Trang trong tổng số 55 trang (547 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [40] [41] [42] [43] [44] [45] [46] ... ›Trang sau »Trang cuối

Ảnh đại diện

Thiềng Đức

"Ơi những bài hát tuổi thơ..."

-Ơi những bài hát dân ca...

-Vẩn vơ… /1 (hay là "Nhạc trẻ - Nhạc già")

Văn là người (1)… chân phương
Thơ là hoa tư tưởng
Văn hóa là khiêm nhường
Đạo đức là phương hướng

Nghệ thuật xã hội hóa
Nhạc trẻ thuộc top ten
Nhạc già không thuốc chữa (2)
Thơ văn “nom-bờ then” (3)

Thiềng Đức -2/4/2005
(1) Một nhà văn Pháp: “Le style c’est l’homme”
(2) Theo bài viết của GsTs Trần Văn Khê:
“Căn bệnh mãn tính của Âm nhạc truyền thống VN”
(3) Nguyễn Du:
“Cái nghiệp văn chương nghèo đến chết!”(Cụ Đào Duy Anh dich)
"number ten"
Ghi chú: -Cảm tác sau khi đọc bài viết trên
và tổng hợp suy tư về thơ ca.
-Một chân lí đã "ngộ" ra và tôn thờ:
"Thiện căn ở tại lòng ta
Chữ TÂM kia mới bằng ba chữ Tài"
Nguyễn Du
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Nguyễn Ánh Như

*
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Nguyễn Ánh Như

Có một Viện Trần Nhân Tông (Tran Nhan Tong Academy) tại Hoa Kỳ


Mấy ai biết rằng, cách xa nửa vòng trái đất, tên tuổi của vị vua anh minh Trần Nhân Tông đã được đặt tên cho một viện nghiên cứu đặt tại thành phố Boston, Hoa Kỳ. Viện được thành lập do một nhóm nhà nghiên cứu tại Trường Đại học Harvard, một trong những cái nôi của trí tuệ nước Mỹ và do Giáo sư Thomas Patterson làm chủ tịch.

Điều gì khiến vị giáo sư này quyết định trở thành chủ tịch Viện Trần Nhân Tông (Tran nhan tong Academy)? Giáo sư Thomas Patterson cho biết: “Khi được mời giữ vai trò lãnh đạo tại Viện Trần Nhân Tông, tôi đã chấp nhận với tất cả sự nhún nhường. Nhiều năm trước, tôi là một người lính Mỹ tới Việt Nam và tôi đã đem lòng yêu đất nước, con người và lịch sử của Việt Nam. Đó là thời điểm lần đầu tiên tôi nhận biết về Trần Nhân Tông, vị vua đã hoàn thành được điều mà nhiều người không làm được: chiến thắng quân Mông Cổ trong thế kỷ XIII. Tuy nhiên, mãi đến năm 2010 tôi mới có được một sự hiểu biết đầy đủ về tầm vóc của ông khi tôi cùng vợ đến viếng Yên Tử ở Quảng Ninh. Chính vào thời điểm này tôi bắt đầu ngưỡng mộ sự hy sinh lớn lao của ông đối với đất nước. Tôi rất vinh dự khi được đóng góp một phần nhỏ trong việc thúc đẩy di sản Trần Nhân Tông để lại, thu hút sự quan tâm của mọi người ở Việt Nam và nơi khác”.

Giáo sư Thomas Patterson hiện là Giám đốc nghiên cứu Trung tâm Shorenstein thuộc Đại học Harvard, được đánh giá là Trung tâm nghiên cứu Báo chí, Chính trị và Chính sách công uy tín trên toàn cầu, nơi thu hút được nhiều nhà lãnh đạo truyền thông, nhà báo nổi tiếng thế giới về đây nghiên cứu. Trung tâm Shorenstein cũng là nơi tổ chức các giải thưởng báo chí lớn như Goldsmith và các hội nghị Theodore H. White nổi tiếng thế giới về báo chí và chính trị.

Mục đích dài hạn mà Viện Trần Nhân Tông Academy đề ra gồm (1) Tổ chức nghiên cứu về Trần Nhân Tông theo chuẩn mực quốc tế, đồng thời xuất bản các kết quả nghiên cứu, các ấn phẩm về Trần Nhân Tông bằng nhiều loại hình, (2) Thúc đẩy, ứng dụng những tư tưởng nhân ái, giàu trí tuệ của Phật hoàng Trần Nhân Tông vào cuộc sống, (3) Quảng bá những giá trị tư tưởng và sự nghiệp vĩ đại của Trần Nhân Tông trên toàn thế giới. Trước mắt, trong giai đoạn 2012-2017, viện này dự kiến tổ chức Giải thưởng quốc tế Trần Nhân Tông về Hòa giải và Yêu thương hằng năm. Nhân dịp công bố giải thưởng này, dự kiến vào tháng 9 tới đây sẽ tổ chức Hội nghị quốc tế Trần Nhân Tông tại Boston.


Ý tưởng về một  Viện Trần Nhân Tông

Thật ra ý tưởng thành lập Viện Trần Nhân Tông do nhà báo Nguyễn Anh Tuấn, cựu Tổng biên tậpVietnamNet, đề xuất từ năm 2009. Sau đó được cụ thể qua buổi trình diễn nhạc giao hưởng chủ đề “Hòa giải và yêu thương” ngày 22-4-2010 tại Nhà hát Lớn của thủ đô Hà Nội. Hiện nay ông Tuấn đang làm công việc nghiên cứu tại Trung tâm Báo chí, Chính trị và Chính sách công Shorenstein – Đại học Harvard. Ông cho biết, sáng kiến thành lập Viện Trần Nhân Tông và Giải thưởng quốc tế Trần Nhân Tông về Hòa giải và Yêu thương của ông đã nhận được sự ủng hộ của các giáo sư có uy tín tại Đại học Harvard. Vào ngày 16-2-2011, tại Hà Nội, một hội nghị về vấn đề này cũng được tổ chức với sự có mặt của nhiều học giả trong đó có cựu Tổng thống Latvia Vaira Vike-Freiberga.

Chính Giáo sư Thomas Patterson là người đề xuất ý tưởng và phương án để Viện Trần Nhân Tông triển khai xây dựng bảo tàng Trần Nhân Tông ở Hà Nội. Ông cũng động viên vợ là nhà làm phim tài liệu có uy tín ở Mỹ bà Lorie Conway sang Việt Nam làm phim tài liệu về vua Trần Nhân Tông. Giáo sư Thomas Patterson cho biết nhiều bạn đồng nghiệp của ông ở Harvard cùng với một số nhà báo lớn ở Mỹ rất trân trọng và sẵn sàng đồng hành cùng Viện Trần Nhân Tông, bởi tư tưởng, minh triết và sự nghiệp của Trần Nhân Tông thực sự là một giá trị rất quý không chỉ của dân tộc Việt Nam mà còn của cả nhân loại.

Như vậy, cùng với Hòa nhạc Trần Nhân Tông chủ đề Hòa giải và Yêu thương được tổ chức hằng năm vào tháng 8 tại Boston, Viện Trần Nhân Tông đã nhận được sự đồng hành của một số nhà lãnh đạo có uy tín, của các học giả lớn ở Harvard và vùng Boston, cùng với tâm huyết của các nhà khoa học, nhà văn hóa tại Việt Nam như nhà văn hóa Việt Phương, giáo sư Hoàng Tụy, giáo sư Phan Huy Lê, Phó giáo sư Trần Ngọc Vương…


Giải thưởng Trần Nhân Tông: giải thưởng quốc tế mang tên vị vua Việt

Ngày 19-6 vừa qua, Viện Trần Nhân Tông chính thức công bố Giải thưởng quốc tế và Hội nghị Trần Nhân Tông về hòa giải yêu thương tại trang web Trannhantongprize.org. Sự kiện này sẽ được tổ chức vào ngày 22-9 tới đây tại Đại học Harvard, Hoa Kỳ. Giáo sư Thomas Patterson làm Chủ tịch giải thưởng này.

Giải thưởng sẽ được xét chọn hằng năm cho những người bằng hành động, ảnh hưởng của mình có những đóng góp nổi bật cho sự nghiệp hòa giải và yêu thương nhân loại, xây dựng tình hữu nghị giữa các quốc gia, dân tộc, tôn giáo giải quyết các mối xung đột, chấm dứt chiến tranh, những người đóng góp to lớn trong việc gìn giữ và bảo vệ môi trường sinh thái trên thế giới.

Hội đồng cố vấn giải thưởng bao gồm nhiều nhân vật uy tín như bà Vaira Vike-Freiberga, cựu Tổng thống Latvia; ông Michael Dukakis, cựu Thống đốc bang Massachusetts; bà Ann Mc Daniel, Phó chủ tịch thường trực Washington Post; bà Robin Sproul, Phó chủ tịch – Giám đốc chi nhánh Washington DC, ABC News; ông Phil Barboni, Chủ tịch và Giám đốc điều hành Global Post và nhiều học giả trong nước.

Nói về ý nghĩa của giải thưởng Trần Nhân Tông, Giáo sư Daniel Shapiro, của Trường Luật Harvard so sánh: “Một năm thế giới mất đi 3.000 tỉ USD để giải quyết những vấn đề như chiến tranh, bạo loạn, xung đột, thiên tai. Nếu thế giới ngăn chặn được thì sẽ tiết kiệm được một khoản tiền lớn để đầu tư vào kinh tế và giải quyết được những vấn đề lâu dài của nhân loại”.

Nhạc trưởng Charles Ansbacher của dàn nhạc giao hưởng Landmark Boston cũng đã nhiệt tình tham gia vận động ủng hộ giải thưởng, mà cụ thể là tổ chức các buổi hòa nhạc “Hòa giải và Yêu thương” và mời vị nhạc trưởng nổi tiếng ở châu Âu Daniel Barenboim làm Đại sứ Giải thưởng Trần Nhân Tông.

Sau buổi hòa nhạc lần thứ hai hồi tháng 8-2011, mới đây Viện Trần Nhân Tông đã phối hợp với Dàn nhạc Landmark Boston và Quỹ văn hóa Free for All Concert (Quỹ Âm nhạc Miễn phí cho mọi người) tổ chức buổi hòa nhạc “Hòa giải và Yêu thương” lần thứ ba vào ngày 11-7-2012 tại Boston với sự tham dự của hơn 10.000 người. Dịp này nhạc trưởng Armand Diangienda người Congo đã nhận lời làm đại sứ Quỹ Trần Nhân Tông tại châu Phi.

Hiện nay, địa chỉ Trannhantong.net đã được rất nhiều người trong cũng như ngoài nước truy cập, đây vừa là cổng thông tin hoạt động của Viện Trần Nhân Tông vừa là một diễn đàn giữa những người muốn đến với viện. Tại cổng điện tử này bước đầu đã có các tư liệu giới thiệu những nghiên cứu, các thành quả trong việc ứng dụng tư tưởng, giá trị cao quý của Trần Nhân Tông vào cuộc sống, những sáng tác văn hóa nghệ thuật về Trần Nhân Tông. Đây cũng là cổng tích hợp, kết nối tất cả các tư liệu về Trần Nhân Tông.


Hoàng Văn (Theo Doanh nhân Sài Gòn Cuối tuần)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Vodanhthi

.
Cảm ơn bạn Nguyễn Ánh Như đã tham gia chủ đề, cung cấp thông tin và tư liệu cho những bạn bè khác. Mong bạn tiếp tục tham gia.

Riêng với tư liệu này, báo Doanh nhân Sàigòn đã trích đăng lại từ trannhantong.net. Mời bạn xem bản đầy đủ hơn tại đây: http://www.thivien.net/fo...Page=36#forumreply267752.

Tuy nhiên trong thời gian qua, trannhantong.net đã gỡ bỏ bớt một ảnh, nên bài viết nói trên bị thiếu mất một minh họa.
Mở mắt thì chạy theo cảnh
  Nhắm mắt thì chạy theo mộng.
                 (Ngọc Tuyền Hạo)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Vodanhthi

Chợ chạy



TTCT - Bạn hỏi tôi giờ này cái chợ “chạy” lam lũ xóm biển đã chạy đến đâu? Bạn nói Sài Gòn của bạn cũng có những cái chợ chạy như thế nhưng nó sặc mùi phố thị, bán mua bon chen không giống cái chợ chạy lầm lụi, quê mùa, chân chất như miệt đồng Cà Mau quê tôi.

http://phienbancu.tuoitre.vn/Tianyon/Cache/Image/244/592244.jpg
Chợ chạy Phú Tân - Ảnh: N.T.V.H.



Chợ gì mà đến cái tên cũng không có. Chỉ vì dịch chuyển từ chỗ này đến chỗ khác, chỉ vì phải chạy xấc bấc xang bang khi gặp đội trật tự đô thị nên chợ có cái tên là chạy. Cái tên chất chứa tất cả sự vất vả, mệt nhọc, sấp ngửa của cuộc sống mà mỗi phận người trong cái chợ chạy ấy lặng lẽ trải qua.

Chợ chạy lèo tèo loanh quanh chỉ vài thứ tôm, cá trong đồng, đôi ba mớ rau ở ruộng, ít mớ trái cây trong vườn. Các mẹ, các chị bán những thứ nhà quê ấy nâng niu như món quà tặng. Tiếng rao như nhắn nhủ: “Cá mới giăng lưới đó, bán rẻ cho, lấy đi”, “Mớ càng cua này sớm nay mới hái ở gốc dừa về chấm cá kho là nhứt”, “Chuối cau nè, mua ít trái về cho sắp nhỏ he?”, “Thím Ba, chị Tư, em Năm ơi, có mớ khô sặt ngon nè mua về cho chú Ba, anh Tư, em Năm lai rai xị đế ngày mưa chơi”... Muốn tìm những thứ xa xỉ màu mè chẳng thể nào tìm được ở nơi giản dị này. Mọi thứ đều lành hiền như tấm lòng nhà quê vậy.

Chợ chạy từ tờ mờ sáng cho đến khi nào người chạy chợ bán hết hàng thì... hết chợ. Chạy từ đầu cầu Kiểm Lâm đến cuối bìa rừng phòng hộ. Chạy từ trong đồng, trong ruộng ra tới thị trấn. Cái chợ ấy từ một người mang các thứ rau trái trong nhà ra bán và cứ đông thêm sau tiếng “Ới”: “Ới, má Sáu ơi, đi bán rau cải hôn?”, “Ới, nhỏ Út hôm qua nói gói bánh ú đem bán giờ có đi hôn?”. Cứ thế đoàn người từ đồng chạy ra phố, lẫn vào khói bụi của “thành thị hóa” khiến những bước chạy như vấp phải đá, tiếng rao lẫn với tiếng còi xe réo lên ầm ĩ.

Khi mẹ tôi còn sống, mẹ cũng theo đoàn người chạy chợ. Từ sớm mẹ chuẩn bị mọi thứ chất đầy vào đôi quang gánh, dặn dò mấy chị em ăn uống, đi học, mẹ ăn vội chén cơm nguội rồi tất tả xuống đò sang bên kia sông nhập vào chợ chạy. Có lần tan học ra bến đò đợi mẹ, mẹ xuôi đò trở về, tới giữa sông bất chợt cơn gió ngược xổ tung tóc mẹ... Như mây sóng sánh, tóc bay lên bối rối. Mẹ đẹp lạ lùng, đôi mắt người ngời sáng...

Sau này mình hay chải tóc cho mẹ, cứ mân mê, áp vào má, vào mặt, hít thật sâu hương nắng gió nhọc nhằn còn vương trên suối tóc dài chấm gót ấy của mẹ. Chợ chạy là cái chợ của những người nghèo, nghèo cả người bán lẫn người mua. Mẹ mình còn gọi là chợ người hiền vì chợ chạy ở quê người ta thương nhau vừa bán vừa cho, nghèo y chang nhau ai nỡ giựt dọc gì, nếu muốn mua mớ cá, lọn rau thiếu tiền thì người ta chặc lưỡi một cái rồi cũng bán thiếu hoặc cho luôn nhau.

Mẹ tôi mất đã lâu, chợ chạy vẫn... chạy. Nhưng dường như đã bớt “hiền” hơn trước cho dù chất mộc mạc, suồng sã, chân quê còn nguyên nơi ấy. Vẫn còn dì Hai, cô Ba, thím Tư quấn khăn rằn gánh nồi bánh canh, bánh chuối tiếng rao ngọt như mía Phụng Hiệp. Còn em Năm, em Sáu với lọn rau dền, muống đồng, bông súng kèm theo xô cá tôm còn tươi nhảy lách tách. Và cũng còn những dáng ngồi mệt nhọc, ánh mắt trông đợi, lời rao vơi đầy trong buổi chợ trưa, đã “chạy” đến mỏi chân mà gánh hàng chưa hết.

Thỉnh thoảng đi công tác xa, ăn cơm ở những nhà hàng sang trọng hay vào siêu thị lựa chọn những thứ mình thích mà không cần phải nấu nướng gì cả cứ thấy thiêu thiếu một điều gì đó. Đêm về nghe tiếng ai rao lạc lõng giữa phố, lọt thỏm trong bộn bề phố thị mới biết mình nhớ chợ chạy, thương chợ chạy. Nhớ cái cảm giác ngồi ngoài hè chờ chợ chạy đến nhà mình để mua lọn rau, ít cá thịt.

Thương đứa bé lẽo đẽo theo mẹ mắt ngơ ngác nhìn những chiếc xe máy phóng xẹt qua nhanh hơn cái xuồng máy ở nhà. Yêu chiếc khăn rằn quấn trên tóc thay nón, quấn trên cổ để tiện lau mồ hôi của các mẹ, các chị... Cho dù quanh quẩn chỉ vài thức ăn quen thuộc, ngày nào cũng giống ngày nào nhưng tất cả đều tươi trong mà chẳng lo nhiễm độc như những thứ màu mè bạn nhìn thấy trên thành phố. Chợ cứ chạy hồn nhiên, mộc mạc, nhà quê chứ không bán mua bon chen, eo sèo như những khu chợ mỹ miều có tên, có chỗ.

Bây giờ chợ chạy đã tới đâu? Chợ chạy vào phố rồi bạn ạ. Phố ngày càng rộng, cánh đồng ngày càng hẹp, đoàn người chạy chợ lủi thủi đi ngang phố, bước chân vội hơn. Hôm qua chợ chạy ngang nhà, thím Năm để lọt tiền bán từ hồi sớm đến ngang buổi sáng, thím hỏi quanh quất coi ai có lượm được cho thím xin lại đặng đóng học phí cho cháu nội. Một đứa nhỏ mặt lem luốc chạy đến đưa cho thím Năm...

Nó đưa mà có vẻ tiêng tiếc vì nó tính tiền nó lượm được mua cái lồng đèn chơi trung thu... Bạn biết không, mắt tôi khi ấy ươn ướt...

NGUYỆN THỊ VIỆT HÀ (Cà Mau)
Mở mắt thì chạy theo cảnh
  Nhắm mắt thì chạy theo mộng.
                 (Ngọc Tuyền Hạo)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Nguyễn Ánh Như

Vodanhthi đã viết:

Cảm ơn bạn Nguyễn Ánh Như đã tham gia chủ đề, cung cấp thông tin và tư liệu cho những bạn bè khác. Mong bạn tiếp tục tham gia.

Riêng với tư liệu này, báo Doanh nhân Sàigòn đã trích đăng lại từ trannhantong.net. Mời bạn xem bản đầy đủ hơn tại đây: http://www.thivien.net/fo...Page=36#forumreply267752.

Tuy nhiên trong thời gian qua, trannhantong.net đã gỡ bỏ bớt một ảnh, nên bài viết nói trên bị thiếu mất một minh họa.
Về việc Viện Đại Học Harvard thành lập viện Trần Nhân Tông. AN đã không theo dõi cẩn thận nên không biết bạn VDT đã đưa tin này lên TV ngày 14-8 vừa qua. Bản tin Ánh Như gửi ở trên hoàn toàn giống với bản tin bạn Vô Danh Thị post trước đây, chỉ thiếu ảnh kèm theo, chỉ vì trở ngại việc copy, nên AN đã bỏ qua.

Việc Đại học Harvard thành lập viện Trần Nhân Tông, là một sự kiện quan trong, không chỉ đơn thuần là một viện nghiên cứu về văn hoá, còn mang một ý nghĩa sâu rộng, cho một tương lai sắp tới. AN hy vọng bạn VDT tiếp tục cập nhật, cung cấp thông tin về việc này đến các bạn trong TV, một khi có thể. Thân mến.
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Vodanhthi

Đôi vợ chồng cải cách tôn giáo và nghệ thuật



SGTT.VN - Phần còn lại của bức tượng khổng lồ – có thể cao tới 4m – vốn dựng trong đền thờ của vị pharaon ở Karnak miền Nam Ai Cập thể hiện Akhenaten khác hẳn các vị vua trước đó. Không còn sự khô cứng tĩnh lặng và những quy ước lý tưởng hoá hoàng đế thành siêu nhân với dung mạo uy nghi, phi thường và thân thể hoàn hảo của thần thánh.

Người đàn ông có khuôn mặt dài, mũi dài, môi dày, mắt nhỏ, cằm rất dài và cổ dài bất thường! Các phần da thịt trên gương mặt mềm mại tình cảm, sống động như có mạch máu chảy bên dưới. Ta đoán rằng người này rất thông minh, đầy cá tính, quyết đoán và nếu có một điểm yếu thì đó là anh ta quá tình cảm! Akhenaten có bờ vai rộng và ngực nở. Hai tay bắt chéo đeo vòng khắc tên thần Amen – thần mặt trời. Ông đề xướng thuyết nhất thần, chỉ tôn thờ một thần duy nhất là vầng thái dương, thay thế cho hệ đa thần trước đó. Nghệ thuật thời Akhenaten cũng cải cách theo: trở nên mềm mại, biểu cảm đời thường như một lát cắt thời gian. Cái thoáng qua mềm hoá tính vĩnh hằng!

http://sgtt.vn/ImageHandler.ashx?ImageID=168524     http://sgtt.vn/ImageHandler.ashx?ImageID=168525
Nefertiti, đá tô màu, cao 50cm, 1340 tr.CN                  Akhenaten, đá, cao 180cm, 1350 tr.CN


Tiêu biểu cho phong cách nghệ thuật mới mẻ này là tượng bán thân chánh cung hoàng hậu Nefertiti. Gương mặt ưu tư, cương nghị thậm chí khắc khổ chứng tỏ nhân cách người phụ nữ rất được đề cao. Cổ cao, vương miện có hình thù lạ và những nét trang trí duy nhất quanh cổ càng làm nổi bật cái thần của nhân vật. Mắt bên trái không được đầy đủ bởi quan niệm cho rằng mặt người đối xứng nhưng bên phải quan trọng hơn. Đây cũng có thể chỉ là một phác thảo trong xưởng điêu khắc ở El-Amarna, song chắc chắn là tác phẩm được phương Tây sùng bái nhất cùng với Mona Lisa thời Phục hưng.

NGUYỄN QUÂN
Mở mắt thì chạy theo cảnh
  Nhắm mắt thì chạy theo mộng.
                 (Ngọc Tuyền Hạo)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Đồ Nghệ

Phát biểu của Tổng thống Obama Tại Đại học YANGON
  
TỔNG THỐNG OBAMA: Cảm ơn các bạn. (Vỗ tay) Myanmar Naingan, Mingalaba! [Xin chào đất nước Myanmar](Tiếng cười và vỗ tay) Tôi rất vinh hạnh có mặt ở đây, tại trường đại học này và là Tổng thống đầu tiên của Hoa Kỳ đến thăm đất nước của các bạn.

Tôi đến đây vì tầm quan trọng của quốc gia các bạn. Các bạn sống ở ngã tư đường của Đông và Nam Á. Các bạn tiếp giáp với hai quốc gia đông dân nhất hành tinh. Các bạn có một lịch sử lâu dài hàng ngàn năm, và có khả năng giúp xác định vận mệnh của khu vực phát triển nhanh nhất này trên thế giới.

Tôi đến đây vì vẻ đẹp và sự đa dạng của đất nước các bạn. Tôi đã thấy chỉ mới ngày hôm nay bảo tháp vàng Shwedagon, và đã xúc động bởi ý tưởng vượt thời gian của lòng từ bi (metta) – niềm tin rằng thời gian của chúng ta sống trên trái đất này có thể được xác định bằng sự khoan dung và tình yêu. Và tôi biết vùng đất này vươn từ các khu dân cư đông đúc của thành phố cổ này cho đến bản quán của hơn 60.000 làng quê, từ các đỉnh núi của dãy Himalaya, các khu rừng của bang Karen vươn tới hai bờ sông Irrawady.

Tôi đến đây vì lòng ngưỡng mộ của tôi đối với trường đại học này. Chính ở nơi đây, tại ngôi trường này, cuộc phản đối chế độ thực dân đầu tiên đã được tổ chức. Chính ở nơi đây, Aung San đã biên soạn một tạp chí trước khi lãnh đạo phong trào độc lập. Chính ở nơi đây, U Thant đã học được những con đường của thế giới trước khi dẫn dắt thế giới tại Liên Hiệp Quốc. Ở đây, việc học tập nghiên cứu đã phát triển mạnh trong thế kỷ qua và sinh viên đứng lên đòi các quyền cơ bản của con người. Bây giờ, cuối cùng Quốc hội của các bạn đã thông qua một nghị quyết đem lại sức sống mới cho trường đại học này và nó phải giành lại sự vĩ đại của mình, bởi vì tương lai của đất nước này sẽ được xác định bằng việc giáo dục thế hệ trẻ.

Tôi đến đây vì lịch sử giữa hai nước chúng ta. Một thế kỷ trước, các nhà buôn và các nhà truyền giáo Mỹ đã đến đây để tạo dựng các mối quan hệ về niềm tin, thương mại và tình hữu nghị. Và từ bên trong các biên giới này trong chiến tranh thế giới thứ II, các phi công của chúng tôi đã bay tới Trung Quốc và nhiều binh lính của chúng tôi đã hy sinh mạng sống của họ. Cả hai nước chúng ta đều thoát khỏi Đế quốc Anh, và Mỹ là một trong những nước đầu tiên công nhận Liên minh độc lập Miến Điện. Chúng tôi tự hào đặt một Trung tâm Mỹ tại Rangoon và xây dựng các trao đổi qua lại với các trường học như thế này. Và qua nhiều thập kỷ của sự khác biệt, người Mỹ đã thống nhất trong tình cảm của mình đối với đất nước người dân này.

Trên hết, tôi đến đây vì niềm tin vào phẩm giá con người của Mỹ. Trong nhiều thập kỷ qua, hai nước chúng ta đã trở thành người xa lạ. Nhưng hôm nay, tôi có thể nói với bạn rằng chúng tôi luôn luôn vẫn hy vọng về người dân của đất nước này, về các bạn. Các bạn đã cho chúng tôi hy vọng và chúng tôi chứng kiến lòng can đảm của các bạn.

Chúng tôi thấy các nhà hoạt động mặc đồ trắng tới thăm gia đình các tù nhân chính trị vào chủ nhật và các nhà sư mặc áo vàng (saffron) biểu tình một cách ôn hòa trên đường phố. Chúng tôi được biết những người dân bình thường đã tổ chức các đội cứu trợ để ứng phó với một cơn bão, và được nghe tiếng nói của các sinh viên và nhịp đập của các nghệ sĩ hip-hop thể hiện tiếng nói tự do. Chúng tôi cũng biết những người lưu vong và người tị nạn không bao giờ mất liên lạc với gia đình hoặc quê quán của họ. Và chúng tôi được gợi cảm hứng từ phẩm giá kiên cường của Daw Aung San Suu Kyi, khi bà chứng minh rằng không có con người nào thực sự có thể bị bỏ tù nếu hy vọng còn cháy bỏng trong trái tim họ.

Khi tôi nhậm chức tổng thống, tôi đã gửi một thông điệp tới những chính quyền cai trị bằng sự sợ hãi. Tôi đã nói, trong bài phát biểu mở đầu, “Chúng tôi sẽ chìa tay ra nếu quý vị sẵn sàng thả lỏng nắm tay của quý vị”. Và hơn một năm rưỡi qua, một sự chuyển đổi nhanh chóng đã bắt đầu, khi một chế độ độc tài trong năm thập kỷ qua đã nới lỏng sự kìm kẹp của mình. Dưới quyền Tổng thống Thein Sein, mong muốn thay đổi đã được đáp ứng bởi một chương trình cải cách. Hiện nay một lãnh đạo dân sự đang đứng đầu chính phủ, và Quốc hội đang khẳng định chính mình. Liên đoàn Quốc gia vì Dân chủ vốn từng bị đặt ra ngoài vòng pháp luật, đã đứng lên trong cuộc bầu cử, và bà Aung San Suu Kyi là một đại biểu Quốc hội. Hàng trăm tù nhân lương tâm đã được trả tự do, và lao động cưỡng bức đã bị cấm. Các thỏa thuận ngừng bắn bước đầu đã đạt được với quân đội các nhóm sắc tộc, và các luật mới tạo điều kiện cho một nền kinh tế cởi mở hơn.

Vì thế, hôm nay, tôi đến để giữ lời hứa của mình và mở rộng bàn tay thân hữu. Bây giờ nước Mỹ đã có Đại sứ tại Rangoon, cấm vận đã được nới lỏng, và chúng tôi sẽ giúp xây dựng lại một nền kinh tế có thể tạo ra cơ hội cho người dân, và có tác dụng như là một động cơ tăng trưởng cho thế giới. Nhưng cuộc hành trình đáng chú ý này chỉ mới bắt đầu, và có nhiều điều phải đi xa hơn nữa. Cải cách được đưa ra từ phía trên cùng của xã hội phải đáp ứng nguyện vọng của những công dân hợp thành nền tảng của nó. Những đóm lửa lung linh của sự tiến bộ mà chúng ta đã thấy không phải bị tắt đi – chúng phải được làm sáng thêm, chúng phải trở thành một sao Bắc đẩu soi sáng cho mọi người dân của đất nước này.

Và thành công của các bạn trong nỗ lực đó là quan trọng đối với Hoa Kỳ, cũng như đối với tôi. Mặc dù chúng ta ở những nơi khác nhau, chúng ta cùng có những giấc mơ chung: được chọn lưa các lãnh đạo của chúng ta, được sống hòa bình với nhau, được hưởng một nền giáo dục và có một cuộc sống tốt, yêu thương gia đình và cộng đồng của chúng ta. Đó là lý do tại sao tự do không phải là một ý tưởng trừu tượng, tự do chính là điều làm cho tiến bộ loài người có thể xảy ra- không chỉ tại các thùng phiếu, nhưng trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta.

Franklin Delano Roosevelt, một trong những Tổng thống vĩ đại nhất của Mỹ, đã hiểu rõ sự thật này. Ông xác định cứu cánh của Mỹ là điều gì đó nhiều hơn chỉ quyền bỏ phiếu. Ông hiểu dân chủ không chỉ là việc đi bầu. Ông kêu gọi thế giới nắm lấy bốn quyền tự do cơ bản: tự do ngôn luận, tự do thờ phượng, (tự do) thoát khỏi sự bức bách của nhu cầu vật chất, và (tự do) thoát khỏi sự sợ hãi. Bốn quyền tự do này củng cố lẫn nhau, và bạn không thể hoàn toàn thực hiện một mà không thực hiện tất cả chúng.

Vì vậy, đó là tương lai mà chúng ta tìm kiếm cho chính mình, và cho tất cả mọi người. Và đó là những gì tôi muốn nói chuyện với bạn ngày hôm nay.

Trước tiên, chúng tôi tin vào quyền tự do bày tỏ để tiếng nói của những người dân bình thường, có thể nghe được thấy, và các chính phủ phản ánh ý chí của họ – ý chí của nhân dân.

Tại Hoa Kỳ, hơn hai thế kỷ, chúng tôi đã làm hết sức mình để giữ lời hứa này cho tất cả các công dân của chúng tôi – giành được tự do cho những người bị bắt làm nô lệ, mở rộng quyền bầu cử cho phụ nữ và người Mỹ gốc châu Phi, bảo vệ các quyền của người lao động được có tổ chức.

Và chúng tôi nhận ra rằng không có hai quốc gia nào đạt được những quyền đó theo đúng cùng một cách, nhưng việc đất nước của bạn sẽ mạnh hơn nếu biết dựa trên sức mạnh của toàn dân là không có gì nghi vấn. Đó là cái cho phép các quốc gia thành công. Đó là cái mà cải cách đã bắt đầu làm.

Thay vì bị đàn áp, quyền của người dânđược tu tập với nhau bây giờ phải được tôn trọng đầy đủ. Thay vì bị kiềm chế, bức màn kiểm duyệt các phương tiện truyền thông phải tiếp tục đượctháo dỡ  Và khi các bạn thực hiện các bước này, các bạn có thể dẫn tới sự tiến bộ. Thay vì bị lờ đi, các công dân phản đối việc xây dựng đập Myitsone đã được lắng nghe. Thay vì bị đặt ra ngoài vòng pháp luật, các đảng phái chính trị đã được phép tham gia. Các bạn có thể thấy tiến bộ đã được thực hiện. Như một cử tri đã nói trong các cuộc bầu cử quốc hội ở đây, “Cha mẹ và ông bà của chúng tôi chờ đợi điều này, nhưng không bao giờ thấy nó.tới”. Và bây giờ bạn có thể nhìn thấy nó. Bạn có thể nếm mùi vị của tự do.

Và để bảo vệ tự do của tất cả các cử tri, những người nắm quyền phải chấp nhận những ràng buộc. Đó là những gì thể chế của Mỹ được thiết kế để làm. Hiện giờ, Mỹ có thể có quân đội mạnh nhất thế giới, nhưng nó phải chịu sự kiểm soát dân sự. Trên cương vị Tổng thống Hoa Kỳ, tôi đưa ra quyết định để quân đội thực hiện, không phải điều ngược lại. Là Tổng thống và Tổng tư lệnh, tôi có trách nhiệm đó bởi vì tôi chịu trách nhiệm đối với nhân dân.

Bây giờ, ngược lại, với tư cách Tổng thống, tôi không thể chỉ việc áp đặt ý chí của tôi lên Quốc hội – Quốc hội Hoa Kỳ – mặc dù đôi khi tôi ước mình có thể làm điều đó. Ngành lập pháp có quyền hạn riêng và đặc quyền riêng của nó, và do đó, họ kiểm soát quyền lực của tôi và cân bằng quyền lực của tôi. Tôi bổ nhiệm một số quan toà, nhưng tôi không thể bảo cho họ phán quyết như thế nào, bởi vì tất cả mọi người ở Mỹ từ một đứa bé đang sống trong nghèo đói cho tới tôi, Tổng thống Hoa Kỳ – đều bình đẳng trước pháp luật. Và một quan toà có thể đưa ra quyết định về việc liệu tôi có tôn trọng luật pháp hay vi phạm pháp luật. Và tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm trước luật đó.

Và tôi mô tả hệ thống của chúng tôi tại Hoa Kỳ bởi vì đó là cách các bạn phải vươn tới cho tương lai mà bạn xứng đáng được hưởng – một tương lai trong đó dù chỉ một tù nhân lương tâm cũng là quá nhiều. Bạn cần phải vươn tới một tương lai ở đó pháp luật là mạnh hơn so với bất kỳ nhà lãnh đạo đơn lẻ nào, bởi vì nó chịu trách nhiệm đối với nhân dân. Các bạn cần phải vươn tới một tương lai mà không có trẻ em nào bị biến thành một người lính và không có phụ nữ bị bốc lột, và trong đó luật pháp bảo vệ họ ngay cả khi họ đang dễ bị nguy khốn, ngay cả khi họ yếu đuối, một tương lai trong đó an ninh quốc gia được củng cố bởi một quân đội phục vụ dưới quyền chỉ huy dân sự và Hiến pháp đảm bảo rằng chỉ có những người do dân bầu mới có thể cai trị.

Trên hành trình đó, Mỹ sẽ nâng đỡ các bạn từng bước trên đường- bằng cách sử dụng sự trợ giúp của chúng tôi để làm xã hội dân sự mạnh lên, bằng cách lôi kéo quân đội của các bạn nâng cao tính chuyên nghiệp và quyền con người, và bằng cách hợp tác với các bạn khi các bạn nối kết sự tiến bộ của các bạn hướng tới dân chủ với phát triển kinh tế. Vì vậy, thúc đẩy cuộc hành trình đó sẽ giúp bạn theo đuổi quyền tự do thứ hai – niềm tin rằng tất cả mọi người cần được (tự do) thoát khỏi sự thúc bách bởi các nhu cầu vật chất.

Đánh đổi ngục tù của sự không quyền lực bằng nỗi đau của một dạ dày trống rỗng là chưa tương xứng. Nhưng lịch sử cho thấy rằng các chính phủ của dân, do dân và vì dân là mạnh hơn rất nhiều trong việc tạo ra sự thịnh vượng. Và đó là quan hệ đối tác mà chúng tôi tìm kiếm với các bạn.

Khi những người bình thường có tiếng nói về tương lai của họ, thì đất của bạn không dễ bị tướt đoạt. Và đó là lý do tại sao cải cách phải đảm bảo rằng người dân của quốc gia này có thể có hầu hết những quyền sở hữu cơ bản đó – quyền sở hữu mảnh đất mà các bạn sống trên đó và làm việc trên đó.

Khi tài năng các bạn được cỡi trói, thì cơ hội sẽ được tạo ra cho tất cả mọi người. Mỹ đang bãi bỏ lệnh cấm các công ty kinh doanh tới làm ăn ở đây, và Chính phủ các bạn đã bãi bỏ các hạn chế về đầu tư và đã thực hiện các bước mở cửa nền kinh tế. Và bây giờ, khi nhiều của cải hơn đổ vào bên trong biên giới của các bạn, chúng tôi hi vọng và mong rằng nó sẽ nâng nhiều người lên hơn. Nó không thể chỉ giúp cho những người tầng lớp trên. Nó phải giúp cho tất cả mọi người. Và kiểu tăng trưởng kinh tế đó, tất cả mọi người trong đó đều có cơ hội – nếu bạn làm việc chăm chỉ, bạn có thể thành công – đó là cái làm một nước chuyển dịch nhanh chóng khi nó đi tớiphát triển.

Tuy nhiên, kiểu tăng trưởng đó chỉ có thể được tạo ra nếu tham nhũng bị bỏ lại phía sau. Để đầu tư dẫn đến cơ hội, cải cách phải thúc đẩy ngân sách minh bạch và công nghiệp do tư nhân làm chủ.

(xem tiếp phần dưới đây)
...
Все пройдет и печаль и радость
Все пройдет так устроен свет
Все пройдет только верить надо
Что любовь не проходит нет ..
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Đồ Nghệ

(tiếp phần trên)

Phát biểu của Tổng thống Obama Tại Đại học YANGON

Lãnh đạo bằng nêu gương, Mỹ khẳng định rằng các công ty của chúng tôi đáp ứng các tiêu chuẩn cao về sự cởi mở và minh bạch nếu họ làm ăn ở đây. Và chúng tôi sẽ làm việc với các tổ chức như Ngân hàng Thế giới để trợ giúp các doanh nghiệp nhỏ và thúc đẩy một nền kinh tế cho phép các doanh nghiệp, doanh nhân nhỏ phát triển mạnh và cho phép người lao động giữ lấy những gì họ kiếm được. Và tôi rất hoan nghênh quyết định mới đây của chính phủ các bạn tham gia vào tổ chức mà chúng tôi gọi là Quan hệ đối tác Chính phủ mở rộng của chúng tôi, để công dân có thể kì vọng tính chịu trách nhiệm và biết được chính xác các khoản tiền được chi tiêu như thế nào và hệ thống chính phủ vận hành ra sao.

Trên hết, khi tiếng nói của các bạn được chính phủ nghe thấy, có nhiều khả năng là các nhu cầu cơ bản của các bạn sẽ được đáp ứng. Và đó là lý do tại sao cải cách phải vươn tới cuộc sống hàng ngày của những người đang đói và những người đang bệnh, và những người sống không có điện, nước. Và ở đây, nước Mỹ cũng sẽ thực hiện phần của mình trong việc hợp tác với cácbạn.

Hôm nay, tôi tự hào thành lập lại phái bộ USAID của chúng tôi ở đất nước này, đó là cơ quan hướng dẫn phát triển của chúng tôi. Và Hoa Kỳ muốn làm một đối tác trong việc giúp đất nước này vốn từng là vựa lúa của châu Á, tái lập năng lực nuôi sống người dân, chăm sóc người bệnh, giáo dục trẻ em, và xây dựng thể chế dân chủ khi các bạn tiếp tục con đường cải cách.

Đất nước này nổi tiếng với nguồn tài nguyên thiên nhiên, và chúng phải được bảo vệ chống lại khai thác bừa bãi. Và chúng ta hãy nhớ rằng trong một nền kinh tế toàn cầu, nguồn tài nguyên lớn nhất của một nước là người dân. Vì vậy, qua việc đầu tư vào các bạn, quốc gia này có thể mở cánh cửa cho sự thịnh vượng hơn thêm nhiều – bởi vì mở khóa tiềm năng của một quốc gia phụ thuộc vào việc trang bị năng lực cho tất cả mọi người, đặc biệt là những người trẻ.

Đúng như giáo dục là chìa khóa cho tương lai của nước Mỹ, nó cũng sẽ là chìa khóa cho tương lai của các bạn. Và vì vậy chúng tôi mong muốn hợp tác với các bạn, như chúng tôi đã và đang làm với nhiều nước láng giềng của các bạn, để mở rộng cơ hội và đào sâu thêm các trao đổi qua lại giữa các sinh viên của chúng ta. Chúng tôi muốn sinh viên từ đất nước này đi đến Hoa Kỳ học hỏi chúng tôi, và chúng tôi muốn sinh viên Mỹ đến đây học hỏi các bạn.

Và sự thật này dẫn tôi đến quyền tự do thứ ba mà tôi muốn thảo luận: sự tự do thờ thờ phượng – tự do thờ phượng như các bạn muốn, và quyền của các bạn đối vớii phẩm giá con người cơ bản.

Đất nước này, giống như đất nước của tôi, được thiên nhiên phú cho sự đa dạng. Không phải ai cũng trông giống nhau. Không phải tất cả mọi người đến từ cùng một khu vực. Không phải tất cả mọi người thờ phượng theo cùng một cách. Tại các thành phố và thị trấn của các bạn, có đền, chùa, nhà thờ [đạo Ki tô] và nhà thờ đạo Hồi đứng cạnh nhau. Hơn một trăm nhóm sắc tộc đã là một phần của câu chuyện củacác  bạn. Tuy nhiên, trong các biên giới này, chúng tôi đã nhìn thấy một số trong các cuộc nổi dậy kéo dài nhất thế giới, chúng đã làm mất vô số mạng sống và xé rời nhiều gia đình và cộng đồng , và đứng chắn trên con đường phát triển.

Không có quá trình cải cách nào thành công mà không có hòa giải dân tộc. (Vỗ tay) Bây giờ các bạn có một thời khắc của cơ hội đáng kể để chuyển các cuộc ngừng bắn thành một giải pháp lâu dài, và theo đuổi hòa bình ở nơi mà các mâu thuẫn vẫn còn nán lại, kể cả ở bang Kachin. Những nỗ lực này phải dẫn đến một nền hòa bình công chính và lâu dài hơn, bao gồm cả việc trợ giúp nhân đạo cho những người có nhu cầu, và một cơ hội cho những người di tản trở về quê.

Hôm nay, chúng ta nhìn vào vụ bạo động gần đây tại bang Rakhine vốn đã gây ra quá nhiều đau khổ, và chúng ta thấy sự nguy hiểm của tình trạng căng thẳng tiếp tục ở đó. Đã quá lâu, người dân của bang này, kể cả sắc dân Rakhine, phải đối mặt với cái nghèo và sự khủng bố nghiền nát. Nhưng không có lý do cho bạo lực đối với người dân vô tội. Và người Rohingya giữ cho chính họ mình – giữ bằng chính họ cùng một phẩm giá như các bạn, và tôi giữ.

Hòa giải dân tộc sẽ cần thời gian, nhưng vì lợi ích của nhân loại chung của chúng ta, và vì tương lai của đất nước này, cần phải ngăn chặn sự kích động và ngăn chặn bạo lực. Và tôi hoan nghênh việc chính phủ cam kết sẽ giải quyết các vấn đề của sự bất công và tinh thần trách nhiệm, và tiếp cận trợ giúp nhân đạo và quyền công dân. Đó là một tầm nhìn rằng thế giới sẽ ủng hộ khi các bạn tiến về phía trước.

Mọi quốc gia đều vật vã trong xác định quyền công dân. Mỹ đã có cuộc tranh luận lớn về những vấn đề này, và những cuộc tranh luận đó vẫn tiếp tục cho đến ngày nay, bởi vì chúng tôi là một quốc gia của những người nhập cư – những người đến từ mọi nơi của thế giới. Nhưng những gì chúng tôi đã học được ở Mỹ là có một số nguyên tắc mang tính phổ quát, áp dụng cho tất cả mọi người dù bạn trông ra sao,dù bạn đến từ đây, dù bạn đang theo tôn giáo nào. Quyền của người được sống mà không có các mối đe dọa rằng gia đình của họ có thể bị tổn hại hoặc nhà ở của họ có thể bị đốt cháy chỉ vì họ là một ai đó hoặc đến từ một nơi nào đó.

Chỉ có người dân của đất nước này cuối cùng có thể định nghĩa sự hợp nhất của các bạn, có thể định nghĩa một công dân của đất nước này có nghĩa là gì. Nhưng tôi có niềm tin rằng khi các bạn làm điều đó các bạn có thể nhận được sự đa dạng này như là một điểm mạnh chứ không phải là một điểm yếu. Đất nước của bạn sẽ mạnh hơn vì có nhiều nền văn hóa khác nhau, nhưng các bạn phải nắm bắt cơ hội đó. Các bạn phải nhận ra thế mạnh đó.

Tôi nói điều này bởi vì đất nước của tôi và cuộc sống của riêng tôi đã dạy cho tôi về sức mạnh của sự đa dạng. Hoa Kỳ là một quốc gia của những người theo đạo Kitô, người Do Thái, người đạo Hồi, đạo Phật, đạo Ấn và người không có đạo. Câu chuyện của chúng tôi được định hình bằng mọi ngôn ngữ, làm giàu bằng mọi nền văn hóa. Chúng tôi có những người có gốc gác từ mọi miền trên thế giới. Chúng tôi đã nếm trải vị cay đắng của cuộc nội chiến và sự phân biệt, nhưng lịch sử của chúng tôi cho chúng tôi thấy rằng sự thù hận trong lòng con người có thể vơi đi, các lằn ranh giữa các chủng tộc và các bộ tộc sẽ phai dần. Và những gì còn lại là một sự thật đơn giản: e pluribus unum [từ nhiều thành một]- đó là những gì chúng tôi nói ở Mỹ. Từ số nhiều đó, chúng tôi là một quốc gia và chúng tôi là một dân tộc. Và sự thật đó , lặp đi lặp lại, làm cho sự hợp nhất của chúng tôi mạnh mẽ hơn. Nó đã làm cho đất nước chúng tôi mạnh mẽ hơn. Nó là một phần trong những cái đã làm nước Mỹ vĩ đại.

Chúng tôi đã sửa đổi Hiến pháp để mở rộng các nguyên tắc dân chủ mà chúng tôi yêu mến. Và tôi đứng trước các bạn hôm nay với cương vị Tổng thống của quốc gia mạnh nhất trên trái đất, nhưng thừa nhận rằng màu da của tôi đã từng bị từ khước quyền bầu cử. Và như thế điều đó sẽ cho bạn một ý thức nào đó rằng nếu đất nước của chúng tôi có thể vượt qua sự khác biệt thì các bạn cũng có thể. Mỗi một con người bên trong các biên giới này là một phần của câu chuyện của các bạn, và các bạn nên nắm giữ điều đó. Đó không phải là một nguồn làm yếu kém, đó là một nguồn sức mạnh – nếu bạn nhận ra nó.

Và điều đó dẫn tôi đến quyền tự do cuối cùng mà tôi sẽ thảo luận ngày hôm nay, và đó là quyền của tất cả mọi người được sống (tự do) thoát khỏi sự sợ hãi.

Trong nhiều cách, sợ hãi là thế lực chặn giữa con người và những ước mơ của họ. Sợ xung đột và các loại vũ khí chiến tranh. Sợ một tương lai khác lạ với quá khứ. Sợ những thay đổi sắp xếp lại trật tự xã hội và nền kinh tế của chúng ta. Sợ những người trông có vẻ khác ta, hoặc đến từ một nơi khác lạ, hoặc thờ phượng theo một cách khác. Trong một vài giai đoạn đen tối nhất, lúc Aung San Suu Kyi bị cầm tù, bà đã viết một khái luận về (tự do) thoát khỏi sự sợ hãi. Bà ấy nói sợ mất mát làm hư hỏng những người nắm lấy nó – “Sợ mất quyền lực làm hủ bại những người sử dụng nó, và sợ bị trừng phạt quyền lực làm đồi bại những ai phụ thuộc quyền lực”

Đó là nỗi sợ hãi mà bạn có thể để lại đằng sau. Chúng ta thấy rằng cơ hội ở các nhà lãnh đạo đang bắt đầu hiểu rằng quyền lực đến từ việc thoả mãn những hi vọng của dân, chứ không phải những sợ hãi của dân. Chúng tôi nhìn thấy điều đó ở những công dân khẳng định rằng lần này phải khác, rằng lần này thay đổi sẽ đến và sẽ tiếp diễn. Như bà Aung San Suu Kyi đã viết: “Sợ không phải là trạng thái tự nhiên của con người văn minh.” Tôi tin điều đó. Và hôm nay, các bạn đang cho thế giới thấy rằng sự sợ hãi không phải là trạng thái tự nhiên của cuộc sống ở đất nước này.

Đó là lý do tại sao tôi ở đây. Đó là lý do tại sao tôi đến Rangoon. Và đó là lý do tại sao những gì xảy ra ở đây là rất quan trọng – không những đối với khu vực này mà còn đối với cả thế giới. Bởi vì bạn đang bước vào một cuộc hành trình có khả năng truyền cảm hứng cho rất nhiều người. Đây là một thử nghiệm liệu một quốc gia có thể chuyển tới một nơi vị thế tốt đẹp hơn.

Hoa Kỳ là một quốc gia Thái Bình Dương, và chúng tôi thấy tương lai của chúng tôi cũng ràng buộc với những quốc gia và các dân tộc này ở phía Tây của chúng tôi. Và khi nền kinh tế của chúng tôi hồi phục, chính đây là nơi mà chúng tôi tin rằng chúng tôi sẽ tìm thấy sự tăng trưởng to lớn. Khi chúng tôi kết thúc cuộc chiến tranh đã chi phối chính sách đối ngoại của chúng tôi trong một thập kỷ, khu vực này sẽ là một trọng tâm cho những nỗ lực của chúng tôi để xây dựng một nền hòa bình thịnh vượng.

Ở đây trong khu vực Đông Nam Á, chúng tôi nhìn thấy tiềm năng cho sự hội nhập giữa các quốc gia và người dân. Và với cương vị Tổng thống, tôi đã nắm lấy ASEAN vì lý do vượt ngoài thực tế là tôi đã sống một khoảng thời thơ ấu của tôi tại khu vực này, ở Indonesia. Bởi vì với ASEAN, chúng tôi thấy các nước đang trên đà chuyển tới- các nước đang lớn mạnh, và các nền dân chủ đang nổi lên; các chính phủ đang hợp tác nhau; tiến bộ đang xây dựng trên sự đa dạng chạy khắp các đại dương, các đảo, các cánh rừng và các thành phố, các dân tộc thuộc mọi chủng tộc và mọi tôn giáo. Đây là những gì thế kỷ 21 nên giống như thế nếu chúng ta có can đảm bỏ qua một bên sự khác biệt của chúng ta và bước tới trước với một ý thức quan tâm lẫn nhau và tôn trọng lẫn nhau.

Và ở đây tại Rangoon, tôi muốn gửi một thông điệp cho khắp châu Á: Chúng ta không cần phải được xác định bởi các ngục tù của quá khứ. Chúng ta cần phải nhìn về tương lai. Đối với lãnh đạo của Bắc Triều Tiên, tôi đã đưa cho một sự chọn lựa: hãy dẹp bỏ vũ khí hạt nhân và chọn con đường hòa bình và tiến bộ. Nếu quý vị làm như thế thì quý vị sẽ thấy có một bàn tay mở rộng từ Hoa Kỳ.

Vào năm 2012, chúng ta không cần phải bám vào sự phân chia Đông, Tây, Nam, Bắc. Chúng tôi hoan nghênh sự trỗi dậy hòa bình của Trung Quốc, láng giềng phía Bắc của các bạn, và Ấn Độ, láng giềng phía Tây của các bạn. Liên Hiệp Quốc – Hoa Kỳ sẽ làm việc với bất kỳ quốc gia nào, dù lớn hay nhỏ, muốn đóng góp cho một thế giới hòa bình hơn và thịnh vượng hơn, và công chính hơn và tự do hơn. Và Hoa Kỳ sẽ là một người bạn với bất kỳ quốc gia nào tôn trọng các quyền của công dân mình và có trách nhiệm về luật pháp quốc tế.

Đó là đất nước, đó là thế giới mà bạn có thể bắt đầu xây dựng ở đây tại thành phố lịch sử này. Quốc gia này vốn bị quá cô lập có thể cho thế giới thấy sức mạnh của một khởi đầu mới, và chứng minh một lần nữa rằng cuộc hành trình tới dân chủ đi đôi với phát triển. Tôi nói điều này trong khi biết rằng vẫn còn có vô số người ở đất nước này, những người không được hưởng những cơ hội mà nhiều bạn ngồi đây được hưởng. Có hàng chục triệu người sống không có điện. Có những người tù lương tâm vẫn đang chờ đợi được thả ra. Có những người tị nạn và di tản trong các trại mà ở đó hi vọng vẫn còn là cái gì đó nằm ở chân trời xa xôi.

Hôm nay, tôi nói với các bạn, và tôi nói với tất cả mọi người có thể nghe thấy tiếng nói của tôi – rằng Hoa Kỳ ở với các bạn, kể cả những người đã bị lãng quên, những người bị tước đoạt, những người đang bị tẩy chay, những người nghèo khổ. Chúng tôi mang câu chuyện của các bạn trong đầu của chúng tôi và hi vọng của các bạn trong tim của chúng tôi, bởi vì trong thế kỷ 21 với sự lan toả của công nghệ và việc phá vỡ các rào cản, tuyến đầu của tự do nằm bên trong phạm vi các quốc gia và các cá nhân, không chỉ nằm giữa chúng.

Như một cựu tù nhân đã nêu ra trong nói chuyện với đồng bào của ông, “Chính trị là công việc của các bạn. Nó không chỉ dành cho [các] nhà chính trị”. Và chúng tôi có một thành ngữ ở Hoa Kỳ rằng văn phòng quan trọng nhất trong một nền dân chủ là văn phòng công dân – không phảiTổng thống, Chủ tịch, mà là công dân. (Vỗ tay)

Vì vậy, cuộc hành trình này có thể có vẻ bất thường và khó khăn và đầy thử thách và đôi khi bực bội  nhưng cuối cùng, các bạn, các công dân của đất nước này, là những người phải xác định tự do có nghĩa là gì. Các bạn là những người sẽ phải nắm bắt tự do, bởi vì một cuộc cách mạng thực sự của tinh thần bắt đầu trong mỗi trái tim của chúng ta. Nó đòi hỏi các loại can đảm mà rất nhiều các nhà lãnh đạo của bạn đã thể hiện.

Con đường phía trước sẽ được đánh dấu bởi những thách thức rất lớn, và sẽ có những người chống lại sức mạnh của sự thay đổi. Nhưng tôi đứng đây với long tự tin rằng những gì đang xảy ra ở đất nước này là không thể đảo ngược, và ý chí của người dân có thể nâng đất nước này lên và tạo nên một ví dụ tuyệt vời cho thế giới. Và các bạn sẽ có Hoa Kỳ là một đối tác với các bạn trên cuộc hành trình dài đó. Vì vậy, cezu tin bad de.[Xin cám ơn các bạn] (Vỗ tay)

Cảm ơn các bạn. (Vỗ tay)


Người dịch: Huỳnh Phan
Nguồn: White House/ Fox News/BS
...
Все пройдет и печаль и радость
Все пройдет так устроен свет
Все пройдет только верить надо
Что любовь не проходит нет ..
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Vodanhthi

.
Cảm ơn ông Đồ đã đăng một bài rất hay. Bài phát biểu súc tích chứa rất nhiều thông điệp, chứ không dài lê thê mà sáo rỗng. Không ít thông điệp có thể áp dụng cho nhiều quốc gia, thể chế độc tài nào đặt quyền lợi của một nhóm người lên trên quyền lợi dân tộc, quyền lợi đất nước.

Sự đổi thay ở Myanmar rất ấn tượng, mặc dù chúng ta còn phải chờ xem về mặt đường dài. Nhưng tạm thời có thể tạm coi Thein Sein là một Gorbachov của Myanmar, dám làm, dám chịu, dám đưa đất nước đi lên.

Ngay sau khi tái đắc cử, Barack Obama chọn quốc gia đầu tiên để viếng thăm là Myanmar. Không phải là sự tình cờ hoặc “tiện đường” tham dự hội nghị ở Campuchia như nhiều kẻ đã dè bỉu.

Nếu lãnh đạo các thể chế độc tài biết thương yêu dân tộc hoặc đất nước mình thì nên nhìn vào đây mà học tập.

Phải chi…
Mở mắt thì chạy theo cảnh
  Nhắm mắt thì chạy theo mộng.
                 (Ngọc Tuyền Hạo)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook

Trang trong tổng số 55 trang (547 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [40] [41] [42] [43] [44] [45] [46] ... ›Trang sau »Trang cuối