Trang trong tổng số 26 trang (259 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [12] [13] [14] [15] [16] [17] [18] ... ›Trang sau »Trang cuối

Ảnh đại diện

Tomorrow

(Tiếp theo)

Chim lợn kêu ngang trời

* Truyện ngắn của : Trọng Bảo



Chả thấy lão có vợ con gì. Lão có hai sào ruộng của ông cha để lại ở cánh đồng Ngòi. Lão làm đơn xin vào hợp tác xã nông nghiệp nhưng mãi chả thấy ban quản trị chấp thuận. Thành thử khi cả làng đã vào hợp tác xã, lao động tập thể, ngày ngày ra đồng, nghỉ giải lao, về nhà đều theo tiếng kẻng thì lão Túc vẫn là hộ làm ăn cá thể. Thửa ruộng tư hữu của lão nằm giữa cánh đồng hợp tác như một chướng ngại vật gây khó khăn cho việc cày bừa bằng máy, cấy chăng dây thẳng hàng.

Thửa ruộng nằm giữa cánh đồng hợp tác cũng gây nhiều phiền hà cho lão Túc. Lão không thể dẫn nước qua ruộng của hợp tác xã về ruộng của mình. Ông đội trưởng đội sản xuất làng Trung cảnh cáo: “Ruộng hợp tác xã đã đổ phân bón lót, ông không được lấy nước lấy hết chất của phân bón của tập thể đấy!”. Cũng may do ruộng trũng, nước ngấm qua bờ nên hai sào ruộng của lão Túc cũng đủ nước cấy. Trời hạn hán thì thật khốn khổ. Khi đội sản xuất tổ chức tát nước lên đồng đông vui như hội, tiếng hát, tiếng hò rộn ràng, cờ đỏ tung bay khắp cánh đồng thì lão Túc lủi thủi một mình gánh nước từ ao ra đổ xuống ruộng cứu lúa.

**

Bà Chiều nhớ lại thời trẻ, gặp lại lão Túc từ mạn ngược trở về ở ngoài đầu làng hai người đã nói chuyện với nhau rất lâu. Bà thương lão Túc. Nhưng mối tình của họ không thành. Ông bố bà gầm lên như hổ dữ khi biết hai người có tình ý với nhau:

- Con kia! Mày là người hay là thứ gì mà dính vào cái thằng “tư nhân, tư hữu” ấy hả… mà mày đã hai nhăm hai sáu, ế thừa rồi đấy. Dính vào nó thì ai người ta còn dám nhìn ngó đến mày nữa hả?

Bà cãi:

- Nhưng anh ấy là người tốt! Anh ấy…

“Bốp” một cái tát đau điếng khiến bà loạng choạng. Ông bố kiên quyết ngăn cấm nên bà và lão Túc cũng không thể thành duyên. Bà vẫn cố tìm cách giúp lão, khi thì gánh nước, khi thì cấy, làm cỏ lúa. Ông đội trưởng đội sản xuất làng Trung rất bực vì năng xuất lúa ở thủa ruộng của lão Túc cao hơn hẳn những chân ruộng của hợp tác xã ở chung quanh.
Nhất định lão này đục lỗ ngầm rút hết tinh chất phân đạm từ ruộng của hợp tác xã vào ruộng tư hữu của mình rồi. Ông cho công an xóm thường xuyên theo dõi. Để yên tâm hơn, ông đội trưởng còn cho đắp một bờ vùng bờ thửa xung quanh ruộng nhà lão Túc thật chắc chắn. Ông mấy lần gặp bà Chiều đe: “Cô không được giúp đỡ, tiếp tay cho phần tử tư nhân, tư hữu, nhất là không được phổ biến kiến thức khoa học kỹ thuật, kinh nghiệm sản xuất cho nó nhé!”. Chả là hồi ấy bà Chiều là thành viên của đội kỹ thuật của hợp tác xã. Bà được đi dự một lớp tập huấn kỹ thuật nông nghiệp trên huyện.

Thế nhưng việc thửa ruộng tư hữu của lão Túc năng xuất lúa và hoa màu vẫn cao hơn ruộng của hợp tác xã đã thành vấn đề nghiêm trọng. Hợp tác xã nông nghiệp, làm ăn tập thể, khí thế sôi nổi, phấn khởi, lúa cấy chăng dây thẳng hàng, phân chuồng, phân hóa học bón đúng định kỳ, bèo hoa dâu vùi xuống gốc lúa thêm chất đạm sinh học thế mà năng xuất cứ thấp. Thế là thế nào. Ông đội trưởng trực tiếp gặp lão Túc. Lão Túc e ngại mỗi khi có cán bộ đến gặp. Lão pha nước mời ông đội trưởng. Ông đội trưởng không uống. Có lẽ ông sợ uống nước của phần tử tư hữu chăng. Ông è è hắng giọng rồi chậm chạp nói:

- Ông Túc này! Hiện nay miền Bắc ta đang thẳng tiến lên chủ nghĩa xã hội, ra sức chi viện cho công cuộc đấu tranh giải phóng miền Nam…

- Vâng…

- Vậy nên khí thế thi đua lao động rất mạnh mẽ…

- Vâng…

- Mọi người đều đồng lòng nhất trí…

- Vâng…

- Mỗi người làm việc bằng hai vì miền Nam ruột thịt…

- Vâng…

- Vậy mà ông lại không ủng hộ…

- Vâng… - Lão Túc chợt giật nảy mình ấp úng vội chữa lại: - À… không… không… tôi vẫn… vẫn ủng hộ… ủng hộ đấy chứ…

- Ủng hộ… mà tại sao ông vẫn làm như thế?

- Tôi có làm gì đâu ạ?

- Thì ruộng lúa của ông năng xuất chả gấp đôi của hợp tác xã là gì?
Lão Túc không hiểu. Ông đội trưởng giải thích:

- Ruộng lúa của ông năng xuất gấp hai ruộng hợp tác xã. Làm ăn tập thể có tổ chức, có kỷ luật, có khí thế động viên sôi nổi mà lại không bằng cá nhân tư hữu thì còn ra làm sao nữa…

- Vâng…

- Vậy nên… ông cần xem lại. Như thế có phải là ảnh hưởng đến khí thế thi đua của tập thể xã viên đang hăng hái ra sức phấn đấu để tiến lên chủ nghĩa xã hội, chi viện cho miền Nam không?

- Vâng… vâng…

- Vậy ông nên xem lại cách làm ăn của mình, chống lại tập thể là không được đâu…

Lão Túc chột dạ khi nghe vậy. Khi ông đội trưởng ra về lão vẫn ngồi thừ ra ở cái chõng tre kê giữa nhà.

Thấy ruộng lúa của lão Túc để cỏ rậm bà Chiều sốt ruột. Lão này có tiếng là chăm chỉ cơ mà. Bà vừa lội xuống định giúp lão vơ cỏ thì nghe tiếng lão phía sau lưng:

- Thôi… cô lên ngay đi đừng làm nữa, mà từ bây giờ cứ mặc kệ tôi…

Ô hay! Hôm nay ông này làm sao thế này. Hay là ông ấy biết chuyện mình sắp đi lấy chồng. Ông bố bà đã nhận trầu cau, gả bà cho một anh tính hơi dở dở nhà ở giữa làng. Bà cầm nắm cỏ bước lên bờ rồi cúi mặt đi về làng.

Từ khi về nhà chồng, bà không còn dám đến giúp đỡ lão Túc cấy lúa, làm cỏ, sàng sảy như trước nữa. Nhưng bà vẫn theo dõi cuộc sống của lão, thương cảm cho cuộc đời của lão. Là hộ tư nhân, lão Túc không có chế độ bao cấp gì. Lão không có sổ mua muối, mua dầu hỏa, diêm, không có phiếu vải, phiếu thịt. Tất cả lão phải mua ngoài chợ đen mà không phải chợ đen lúc nào cũng có. Đã có lần bà phải dấu chồng con đem cho lão nửa cần muối, lưng chai dầu hỏa.

Có một chuyện bà còn nhớ mãi đó là chiều ba mươi tết năm Hợi. Bà đang gói bánh thì nghe tiếng trẻ con gọi nhau í ới: “Ra xem kẻ thịt trộm lợn bị bắt…”. Bà vội đậy rá gạo nếp lại chạy ra kho của đội sản xuất. Lão Túc đang bị dân quân dẫn giải vào sân kho.

Lão mặc bộ quần áo nâu bạc phếch, trên vai vác một con lợn độ ba mươi cân đang cạo lông dở nham nhở. Tiết lợn chảy đỏ lòe lưng áo vá của lão. Hai anh dân quân cầm súng CKC đi kèm hai bên. Lão Túc bị đưa vào giữa sân kho rộng mênh mông. Đây có lẽ là lần đầu tiên lão bước chân vào cái sân kho của hợp tác xã. Trẻ con người lớn xúm đông xem cảnh bắt giữ tên “thịt lợn trộm”. Con lợn lão đang vác trên vai là lợn do lão nuôi.

Thời bao cấp, nuôi được con lợn cũng không được phép thịt ăn, cũng không được tự đem bán ra ngoài chợ mà phải bán cho cửa hàng thực phẩm quốc doanh hoặc do hợp tác xã thu mua dành cung cấp cho các cơ quan, cán bộ, bộ đội và những người có phiếu mua thịt. Người nuôi có lợn bán được hợp tác xã ghi vào sổ, cuối năm sẽ căn cứ vào số thịt hơi đã bán cho nhà nước để phân phối lại, ghép vài nhà cho thịt chung một con lợn để ăn tết. Nhà nào tự ý giết lợn là vi phạm pháp luật, là “thịt lợn trộm”. Lợn nuôi được muốn bán phải báo hợp tác xã và chờ đợi nhân viên cửa hàng thực phẩm quốc danh về thu mua cho.

Lão Túc đang thịt con lợn giò của mình nuôi được ở sau nhà thì bị dân quân ập vào bắt quả tang. Con lợn cạo lông dở của lão bị tịch thu được chuyển ngay cho cửa hàng thực phẩm quốc doanh. Tết năm ấy lão chỉ có thịt của một con vịt đực già.

Từ khi thực hiện khoán mười, sang cơ chế thị trường tự dưng lão Túc lại không còn là thành phần chậm tiến nữa. Mấy sào ruộng nhà lão năng suất càng cao hơn vì lão có vốn đầu tư. Rồi lão lại nhận thầu thêm mấy mẫu đầm lầy gần nhà vét bùn nuôi trồng thủy sản, làm trang trại. Nghe nói lão có người cháu ở miền Nam gửi tiền về đầu tư thêm. Lão Túc giàu nhưng sống rất tiết kiệm. Lão không có gia đình, vợ con gì. Lão thường xuyên đóng góp xây dựng các công trình phúc lợi của thôn, của xã và giúp đỡ bà con trong làng. Lão cũng dành tiền xây cho ông Biên một ngôi mộ nhỏ, ốp đá hoa cương cẩn thận.

**

Đám ma lão Túc không có tiếng khóc. Mấy đứa cháu họ đầu đội khăn tang nhưng mắt thì ráo hoảnh. Đám thợ chuyên khóc mướn của phưòng bát âm thỉnh thoảng lại rú lên: “Ới ông ơi…” giọng ẽo ợt nửa như hát chèo, nửa giống ca cải lương, nghe vui hơn là buồn.

Chuẩn bị đưa ma thì có một chiếc xe tắc-xi lao nhanh vào cổng nhà lão Túc. Mọi người đổ xô ra nhìn. Cửa xe bật mở. Một ông mặc bộ com-lê thẳng nếp màu đen, tuổi độ sáu mươi tuổi bước xuống xe. Ông chào mọi người rồi bước vào nhà. Ông se sẽ gạt cái chiếu trải trước quan tài lão Túc sang một bên. Chiếu trải là để cho người làng đến viếng đứng vái hoặc quỳ lạy còn con cháu tang chủ vào viếng thì phải quỳ xuống đất hoặc nền nhà. Ông cúi gập người quỳ xuống nền nhà vái lạy. Đoạn, ông đứng dậy cầm cái mũ tết bằng bẹ chuối khô để trên nắp quan tài đội lên đầu mình, khoác cái áo xô ra bên ngoài bộ com-lê, cầm cây gậy tre tươi đứng ra phía đầu quan tài cúi đầu chịu tang.

Mọi người ồn ào. Có ai đó nói vống ra phía ngoài cửa: “Chắc ông này là con vơ, cháu váo tít mù khơi ở đâu về chịu tang để đòi chia tài sản của lão Túc đây...”. Bà Chiều len vào nhà nhìn kỹ rồi khẽ thốt lên: “Ôi! Anh cu Thuyên con ông Biên...”.

Đó chính là ông Thuyên, con “địa chủ” Biên bị xử tử năm nào. Ông là giám đốc một doanh nghiệp lớn ở miền Nam. Ông vẫn chuyển tiền về giúp lão Túc nhận thầu nuôi thả cá, làm trang trại. Ông vừa xuống máy bay thuê tắc-xi chạy gấp về thẳng làng Trung để kịp đưa lão Túc ra đồng...

Hà Nội tháng 8/2009
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Đồ Nghệ

Cảm ơn bạn Tomorrow đã đăng lại truyện ngắn này.Nhân tiện ĐN cũng muốn gửi vào đây một bài thơ sưu tầm được đã từ lâu, tuy không được sâu sắc và mạnh mẽ như truyên ngắn "Chim lợn kêu ngang trời", nhưng cũng nói lên được đôi điều về một thưở, về "có một thời..."

CÓ MỘT THỜI...

Có một thời người ta sợ
Chợt phong thư đến trước nhà
Có một thời người ta sợ
Bỗng một chàng trai tặng hoa

Có một thời người ta sợ
bên nhau chỉ có hai người
Có một thời người ta sợ
cả lời ý nhị xa xôi

Có một thời người ta sợ
tiếp cô bạn gái đến nhà
Có một thời người ta sợ
tiễn một chàng trai đi xa

Có một thời người ta sợ
không yêu mà dám chối từ
Có một thời người ta sợ
viết tim mình lên trang thơ

Có một thời người ta sợ
Đi trong nắng nhạt cuối chiều
Có một thời người ta sợ
chia tay dù hết thương yêu...

Thời ấy đã xa bao nhiêu
Người ta không còn nhắc nữa
Nghĩa là người ta vẫn sợ
Người ta lừa dối người ta.

Lê Tấn Hiển.
...
Все пройдет и печаль и радость
Все пройдет так устроен свет
Все пройдет только верить надо
Что любовь не проходит нет ..
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Vodanhthi

Viên kim cương đen

* DI LI



Tôi phát hiện ra chồng tôi ngoại tình.

Như mọi người đàn bà khác có chồng ngoại tình, tôi bắt đầu ghen tuông
và rình rập. Đầu tiên, tôi lén kiểm tra thư tín và điện thoại của
chồng tôi. Tôi làm việc này chớp nhoáng trong lúc anh đang ngủ, đang
tắm hoặc tập thể dục. Tôi ghi lại mọi cuộc gọi đến, gọi đi, gọi nhỡ,
song chẳng thu được kết quả gì. Tất cả đầu dây bên kia đều là nam
giới. Tin nhắn hầu hết đều đến từ các dịch vụ quảng cáo, số còn lại là
của tôi. Kểt quả làm việc trên máy tính xách tay của anh cũng không
khả quan hơn. Trong các file ảnh không lưu bất kỳ tấm chân dung hay
ảnh chụp chung với cô gái lạ nào. Tôi cũng bí mật truy cập hộp thư của
chồng tôi. Đàn ông hay để password bằng số cho dễ nhớ. Đầu tiên tôi
nhập số ngày sinh của anh. Sau đó thử số điện thoại. Thử biển số xe.
Số chứng minh thư. Số hộ chiếu. Số tài khoản. Số bảo hiểm xã hội. Thậm
chí thử cả ngày sinh của chính mình. Trước khi tuyệt vọng đến mức
chuẩn bị tắt máy thì tôi chợt nhớ ra số máy của mẹ tôi. Số máy của mẹ
vợ luôn là một cơn ác mộng đối với chồng tôi. Mỗi lần nhìn thấy số
điện thoại của bà hiện lên, anh thường bàn giao đâu đấy công việc cho
nhân viên, rồi mới nghe máy, sau khi đã chuẩn bị tinh thần cho nửa
tiếng đồng hồ càm ràm về giờ giấc sinh hoạt của chúng tôi, về cái chân
đau nhức của bà, về lũ cháu ngoại chưa được giáo dục cho đúng cách.
Tôi nhấn gọn gàng từng chữ số. Chấp nhận. Tôi mừng rỡ. Nhưng sau đó
thất vọng vì hộp thư của anh chỉ có lặt vặt vài báo cáo của trưởng
phòng, thư mời của đối tác, thư công nợ, thư của Vietnam airline báo
điểm thưởng cho thẻ Vàng, và vô số thư rác quảng cáo. Thư đi hầu như
không có.

Hoặc là anh giữ kín bí mật cho cô người tình, hoặc anh dùng những
phương tiện liên lạc khác.

Tôi không muốn thuê một thám tử tư, tôi không bao giờ tin tưởng ở
những gã bặm trợn thích đục nước béo cò trên sự đau khổ của người
khác. Tôi tự mình bám theo chiếc Rolls Royce của anh. Tôi để chiếc
Mercedez của mình ở nhà và mượn một chiếc xe khác loại của một đứa bạn
thân. Tôi đi theo anh ba ngày ròng rã. Tôi theo anh vào các nhà hàng
ăn trưa, theo ra sân golf vào chiều thứ bảy, theo sang một nhà máy nằm
ở ngoại vi thành phố mà tôi đã mừng rỡ cho rằng đấy là điểm hẹn lãng
mạn lý tưởng. Ngày thứ ba, tôi gặp may mắn. Tôi nhìn thấy anh đi vào
một tiệm thời trang của Espirit. Thoạt đầu, tôi nghĩ là anh mua một
món quà tặng, song sau thấy anh bước ra cửa cùng một cô gái mặc đồng
phục. Vì khoảng cách khá xa nên tôi không nhìn rõ mặt cô ta, nhưng có
thể quan sát những chuyển động của cơ thể mảnh khảnh bó sát trong lớp
vải màu trắng. Một thân hình tuyệt mỹ. Cô gái bước vào xe của anh và
họ phóng đi. Tôi gần như nghẹn thở và nhấn mạnh ga. Nhưng thật tệ hại
khi ngay lúc đó tôi gặp đèn đỏ, còn xe của anh thì không. Tôi đi loanh
quanh trong thành phố sau khi lạc mất dấu chiếc Phantom màu trắng. Tuy
nhiên anh về sớm hơn tôi tưởng, hầu như về trước tôi. Anh ngồi đợi tôi
trên bàn ăn vẻ bình thản. Tôi ăn tối một cách khó nhọc.

Ngày hôm sau, tôi tìm đến tiệm thời trang Espirit. Cô gái hôm qua mở
cửa cho tôi. Tôi có thể chắc như vậy, vì bờ lưng tuyệt đẹp của cô ta
khác hẳn những tấm lưng trùng trục của những cô gái khác trong cửa
hàng. Lúc này tôi đứng cách cô ta chỉ một bước chân. Trái với thân
hình đầy vẻ gợi tình dù chủ nhân của nó không cố ý, khuôn mặt cô gái
toát lên một sự dịu dàng đến nhẫn nại. Sống mũi thanh nhỏ, đôi mắt nâu
mở to và khóe miệng hằn sâu như nũng nịu, cô ta vừa giống một đứa trẻ
lại vừa như một thiếu phụ đáng kính trọng. Tôi thở dài. Tôi tin rằng,
nếu tôi ở địa vị của bất cứ người đàn ông nào, đều không tránh khỏi
ước muốn được ôm cô vào lòng để che chở hoặc gối lên lòng cô để được
cô che chở.

- Em giúp chị được gì không? – Cô gái mỉm cười, đôi môi hồng căng dãn
như một viên kẹo dâu dùng để chụp ảnh quảng cáo. Giọng nói ở tông độ
trong vắt của những người lồng tiếng trong rạp chiếu phim. – Hình như
chị mới đến đây lần đầu. Để em dẫn chị qua dãy bên kia…

- Không cần. – Tôi lạnh lùng. – Tôi chỉ muốn tìm hai chiếc áo sơ mi và
tự tôi có thể chọn được.

- Vâng, - Cô gái cố gắng làm tôi hài lòng. – em đứng ngay đây, nếu có
cần gì, chị cứ gọi.

- Tôi không tin rằng khiếu thẩm mỹ của cô có thể giúp tôi được. – Tôi
cố tình hành hạ cô gái. - Tôi có thể tự chọn mà không cần phải người
phục vụ.

Cô ta vẫn cười dịu dàng, và sự dịu dàng của cô ta làm tôi đau đớn. Tôi
chọn hàng loạt váy và áo sơ mi, sau đó vào phòng thay đồ, nhưng không
ưng cái nào. Tôi yêu cầu rất nhiều phụ kiện thử kèm, rồi đòi đổi thứ
khác, thứ khác nữa. Cô gái chạy ra chạy vào để mang theo dây lưng, nịt
tất, gile đi kèm. Cô ta im lặng giúp tôi thay ra những thứ đồ không
ưng ý và im lặng gấp lại hàng đống quần áo mà tôi vừa thử. Cô ta không
dám nói nhiều, chỉ mỉm cười dịu dàng và nhẫn nại. Tôi không có lý gì
để mắng nhiếc cô ta được. Tôi cởi ra bộ quần áo thử cuối cùng để mặc
trở lại bộ của mình. Tấm gương trong phòng thay đồ là loại đắt tiền.
Nó trong vắt, phản chiếu toàn bộ cơ thể tôi, từ gót chân lên đến đỉnh
đầu. Bình thường tôi vẫn ngắm mình qua tấm gương trong phòng tắm, song
hôm nay tôi muốn mặc quần áo vào thật nhanh.

Khi nhìn thấy tôi bước ra khỏi phòng thay đồ, cô gái cuống quýt tiến
lại hỏi xem tôi có hài lòng với bất kỳ món đồ nào vừa thử không. Tôi
chậm rãi lắc đầu. Cô gái vẫn mỉm cười dịu dàng như thể cô ta sinh ra
là để cho tôi tra tấn. Cô giúp tôi chỉnh lại cổ áo và nói rằng hy vọng
những mẫu mã trong tháng tới sẽ làm tôi vừa ý. Tôi tự ngượng với chính
mình. Tôi có thể xới tung cả thành phố này cũng không tìm đâu ra một
cô phục vụ như vậy. Cô như một nhân vật trong bộ phim phổ biến kiến
thức nói về những tiện ích của việc làm hài lòng khách hàng, chứ không
phải sự hiện diện của cô là có thật. Trước khi chào tôi, cô nói rằng
các cô bán hàng kia ghen tị với bờ vai tròn trịa của chị, và chỉ có
những người phụ nữ quý phái sinh ra mới có bờ vai ấy. Câu nói của cô
làm tôi hài lòng. Tôi hỏi cô ta bao nhiêu tuổi.

- Em 22 tuổi, chắc em kém chị không nhiều.

- Tôi gấp đôi tuổi cô. Cô trẻ và còn quá nhiều thời gian trên cuộc đời
này. Hãy chỉ làm những gì mà mình thấy đúng.

Sau câu nói mà suốt 40 năm trời bị mẹ tôi tra tấn, tôi bước ra ngoài
cửa. Một tuần sau đó, tôi tiếp tục đến Espirit. Tôi lặp lại kịch bản
đúng như lần trước, còn cô gái phục vụ tiệm thời trang vẫn nhẫn nại
với tôi như thể mắc nợ tôi từ kiếp trước. Lần này tôi chọn 2 chiếc áo
sơ mi và 3 quần âu. Cô gái gói đồ vào một túi giấy in thương hiệu cửa
hàng và tiễn tôi ra cửa. Tôi cảm thấy trong lòng nhen lên một thứ tình
cảm hết sức mâu thuẫn. Tôi yêu quý cô gái này, nhưng đồng thời lại căm
ghét cô ta. Nhìn vào cô, tôi vừa có thể nhìn thấy bản sao của mình 20
năm về trước, vừa nhận ra những thứ mà tôi không còn có thể níu kéo
được nữa.

Tôi đến Espirit thường xuyên, như một thứ tự kỷ ám thị, một thói quen
không thể bỏ, mặc dù những quần áo lấy về từ cửa hàng đều bị bỏ quên
trong góc tủ.

Một buổi chiều, tôi nhìn thấy chồng tôi đi vào một plaza đá quý và lên
thẳng tầng trên cùng. Tôi không cần bám theo anh vào tận trong phòng
trưng bày. Tôi lạnh lùng quay xe về nhà và chờ đợi. Tôi nói cô quản
gia không cần phải chuẩn bị đồ ăn. Chúng tôi sẽ không có thời gian ăn
uống trong suốt cuộc tranh luận để đi đến quyết định. Nếu anh về sớm,
chiếc hộp đá quý tặng cô nhân tình hẳn vẫn còn nguyên trong túi để
dành cho hôm sau, còn nếu anh về muộn, cô ta đã nhận được quà rồi. Dù
thế nào thì tôi cũng phải lên tiếng.

Chồng tôi về nhà, vẻ mặt phấn chấn, hơi ngạc nhiên khi nhìn thấy tôi.
Tôi định sẽ nói trước, song anh cất lời.

- Hôm nay không cần nấu ăn.

- Đúng, không cần nấu ăn. – Tôi thản nhiên.

- Em thích chọn tiệm ăn nào?

Đến lượt tôi ngạc nhiên. Và không để tôi kịp trả lời, anh rút từ túi
áo vest ra một hộp vuông nhỏ bọc giấy bạc, trên thắt chiếc nơ mạ nhũ
kim vàng.

- Của em. – Anh chìa chiếc hộp cho tôi. – Chúc mừng đám cưới bạc.

Tôi đã mải mê quan sát mọi hành tung của chồng và cô gái kia mà quên
cả ngày kỷ niệm đám cưới của mình. Tôi cố vớt vát.

- Lạy Chúa, em xin lỗi. Mấy tháng vừa rồi em đã nghi ngờ anh và cô gái
ở tiệm thời trang Espirit.

Sau vài giây chững lại, chồng tôi cười to. Anh cười phá lên như đứng
trước một sự gì vui nhộn lắm.

- Em vớ vẩn lắm. Đấy là con gái một ông bạn cũ của anh. Thuở còn hàn
vi, anh đã mang ơn ông ấy nhiều, nên cách duy nhất để trả ơn bây giờ
là giúp đỡ con bé đôi chút. Ông bạn anh chết rồi, còn hai mẹ con nó
cũng khá vất vả. Anh đang tính bàn với em để nhận nó làm con nuôi.

- Đúng là em vớ vẩn thật. – Tôi ngượng nghịu lồng chiếc nhẫn anh tặng
vào tay. – Kim cương đen Brazil. Em mới chỉ nhìn thấy trên tạp chí.
Làm sao anh mua được?

Chồng tôi nhún vai, như thể đó chỉ là chuyện nhỏ.

- Đừng bao giờ nghi ngờ chồng em nữa. Anh cũng là một viên kim cương
đen Brazil đấy. – Anh nháy mắt và bước lên cầu thang xoáy trôn ốc chạm
gỗ tếch. – Trong lúc anh đi tắm thì em nghĩ ra xem nên đi ăn tối ở đâu
nhé.

Tôi sững người và ngồi phịch xuống ghế salon, nước mắt tuôn như suối.

* * * * *



Trên tầng 15 của một khách sạn sang trọng trong thành phố, một người
phụ nữ có bờ vai tròn trịa quý phái đang nép mình vào ô cửa trông
xuống những con phố đan vào nhau nhằng nhịt.

Người thanh niên chạc ngoài ba mươi tuổi mình để trần, phần thân dưới
chỉ cuốn hờ hững một chiếc khăn tắm màu trắng pha lam nhạt, đúng tông
màu logo của khách sạn. Khuôn ngực cuồn cuộn của anh ta lấm tấm mồ
hôi. Anh ta tiến lại gần người đàn bà vài ba bước, rồi chừng như quá
sốt ruột, anh cúi xuống ngấn cổ và bờ vai tròn trịa.

- Em không yêu anh. – Anh thì thào.

- Có mà. Rất yêu. – Người đàn bà nấc lên, rồi chừng như không chịu
đựng thêm được nữa, người đàn bà xoay người lại, để mặc đôi môi lang
thang trên lớp áo ngủ viền hoa hồng trắng.

- Em không cố gắng. Em không muốn ở gần anh. – Bàn tay gân guốc trùm
lên những ngón tay đang bíu chặt lấy ô cửa sổ.

Viên kim cương đen gợn ánh dưới bóng chiều tà.

- Em không thể. Em không còn cách nào khác. Chẳng có lý do gì để từ bỏ
ông ấy. Ông ấy không ngoại tình. Ông ấy vẫn rất yêu em.

* * * * *



Trong phòng khách của một căn hộ nằm trên khu chung cư 18 tầng, một cô
gái nửa nằm nửa ngồi trên chiếc salon bọc da báo. Cô khoác bộ kimono
mỏng tang. Mỗi lần cô xích về mé bên kia của tay vịn, chiếc áo lại xê
dịch, để lộ những khoảng trống khiến người đàn ông đang quỳ dưới chân
cô gần phát điên. Ông ta cố gắng tiến lại gần cô, nhưng càng gần bao
nhiêu thì cái thân hình như muốn thiêu đốt con ngươi của mọi gã đàn
ông kia lại xích ra bấy nhiêu, cứ như thể một chú báo gấm hoa đang gạ
gẫm người đi săn mới vào nghề. Sau rốt ông ghì chặt lấy cô gái, nhưng
cô dùng cả hai bàn tay lẫn đôi chân đẩy ông ra. Sự cựa quậy của cô gái
càng khiến người đàn ông bị kích thích tột độ.

- Em làm tôi điên mất rồi. Giờ thì em muốn gì chứ?

Cô gái áp chặt bàn tay lên ngực. Viên kim cương đen lồng trên ngón áp
úp phản chiếu những tia lấp lánh từ hàng trăm lát cắt đang hứng ánh
sáng dưới ngọn đèn chùm.

- Em muốn chết. Anh không yêu em.

- Em đừng nói gở. Anh yêu em hơn mọi thứ trên đời.

- Anh không yêu em nhiều hơn bà ấy. – Cô gái nức nở.

- Giờ phút này, em là người duy nhất. – Người đàn ông vùi đầu vào cô
gái.

- Anh vẫn không dứt điểm.

- Anh đang cố gắng đây. Mà em không thấy mọi sự vẫn đang ổn sao. Em
muốn gì được nấy. Anh vẫn coi em là nữ thần của anh.

- Không. - Cô gái đứng phắt dậy. – Em, hoặc bà ấy.

- Ừ, em.

Người đàn ông kéo chiếc kimono ra và lần này cô gái không chống cự. Cơ
thể cô oằn lên những làn sóng nhè nhẹ.

- Mà vợ anh bảo em những gì?

- Cấm không được dùng từ “vợ anh” ở đây. – Cô gái cau mặt, sau đó lại
nhoẻn miệng cười, một nụ cười trẻ thơ nũng nịu trên khuôn mặt dịu
dàng. – Bảo rằng “Cô trẻ và còn quá nhiều thời gian trên cuộc đời này.
Hãy chỉ làm những gì mà mình thấy đúng.”

* * * * *



Một thanh niên điển trai, dáng người cao lớn sốt ruột bấm chuông cửa.
Cô gái ra mở cửa điệu bộ vẫn còn ngái ngủ. Cô cằn nhằn.

- Anh về mà không báo trước.

Người đàn ông không trả lời. Anh ta đi tới đi lui trong phòng vẻ bực
bội, sau rốt anh ta dừng lại trước cửa phòng ngủ. Nhìn thấy tấm ga
nhàu nhĩ, gối vứt mỗi nơi một chiếc, anh ta rít lên.

- Tao đã phải nhường cả nhà lẫn giường cho lão già suốt buổi trưa, còn
phải báo trước à.

- Đây không phải nhà của anh. Là thành quả của tôi. Tôi đang nghi ngờ
công sức của anh đang đổ xuống sông xuống bể với con quạ của anh đấy.

- Cứ từ từ rồi sẽ tính. Nếu mụ ấy ly dị chồng thì một nửa số cổ phần
và bất động sản mới được sang tên. Lúc ấy đừng coi thường thằng này.
Xem ai tài giỏi hơn ai. – Nhìn cô gái đang lấy tay che miệng ngáp, anh
ta đay nghiến. – Kiệt sức rồi chứ gì.

- Không. – Cô gái nhoẻn miệng cười, nụ cười trẻ thơ nũng nịu trên
khuôn mặt dịu dàng. – Anh nên thử sức của anh ấy.

Người đàn ông bế thốc cô gái vào trong phòng. Anh ta tuột nốt chỗ vải
còn lại trên người cô.

- Khoan đã. – Cô gái ngừng lại. – Kế hoạch tự nhiên lại thay đổi, lại
phát sinh, thì làm thế nào?

- Đâu rồi sẽ vào đấy, chạy đua xem ai giành được hợp đồng hôn nhân
trước nhé. Anh chỉ cho phép em một tháng với ông bố nuôi thôi đấy. Sau
đó chúng ta mỗi đứa một chiếc mui trần và đi phơi nắng ở Hawaii. Đến
lúc đó xem em thử sức anh được đến đâu.

Cô gái cười khúc khích. Bàn tay có viên kim cương đen mải miết trên
tấm lưng trần lấm tấm mồ hôi.
Mở mắt thì chạy theo cảnh
  Nhắm mắt thì chạy theo mộng.
                 (Ngọc Tuyền Hạo)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

letam

               Mộ gió - truyện của Nguyễn Ngọc Tư

TT - Hồi ấy chị lên mười ba, em nhỏ hơn hai tuổi.
Mười bảy tháng mười năm đó ba má đi đám giỗ, để hai chị em ở nhà. Lúc xách cặp chèo ra cửa má ngoái lại dặn chị:


- Ở nhà coi chừng em...

Chị dạ. Má rải lời dặn dò nằm lển nghển khắp nơi. Chị ngó ngoài sân thấy “Coi chừng ông trời chuyển mưa thì đem củi vô nhà“ và ”Đóng cái cổng rào lại” đứng dựa hàng bông lồng đèn kêu cọt kẹt, bước vô nhà vấp “Lấy chổi rơm quét mạng nhện trên bàn thờ” và “Nhà hết gạo rồi, con lội bộ lại đằng tiệm mua nấu đỡ” thì nằm nép trong góc bếp. Ở sàn lãn gió thổi xập xòe làm “Còn mấy con cá rô đem kho tiêu” đập đuôi xao xác vách thùng.

Một mình chị làm bao nhiêu chuyện đó cũng xong, nhưng em cứ cà nhổng chạy chơi với chuồn chuồn thì ức. Ba hay nói phải chia việc mà làm, “mỗi người có một bổn phận...”. Con trai kiếm cá con gái hái rau, con trai ra ruộng rẫy con gái vùi đầu trong xó bếp. Bao giờ con trai trở thành đàn ông nó có bổn phận đưa tay đánh, còn con gái (giờ đã là đàn bà) thì giơ thân ra chịu đòn. Vụ đó ba không dạy, hai chị em tự biết thôi.

Những bài học về bổn phận chị thuộc nằm lòng, nên khi em đòi đi tiệm mua gạo thay vì bắc ghế quét mạng nhện bàn thờ, chị buộc lòng gật đầu. Làm chị phải nhường em.

Chị thích được đi tiệm để săm soi mấy cây kẹp tóc thèm chơi. Nhưng tiệm cũng là thiên đường của em, với những cục kẹo sặc sỡ như những cái bong bóng sặc sỡ. Dù mỗi lần em đi tiệm dường như răng lại mòn hơn, dù em hay chểnh mảng kiểu như mua đường cát về tới nhà thấy cát nhiều hơn đường, còn lẫn lộn thêm mấy con cuốn chiếu. Bữa trước đi mua đậu trắng em về với cái túi không, đậu chảy theo cái lỗ thủng rải dọc đường như cô công chúa Mỵ Châu để lại dấu vết cho chồng. Bữa trước nữa em lội sông mang gạo về, má phải đem mớ gạo ướt mèm xay bột.

Sẽ xảy ra vài kịch tính ở quãng đường giữa nhà và tiệm tạp hóa bà Tư Mốt: một nhánh cây gãy lộ ra ổ ong mật, một con diều của ai đó mắc kẹt trên đọt so đũa, một tiếng chim hót nghe gần... cũng làm chân em chậm lại mươi phút hay vài giờ hay hết phim, nếu nhà bà Tư Mốt đang mở một cái phim võ thuật kiểu như Ngôi chùa Thiếu Lâm tự.

Nên trưa ấy quá bữa rồi mà gạo chưa về tới nhà, chị tưởng em còn hóng hớt đâu đó. Cái mẻ kho nằm nguội ngắt chờ cơm.

Nhiều ngày sau đó, khi xóm nhỏ nháo nhác vì một cư dân mười một tuổi đã biến mất, chị vẫn nghĩ em đang chơi đâu đó. Chị giận sôi những người đã tỏ ra thất vọng khi không tìm thấy thi thể em, ở ngoài đồng hay dưới đáy sông. Một câu đố không tìm ra câu trả lời, ông trời cà chớn quá.

Nhiều tháng sau đó, khi ba má vẫn vật vã rã rượi, chị vẫn nghĩ em đi chơi đâu đó sẽ về. Cho tới khi má rọi cái ảnh em hồi mười tuổi đặt lên bàn thờ, đứng chung với mấy ông bà già u mặc. Trong ảnh, em mặc áo thun vàng đồng phục của đội bóng nhi đồng trường lúc đang nhận giải ba cấp huyện, mặt em nghiêng về trái khoe mụt ruồi lớn như con ve chó, giống như hình ảnh cuối cùng của buổi sáng ấy chị ngó thấy em chạy vù đi.

Cái ảnh là kết cuộc cho những chờ đợi nhưng hi vọng đã bay hơi theo ánh mặt trời. Má sực nhớ biết đâu thi thể thằng nhỏ trôi ra biển hay bị kẹt dưới chân cầu nào, rồi âm thầm tan rã. Biết đâu giờ hồn nó vất vơ vất vưởng đói ăn. Ba má bắt đầu kêu em về trong những bữa cơm. Có lần chị quên không dọn dư ra một cái chén, ba bợp tai chị cắm đầu, nói “đã kêu mày coi chừng em rồi mà...”.

Coi như chị đã được định tội xong, và định sẵn cho mọi lỗi lầm dù chẳng mấy liên quan như chuột cắn ổ gà, dông làm ngã cây đu đủ... Nếu mỗi lần đau trên người chị mọc sợi lông, thì những lần má ngồi khóc bên sông, những lần ba buông đũa giữa bữa cơm bởi tiếng bầy trẻ trai đi bắn chim ngang nhà, những cái tết lặng lờ qua, những khói nhang tối tối, những lần giở quần áo em ra giũ bụi... đã biến chị thành con khỉ.

Và nếu mỗi lần đau là một giọt nước, một hạt cát thì chị thành sông, thành đồi cát năm ba mươi tuổi.

Chị sống một mình. Mỗi khi định cười giòn thì chợt nhớ mình đã để mất đứa em. Mỗi khi định lấy ai đó làm chồng thì nhớ trong cơn mê sảng má thảng thốt kêu Võ, Võ ơi. Mỗi khi định sống cho ra con người thì nhớ ba lúc lâm chung vuốt mãi mắt mới chịu nhắm.

Chị vẫn tin em đi chơi đâu đó. Nhà vẫn cặm trên nền cũ, vườn cũ, kiểu cũ. Cây nào chết thì trồng lại y giống cây đó. Đoạn rào nào gãy thì được thay giống hệt. Chị chôn chị chỗ buổi sáng em guộn mấy tờ giấy bạc mua gạo vô dây lưng quần cộc xanh dương, áo màu xám tro lấm lem mủ chuối vẫy tay rẽ trái chạy vù về phía tiệm tạp hóa bà Tư Mốt. Lúc đi em không đóng cửa rào làm mấy con gà đi qua nhà hàng xóm bươi tơi bời giồng cải họ mới gieo.

Một bữa chị qua hàng xóm mượn trẻ con nhổ tóc ngứa, đang ngủ gà gật, đang lúc hờn hờn cái thân mình chẳng có đứa nhỏ để sai vặt, chợt nghe bên nhà chó sủa. Chị hỏi vóng qua hào ranh. Người đó ngập ngừng:

- Cho tôi hỏi nhà chú Mười Hưng.

- Phải rồi, nhà ba tui đó, cậu kiếm ai?

- Em Võ nè, chị Hai...

Người đó nói vậy. Chị không biết cách nào mình đã về đến nhà, bay, hay bò lết, hay nhảy ào xuống hào càn qua những dây rau muống. Chỉ biết chị phải về sụp xuống trước bàn thờ, để thưa:

- Đó, ba má thấy chưa, con đã nói là thằng Võ đi chơi mà...

Chị quỵ ở đó rất lâu, tóc xấp xải trải xòe ra đất, lưng khum khum như một ngôi mộ. Chị không hỏi em đã đi đâu, chẳng ích gì... Đàn ông rong ruổi đường xa, đàn bà vạ vật ngồi canh cửa, đời phân công vậy mà...

                                                                Truyện 1.211 chữ của NGUYỄN NGỌC TƯ
 Vui là chính - Chính là vui!
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Vodanhthi

Chiếc thuyền chúc phúc

* KHUÊ VIỆT TRƯỜNG



Tôi là một đứa con làng chài. Khi tôi sinh ra đời thì có một cơn bão rớt đổ  về. Tôi chẳng biết cơn bão xảy ra như thế nào, vì khi đó tôi nằm trong một chiếc thuyền thúng màu vàng, quanh người phủ đầy các loại vải ấm. Mãi sau này lớn lên tôi mới hiểu tại sao khi còn bé  mình lại được ngủ trong một chiếc thuyền thúng mà không phải ở trong nôi như bao đứa trẻ khác.

Chiếc thuyền thúng màu vàng ấy ngoài ý nghĩa che cho tôi trong cơn bão rớt năm tôi chào đời, nó còn là sự nhắc nhở về tình yêu vô cùng to lớn của ba tôi với hai mẹ con, mãi đến khi ba tôi lìa bỏ cuộc sống sau một cơn bệnh nặng. Mẹ đã kể cho tôi nghe câu chuyện tình của ba mẹ và chuyện tôi sinh ra đời trong chiếc thuyền thúng.

oOo



Ngày đó, làng của tôi buồn lắm. Đó là ngôi làng nằm ở dưới chân một đỉnh núi, nhìn ra cả vùng biển rộng mênh mông. Làng được hình thành từ những chuyến tàu bị trôi dạt bởi những cơn bão, bởi những ngư dân ở nhiều vùng biển khác nhau. Lúc đầu họ chọn nơi này để nghỉ ngơi trong chuyến hành trình trên biển. Sau đó thì ở lại lập nghiệp. Làng bị cô lập hoàn toàn với thế giới bên ngoài. Mỗi lần muốn vào đất liền, mọi người phải dùng tới thuyền. Do đó, để thích nghi với cuộc sống, người dân ở làng đã phát rừng làm rẫy, trồng các loại rau cần thiết. Trong mỗi nhà đều có sẵn gạo dự trữ cho mùa biển động, khi mọi người đều ở nhà, không một tàu thuyền nào dám ra khơi.

Ba tôi đến làng từ nhỏ, khi đó ba  chỉ mới vừa chập chững biết đi. Ông bà nội tôi đã mang cả cơ nghiệp lên chiếc thuyền đánh cá, đưa ba đến miền đất này lập nghiệp. Rồi ngày qua, người cứ tiếp tục đến, người nhiều miền đất với nhiều giọng nói khác nhau đã tạo ra một giọng nói riêng tại đây - tôi đã mang giọng nói của nơi mình ra đời như thế. Mẹ tôi không phải là người sinh ra ở làng, cũng đến cùng ba mẹ trên một chuyến tàu sau vài tháng. Khi đó đất trống nhiều lắm, ai thích cất nhà ở đâu thì cứ đem vật liệu tới dựng lên.

Nhưng theo quy luật tự nhiên, ai cũng thích ở gần nhau để còn có người đi ra đi vào nói chuyện. Theo cách nói của mẹ, cụ thể hơn là để nửa đêm có đau bụng, đau đầu còn có thể nhờ vả lẫn nhau. Định mệnh run rủi khiến nhà của ba và mẹ sát nhau, hai người chỉ ở cách nhau bởi một dãy đá san hô chặn ở giữa.

Gia đình của ba và mẹ thật ra chẳng chênh lệch về sự giàu nghèo để hai bên khó thể tiến tới với nhau. Cái khó chính là ba đã phải ra đời, bươn chải kiếm sống sớm. Mới 10 tuổi, ba đã cùng  mọi người lên những chuyến tàu ra khơi đánh cá. Ba không có điều kiện học hành, chỉ dừng lại ở bậc tiểu học trường đảo. Còn mẹ là con út trong gia đình cho nên vẫn được ưu tiên học hành. Sau khi học hết bậc tiểu học trường đảo, mẹ tiếp tục theo thuyền vào thành phố học trung học. Con đường mẹ chọn cũng khác với những cô gái trên đảo.

Bởi phần lớn cô nào cũng mang giấc mơ rời khỏi đảo, tung hoành ở một nơi chốn khác có nhiều ánh đèn và nhiều cuộc vui chơi. Mẹ lại chọn nghề dạy học. Do là dân đảo nên mẹ được  học bổng vào học trường cao đẳng sư phạm ở thành phố, với cam kết sẽ trở về đảo dạy học. Thật ra thì dù không có bản cam kết mẹ cũng trở về dạy ở trường đảo, vì theo mẹ thì mẹ đã quen mùi gió biển, quen nhìn thấy những con sóng vỗ trên bãi cát. Mẹ mang trong lòng mình một giấc mơ bé nhỏ là làm thế nào cho trẻ em làng đảo này  đứa nào cũng được đi học.

Ba yêu mẹ theo cách của một chàng trai làng biển. Hàng ngày, sau khi đi biển về ba mang những con cá ngon tặng mẹ. Hôm nào mưa gió, ba lại đến nhà che giùm mẹ những chỗ bị dột. Có khi ba tới trường phụ mẹ và các cô giáo khiêng bàn ghế cho những buổi sinh hoạt. Tuyệt đối không có một lời tỏ tình. Ba đâu biết rằng chính mặc cảm của ba đã làm mẹ ngả vào tay người khác. Bởi mẹ cũng đã chao đảo vì sự chăm sóc và yêu thương theo cách của ba, nhưng mẹ đợi mãi mà ba chẳng ngỏ lời.

Chuyện xảy ra khi con đường từ trên đỉnh đèo được khai thông xuống làng chài của chúng tôi. Những người mở đưòng đã che tạm những tấm bạt gần trường học để nghỉ ngơi sau những giờ làm việc. Con trai thành phố, lại là con trai cầu đường, có năng khiếu ăn nói. Trong khi đó ba là dân biển, thật thà chẳng biết rằng người phụ nữ thường dễ mềm lòng trước những lời hoa mỹ.

Một kỹ sư trong số những người đang mở đường từ trên đỉnh đèo xuống làng biển đã làm xáo trộn cuộc sống của mẹ. Chàng trai đó thường xuyên gặp các cô giáo trong trường vào những lúc sinh hoạt, giao lưu. Anh ta đã ngỏ lời với mẹ trước khi ba ngỏ lời. Cô gái mới lớn là mẹ đã gục ngã trước những lời ngọt ngào của chàng trai thành phố kia...

oOo



Thật ra thì ba không phải là cha ruột của tôi. Bởi vì tình yêu mù quáng của mẹ với chàng kỹ sư cầu đường đã để lại trong lòng mẹ một giọt máu. Con đường làm xong, anh ta cũng không bao giờ trở lại và cũng chẳng biết rằng mình sắp có một đứa con. Mẹ đã tuyệt vọng đến dường nào khi đi tìm anh ta tại đơn vị anh thi công tận Phú Yên. Câu trả lời của mọi người rất lạnh lùng: "Hiển hả? Nó xuất ngoại với vợ nó rồi".

Ba gặp mẹ một nơi không ai ngờ đến. Đó là tình cờ khi đi vào thành phố ba thấy mẹ bước vào một  phòng khám phụ sản tư nhân. Hôm đó ba đi mua một số vật dụng cho con tàu. Thời giờ rảnh rang, ba phóng xe đi vòng vòng ngắm cảnh. Khi thấy mẹ, ba đã không thể nào không ngạc nhiên. Rồi ngày hôm đó ba đưa mẹ về lại làng đảo. Ba đã có mặt kịp thời ngăn chặn hành động điên rồ của mẹ, để tôi có thể sinh ra trên cuộc đời này. Vì hôm đó nếu không gặp ba, mẹ đã phá thai. Ba đã ôm mẹ, nói trong tiếng thở dài buồn: "Mình làm đám cưới đi, em nhá”.

Mọi bí mật ba bắt mẹ phải giấu kín. Đám cưới của ba mẹ là một ngày trọng đại đối với làng đảo chúng tôi. Cả làng đều dự đám cưới, cả làng đều chúc ba và mẹ trăm năm hạnh phúc. Sau đó, ba đã dày công đan chiếc thuyền thúng, sơn màu vàng rực rỡ để đón ngày tôi chào đời.

Tôi sinh ra đời trong một ngày dông gió kéo về. Ba đã kịp về ôm mẹ mệt lả trong vòng tay mình. Tôi khóc chào đời trong vòng tay hai người, nhưng tiếng khóc của tôi chìm trong tiếng biển gào. Lạ kỳ là mọi người đều cho rằng gương mặt tôi giống ba như in, không một ai biết tôi không phải là con ruột của ba. Có thể bởi khi tôi còn nằm trong bụng mẹ, chính tình yêu thương của ba đã nuôi tôi khôn lớn. Bởi chính ba chứ không phải ai khác đã tạo điều kiện cho tôi có mặt trên cuộc đời này.

oOo



Theo truyền thuyết về biển của làng đảo, nếu hái hoa mọc ở những triền núi khó khăn để vào một chiếc bè đưa ra khơi xa trong ngày người thân yêu của mình qua đời, người đó sẽ gặp may mắn. Tôi tin. Rồi đúng ngày ba qua đời, tôi leo lên trên những triền dốc nơi ngọn núi của làng, hái rất nhiều hoa dại. Tôi bị nhiều vết thương do gai và đá núi đâm, nhưng điều đó chẳng quan trọng bằng việc tôi đã hái được những đóa hoa đẹp nhất cho ba của tôi. Ba cũng từng kể cho tôi nghe truyền thuyết nếu ai hái được tất cả hoa dại nở trên ngọn núi này, gởi hương hoa ấy cho người mình thương yêu trong ngày giỗ, người đó sẽ có một đời sống khác tốt hơn.

Biển chiều mùa hạ xanh thẳm. Mây trắng đan xa từ phía chân trời. Tôi chất đầy hoa đã hái được  lên chiếc thuyền thúng màu vàng. Trong nắng, chiếc thuyền hoa lấp lánh. Chú Hải nhiệt tình cho tôi cùng chiếc thuyền thúng đầy hoa lên chiếc thuyền đánh cá của chú chuẩn bị ra khơi xa. Giữa mênh mông biển, tôi thả chiếc thuyền thúng màu vàng đầy hoa xuống biển.

Sóng lay thuyền đi, thuyền dập dờn một lát theo sóng trôi xa và mất hút trong đường chân trời. Dường như tôi  nghe tiếng ba giữa thinh không: "Ba yêu mẹ và con lắm". Tôi thầm thì: "Con biết mà”. Tôi nhìn sóng đưa thuyền đi ra tận khơi xa như tôi tin ba của tôi đang đón nhận nó.  
Mở mắt thì chạy theo cảnh
  Nhắm mắt thì chạy theo mộng.
                 (Ngọc Tuyền Hạo)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Vodanhthi

Nửa đời ngơ ngác

* NGUYỄN NGỌC TƯ



Lúc rày mưa dữ quá, mưa nhâm nhi, rả rích cả tuần, đứa cháu nhỏ lật lịch, kêu lên, “Ui chao, tháng 7, hèn chi mưa liền tù tì, chắc là ông Ngưu Lang với Chức Nữ đang gặp nhau, dì Út ha?”. Nhỏ cháu lập luận ngây ngô, làm nó mắc cười, bởi nếu có Ngưu - Chức thật, thì lúc gặp lại họ cũng chẳng khóc lóc gì đâu. Xa bẵng nhau, mỗi năm gặp một lần, chỉ sợ ngượng ngập đến nỗi chỉ nói vài câu lạt lẻo, nhát gừng. Trong một năm rất dài đó, mỗi người gặp những biến cố khác nhau, làm những công việc khác nhau với những bạn bè khác nhau, có gì chung đâu mà nói. Yêu thương có cao như núi thì cũng bị mài mòn bởi thời gian, bởi những lo toan thường nhật. Nó vu vơ nghĩ thầm, suýt cất thành lời, nhưng nhìn vào đôi mắt trong vắt của đứa cháu, lại thôi. Ngước mặt nhìn mưa, bỗng nó có cảm giác bàng hoàng, ủa, tôi-trong-veo đã chết tự hồi nào ?

Câu hỏi đó làm nó bần thần cả buổi. Thật khó chịu khi một thứ đã từng thuộc về mình, gắn bó với mình, nhưng rồi nó tan biến lúc nào mình không biết.

May mà còn lại một vệt ký ức long lanh, không ngắn không dài, vừa đủ để nó nhớ rằng, mình đã từng có một quãng đời thơ ngây, mơ mộng, ngông cuồng.  Mỗi khi nhớ lại, nó thường buột miệng kêu lên, thời điên. Có điên mới tin mưa tháng Bảy là nước mắt tương phùng; tin vào những truyện cổ tích có cô gái nghèo lấy chồng hoàng tử, hay nghĩ đơn giản nàng Kiều rốt cuộc hạnh phúc với người yêu.  Buồn cười, là quãng ấy, nó tốn biết bao nhiêu nước mắt vì thương cho những thân phận người, những chuyện tình trái ngang, lận đận trong… phim. Tệ hơn, là nó tin có ngày Cổ Thiên Lạc sẽ… yêu mình. Vào năm hai mươi hai tuổi, nó còn làm một việc ngông cuồng khác, khi đặt tên cho quyển sách đầu tay là “Ngọn đèn không tắt”. Chắc nụi. Đáng ra phải là “Ngọn đèn chưa tắt” hay “Ngọn đèn sẽ tắt”, bởi chẳng có gì là miên viễn, là bất biến hết (đèn lại càng không).

Dân gian có lý khi ghép từ “dại” đi ngay phía sau chữ “nhỏ”. Phải mất nhiều năm nó mới rút ra kết luận đó.  Những cảm nhận của ngày xưa giờ đổi thay ngoay ngoắt. Như thể nó đã sống cuộc đời khác. Nó cười nhạo câu cuối cùng (hay xuất hiện) trong các truyện cổ tích, “hai người cùng nhau sống hạnh phúc đến đầu bạc răng long”. Nó cảm nhận được cái cay đắng tủi buồn khi Kiều về với Kim Trọng, khi nàng đã lưu lạc trầm luân, đã yêu người khác thật lòng, đã tan nát vì chia biệt và đổ vỡ thì làm sao tỉnh bơ sống với chồng của đứa em, người mà mười lăm năm trước có gặp sơ sơ, nói nói cười cười, lấy nước mây ra hứa hẹn, cùng lắm là nắm tay nhau được… một lần. Nó nổi quạu khi nghe kể sau bao năm bị chồng cho người ta… mượn, Châu Long lại cười ngỏn ngoẻn trở về mà trái tim không hề lung lay, thương tổn. Nó nghi ngờ những mối tình xuyên qua kiếp này, kiếp sau, sau nữa, ai mà kiên nhẫn dữ vậy?! Nó nghĩ giá trị của những lời thề hẹn chỉ như chọi cục đá xuống ao bèo. Nó ngờ ngợ khi thấy đôi trai gái đi qua, không biết cuộc tình này được bao lâu, chưa chắc có đám cưới… Nó dửng dưng, nguội ngơ trước những khóc, cười của người đời, bởi cảm xúc vừa nhen nhóm đã tắt rụi bởi ý nghĩ, thấy ngoài mặt cười, khóc vậy, thân thiết vậy nhưng chưa biết lòng dạ làm sao à nghen.

Tất cả những thứ đó cho nó một cảm giác, mình khôn ra rồi. Có điều, cuộc sống dạy chậm rãi quá, nhẩn nha quá. Tốn mười năm, nó chỉ học được vài bài học thí dụ như “không có gì là mãi mãi”, như “đừng mù quáng tin vào cảm xúc” hay “yêu phải để dành”. Nó rất nôn nóng được học nhanh nữa, để chứng tỏ bản lĩnh, sự già dặn của mình.
Bữa nay, nó nhận ra mình buồn quá, khôn mà buồn. Biết nhiều mà buồn. Tỉnh táo mà buồn. Trãi đời mà buồn. Ngoái lại thì thời vui nhất đã bỏ đi lâu rồi, từ lúc hoài nghi lên ngôi.

Nó bỗng thèm được như đứa cháu, nhìn mưa tháng Bảy nẫu nuột mà lòng vui, vì biết cữ này có đôi lứa gặp nhau, trên trời.
Mở mắt thì chạy theo cảnh
  Nhắm mắt thì chạy theo mộng.
                 (Ngọc Tuyền Hạo)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Nguyệt Thu

Vodanhthi đã viết:

Chiếc thuyền chúc phúc

* KHUÊ VIỆT TRƯỜNG



Tôi là một đứa con làng chài. Khi tôi sinh ra đời thì có một cơn bão rớt đổ  về. Tôi chẳng biết cơn bão xảy ra như thế nào, vì khi đó tôi nằm trong một chiếc thuyền thúng màu vàng, quanh người phủ đầy các loại vải ấm. Mãi sau này lớn lên tôi mới hiểu tại sao khi còn bé  mình lại được ngủ trong một chiếc thuyền thúng mà không phải ở trong nôi như bao đứa trẻ khác.

Chiếc thuyền thúng màu vàng ấy ngoài ý nghĩa che cho tôi trong cơn bão rớt năm tôi chào đời, nó còn là sự nhắc nhở về tình yêu vô cùng to lớn của ba tôi với hai mẹ con, mãi đến khi ba tôi lìa bỏ cuộc sống sau một cơn bệnh nặng. Mẹ đã kể cho tôi nghe câu chuyện tình của ba mẹ và chuyện tôi sinh ra đời trong chiếc thuyền thúng.

oOo



Ngày đó, làng của tôi buồn lắm. Đó là ngôi làng nằm ở dưới chân một đỉnh núi, nhìn ra cả vùng biển rộng mênh mông. Làng được hình thành từ những chuyến tàu bị trôi dạt bởi những cơn bão, bởi những ngư dân ở nhiều vùng biển khác nhau. Lúc đầu họ chọn nơi này để nghỉ ngơi trong chuyến hành trình trên biển. Sau đó thì ở lại lập nghiệp. Làng bị cô lập hoàn toàn với thế giới bên ngoài. Mỗi lần muốn vào đất liền, mọi người phải dùng tới thuyền. Do đó, để thích nghi với cuộc sống, người dân ở làng đã phát rừng làm rẫy, trồng các loại rau cần thiết. Trong mỗi nhà đều có sẵn gạo dự trữ cho mùa biển động, khi mọi người đều ở nhà, không một tàu thuyền nào dám ra khơi.

Ba tôi đến làng từ nhỏ, khi đó ba  chỉ mới vừa chập chững biết đi. Ông bà nội tôi đã mang cả cơ nghiệp lên chiếc thuyền đánh cá, đưa ba đến miền đất này lập nghiệp. Rồi ngày qua, người cứ tiếp tục đến, người nhiều miền đất với nhiều giọng nói khác nhau đã tạo ra một giọng nói riêng tại đây - tôi đã mang giọng nói của nơi mình ra đời như thế. Mẹ tôi không phải là người sinh ra ở làng, cũng đến cùng ba mẹ trên một chuyến tàu sau vài tháng. Khi đó đất trống nhiều lắm, ai thích cất nhà ở đâu thì cứ đem vật liệu tới dựng lên.

Nhưng theo quy luật tự nhiên, ai cũng thích ở gần nhau để còn có người đi ra đi vào nói chuyện. Theo cách nói của mẹ, cụ thể hơn là để nửa đêm có đau bụng, đau đầu còn có thể nhờ vả lẫn nhau. Định mệnh run rủi khiến nhà của ba và mẹ sát nhau, hai người chỉ ở cách nhau bởi một dãy đá san hô chặn ở giữa.

Gia đình của ba và mẹ thật ra chẳng chênh lệch về sự giàu nghèo để hai bên khó thể tiến tới với nhau. Cái khó chính là ba đã phải ra đời, bươn chải kiếm sống sớm. Mới 10 tuổi, ba đã cùng  mọi người lên những chuyến tàu ra khơi đánh cá. Ba không có điều kiện học hành, chỉ dừng lại ở bậc tiểu học trường đảo. Còn mẹ là con út trong gia đình cho nên vẫn được ưu tiên học hành. Sau khi học hết bậc tiểu học trường đảo, mẹ tiếp tục theo thuyền vào thành phố học trung học. Con đường mẹ chọn cũng khác với những cô gái trên đảo.

Bởi phần lớn cô nào cũng mang giấc mơ rời khỏi đảo, tung hoành ở một nơi chốn khác có nhiều ánh đèn và nhiều cuộc vui chơi. Mẹ lại chọn nghề dạy học. Do là dân đảo nên mẹ được  học bổng vào học trường cao đẳng sư phạm ở thành phố, với cam kết sẽ trở về đảo dạy học. Thật ra thì dù không có bản cam kết mẹ cũng trở về dạy ở trường đảo, vì theo mẹ thì mẹ đã quen mùi gió biển, quen nhìn thấy những con sóng vỗ trên bãi cát. Mẹ mang trong lòng mình một giấc mơ bé nhỏ là làm thế nào cho trẻ em làng đảo này  đứa nào cũng được đi học.

Ba yêu mẹ theo cách của một chàng trai làng biển. Hàng ngày, sau khi đi biển về ba mang những con cá ngon tặng mẹ. Hôm nào mưa gió, ba lại đến nhà che giùm mẹ những chỗ bị dột. Có khi ba tới trường phụ mẹ và các cô giáo khiêng bàn ghế cho những buổi sinh hoạt. Tuyệt đối không có một lời tỏ tình. Ba đâu biết rằng chính mặc cảm của ba đã làm mẹ ngả vào tay người khác. Bởi mẹ cũng đã chao đảo vì sự chăm sóc và yêu thương theo cách của ba, nhưng mẹ đợi mãi mà ba chẳng ngỏ lời.

Chuyện xảy ra khi con đường từ trên đỉnh đèo được khai thông xuống làng chài của chúng tôi. Những người mở đưòng đã che tạm những tấm bạt gần trường học để nghỉ ngơi sau những giờ làm việc. Con trai thành phố, lại là con trai cầu đường, có năng khiếu ăn nói. Trong khi đó ba là dân biển, thật thà chẳng biết rằng người phụ nữ thường dễ mềm lòng trước những lời hoa mỹ.

Một kỹ sư trong số những người đang mở đường từ trên đỉnh đèo xuống làng biển đã làm xáo trộn cuộc sống của mẹ. Chàng trai đó thường xuyên gặp các cô giáo trong trường vào những lúc sinh hoạt, giao lưu. Anh ta đã ngỏ lời với mẹ trước khi ba ngỏ lời. Cô gái mới lớn là mẹ đã gục ngã trước những lời ngọt ngào của chàng trai thành phố kia...

oOo



Thật ra thì ba không phải là cha ruột của tôi. Bởi vì tình yêu mù quáng của mẹ với chàng kỹ sư cầu đường đã để lại trong lòng mẹ một giọt máu. Con đường làm xong, anh ta cũng không bao giờ trở lại và cũng chẳng biết rằng mình sắp có một đứa con. Mẹ đã tuyệt vọng đến dường nào khi đi tìm anh ta tại đơn vị anh thi công tận Phú Yên. Câu trả lời của mọi người rất lạnh lùng: "Hiển hả? Nó xuất ngoại với vợ nó rồi".

Ba gặp mẹ một nơi không ai ngờ đến. Đó là tình cờ khi đi vào thành phố ba thấy mẹ bước vào một  phòng khám phụ sản tư nhân. Hôm đó ba đi mua một số vật dụng cho con tàu. Thời giờ rảnh rang, ba phóng xe đi vòng vòng ngắm cảnh. Khi thấy mẹ, ba đã không thể nào không ngạc nhiên. Rồi ngày hôm đó ba đưa mẹ về lại làng đảo. Ba đã có mặt kịp thời ngăn chặn hành động điên rồ của mẹ, để tôi có thể sinh ra trên cuộc đời này. Vì hôm đó nếu không gặp ba, mẹ đã phá thai. Ba đã ôm mẹ, nói trong tiếng thở dài buồn: "Mình làm đám cưới đi, em nhá”.

Mọi bí mật ba bắt mẹ phải giấu kín. Đám cưới của ba mẹ là một ngày trọng đại đối với làng đảo chúng tôi. Cả làng đều dự đám cưới, cả làng đều chúc ba và mẹ trăm năm hạnh phúc. Sau đó, ba đã dày công đan chiếc thuyền thúng, sơn màu vàng rực rỡ để đón ngày tôi chào đời.

Tôi sinh ra đời trong một ngày dông gió kéo về. Ba đã kịp về ôm mẹ mệt lả trong vòng tay mình. Tôi khóc chào đời trong vòng tay hai người, nhưng tiếng khóc của tôi chìm trong tiếng biển gào. Lạ kỳ là mọi người đều cho rằng gương mặt tôi giống ba như in, không một ai biết tôi không phải là con ruột của ba. Có thể bởi khi tôi còn nằm trong bụng mẹ, chính tình yêu thương của ba đã nuôi tôi khôn lớn. Bởi chính ba chứ không phải ai khác đã tạo điều kiện cho tôi có mặt trên cuộc đời này.

oOo



Theo truyền thuyết về biển của làng đảo, nếu hái hoa mọc ở những triền núi khó khăn để vào một chiếc bè đưa ra khơi xa trong ngày người thân yêu của mình qua đời, người đó sẽ gặp may mắn. Tôi tin. Rồi đúng ngày ba qua đời, tôi leo lên trên những triền dốc nơi ngọn núi của làng, hái rất nhiều hoa dại. Tôi bị nhiều vết thương do gai và đá núi đâm, nhưng điều đó chẳng quan trọng bằng việc tôi đã hái được những đóa hoa đẹp nhất cho ba của tôi. Ba cũng từng kể cho tôi nghe truyền thuyết nếu ai hái được tất cả hoa dại nở trên ngọn núi này, gởi hương hoa ấy cho người mình thương yêu trong ngày giỗ, người đó sẽ có một đời sống khác tốt hơn.

Biển chiều mùa hạ xanh thẳm. Mây trắng đan xa từ phía chân trời. Tôi chất đầy hoa đã hái được  lên chiếc thuyền thúng màu vàng. Trong nắng, chiếc thuyền hoa lấp lánh. Chú Hải nhiệt tình cho tôi cùng chiếc thuyền thúng đầy hoa lên chiếc thuyền đánh cá của chú chuẩn bị ra khơi xa. Giữa mênh mông biển, tôi thả chiếc thuyền thúng màu vàng đầy hoa xuống biển.

Sóng lay thuyền đi, thuyền dập dờn một lát theo sóng trôi xa và mất hút trong đường chân trời. Dường như tôi  nghe tiếng ba giữa thinh không: "Ba yêu mẹ và con lắm". Tôi thầm thì: "Con biết mà”. Tôi nhìn sóng đưa thuyền đi ra tận khơi xa như tôi tin ba của tôi đang đón nhận nó.  
Một truyện ngắn quá hay, quá cảm động!
Đang là đầu ngày, một sáng chủ nhật lẽ ra nên tìm đến với niềm vui thì tình cờ mình lại đọc câu chuyện này... Đọc và cảm giác xúc động tăng dần, và rồi không thể đừng được: nước mắt!
Không thể nói đây là một câu chuyện buồn nhưng lạ thay, niềm vui vì tìm thấy một chuyện đời đầy ân tình lại khiến người ta phải khóc!

Cảm ơn bạn vodanhthi đã post lên Thi viện một truyện ngắn đặc sắc, như thường lệ trong topic này... =D>Nhờ bạn mà mình được đọc truyện ngắn của Khuê Việt Trường. Cảm ơn tác giả thật nhiều! :x
"Hương Giang nhất phiến nguyệt
Kim cổ hứa đa sầu"
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Vodanhthi

Đàn vịt bơi qua sông



TTO - TTO giới thiệu đến bạn đọc truyện ngắn của tác giả Trương Tiếp Trương đã đoạt giải nhất cuộc thi văn học cho thiếu nhi chủ đề
Đối thoại với thiên nhiêndo chính phủ Đan Mạch, Hội nhà văn Hà Nội, Nhà xuất bản Kim Đồng tổ chức.


 Mấy năm nay làm rẫy không có ăn, ông Tư nói với Tâm, “Mai cha vô lò ông Năm mua vài trăm con vịt. Hai cha con mình xuống đồng trũng sống”.

“Con có còn được đi học không cha?” Tâm hỏi. Nó thấy mấy đứa trẻ chăn vịt, đứa nào cũng bỏ học sớm.

“Mày học được tới đâu thì cứ học”, ông Tư nói sau một hồi suy nghĩ rất lung. Nuôi một đứa con ăn học thời nay thật không dễ. Mà ông có làm gì ra tiền đâu.

Nhưng chăn vịt dưới đồng trũng thì hứa hẹn khấm khá. Tôm tép vẫn còn nhiều. Lúa bây giờ trồng ngắn ngày, một năm tới bốn vụ. Chỉ cần nuôi cho bầy vịt lớn lên, rồi lùa qua những đồng gặt. Ban đêm quây lại ngủ trên cồn nhỏ dưới cầu treo, sáng ra nhặt trứng bán. Vịt già đẻ thưa thì bán thịt.

Tâm không biết nó sẽ học tới đâu. Nó nửa yêu cuộc sống thôn dã của mình, nửa muốn thoát ra. Vào đại học, lên thành phố. Mua xe hơi về chở cha nó đi một vòng nước Việt Nam cho biết.

**

Giờ thì Tâm được gọi thằng Tâm vịt. Vịt có nghĩa là bờm. Bờm có nghĩa là khoai. Khoai có nghĩa là củ chuối. Củ chuối có nghĩa là cùi bắp. Cùi bắp có nghĩa là không ra gì. Kệ. Miễn sao tụi nó đừng có nói Tâm hôi như vịt. Tâm tắm rữa kỹ càng lắm, mà vẫn cứ sợ mình mang mùi vịt vô lớp học.

Tâm học không giỏi nhưng cũng khá. Nó ráng không làm cha phải mất công tới trường họp phụ huynh, nghe cô chủ nhiệm than phiền. Nhưng học làm sao cho thiệt giỏi thì nó không biết. Cái đầu nó mau quên.

“Tâm, có một con bị lạc bầy ngoài kia kìa”, tiếng ông Tư vọng từ dưới sông. “Ra lùa nó về mau”.

Tâm bỏ cuốn vở xuống, chạy ra lùa vịt. Cái con đầu đen bị tật ở chưn đây mà. Tâm rành bầy vịt của mình gần như từng con một. Thiệt là kỳ cục. Tâm học tiếng Anh chữ nào quên chữ đó. Nhưng chỉ cần nhìn mặt con vịt một lần là không quên được.

Có bữa vịt nhà ông Tư bị bắt trộm. Ông nghi thằng Hùng đồng dưới bắt chớ không ai hết, nhưng không biết lấy đâu ra chứng cớ. Tâm nói để nó lẻn qua bầy vịt của Hùng xem. Quả nhiên nó thấy có chục con nhà mình lẫn trong đó. Nó chạy về kiu cha. Ông Tư với thằng Hùng làm một trận om sòm. Thằng Hùng nói ông Tư lấy gì chứng minh là vịt của ông. Tâm liền chạy lại mấy con vịt nhà mình, nó kiu con nào, con đó chạy ra chỗ nó. Thằng Hùng hết cãi.

Sau lần đó, ông Tư nể Tâm lắm. Ông nói Tâm có khiếu chăn vịt. Sau này ổn định bầy vịt rồi, ông để lại hết cho Tâm. Ông trở vô núi làm rẫy lại. Tâm nghe mà thấy mắc cười. Sao nó không có khiếu học Anh Văn, để khỏi phải xem bài của thằng Nam thằng Hải.

Đợt bán trứng đầu tiên, ông Tư cho Tâm năm chục ngàn. Nó bao net cho hai thằng bạn hết một sáng Chủ Nhật, chơi đủ thứ trò trên đó, vui ơi là vui. Tụi nó nói Tâm chơi dàn trận mà cứ như lùa vịt. Tâm chỉ biết cười.

Rồi cũng tới lúc có mấy con vịt già không chịu đẻ, ông Tư phải bắt bán. Hôm lái tới mua, Tâm muốn rớt nước mắt. Mấy con vịt đó, nó thân quen từ hồi còn khiết khiết. Nó biết con nào là con nào, màu lông ra sao, tiếng kêu khàn đục cỡ nào. Ngó vậy chớ mà không có con vịt nào giống con vịt nào hết, khác nhau từ tướng tá cho tới tính tình.

Ông Tư thấy nó nhăn nhó khổ sở thì bảo, “Đời là vậy đó, con à. Con vịt nó ăn tôm tép. Rồi con người ta ăn nó”.

Từ bữa đó, mỗi khi đi học về ngang qua mấy quán nướng vỉa hè là Tâm muốn nổi khùng. Mùi thịt nướng làm nó muốn ói. Mùi bia rượu có cái chi đó man rợ. Đành rằng con người ăn con vật. Nhưng đâu có nhất thiết phải ăn nhậu?

“Cha nhậu chi mà nhậu miết vậy cha?” Tâm hỏi.

“Lớn lên mày sẽ biết”, ông Tư nói. Ông thường nhậu một mình, một chai đế với vài con tép rang, trong bóng đổ của núi lên cánh đồng trũng, với mặt trời đang chìm xuống sau lưng.

Tâm nghĩ chắc cha nó nhậu để quên mẹ nó. Hay vì không quên được mẹ nó. Mà nó cũng đâu có quên. Mẹ nó giờ ở đâu? Sao nó luôn nghĩ mẹ ở rất gần, gần lắm. Mỗi khi bực mình, ông Tư hay nói, “Mày giống mẹ mày quá Tâm à”. Hay là mẹ ở trong chính nó?

Mẹ Tâm mất khi nó mới bốn tuổi. Tâm không nhớ gì nhiều, nhưng nó nhớ mẹ nó cười hiền, và hát rất hay. Có một dạo mẹ nó về thăm hai cha con. Mẹ là con chim đen làm tổ trên ngọn cây sau rẫy. Nhưng rồi cha nó đốt rẫy. Mẹ nó buồn, bay đi mất tiêu. Từ đó về sau, gặp con chim gì, Tâm cũng thấy thương thương.

Từ ngày xuống đồng trũng, Tâm rất thích nhìn những con cò. Trông chúng mới duyên dáng làm sao. Có đứng thì im lìm, có đi thì thanh thoát, cò bay thì tao nhã, cứ như một chiếc lá rơi ngang trời. Cái ông Xuân Diệu tả thiệt là đúng:

Mây biếc về đâu bay gấp gấp

Con cò trên ruộng cánh phân vân

Ở trường cô giáo giảng không phải con cò phân vân mà là tâm trạng người thi sĩ phân vân. Tâm thì nghĩ khác. Con cò nó phân vân thiệt. Đó là tại vì dạo này, có những người trên phố tập tành làm thợ săn. Họ mang súng đi vô núi, vô đồng. Gặp con gì bắn con đó, bất kể có ăn được hay không. Loài cò lâu nay sống được là vì thịt chúng quá tanh. Nhưng bây giờ gặp mấy tay thợ săn khùng, coi việc giết chóc như một thú vui, thì cò không được yên nữa.

Cò còn phân vân vì một lẽ khác: bây giờ kiếm ăn khó quá. Cò ưa ăn ốc bưu. Mà mấy quán ốc trên phố lúc nào cũng đắt khách. Người ta đi bắt sạch ốc bưu, từ lớn tới nhỏ, ngay cả ốc bưu bằng đầu ngón tay út họ cũng không tha. Con cò phân vân vì không biết hạ xuống cánh đồng nào cho có ốc.

Tâm đem chuyện này ra nói với cha thì ông Tư bảo, “Con chớ có dây vào việc của họ”. Rồi như muốn đánh lạc hướng cậu con trai, ông Tư bảo, “Hôm nay Chủ Nhật mà mày không đi chơi net sao. Tao cho tiền nè”. Cha vừa mới bán trứng đây mà. Tâm chạy vô xóm, rủ thằng Nam đi chơi net.

“Nam, đi net với tao”, Tâm đứng ngoài ngõ kêu vô.

Thằng Nam chạy ra. Vẻ mặt nó hôm nay có gì khang khác.

“Net hả? Ôi ba cái trò bắn giết trên mạng, có gì hay ho?”

“Mày tu hồi nào vậy? Đi với tao. Không bắn giết thì chơi trò khác”.

“Không phải. Anh Hùng mới có súng”, Nam hạ giọng, làm ra vẻ bí mật. “Anh ấy rủ tao đi săn”.

“Hùng nào? Hùng chăn vịt đồng dưới phải không?”

“Ờ, tao với ảnh là anh em họ mà. Mày không biết sao?”

Tâm nhớ lại cái chuyện mất vịt hồi trước. Cái tay Hùng này, sao cứ bắt mất những người bạn của nó vậy. Tâm bối rối quá, nó không biết xử trí ra sao cả.

“Thôi mày đi chơi, tao không dám cản”, cuối cùng Tâm nói. “Nhưng mày săn gì thì săn, đừng săn mấy con cò, tội nghiệp. Bắn giết mà không ăn là mang tội đó”.

**

Đùng! Đùng!

Hai tiếng nổ xé ngang đồng, dội vào vách núi. Bình yên trên đồng trũng dưới chưng núi Hòn hèo rách toang, rớm máu.

Bầy vịt dừng ăn, ngơ ngác. Tâm chạy về phía tiếng súng.

“Tâm, đó là chuyện của người ta”, ông Tư la muốn lạc giọng.

Nhưng Tâm không nghe. Nó cắm cúi chạy xuống đồng dưới. Nó chạy men theo bờ sông, chạy đua với dòng nước xiết.

Đùng! Đùng! Lại thêm hai tiếng nổ làm vỡ toang khung trời bình yên.


http://phienbancu.tuoitre.vn/tianyon/ImageView.aspx?ThumbnailID=465626




Nam với Hùng kia kìa. Hùng đang giương nòng, Nam nhìn theo. Xem chừng họ vẫn đang tập bắn. Vẫn chưa có con cò nào toi mạng. Cò ơi cò bay đi!

Nhưng Tâm đoán sai. Đã có một thân cò ngã xuống, đầu nghẹo một bên, hai cánh dập dềnh, máu ra loang lỗ. Tâm chạy lại nhặt xác nó. Nam với Hùng cũng chạy lại.

“Thấy đại ca mày bắn chưa”, thằng Hùng khoái trá.

“Hay thiệt! Còn hơn em bắn counterstrike nữa!”

Tâm cầm con cò đưa cho Hùng, nói, “Mày mang về ăn đi! Ăn hết đi!”

“Mày nói cái giọng gì vậy? Đừng nói là cò của mày nha!” thằng Hùng nổi xung.

“Nhưng mày bắn nó, mày phải ăn!” Tâm nói, mắt nó tóe lửa.

“A cái thằng này, lần trước nể ông già mày, mày được lừng hả”, thằng Hùng sừng sộ.

“Tao nói mày phải ăn nó!” Tâm nói như ra lệnh.

Thằng Hùng tức quá không nói được nữa, nó trở báng súng, định quật vào Tâm. Nhưng Nam đá vào gót chưn nó, làm nó mất thăng bằng và té nhào. Khẩu súng cướp cò, đùng một phát, may mà không trúng ai. Nam ôm rị lấy Hùng, nó quát lên, “Chạy đi Tâm! Chạy đi!” Nhưng Tâm cứ đứng như trời trồng, như ma nhập. Nó như không còn là chính mình nữa. Hai mắt nó như có lửa, như muốn thiêu cháy thằng Hùng. Và rồi thằng Hùng cháy thiệt. Áo nó cháy, quần nó cháy. Nó nhảy tưng tưng, quăng khẩu súng qua một bên. Nó nhảy xuống nước, nhưng lửa vẫn không tắt. Thằng Nam sợ quá. “Thôi đi Tâm! Tha nó đi!” Nó la khản giọng.

Rồi có một bàn tay đặt lên vai Tâm. Đó là ông Tư. Tâm quay đầu lại nhìn cha. Lúc đó nó mơi thôi cơn giận. Lửa ngưng bén vào người thằng Hùng.

“Kệ nó đi, con à”, ông Tư vỗ về.

Rồi hai cha con ông Tư đi về lều của họ, bước thấp bước cao, con cò rũ trong tay Tâm. Sau lưng họ, Hùng và Nam vẫn chưa hoàn hồn.

“Mình làm gì với con cò này hở cha?” sau cùng Tâm hỏi.

“Để cha đem vô rẫy chôn dưới gốc xoài, tốt cho cây xoài lắm đó”, ông Tư biết ý con nên nói vậy.

“Mai mốt xoài sẽ ra trái, phải không cha?” Tâm nở nụ cười.

Thấy con đã bình thường, ông Tư mới hạ giọng, “Mà lúc nãy con làm gì mà đốt thằng Hùng ghê vậy? Mai mốt con có giận cha, đừng làm vậy với cha nghe!”

Tâm ngơ ngác, “Con đâu có làm gì đâu?”

Ông Tư càng ngạc nhiên hơn. Ông nghĩ tới nghĩ lui. Sau cùng ông đi tới kết luận: quả thiệt cái thằng nhỏ này khó hiểu y như mẹ nó vậy.

Trong ánh hoàng hôn, bóng núi đổ dài lên cánh đồng trũng mênh mông. In lên cái nền thẫm đó, bóng hai cha con ông Tư, bước thấp bước cao đi về lều. Từ đây họ đã có thể nghe tiếng bầy vịt chộn rộn tranh chỗ ngủ.

TRƯƠNG TIẾP TRƯƠNG
Mở mắt thì chạy theo cảnh
  Nhắm mắt thì chạy theo mộng.
                 (Ngọc Tuyền Hạo)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Nguyễn Thiên Phúc

Cám ơn các bạn đã post lên đây những truyện ngắn rất hay và thật ý nghĩa.
Không bao giờ là quá muộn
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Vodanhthi

Mật chó



* NGUYỄN VĨNH NGUYÊN


http://phienbancu.tuoitre.vn/tianyon/ImageView.aspx?ThumbnailID=462581
Minh họa: NGUYỄN NGỌC THUẦN





Người đàn bà chỉ vào cái bị màu xanh cột kín đang bùng nhùng, nhung nhúc sát lề đường: “Chú ngó coi, nó có thể cắn thủng để chạy không?”. Cậu thanh niên phà hơi thuốc lên khoảng trời mù xám trước mặt, không trả lời mà hỏi lại: “Nó mấy tuổi?”. “Mới ba tháng”. “Vậy chắc không đủ sức cắn thủng cái bao này được đâu. Nhưng cái bao cột chặt thế kia có thể làm cho nó ngộp thở chết”.

Xe vẫn chưa đến. Con đường mù sương sớm mùa thu.

Họ bàn bạc một lúc rồi một người đè giữ phần cổ nó, một người tháo dây ở miệng bao. “Nó ngoan thật, không kêu tiếng nào. Ngoan nhé, ngoan nhé...”. Loay hoay một lúc, cậu thanh niên đã tráo con chó từ cái bị xanh sang giỏ nhựa đỏ.

“Chưa bao giờ tôi thấy một con chó đen tuyền thế này. Hà hà hà, đến cái lưỡi của nó cũng có bớt đen. Kỳ lạ thật!”. Bà già nói: “Tôi phải lân la tìm khắp vùng mới được nó”. “Bà mua nó về nuôi?” - cậu thanh niên vừa nói vừa siết những cọng dây chằng kín miệng giỏ.

Con chó đã nằm lọt thỏm, khùm người, rồi xếp hai chân lại, hơi rướn lưng thẳng lên, ở thế ổn định trong giỏ, như một thiền sư đang ngồi kiết già. Nó sẽ ngồi ở tư thế đó cho đến khi tới thành phố. Điều gì phía trước cuộc sống của nó? Linh cảm không phải là khả năng mà giống loài chó được sở hữu, nó thè lưỡi thở và vẫn không buồn kêu cứu hay rên la.

“Ừ. Nuôi cho đến ba tuổi. Chẳng biết có còn kịp hay không” - bà già chùng giọng. “Kịp gì? Kịp ăn thịt nó trước khi chết à? - cậu thanh niên nói rồi xổ toẹt một bãi nước bọt ra vỉa hè, bồi thêm - Mẹ kiếp, nó đái! Nhưng mà ý bà già vừa nói kịp là kịp cái gì?”. “Kịp cho đứa con gái tui nuốt sống túi mật của nó” - bà già nói chậm rãi.

Cậu trai thấy gây lạnh trong người. Cậu siết chặt miệng giỏ, mắt vẫn nhìn cái miệng nhai trầu của bà già. Con chó vẫn nằm ở tư thế khòng khoèo không được thoải mái. Mắt nó nhìn qua những khe hở và thi thoảng khậc khậc mũi. Nó là con chó dễ chấp nhận hoàn cảnh. Có lẽ nó nghĩ rằng nằm ở tư thế khoành khoèo này thì cũng đỡ hơn nhiều so với nằm trong cái bao phân bón tù mù, bịt kín không có lỗ thở.

Chàng trai ràng rịt mớ dây còn lại lên hai bờ miệng giỏ rồi phủi tay: “Xong! Nhưng con bé làm sao mà phải nuốt mật chó?”. “Kinh phong. Giật rất dữ. Nó mới mười sáu tuổi. Trăng lên là lên cơn giật méo xệch miệng mồm, quýu tay quýu chân! - bà già nói, giọng vẫn chậm rãi - Tôi đã chạy chữa hết nơi rồi. Chỉ còn hi vọng vào nó. Nhưng không biết con bé có đủ sức đợi được ba năm nữa cho đến khi có thể lấy được mật con chó hay không. Người ta nói mật chó mực ba năm tuổi thì mới già để lành bệnh. Mà thôi, cứ nuôi rồi tính”.

Cậu thanh niên ném tàn thuốc xuống đường mương cống, tư lự một lúc rồi ngồi xuống cạnh cái giỏ chó: “Nhưng nếu trong ba năm đó nó bị trộm bắt thì sao?”. “Thì tôi lại đi tìm con khác. Tôi không để hết hi vọng đâu” - bà già quả quyết. “Vậy sao bà già không gửi nó lại ở đây thuê người ta nuôi rồi ba năm sau chỉ về lấy mật nó mang đi?” - cậu thanh niên lại hỏi. “Tôi không an tâm. Tôi muốn tự tay nuôi nấng nó lớn lên, ba năm sau nếu còn đủ sức thì tôi mang về đây nhờ người ta giết thịt để lấy mật! Vả lại, nếu gửi lại đây thì biết bao giờ tôi quay lại được. Tôi tuổi già, sống chết đếm từng ngày. Rủi...”.

Cậu thanh niên lại đốt thuốc. Hai bờ vai vạm vỡ bỗng chùng xuống. Cậu thò ngón tay vào trong khe giỏ. Con chó thè lưỡi có bớt đen liếm liếm lên tay cậu, tỏ vẻ thân thiện. Nó không biết nó đang tham gia vào một kế hoạch khá chặt chẽ của bà già. Nó khịt khịt mũi. Ngón trỏ của cậu thanh niên ẩm ướt nước miếng chó.

“Bà có chắc là nuốt mật nó thì khỏi kinh phong không?”.

“Chắc. Nhiều người trị khỏi. Nên nó rất quý. Tôi mất cả vài tháng lặn lội mới kiếm được nó, một con mực thứ thiệt. Cũng may nhà người ta đông chó quá nên biếu không, chẳng tính đồng nào. Mình chỉ mất là mất cái công kiếm tìm và nuôi nó lớn lên đủ ba tuổi!”.

Trời vẫn mù xám.

Từ trong vùng mây đục trước mặt có tiếng rền rền động cơ. Chiếc xe khách lù lù trờ tới như một con quái vật thép. Cánh cửa thùng xe mở ra. “Bà già có gì để dưới thùng không?” - cậu lơ xe hỏi giật. “Có. Một con chó!”. “Trời ơi, đường sá xa xôi đem theo chó mèo chi?” - cậu lơ xe giằng co.

“Đây, gửi chú ít tiền uống cà phê rồi giúp tôi tìm cái chỗ tử tế cho con chó nằm, đừng để nó ngộp thở chết trên đường về thành phố...” - bà già đút vào túi áo bẩn của cậu lơ xe một tờ tiền màu xanh. Cậu lơ xe giả lả: “Cám ơn má. Con chưa thấy ai thương chó hơn má. Đây” - cậu vừa nói vừa xách bổng chiếc giỏ và đẩy qua mớ ngổn ngang vali, giỏ xách, kiện hàng... cho vào một khoang sâu, tối.

Đôi mắt con chó kịp chớp sáng qua khoảng hở giữa mấy cọng dây ràng chặt miệng giỏ. Cái nhìn của nó mạnh mẽ ném ra bên ngoài như một viên đá xuyên không gian, bay thấu vào bên trong con người cậu thanh niên.

Bất giác cậu giật thót, cảm thấy đau quặn thốn như triệu chứng tắc mật. Cậu ngồi bệt xuống, mặt mũi tái xanh. Mồ hôi lạnh toát, rợn rợn hai thái dương. Bà già quay lại: “Chú bị làm sao vậy? Trúng gió phải không?”. Cậu lắc đầu ra hiệu không có gì nhưng cổ cậu cứng nghẹn không nói đáp ngay được.

Cậu lơ xe kéo nắp thùng hàng. Khoảng tối sầm kia khép lại. Ánh mắt con chó cũng tắt. “Chú không sao chứ?”. “Dạ, không sao. Bà già đi mạnh giỏi” - cậu chùng giọng, mắt không nhìn bà già mà dán chặt nơi nắp khoang hành lý đã đóng kín. Bà già nhả miếng bã trầu nát đỏ như tiết xuống dòng nước đen ngòm chảy trễ nải dưới miệng cống rồi vội vàng bước lên xe.

Hôm nay ngày rằm.
Mở mắt thì chạy theo cảnh
  Nhắm mắt thì chạy theo mộng.
                 (Ngọc Tuyền Hạo)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook

Trang trong tổng số 26 trang (259 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [12] [13] [14] [15] [16] [17] [18] ... ›Trang sau »Trang cuối