổ xuống thủy điện Sử Pán 2, đất đá và nước ập xuống bắn tung tóe.

Mọi người trong phòng bảo vệ chỉ kịp chạy ra ngoài thoát thân. Anh Tám cho biết trên núi cách thủy điện Sử Pán 2 khoảng 5.000m là nơi thi công của thủy điện Nậm Toóng. Đơn vị này thường xuyên nổ mìn không theo thời gian cụ thể, đất đá thường trôi xuống suối Mường Hoa.

Anh Lý Láo Tả - bí thư xã Bản Hồ, huyện Sa Pa - cũng cho biết thủy điện Nậm Toóng thường nổ mìn vào thời gian từ 2g-3g sáng, làm sinh hoạt của người dân bị đảo lộn.

Ngày 26-12, cảnh sát môi trường, Sở Tài nguyên - môi trường, Sở Công thương Lào Cai... đã có cuộc họp khẩn cấp để bàn phương án khắc phục sự cố; tạm thời đình chỉ thi công thủy điện Nậm Toóng, tập trung nguồn lực phục hồi thiệt hại ở khu vực thủy điện Sử Pán 2...

HỒNG THẢO (TTXVN)
Mở mắt thì chạy theo cảnh
  Nhắm mắt thì chạy theo mộng.
                 (Ngọc Tuyền Hạo)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Tuấn Khỉ

Vodanhthi đã viết:

Sạt lở đất, lấp tổ máy thủy điện



Lúc 20g ngày 25-12 tại thôn Bản Hồ, xã Bản Hồ, huyện Sa Pa (Lào Cai) xảy ra vụ sạt lở đất, vùi lấp Nhà máy thủy điện Sử Pán 2, công suất 34,5MW của Công ty cổ phần thủy điện Sông Đà - Hoàng Liên, gây thiệt hại nghiêm trọng.

HỒNG THẢO (TTXVN)
Điều này chứng tỏ công tác khảo sát địa chất khu vực xây dựng nhà máy rất kém. Khảo sát địa chất khu vực nhà máy đang xây dựng đã thế, khảo sát ảnh hưởng của nhà máy tới môi trường trong tương lai thì thế nào?
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Giacatdu

10 SỰ KIỆN NGÀNH TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG NĂM 2010
Thứ hai, ngày 27 tháng 12 năm 2010 cập nhật lúc 15:48

Năm 2010, ngành tài nguyên và môi trường tích cực phấn đấu vượt qua nhiều khó khăn, thách thức, hoàn thành tốt nhiệm vụ quản lý nhà nước trên tất cả các lĩnh vực: đất đai, môi trường, tài nguyên nước, địa chất và khoáng sản, khí tượng thủy văn và biến đổi khí hậu, đo đạc và bản đồ, biển và hải đảo. Bộ Tài nguyên và Môi trường công bố 10 sự kiện nổi bật của ngành trong năm qua.



1. Quốc hội thông qua Luật Khoáng sản (sửa đổi). Ngày 17/11/2010, tại Kỳ họp thứ 8, đại biểu Quốc hội khóa XII, đã biểu quyết thông qua Luật Khoáng sản (sửa đổi). Luật Khoáng sản (sửa đổi) lần này ban hành để thay thế Luật Khoáng sản năm 1996 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Khoáng sản năm 2005. Trong đó có nhiều nội dung đã được sửa đổi, bổ sung mới mang tính cơ bản, toàn diện, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về khoáng sản.

2. Công viên Địa chất Cao nguyên đá Đồng Văn gia nhập mạng lưới Công viên địa chất toàn cầu. Ngày 01/12/2010, Ủy ban Quốc gia UNESCO Việt Nam đã trao chứng chỉ cho Uỷ ban nhân dân tỉnh Hà Giang công nhận Công viên địa chất Cao nguyên đá Đồng Văn là thành viên của Công viên địa chất toàn cầu. Đây là công viên địa chất thứ hai của Đông Nam Á và là Công viên địa chất đầu tiên của Việt Nam được công nhận là thành viên của mạng lưới này.

3. Hoàn thành Tổng kiểm kê đất đai và xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2010. Kiểm kê đất đai năm 2010 đã xác định rõ hiện trạng diện tích tự nhiên của các cấp hành chính, hiện trạng quỹ đất đang quản lý, sử dụng, quỹ đất đã đưa vào sử dụng nhưng còn để hoang hóa; đánh giá đúng thực trạng tình hình quản lý, sử dụng đất và biến động đất đai so với kỳ kiểm kê trước, cũng như việc thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được duyệt; đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng đất.

4. Tổng kết thi hành Luật Đất đai và sửa đổi Luật Đất đai 2003. Thủ tướng Chính phủ ra Quyết định 1665/QĐ-TTg ngày 09/9/2010 thành lập Ban chỉ đạo Trung ương về tổng kết thi hành Luật Đất đai và sửa đổi Luật Đất đai năm 2003. Luật Đất đai sửa đổi lần này tập trung làm rõ các nội dung cơ bản như: xác định rõ vị trí, vai trò của Nhà nước đối với quyền sở hữu đất đai, các quyền chung của chủ thể đối với đất đai; làm rõ vị trí, vai trò quy hoạch; tạo quỹ đất của Nhà nước phục vụ các mục tiêu công ích, chính sách xã hội, điều tiết thị trường đất đai và hỗ trợ tái định cư; làm rõ thẩm quyền thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất đối với các trường hợp khu đất thực hiện dự án có cả tổ chức, hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng.

5. Hội nghị Môi trường toàn quốc lần thứ 3 và các sự kiện bên lề. Trong hai ngày 17 - 18/11/2010, Hội nghị Môi trường toàn quốc lần thứ 3 và các sự kiện bên lề được tổ chức tại Hà Nội với trên 1.000 đại biểu tham dự. 77 điển hình xuất sắc trong công tác bảo vệ môi trường đã được trao Cúp Môi trường năm 2010. Hội nghị bàn thảo và nhất trí thực hiện nhiều nhiệm vụ quan trọng, trong đó có việc sửa đổi Luật Bảo vệ môi trường, xây dựng Kế hoạch hành động môi trường quốc gia 2011 - 2020; và kiến nghị tăng chi ngân sách sự nghiệp môi trường lên 2% vào năm 2015.

6. Bộ Tài nguyên và Môi trường đã chủ trì tổ chức thành công Diễn đàn ASEM về ứng phó với biến đổi khí hậu. Diễn đàn được tổ chức trong hai ngày 06 - 07/9/2010 tại thành phố Hạ Long, Việt Nam. Cộng đồng các nước thành viên ASEM, dân số chiếm khoảng 58% tổng dân số thế giới, đóng góp gần 60% tổng kim ngạch thương mại và khoảng 50% GDP toàn cầu, có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc giải quyết những thách thức toàn cầu. ASEM sẽ tiếp tục thể hiện vai trò đầu tàu trên mặt trận ứng phó với biến đổi khí hậu.

7. Dự báo kịp thời với độ chính xác cao về diễn biến thời tiết thủy văn phục vụ Đại lễ 1000 năm Thăng Long - Hà Nội. Từ ngày 21/9 đến ngày 11/10/2010, Trung tâm Khí tượng Thủy văn Quốc gia đã tiến hành dự báo cực ngắn, cảnh báo thời tiết ảnh hưởng đến nhiều điểm diễn ra sự kiện trong dịp Đại lễ kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội. Đặc biệt, dự báo chính xác, cập nhật kịp thời diễn biến thời tiết ngày khai mạc, ngày diễu binh, diễu hành, đêm biểu diễn nghệ thuật chào mừng Đại lễ.

8. Hoàn thành Thông báo quốc gia lần thứ 2 cho Công ước khung của Liêp hợp quốc về biến đổi khí hậu (UNFCCC). Bản thông báo đã được Bộ Tài nguyên và Môi trường trình Ban thư ký Công ước khung của Liêp hợp quốc về biến đổi khí hậu tại Hội nghị lần thứ 16 các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP 16) diễn ra tại Cancun, Mê-hi-cô tháng 12 năm 2010. Thông báo quốc gia lần thứ 2 tập trung kiểm kê quốc gia khí nhà kính cho năm 2010 và ước tính phát thải khí nhà kính cho giai đoạn 2011-2030.

9. Tổ chức thành công Tuần lễ Biển và Hải đảo Việt Nam 2010. Hưởng ứng “Ngày Đại dương thế giới”, Tuần lễ Biển và Hải đảo Việt Nam 2010 đã được Bộ Tài nguyên và Môi trường phối hợp với Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Bình tổ chức tại thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình vào đầu tháng 6 năm 2010. Tại buổi Lễ mít tinh, Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết đã yêu cầu các cấp, các ngành, các địa phương tuyên truyền sâu rộng để nâng cao nhận thức về biển, đảo trong nhân dân; phát huy thế mạnh biển, đảo của Tổ quốc trong phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ môi trường. Đây là Festival Biển và Hải đảo lần đầu tiên được tổ chức rất thành công cùng với chuỗi các sự kiện về biển và hải đảo Việt Nam.

10. Thành lập trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội. Ngày 23/8/2010, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 1583/QĐ-TTg thành lập Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội trên cơ sở nâng cấp Trường Cao đẳng Tài nguyên và Môi trường Hà Nội. Đây là bước đi quan trọng trong lộ trình phát triển nguồn nhân lực ngành tài nguyên và môi trường, đặc biệt là cán bộ quản lý nhà nước trên cả 7 lĩnh vực của ngành.
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Giacatdu

10 SỰ KIỆN NGÀNH TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG NĂM 2010
Thứ hai, ngày 27 tháng 12 năm 2010 cập nhật lúc 15:48

Năm 2010, ngành tài nguyên và môi trường tích cực phấn đấu vượt qua nhiều khó khăn, thách thức, hoàn thành tốt nhiệm vụ quản lý nhà nước trên tất cả các lĩnh vực: đất đai, môi trường, tài nguyên nước, địa chất và khoáng sản, khí tượng thủy văn và biến đổi khí hậu, đo đạc và bản đồ, biển và hải đảo. Bộ Tài nguyên và Môi trường công bố 10 sự kiện nổi bật của ngành trong năm qua.



1. Quốc hội thông qua Luật Khoáng sản (sửa đổi). Ngày 17/11/2010, tại Kỳ họp thứ 8, đại biểu Quốc hội khóa XII, đã biểu quyết thông qua Luật Khoáng sản (sửa đổi). Luật Khoáng sản (sửa đổi) lần này ban hành để thay thế Luật Khoáng sản năm 1996 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Khoáng sản năm 2005. Trong đó có nhiều nội dung đã được sửa đổi, bổ sung mới mang tính cơ bản, toàn diện, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về khoáng sản.

2. Công viên Địa chất Cao nguyên đá Đồng Văn gia nhập mạng lưới Công viên địa chất toàn cầu. Ngày 01/12/2010, Ủy ban Quốc gia UNESCO Việt Nam đã trao chứng chỉ cho Uỷ ban nhân dân tỉnh Hà Giang công nhận Công viên địa chất Cao nguyên đá Đồng Văn là thành viên của Công viên địa chất toàn cầu. Đây là công viên địa chất thứ hai của Đông Nam Á và là Công viên địa chất đầu tiên của Việt Nam được công nhận là thành viên của mạng lưới này.

3. Hoàn thành Tổng kiểm kê đất đai và xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2010. Kiểm kê đất đai năm 2010 đã xác định rõ hiện trạng diện tích tự nhiên của các cấp hành chính, hiện trạng quỹ đất đang quản lý, sử dụng, quỹ đất đã đưa vào sử dụng nhưng còn để hoang hóa; đánh giá đúng thực trạng tình hình quản lý, sử dụng đất và biến động đất đai so với kỳ kiểm kê trước, cũng như việc thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được duyệt; đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng đất.

4. Tổng kết thi hành Luật Đất đai và sửa đổi Luật Đất đai 2003. Thủ tướng Chính phủ ra Quyết định 1665/QĐ-TTg ngày 09/9/2010 thành lập Ban chỉ đạo Trung ương về tổng kết thi hành Luật Đất đai và sửa đổi Luật Đất đai năm 2003. Luật Đất đai sửa đổi lần này tập trung làm rõ các nội dung cơ bản như: xác định rõ vị trí, vai trò của Nhà nước đối với quyền sở hữu đất đai, các quyền chung của chủ thể đối với đất đai; làm rõ vị trí, vai trò quy hoạch; tạo quỹ đất của Nhà nước phục vụ các mục tiêu công ích, chính sách xã hội, điều tiết thị trường đất đai và hỗ trợ tái định cư; làm rõ thẩm quyền thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất đối với các trường hợp khu đất thực hiện dự án có cả tổ chức, hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng.

5. Hội nghị Môi trường toàn quốc lần thứ 3 và các sự kiện bên lề. Trong hai ngày 17 - 18/11/2010, Hội nghị Môi trường toàn quốc lần thứ 3 và các sự kiện bên lề được tổ chức tại Hà Nội với trên 1.000 đại biểu tham dự. 77 điển hình xuất sắc trong công tác bảo vệ môi trường đã được trao Cúp Môi trường năm 2010. Hội nghị bàn thảo và nhất trí thực hiện nhiều nhiệm vụ quan trọng, trong đó có việc sửa đổi Luật Bảo vệ môi trường, xây dựng Kế hoạch hành động môi trường quốc gia 2011 - 2020; và kiến nghị tăng chi ngân sách sự nghiệp môi trường lên 2% vào năm 2015.

6. Bộ Tài nguyên và Môi trường đã chủ trì tổ chức thành công Diễn đàn ASEM về ứng phó với biến đổi khí hậu. Diễn đàn được tổ chức trong hai ngày 06 - 07/9/2010 tại thành phố Hạ Long, Việt Nam. Cộng đồng các nước thành viên ASEM, dân số chiếm khoảng 58% tổng dân số thế giới, đóng góp gần 60% tổng kim ngạch thương mại và khoảng 50% GDP toàn cầu, có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc giải quyết những thách thức toàn cầu. ASEM sẽ tiếp tục thể hiện vai trò đầu tàu trên mặt trận ứng phó với biến đổi khí hậu.

7. Dự báo kịp thời với độ chính xác cao về diễn biến thời tiết thủy văn phục vụ Đại lễ 1000 năm Thăng Long - Hà Nội. Từ ngày 21/9 đến ngày 11/10/2010, Trung tâm Khí tượng Thủy văn Quốc gia và Trung tâm dự báo KTTV Trung ương đã tiến hành dự báo cực ngắn, cảnh báo thời tiết ảnh hưởng đến nhiều điểm diễn ra sự kiện trong dịp Đại lễ kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội. Đặc biệt, dự báo chính xác, cập nhật kịp thời diễn biến thời tiết ngày khai mạc, ngày diễu binh, diễu hành, đêm biểu diễn nghệ thuật chào mừng Đại lễ.

8. Hoàn thành Thông báo quốc gia lần thứ 2 cho Công ước khung của Liêp hợp quốc về biến đổi khí hậu (UNFCCC). Bản thông báo đã được Bộ Tài nguyên và Môi trường trình Ban thư ký Công ước khung của Liêp hợp quốc về biến đổi khí hậu tại Hội nghị lần thứ 16 các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP 16) diễn ra tại Cancun, Mê-hi-cô tháng 12 năm 2010. Thông báo quốc gia lần thứ 2 tập trung kiểm kê quốc gia khí nhà kính cho năm 2010 và ước tính phát thải khí nhà kính cho giai đoạn 2011-2030.

9. Tổ chức thành công Tuần lễ Biển và Hải đảo Việt Nam 2010. Hưởng ứng “Ngày Đại dương thế giới”, Tuần lễ Biển và Hải đảo Việt Nam 2010 đã được Bộ Tài nguyên và Môi trường phối hợp với Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Bình tổ chức tại thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình vào đầu tháng 6 năm 2010. Tại buổi Lễ mít tinh, Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết đã yêu cầu các cấp, các ngành, các địa phương tuyên truyền sâu rộng để nâng cao nhận thức về biển, đảo trong nhân dân; phát huy thế mạnh biển, đảo của Tổ quốc trong phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ môi trường. Đây là Festival Biển và Hải đảo lần đầu tiên được tổ chức rất thành công cùng với chuỗi các sự kiện về biển và hải đảo Việt Nam.

10. Thành lập trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội. Ngày 23/8/2010, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 1583/QĐ-TTg thành lập Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội trên cơ sở nâng cấp Trường Cao đẳng Tài nguyên và Môi trường Hà Nội. Đây là bước đi quan trọng trong lộ trình phát triển nguồn nhân lực ngành tài nguyên và môi trường, đặc biệt là cán bộ quản lý nhà nước trên cả 7 lĩnh vực của ngành.
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Vodanhthi

Tin BBC:

TQ cho VN vay 300 triệu USD xây nhiệt điện

Ngân hàng Xuất nhập khẩu Trung Quốc vừa cho Việt Nam vay 300 triệu USD để dùng vào dự án nhiệt điện Vĩnh Tân 2.

Phó Chủ tịch Ngân hàng, ông Shu Zhong cùng thứ trưởng Bộ Tài chính VN, ông Trần Xuân Hà ký hiệp định cho vay ngày 17/12 tại Hà Nội.

Nhà máy Nhiệt điện Vĩnh Tân 2, đặt tại xã Vĩnh Tân, huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận có công suất 1200 MW. Chi phí của dự án, với hai tổ máy, dự tính trên 1 tỷ USD.

85% nguồn vốn xây nhà máy sẽ do Trung Quốc cung cấp. Chúng bao gồm tín dụng xuất khẩu ưu đãi, vay thương mại, vay của Ngân hàng XNK Trung Quốc, ODA của chính phủ Trung Quốc.

Tập đoàn Điện lực Việt Nam, EVN lo 15 % vốn còn lại.

Hợp đồng EPC xây Nhiệt điện Vĩnh Tân 2 đã được trao cho Tập đoàn Điện khí Thượng Hải, công ty của Trung Quốc.

Nhiệt điện Vĩnh Tân chủ yếu dùng than khai đá thác từ Việt Nam. Khi đi vào hoạt động hai tổ máy sẽ cung cấp sản lượng điện 7,2 tỷ KW/năm. Tổ máy 1 dự tính đi vào vận hành năm 2013, tổ máy 2 năm 2014.

Các công ty Trung Quốc thắng thầu phần lớn các dự án nhiệt điện tại Việt Nam. Phía Việt Nam nhiều lần than phiền dự án nhiệt điện tại Hải Phòng và Quảng Ninh chậm tiến độ, sử dụng kỹ thuật lạc hậu, chủ yếu dựa vào lao động đưa từ Trung Quốc sang.

Nhiều lần nhà thầu Trung Quốc ra giá rẻ cốt để giành dự án.
Mở mắt thì chạy theo cảnh
  Nhắm mắt thì chạy theo mộng.
                 (Ngọc Tuyền Hạo)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Vodanhthi

Rừng đen đoạt giải nhất LHP môi trường



TT - Bộ phim truyện Rừng đen của đạo diễn Vương Đức (Hãng Phim truyện VN) là một trong bốn tác phẩm đoạt giải cao nhất Liên hoan phim môi trường lần 4 do Bộ Tài nguyên - môi trường phối hợp với Hội điện ảnh VN, Đài truyền hình VN tổ chức.

http://phienbancu.tuoitre.vn/tianyon/ImageView.aspx?ThumbnailID=472562
Cảnh trong phim Rừng đen - Ảnh: ban tổ chức cung cấp





Với giá trị giải thưởng 20 triệu đồng cho mỗi giải, ba tác phẩm khác cùng thứ hạng với Rừng đen bao gồm: Ngụ ngôn thời nay (phim tài liệu - Trung tâm Truyền hình VN tại Cần Thơ), Thiên tai và nhân tai (phim phóng sự - Trung tâm Truyền hình VN tại Đà Nẵng), Mẹo vặt (đạo diễn Nguyễn Nhân Lập, Hãng Phim hoạt hình VN).

Riêng bộ phim tài liệu Tội ác rừng xanh của đạo diễn Lê Hoài Phương đoạt giải VN xanh với giá trị giải thưởng 30 triệu đồng. Liên hoan phim môi trường toàn quốc năm nay có sự tham gia của 131 tác phẩm, gồm 70 phóng sự, 35 phim tài liệu, 18 phim khoa học, 4 phim hoạt hình và 4 phim truyện chủ đề về môi trường.

N.LINH
Mở mắt thì chạy theo cảnh
  Nhắm mắt thì chạy theo mộng.
                 (Ngọc Tuyền Hạo)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook

Trang trong tổng số 48 trang (474 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [13] [14] [15] [16] [17] [18] [19] ... ›Trang sau »Trang cuối