Trang trong tổng số 41 trang (410 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [36] [37] [38] [39] [40] [41] ›Trang sau »Trang cuối

Ảnh đại diện

Nhâm Tỵ

Bức tượng

Có 1 người đàn ông miệt mài đào đất.Cái hố ông đào cứ sâu dần,1 dòng nước chảy  ra và dưới đó:cuối cùng đã lộ ra 1 lớp đất sét màu xanh!

-"Đây chính là thứ mình cần!"-Người đàn ông reo lên  ,hăng hái xúc đầy những xô đất sét.

   Có lẽ ông ta đã đào cả ngàn xô đất cho tới khi bên cạnh cái hố mọc lên 1 đống đất sét cao ngút.Lúc ấy người đàn ông mới yên tâm chui lên từ cái hố,lúc này đã trở thành 1 cái giếng khá sâu...Sau khi cắt gọt đi những mẩu đất thừa,Người đàn ông bắt đầu hì hụi nặm tượng chính mình.Sau bao ngày lao động cật lực:Bức tượng đã được hoàn thành.Người đàn ông chăm chú ngắm nhìn nó và mỉm cười mãn nguyện:-"Rồi mai đây ,nhiều thế hệ sau sẽ ngắm bức tượng này và nhớ đến ta.Giờ ta có thể yên tâm chết được rồi!"

 Năm tháng qua đi.Vào 1 buổi trưa hè nóng bức,sau khi múc 1 xô nước mát lạnh lên uống cho dịu cơn khát,1 đámkhách qua đường quay lại nhìn đống đất sét lùm lùm bên cạnh và nói với nhau:"

-Ai đã đào cái giếng này quả là 1 con người tuyệt vời

                                                                                                                                S.ANTOV(Nga)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Vodanhthi

Cho con học cách yêu thương cha mẹ



TT - Tôi thần tượng ba từ lời nói đến hành động và cách dạy con của tôi sau này ảnh hưởng từ cách ba dạy tôi rất nhiều. Nhưng khi có con rồi tôi mới biết trách ba tôi, chỉ một điều duy nhất: “Sao ba không dạy con cách yêu thương ba mẹ, mà suốt đời ba chỉ dành cho con một tình yêu thương vô điều kiện, để con thấy mình có lỗi với ba mẹ thật nhiều”...

Ngày ba mất, rồi mẹ mất, tôi khóc nhiều nhưng không vật vã. Tôi khóc vì thương, vì nhớ ba mẹ mà thôi. Song khi con tôi bắt đầu đi học, có lúc tôi khóc vì hối hận đã không bày tỏ tình yêu thương với ba mẹ nhiều hơn.

Hôm con làm lễ chia tay trường mẫu giáo, tôi nôn nao đến dự để thấy con sắp “trưởng thành”. Thế mà ngày trước, khi mẹ muốn được đến trường xem tôi nhận bằng tốt nghiệp đại học, tôi lại từ chối vì lỡ hứa với nhóm bạn đi liên hoan sau buổi lễ. Giá như tôi biết cách yêu thương ba mẹ, tôi sẽ đưa mẹ đi cùng để mẹ được thấy con gái xúng xính trong chiếc áo choàng cử nhân, để mẹ được chụp hình và khoe với hàng xóm.

Con tôi đi chơi xa vài ngày, ham chơi nên chẳng gọi điện thoại về nhà. Tôi ngóng, tôi trông rồi tủi thân, hờn giận. Trong cơn hờn giận ấy, tôi khóc khi nhớ đến dáng mẹ ngồi, ngóng tôi về thăm nhà vào những buổi chiều đã hẹn (vì tôi ở bên chồng). Giá như tôi biết cách yêu thương ba mẹ, tôi sẽ bớt những buổi chiều la cà ăn uống để về nhà với mẹ nhiều hơn, chỉ nói với mẹ dù chỉ đôi câu hoặc thậm chí là nghe mẹ cằn nhằn.

Tôi bị cảm, con trai đến bên sờ trán hỏi han. Tôi thấy hạnh phúc nhưng lập tức lại nhớ đến hình ảnh gầy gò của mẹ ngồi một mình trên chiếc ghế đá bệnh viện, mà vì tôi bận đi làm nên chẳng thể túc trực. Giá như tôi biết cách yêu thương ba mẹ, tôi sẽ đến bên mẹ mỗi ngày, ít nhất là chỉ để nắm tay mẹ, để mẹ bớt cô đơn.

Không muốn con phải hối hận như mình, tôi đã dạy con cách chăm sóc những người mình yêu thương. Khi ba đi làm về trễ, con phải lấy nước mời ba uống và phụ mẹ xuống bếp chuẩn bị cơm cho ba. Khi ba mẹ làm việc nhà, con phải cùng phụ giúp. Khi con đi chơi xa, luôn phải biết nhớ đến người ở nhà. Đến gần ngày sinh nhật ba mẹ, con phải tự suy nghĩ món quà và lời chúc để tặng...

Những lúc được yêu cầu làm các việc như thế, con trai tôi thắc mắc “Sao mẹ không làm giùm con, con còn nhỏ mà”. Tôi đã giải thích để con hiểu yêu thương phải đi cùng với sự quan tâm và chia sẻ, ba mẹ yêu thương con, con cũng yêu thương ba mẹ và cần thể hiện tình cảm đó bằng những hành động cụ thể chứ không chỉ bằng lời nói “con thương ba mẹ lắm”.

Tôi vẫn mong với những cố gắng của mình, sau này lớn lên con trai sẽ không trách tôi “đã không dạy con cách yêu thương ba mẹ”. Liệu cách nghĩ của tôi có đúng trong thời buổi hiện đại, ít con nên gia đình nào cũng xem con là vật báu?

HƯƠNG GIANG
Mở mắt thì chạy theo cảnh
  Nhắm mắt thì chạy theo mộng.
                 (Ngọc Tuyền Hạo)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Nhâm Tỵ

NHỮNG VIÊN BI MÀU ĐỎ
Chúng tôi đến vùng Mo-Trang khi chiến tranh vừa qua đây.Bên cạnh những hố đạn pháo còn xém đất là những cánh đồng ,vườn tược bị bỏ hoang.Cư dân trong vùng từ nơi sơ tán đã lục tục trở về.Nhưng họ không còn gì,kể cả cái ăn,cái mặc.Cả vùng chỉ còn có cửa hàng của bác Bơ-Men là còn mở cửa.Nhưng không vì thế mà bác là một kẻ đầu cơ,nâng giá,bắt chẹt mọi người trong lúc khốn khó này.Với những người cơ nhỡ bác sẵn sàng giúp đỡ mặc dù bác cũng chẳng khá giả gì.Vừa vui vẻ bán hàng,bác vừa ân cần hỏi han mọi người.

Thấy một chú bé khoảng mười hai tuổi cứ đứng tần ngần,bác hỏi:"

-Chào cháu ,Ăng -Toan ,bố cháu đã khỏi chưa?

-Ơn Chúa!Bố cháu đã khá hơn rồi ạ!

-Cháu cần gì không?

-Cám ơn bác!Cháu chỉ ngắm những bao bột mỳ của bác thôi ạ!

-Cháu có thể lấy một bao...

-Nhưng cháu làm gì có tiền ạ!

-Không sao!Cháu có thể đổi,những viên bi chẳng hạn,nhất là những viên  bi màu đỏ!



   Trở lại Mỏ-Trang sau 14 năm,cảnh vật đã đổi thay.Nhưng trong làng có đám tang.Nhà bác Bơ -Men đông chật những người.Bác Bơ-Men nằm trên giường,mặt như nặn bằng sáp.Cha cố đang làm lễ sức dầu Thánh.Quỳ bên bác Bơ-Men là ba chàng trai lạ:Hai người mặc âu  phục dáng vẻ tri thức còn một người bận đồ sĩ quan.Họ áp má vào bàn tay lạnh lẽo của bác.Bác Bơ-Men gái sụt sịt:"Khổ thân ông lão nhà tôi,từ lúc mất ông ấy cứ nắm chặt..."Và bà cố gỡ bàn tay kia của ông hé ra lòng bàn tay nắm những viên bi màu đỏ.

Bấy giờ mọi người cũng được biết:Ba chàng trai kia là những chú bé đã từng được bác đổi cho những viên bi lấy lương thực,thực phẩn trong những  ngày đói khát nọ.Tới giờ, khắp vùng Mo-Trang bác Bơ-Men là người có nhiều viên bi màu đỏ nhất....
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Nhâm Tỵ

MỘT CỐC SỮA
Trời nắng gắt,chú bé Giô-ly lê bước trên con phố đầy bụi bặm.Gọi là lê vì chú chẳng còn hơi sức đâu mà bước nữa.Từ tối hôm qua tới giờ chú chưa có cái gì cho vào bụng.Một tay chú xách hộp đồ đánh giày còn một tay chú  nắm thật chặt đồng 5 xu trong túi quần:kết quả của một ngày làm việc đen đủi.Chú đặt quyết tâm sẽ không tiêu đồng xu cuối cùng đó nếu từ giờ đến tối chú không kiếm được việc cho một đôi giày nào nữa.

Nhưng cái dạ dày của chú vẫn cứ hành hạ chú,nó sôi réo,vặn vẹo ,quằn quại đòi chủ phải cho một cái gì vào đó.Chú nghĩ bụng:có lẽ mình uống một cốc nước thì sẽ đỡ đói chăng?Mạnh dạn,Giô-ly quả quyết bấm chuông một ngôi nhà ven đường.Cửa mở và một khuôn mặt thiếu phụ hiện ra:"Cháu cần gì?"

-Thưa cô,cô có thể cho cháu một cốc nước được không ạ!

Người thiếu phụ quay vào,nhưng khi nhìn vẻ mặt của chú bé thì khi bưng ra,thay vì một cốc nước bà bưng ra  một cốc sữa.

Chú bé nhìn cốc sữa hơi ngần ngừ rồi chú cũng bưng lên uống một hơi hết hẳn.Trả chiếc cốc cho chủ nhà,chú khẽ hỏi:"

-Thưa cô!Cháu phải trả bao nhiêu tiền ạ!

-Cháu thân yêu,cháu  không phải trả gì cả !

-Cô ơi!Cô tên là gì ạ?

-Cứ gọi cô là Ket!

-Cô Ket!Cháu xin cảm ơn cô tận đáy lòng!Bà mẹ quá cố của cháu dạy cháu khi người khác cho mình cái gì phải làm như vậy ạ.

.......Thời gian trôi qua,nếu không có chuyện bệnh nhân Ka-te-rin-na mắc căn bệnh hiểm nghèo phải phẫu thuật.Nhưng bệnh viện kiểm tra khả năng chi trả cho ca phẫu thuật của người bệnh là không thể.Việc được báo cáo lên Giám đốc bệnh viện:ngài Giô-dep Blato đáng kính.Sau khi đọc tên và địa chỉ của bệnh nhân,bỗng ông lặng đi:những ngày thơ ấu gian khó hiện lên trước mắt ông.Ông quyết định.

Và bệnh nhân được phẫu thuật và ca mổ thành công tốt đẹp.Ngày ra viện,bộ phận tài vụ nhận  được thông báo,toàn bộ chi phí chữa bệnh của Ka-tê-ri na được tính vào tài khoản cá nhân của ngài giám đốc
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Vodanhthi

Hãy bớt ngợi ca chúng tôi...



TTCT - “Đừng để người khiếm thị nói chuyện với ma!”. Đó là câu nói đùa - mà - thật của chủ nhiệm mái ấm Thiên Ân Nguyễn Quốc Phong, trong buổi giao lưu giữa các trường, mái ấm khiếm thị và sinh viên nhân sự kiện Ngày cây gậy trắng 15-10-2012 tại hội trường Trường đại học Khoa học xã hội và nhân văn.

http://phienbancu.tuoitre.vn/Tianyon/Cache/Image/699/594699.jpg
Các bạn trẻ thiện nguyện cùng các bạn khiếm thị tham gia cuộc diễu hành Cây gậy trắng 2012 vào ngày 13-10 tại TP.HCM - Ảnh: T.H.



Phong cùng các bạn khiếm thị đã chia sẻ những chuyện dở khóc dở cười mà họ rất hay gặp phải trong giao tiếp với người sáng mắt. Đó là những lúc người sáng mắt không giới thiệu họ là ai, khiến các bạn khiếm thị rất bối rối; khi đang trò chuyện họ lại... đột ngột bỏ đi đâu mà chẳng nói, thế là các bạn khiếm thị cứ... tiếp tục nói mãi, sau mới hay là đang nói chuyện một mình; chỉ đường thì cứ vung tay nói “đằng này, bên kia” mà họ có thấy đó là đâu...

Ngược lại, cũng có nhiều bạn sáng mắt rất nhiệt tình giúp đỡ các bạn khiếm thị, nhưng bằng cách chạy lại... cầm giùm cây gậy rồi nắm tay kéo họ đi “cho nhanh”. Điều này sẽ khiến người khiếm thị vừa mất cây gậy là chỗ dựa cho việc di chuyển an toàn, vừa làm họ trở nên mất tự chủ (do bị lôi, kéo đi mà không biết đi đâu).

Phong chia sẻ thêm, đáng buồn hơn là có nhiều người sáng mắt có lẽ không biết giao tiếp với người khiếm thị như thế nào nên thường tránh nói chuyện trực tiếp mà cứ hỏi những người xung quanh người khiếm thị. Điều đó khiến các bạn khiếm thị cảm thấy mình bị bỏ rơi hoặc không được tôn trọng.

Giám đốc Trung tâm khiếm thị Nhật Hồng Lê Thị Vân Nga nhắc lại câu nói của một bạn khiếm thị: “Tôi không mơ ước mình nhìn thấy được, vì điều đó là không thể. Nhưng tôi ước mình được mọi người nhìn thấy. Bởi rất nhiều khi tôi cảm nhận rằng dường như không ai thấy, không ai nhớ tới mình, như thể mình không tồn tại trong mắt mọi người”.

Tâm sự của bạn Nguyễn Quang Nhị - khoa công tác xã hội Trường đại học Khoa học xã hội và nhân văn - cũng không khỏi làm người ta suy nghĩ.

Năm học 2011-2012, Nhị nộp đơn vào Trường đại học Khoa học xã hội và nhân văn Hà Nội và Trường đại học Lao động xã hội Hà Nội nhưng đều bị từ chối vì là người khiếm thị. Đấu tranh hàng tháng trời không được, Nhị kêu lên cả báo chí và các cấp cao hơn. Bộ Giáo dục - đào tạo nói thí sinh có quyền liên hệ với sở giáo dục để nộp đơn. Nhưng Nhị nói nếu các trường không đồng ý và không biết đơn đó là của một thí sinh khiếm thị, thì khi vào thi ai chuẩn bị phương tiện dành riêng cho người khiếm thị?

Hơn nữa, quy trình xét tuyển có vẻ không kỳ thị, nhưng lại “thòng” thêm một câu quy định thí sinh khuyết tật thi đại học phải có ba năm cấp III đạt loại khá trở lên, và nhất là còn “tùy thuộc vào hiệu trưởng các trường tuyển dụng”, như vậy là tạo điều kiện cho phân biệt đối xử rồi còn gì? Cuối cùng, đến ngày hạn chót nộp hồ sơ, Nhị mới liên hệ được với hai trường sẵn sàng nhận thí sinh khiếm thị là Đại học Huế và Đại học Khoa học xã hội và nhân văn TP.HCM.

Đã có vài bài báo viết về Nhị. Nhưng Nhị nói có lẽ nên bớt mô tả người khiếm thị, hay người khuyết tật nói chung, theo cách ca ngợi những nỗ lực “phi thường” của họ. Thay vào đó, hãy tranh đấu cho họ được nhìn nhận và đối xử bình đẳng, có những cơ hội sống và học tập công bằng.

Mới thấy, rào cản đôi khi không từ đôi mắt của người khiếm thị, mà từ cách nhìn nhận về người khuyết tật của người sáng mắt. Người khiếm thị, cũng như tất cả mọi người, đều cần sự tự chủ, an toàn và độc lập, và trên hết là được tôn trọng nhân phẩm.

THANH HƯƠNG


Người thiết kế những biểu tượng thể hiện thông điệp của chương trình truyền thông Ngày cây gậy trắng cho cả hai năm 2011, 2012 là một designer tình nguyện còn rất trẻ, sinh năm 1988 Trần Phan Kim Ngân. Ngân cho biết: “Tham gia các hoạt động xã hội và từ thiện là một niềm đam mê của tôi từ hồi còn là sinh viên Đại học Kiến trúc. Tôi không giàu có để giúp đỡ những người thiệt thòi bằng tiền bạc, vì thế tôi đóng góp thời gian và kỹ năng của mình cho những hoạt động phi lợi nhuận. Đó là những trải nghiệm quý báu cho nghề nghiệp và cuộc sống của tôi”.

Giới kinh doanh và nhân sự kỹ thuật cao đóng góp kỹ năng chuyên môn cho hoạt động xã hội là một xu hướng làm tình nguyện mới ở TP.HCM - theo bà Dana Doan, cố vấn chiến lược của Trung tâm phát triển cộng đồng LIN.
Mở mắt thì chạy theo cảnh
  Nhắm mắt thì chạy theo mộng.
                 (Ngọc Tuyền Hạo)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Nhâm Tỵ

EM ĐÃ CHO CÔ BIẾT THẾ NÀO LÀ DẠY HOC
.Ngày sinh nhật của cô Su-San thật tươi vui.Cô giáo dạy một lớp hơn hai mươi em nhỏ.Các em thật hồn nhiên,xinh xắn,đáng yêu.Các em đến chúc mừng cô với biết bao nhiêu là quà.Nào là những chiếc khăn  tươi màu,những con búp bê sặc sỡ,nào là những chiếc mũ gắn nơ xinh xắn.

Mãi tới lúc sắp thổi nến,Mai-chen mới rụt rè đưa tặng cô một chiếc hộp nhỏ được làm lấy bằng bàn tay vụng về.Khi cô mở ra,các em mới ồ cả lên:trong đó là một lọ nước hoa đã dùng dở....Cô giáo lưu  ý các em:với cô,tấm lòng chân thành mới đáng trân trọng.

   Và từ hôm đó cô mới chú ý đến Mai-chen.Ngày nào đến lớp em cũng trong một bộ quần áo duy nhất,đôi chân xỏ trong hai chiếc giày lính rộng thùng thình.Trong lớp em chỉ chú ý đến cây bút chì và cuốn vở quăn queo duy nhất mà em mang theo.Giờ ra chơi,trong khi các bạn vui vẻ nô đùa thì em ngồi ở bậc thềm, chiếc mũ nồi rộng úp sụp xuống trán,mắt chăm chú nhìn vào ngón chân cái của mình hàng giờ.

Ngày thứ Bảy,Cô giáo rủ mấy em cùng đến thăm nhà Mai-chen.Họ  bỏ qua những khu phố chính,rẽ vào khu Hac-lem lầy lội với những  khu nhà ổ chuột.Mai-chen rất lúng túng khi cô tới thăm.Em vội vàng thu những tấm áo quần rách nát trên giường để lấy chỗ ngồi.Thì ra từ khi mẹ em bị bệnh mất,bố em sinh ra nghiện  ngập.Lại thêm bị mất việc ở bến tàu nên ông chỉ trút nỗi bực bội vì bất hạnh  vào rượu chè và lên đầu Mai-chen....

  Cảm thông với hoàn cảnh của em,cô Su-san vận động các em trong lớp gần gũi với bạn hơn.Cô cũng dành tất cả sự chăm chút cho em.Và tất cả sự ưu ái và nghị lực của một chú bé nghèo đã  mang lại thành công.Trong lễ tốt nghiệp Trung học lứa các em,ngài Thị trưởng đã long trọng gắn tấm huy chương của thành phố giành cho những học sinh xuất sắc lên ngực Mai-chen.Người vui sướng nhất là cô Su-san vì buổi sáng hôm ấy,Mai-chen nhất quyết bắt cô giáo xức chút nước hoa trong chiếc lọ của người mẹ đã quá cố mà em đem tặng lại cô ngày sinh nhật.Em ôm chầm lấy cô,giọng xúc động:"-Cô ơi!Hôm nay,cô thơm như mẹ em.Em thành đạt như hôm nay được là nhờ ở cô.Em xin cảm ơn cô."

Cô giáo rơm rớm:"Không !Cô cảm ơn em mới đúng.Vì nhờ có em,cô mới biết thế nào là dạy học.
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Nhâm Tỵ

TUỔI TÁC VÀ SỰ HỌC
Một hôm,Tấn Bình Công,thời Xuân thu-Chiến quốc,hỏi Sư Khoáng:
-Trẫm nay đã sáu mươi tuổi,tuổi xế chiều,tối rồi,chẳng muốn học hành gì nữa!"
Sư Khoáng tâu:"
-Vậy tối nay thần không thắp đèn nữa!"
Tấn Bình Công hỏi:"
-Không thắp đèn thì làm sao mà thấy?"
Sư Khoáng tâu:"
-Bởi vậy,thần nghe:thời niên thiếu học như mặt trời mới mọc;tuổi thanh niên như mặt trời cao chói lọi;lúc cao tuổi việc học như buổi tối tự thắp đèn lên cho sáng vậy!"
LUẬN NGỮ
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Tuấn Khỉ

Quốc hội và Chính phủ cùng hứa không tham nhũng

Bài đăng trên VnEconomy 20:46 (GMT+7) - Thứ Năm, 1/11/2012

Đại biểu đề nghị cả Quốc hội và Chính phủ cùng hứa trước quốc dân đồng bào sẽ không bao giờ tham nhũng...

http://vneconomy2.vcmedia.vn/zoom/500_312/8Jiucve7ixXKxdQEielQwZzFfp2hI0/Image/2012/11/Vo-Thi-Dung-tham-nhung-3006b.jpg
Đại biểu Võ Thị Dung đề nghị Quốc hội sẽ có những thông điệp lạc quan
về quyết tâm chính trị và hành động tích cực để phòng, chống tham nhũng - Ảnh: MĐ.



Đây là đề xuất tha thiết của đại biểu Võ Thị Dung (Tp.HCM) tại phiên thảo luận về công tác phòng chống tội phạm và phòng chống tham nhũng của Quốc hội chiều 1/11.

Mong được “lượng thứ nếu có điều gì chưa đúng”, đại biểu Dung cho rằng ngay trong kỳ họp này Quốc hội cần có một thông điệp đến với cử tri và nhân dân cả nước “về việc 498 đại biểu và toàn bộ thành viên của Chính phủ sẽ tuyên hứa trước quốc dân đồng bào kể từ nay sẽ quyết tâm cao để hành động quyết liệt, đẩy lùi tham nhũng có hiệu quả và bản thân của mỗi đại biểu, mỗi thành viên Chính phủ sẽ không bao giờ phạm vào tội tham nhũng”.

Đối với cán bộ công chức trong bộ máy Nhà nước, theo nữ đại biểu này, những ai đã lỡ tham nhũng thì xin nhân dân, Quốc hội, Chính phủ tha thứ xem xét để không hồi tố, nhưng đồng thời kêu gọi sự tự giác, xử sự sao cho có đạo lý với tài sản bất minh đã có được.

“Một lần nữa, tự đáy lòng mình tôi tha thiết mong muốn trong kỳ họp này, Quốc hội sẽ có những thông điệp lạc quan về quyết tâm chính trị và hành động tích cực để phòng, chống tham nhũng có hiệu quả cũng như phòng, chống tội phạm, đem lại sự an dân”, bà Dung nhấn mạnh.

Trước đó, mở đầu phiên thảo luận buổi chiều, đại biểu Đỗ Văn Đương (Tp.HCM) đã đề nghị năm 2013 và các năm tiếp theo mở cuộc vận động cao điểm về tuyên truyền giáo dục cho cán bộ công chức tiết chế lòng tham.

Đồng thời, đại biểu Đương cũng cho rằng cần mở cuộc vận động từ chức mà trước hết đối với các bộ trưởng, chủ tịch ủy ban nhân dân các tỉnh trong các lĩnh vực để xảy ra bê bối, thất thoát, lãng phí nghiêm trọng.

Phấn đấu chức, quyền là một việc khó, giữ được chức, quyền còn khó hơn nhưng dám từ chức, từ bỏ chức vụ thì thực sự là anh hùng vì có lợi cho dân, cho nước. Nếu không làm được như vậy thì tới đây cũng nên đưa một số bộ trưởng mà dân bức xúc về các lĩnh vực, thí dụ như ngân hàng, xăng dầu, thủy điện ra bỏ phiếu thăm dò tín nhiệm luôn”, ông Đương phát biểu.

Cũng liên quan đến trách nhiệm, băn khoăn của đại biểu Trương Thái Hiền lại liên quan đến việc kiểm điểm, phê bình và tự phê bình theo Nghị quyết Trung ương 4 chưa thấy có tổ chức, cá nhân nào có cán bộ bị tố giác, phát hiện có hành vi tham nhũng.

Trong khi đó, qua thanh tra và kiểm toán, chỉ trong năm 2012 đã kiến nghị thu hồi, xử phạt vi phạm hành chính, xuất toán, hoàn lại giá trị quyết toán cũng như các khoản nộp ngân sách nhà nước tổng số 59.227 tỷ đồng, gần 3.000 ha đất các loại của 520 tập thể và 899 cá nhân với số tiền gây thất thoát tham nhũng tương đương một năm Quốc hội đã bàn định tăng lương vào năm 2013.

“Như vậy, việc kiểm điểm theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 4 có đạt yêu cầu không?”, đại biểu Hiền đặt câu hỏi.

Dẫn con số tại báo cáo thẩm tra của Ủy ban Tư pháp, gần 60.000 tỷ đồng rò rỉ chảy ra túi riêng của cá nhân, nhưng chỉ có 25 vụ/41 đối tượng bị xử lý hình sự, đạt 6,06% so với 899 cá nhân có hành vi vi phạm, đại biểu Hiền băn khoăn về độ cứng rắn của các biện pháp đã được áp dụng.

"Phải chăng do ta chưa tung ra đội quân hùng hậu chuyên nghiệp, để đấu tranh hay còn một nguyên nhân uẩn khúc nào khác mà ta chưa tìm ra", đại biểu Hiền tiếp tục đặt vấn đề.

"Không thể một sớm, một chiều giải quyết được ngay tình trạng tham nhũng", Phó thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu.

Nhấn mạnh yêu cầu đổi mới cách nghĩ, cách làm mới có kết quả, nhưng Phó thủ tướng cũng cho rằng không thể nói ngay sau kỳ họp này tham nhũng giảm hẳn đi ngay lập tức.

Ông cũng hứa, Chính phủ sẽ quyết liệt hơn chỉ đạo đồng bộ hơn, kiên quyết hơn trong công cuộc phòng, chống tham nhũng. Song, trước hết Phó thủ tướng đề nghị các cấp ủy, chính quyền, các cơ quan nhà nước cần tăng cường quản lý tốt hơn kinh tế - xã hội ngay nơi mình đang ở, đang làm việc, đang chịu trách nhiệm “để không thất thoát, không tham nhũng đồng tiền hạt gạo nào của nhân dân đã giao cho chúng ta quản lý”.

Sáng 2/11, Quốc hội sẽ tiếp tục thảo luận tại hội trường về công tác phòng chống tội phạm và phòng chống tham nhũng.
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Vodanhthi

Câu chuyện nhân quả tại Đại học Standford năm 1892



Đây là một câu chuyện có thật xảy ra vào năm 1892 tại trường đại học Standford.

Một sinh viên 18 tuổi đang cố xoay sở để trả học phí.  Cậu mồ côi và không biết nhờ cậy vào ai để xin tiền. Rồi cậu nghĩ ra một cách thật hay ho. Cậu và một người bạn quyết định tổ chức một buổi hoà nhạc tại trường để gây quỹ kiếm tiền trả học phí cho cả hai.

Họ tìm đến nhà dương cầm nổi tiếng Ignacy J. Paderewski.  Ông bầu của nhạc sĩ yêu cầu phải các cậu phải đảm bảo thanh toán một khoản thù lao là 2.000$ cho buổi độc tấu dương cầm.  Giao kèo được thoả thuận và hai cậu sinh viên bắt tay tổ chức để buổi biểu diễn được thành công.

Ngày trọng đại đó rồi cũng đến.  Paderewski biều diễn tại Standford.  Nhưng không may, hai bạn trẻ không thể xoay sở để bán hết số vé.  Tổng số tiền mà họ thu được chỉ vỏn vẹn 1.600 $.  Thất vọng, họ tìm đến Stanford để giải thích hoàn cảnh của họ.  Hai cậu sinh viên trao hết 1.600 $ cho Paderewski cùng tấm chi phiếu 400 $ cho khoản tiền còn thiếu với lời hứa rằng họ sẽ tranh thủ thanh toán tấm séc này sớm nhất..

Paderewski nói, “Không, việc này không thể chấp nhận được.”  Ông xé tấm chi phiếu, đưa lại 1.600 $ cho hai cậu sinh viên và nói: “Đây là 1.600 $. Hãy thanh toán mọi chi phí mà các bạn còn thiếu nợ, giữ số tiền mà các bạn cần để thanh toán học phí,  tôi chỉ lấy phần tiền còn dư.” Hai cậu sinh viên ngạc nhiên và rối rít cám ơn Paderewski.

Đó chỉ là một nghĩa cử nhỏ bé thể hiện một tấm lòng tử tế, nhưng rõ ràng cho thấy rằng Paderewski là một con người có nhân cách lớn.

Tại sao ông ta phải giúp hai thanh niên mà ông chẳng hề quen biết.  Chúng ta ai cũng tình cờ gặp những tình huống như vậy trong đời mình. Và hầu hết chúng ta chỉ nghĩ:  “Nếu giúp họ, chuyện gì sẽ xảy ra cho ta?” Nhưng những con người vĩ đại thì lại nghĩ rằng: “Nếu ta không giúp họ, điều gì sẽ xảy ra cho họ?”  Họ giúp và không mong có sự đền đáp.  Họ làm điều  đó vì họ cảm thấy rằng đó là một việc  đúng cần phải làm.

Paderewski sau đó trở thành Thủ tướng của Ba Lan. Ông là một nhà lãnh đạo tài ba nhưng không may,  chiến tranh Thế giới xảy ra, Ba Lan bị tàn phá.  Hơn 1,5 triệu người dân trong nước lâm vào cảnh đói và không có tiền để cung cấp cái ăn cho họ.  Paderewski không biết cầu cứu ở đâu,  ông quyết định tìm đến Tổ chức  Cứu trợ Lương thực Hoa Kỳ để xin giúp đỡ. Lãnh đạo của tổ chức này  lúc bấy giờ là Herbert Hoover, sau này trở thành Tổng thống Hoa Kỳ. Hoover đồng ý giúp và nhanh chóng gửi hàng tấn ngũ cốc để cứu đói cho người dân Ba Lan.

Thảm họa được đẩy lùi. Thủ Tướng Paderewski cảm thấy nhẹ nhõm. Ông  quyết định sang Mỹ gặp Hoover để đích thân cảm ơn. Khi Paderewski bắt đầu nói lời cảm ơn  Hoover vì nghĩa cử cao thượng của ông, thì Hoover vội cắt ngang và nói: “Ngài không cần phải cảm ơn tôi, thưa Thủ tướng. Có lẽ ngài không còn nhớ câu chuyện này, nhưng nhiều năm trước đây, ngài đã giúp  hai cậu sinh viên trẻ tuổi tiếp tục học đại học tại Hoa Kỳ, và tôi là một trong hai sinh viên ấy.”


(Chép lại từ Internet)
Mở mắt thì chạy theo cảnh
  Nhắm mắt thì chạy theo mộng.
                 (Ngọc Tuyền Hạo)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Vodanhthi

Bữa trưa có... mì



TT - 11 giờ trưa 19-11. Tiếng trống trường tan học vang lên. Khoảng chục học sinh chạy lên phòng y tế Trường THCS và THPT Ngô Văn Nhạc (huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang).

Lúc này thầy hiệu trưởng Phan Ngọc Thanh đã có mặt, lui cui soạn tô, chén, đũa chuẩn bị nấu mì cho học trò. Thấy học trò bước vào, thầy ngước lên hỏi: “Hôm nay có mấy em ăn mì để thầy nấu nè?”.

Một lát sau, mười tô mì ăn liền nóng hổi có cả rau thơm được thầy hiệu trưởng làm xong đem lên bàn. Các em học sinh tự nhiên ăn, nói chuyện học buổi sáng rất vui vẻ. Thầy Thanh lặng lẽ ngồi cạnh nhìn học trò ăn, thi thoảng mỉm cười một mình. Hết nhóm này, một nhóm khác cũng khoảng 10 em tới ăn mì. Trưa 19-11, chúng tôi đếm được khoảng 50 em ăn mì ở phòng y tế.

Cảnh thầy hiệu trưởng lo nấu ăn cho học trò buổi trưa đã trở thành “chuyện thường ngày ở huyện” hơn một năm nay. Đó là các học sinh lớp 12 nhà ở xa và có hoàn cảnh khó khăn. Các em còn phải học buổi chiều nên không thể về nhà ăn trưa kịp.

Nhìn thấy học trò nhịn đói chiều học không nổi mà cuối buổi đạp xe về nhà vất vả vì không còn sức, thầy Thanh đã âm thầm vận động người thân, bạn bè, phụ huynh và cả tiền túi của mình mua máy nước nóng, 50 tô, đũa... để sẵn ở phòng y tế. Cuối tuần thầy ra chợ xã mua vài thùng mì gói để dành, mỗi buổi trưa lại sắp xếp xuống nấu cho học trò ăn.

Hỏi về việc làm này, thầy Thanh tâm sự: “Ngày xưa tôi đi học xa nhà, cũng đói, cũng khổ nên bây giờ nghĩ mình phải giúp các em nghèo, nhà xa để các em có sức mà học cho có kết quả tốt”. Ban đầu là học sinh lớp 12, nhưng sau đó cả học sinh lớp nhỏ hơn cũng được thầy mời đến ăn trưa.

Không chỉ tạo điều kiện cho học sinh có bữa trưa no bụng, thầy Thanh và các thầy cô trong trường còn thường xuyên góp tiền mua quần áo, xe đạp và đóng học phí cho một số học sinh khó khăn. Hiện tại, trong kho dự trữ của Trường THCS và THPT Ngô Văn Nhạc còn khoảng 1.300 gói mì.

Thầy Thanh trăn trở: “Từ nay đến cuối năm học là thời điểm quan trọng vì một số học sinh lớp 12 phải tập trung ôn thi. Mình phải cải thiện chất lượng bữa ăn cho các em chứ không thể để ngày nào các em cũng chỉ ăn mì gói”.

THÚY HẰNG
Mở mắt thì chạy theo cảnh
  Nhắm mắt thì chạy theo mộng.
                 (Ngọc Tuyền Hạo)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook

Trang trong tổng số 41 trang (410 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [36] [37] [38] [39] [40] [41] ›Trang sau »Trang cuối