NGUYÊN LÝ CỦ HÀNH Trên đời,có những người như quả trứng:vỏ ngoài rất cứng nhưng rất dễ bị tổn thương khi vỏ bị vỡ bởi cuộc sống có biết bao xung đột,va chạm…. Nhưng cũng lại có nhiều người như miếng thạch rau câu:họ rất mềm dẻo,uyển chuyển trong giao tiếp;họ sẵn sàng để cho người uốn nắn,nhào nặn theo ý của người khác.Loại người này rất dễ thích ứng,rất mau hòa nhập và rất nhanh thăng tiến. Còn tôi thích nhất những người giống củ hành:nghĩa là có rất nhiều lớp lang,rất nhiều vỏ bọc.Này nhé:ta hãy xem lớp ngoài cùng của củ hành là lớp bảo vệ các lớp bên trong.Nhưng lớp này lại trong suốt để đối ngoại,để giao tiếp với bên ngoài song cũng đê quan sát,để thấu hiểu.Đến lớp thứ hai là lớp của lý trí,có thể bộc lộ chừng mực hay không bộc lộ khi cần thiết:vừa đủ để thỏa mãn đối tác mà không cung cấp thừa những điều họ không quan tâm để người khác khỏi khó chịu vì cảm giác là ta chỉ nói về mình.Đến lớp thứ ba là lớp riêng tư sâu kín;chứa những thông tin mà người thân thiết nhất được chia sẻ-nhưng cũng không thể biết hết.Dù là người ruột thịt,người bạn chí thiết,trăm năm thì vẫn còn những điều ta giữ cho riêng ta cho tới khi mang theo xuống đất…vân vân và vân vân…lớp thứ tư,lớp thứ nắm….lớp thứ n…bởi củ hành có biết bao nhiêu lớp.Bạn cứ thử bóc một lớp thôi,rất khó tòan vẹn bởi đừng làm tổn thương lớp bên cạnh nên hãy đừng vi phạm những gì mà ngừơi khác không muốn cho ta biết.Ta hãy sẻ chia cảm thông những gì mà họ yêu cầu….và chỉ vừa đủ
NHỮNG BỨC THƯ CHỈ GỬI Sau tai nạn giao thông và trải qua nhiều ca phẫu thuật,người đàn ông trở thành tàn phế:mất cả hai chân,một tay trái riêng bàn tay phải chỉ còn hai ngón.Ông ta sống những tháng ngày tuyệt vọng,xung quanh ông cũng không còn người thân thích,ông ta cô đơn.Rồi ông ta cũng lấy lại được thăng bằng,ông ta nghĩ :mình phải làm một việc gì có ích cho đời chứ không chỉ sống bằng trợ cấp xã hội.Ông bèn gửi thư cho một tổ chức nhân đạo:nhờ giúp chuyển thư của ông cho các tù nhân và được trả lời:theo luật của bang ông chỉ có thể gửi còn các tù nhân không đựoc phép viết thư.Tuy vậy ông vẫn chấp nhận và bắt tay vào viết:thật khó khăn khi hoàn thành một bức thư với một người như ông.Nhưng với tất cả sức lực và tâm huyết :mỗi tuần hai lá thư đựoc gửi đi.Cứ vậy đến một hôm,ông bỗng nhận được một lá thư viết trên loại giấy của nhà tù.Bức thư chỉ có vài dòng do người quản giáo viết:"Thưa ông,ông có thể viết trên loại giấy tốt nhất không?Bởi vì thư của ông phải chuyển qua rất nhiều phòng giam,đến những người sau thì bị nhàu nát và nhiều chữ bị nhoè vì nước mắt....không đọc được" Các bạn ơi!Nếu những tình cảm chân thành của ta cho đi,thì không uổng đâu,ở đâu đó nhất định sẽ có người nhận đựoc và phúc đáp.
TÀI SẢN CỦA CHA Một người đàn ông chỉ vì thú sưu tập mà khuynh gia bại sản.Tất cả vốn liếng,công lao ông ta đều dành cho các món đồ cổ và các bức tranh. Vợ mất sớm,ông chỉ có một người con .Cũng may anh ta cùng có sở thích sưu tập như bố;nhưng đến năm anh 18 tuổi thì xảy ra biến cố:đất nước có chiến tranh.Như các thanh niên khác,anh phải ra mặt trận.Một thời gian sau,người cha nhận được tin con mình mất tích.Ông sống trong lo âu với một tia hy vọng con mình chỉ thất lạc cho tới một ngày một chàng trai trẻ ôm một cái bọc tìm đến gõ cửa nhà ông:”-Thưa ông,tôi là người được con trai ông cứu sống.Để tưởng nhớ anh,tôi đã cố gắng vẽ bức chân dung này xin kính tặng ông!”.Người lặng đi rồi run rẩy gỡ bức tranh quý treo chính giữa gian nhà đi và thay vào đó là chân dung con ông.Những tháng năm cô đơn,đau buồn của ông cũng chấm dứt vào ngày ông ra đi. Người ta đã tổ chức một phiên đấu giá các tác phẩm của gia đình ông.Khắp nơi,người dự kéo về rất đông.Trên bục cao,người phụ trách tuyên bố:”-Phiên đấu giá bắt đầu bằng bức chân dung con trai của chủ nhân.Giá ban đầu là 100 dola.Ai trả 100 dola-lần thứ nhất(chat:đó là tiếng búa gõ trên bàn chủ tọa)100 dola lần thứ 2-chát-100 dola lần thư 3-chát) không có ai đặt giá.Tiếp tục với mức 50 dola ….rồi hạ xuống 20 dola đến lần thứ 3 mới có tiếng một ông già:”Tôi xin hỏi,có thể bán cho tôi với giá 10 đô-la được không;bởi vì tôi là hàng xóm của chủ nhân.Tôi biết chàng trai này từ nhỏ: thằng bé rất ngoan,tôi rất quý nó nhưng tôi rất nghèo không thể có 20 đô-la được…”và khi bức tranh đựoc trao cho ông già thì chủ tọa tuyên bố:”-Phiên đấu giá đến đây kết thúc!”.Đám cử tọa nhao nhao phản đối vì còn rất nhiều vật báu họ muốn mua.Chủ tọa giải thích:”-Các vị bình tĩnh;tôi rất tiếc phải xin lỗi các quý vị vì theo di chúc của chủ nhân bộ sưu tập có ghi :ai mua bức chân dung con trai ông ta thì người đó cũng là chủ nhân của toàn bộ gia tài của tôi để lại…!”
HỌC ĐỂ THI -Ba ơi!Tháp Piza nghiêng bao nhiêu độ hở ba?
-Con gái yêu của ba!Con hỏi để làm chi?
-Con hỏi để đi thi"Ai là tỷ phú"!
-Ba cứ nghĩ con hỏi để biêt được trên thế gian này còn bao điều chông chênh.Để sau này bước trên đường đời,con biết tự điều chỉnh để lấy thăng bằng trong cuộc sống.Như vầy mới hữu ích con à!
-Vậy ba ơi ý nghĩa của câu tục ngữ"Qua cầu rút ván"
-Con hỏi làm chi?
-Để con đi thi"Kéo chuông vàng"đó ba!
-Trời!Ba tưởng con hỏi để biết sống có tính có nghĩa,có trước có sau,có thủy có chung chớ để thi mà làm chi!
-Vầy ba ơi!Cái máy giặt giá bao nhiêu ạ!
-Con hỏi mà làm chi?
-Để con đi thi "Hãy tìm giá đúng"
-Chèng đec!Giá như con hỏi để tìm hiểu xem ba má đã dành dụm bao lâu mói mua đươc nó cho má con bớt cực trong khi vừa lam làm kiếm sống với ba vừa lo mọi việc nội trợ trong nhà.Con à!Học hỏi nhiều là rất tốt nhưng học hỏi chỉ để thi thì đơn thuần để ghi nhớ.Mà bộ nhớ của cái máy tinh hay của cái điện thoại thôi đã lớn hơn rất nhiều bộ não con người.Vấn đề ở chỗ con người tìm hiểu biết các sự vật,hiện tượng để nghiệm ra cách ứng xử trong cuộc sống.Việc đó các CPU hổng làm được.Hãy học để tích lũy kỹ năng sống con à.Ba rất thích câu đề từ Blog của nhà văn Hà Phạm Phú"SỐNG LÀ TRẢI NGHIỆM"
CHUYỆN NHỮNG CÂY BÚT CHÌ Sáng 28 Tết,Ngọc Bảo kể chuyện về những cây bút chì.Tóm lược như sau:
Khi mới ra đời,Cây bút chì không biết cuộc sống xung quanh và bên ngoài xưởng ra sao.Hỏi lũ bạn bè trong kho thì chúng đều mít tịt.Chú bèn đem câu hỏi tới bác thợ già thì nhận được câu trả lời:
"-Cháu thân yêu!Cháu cần biết 5 điều cốt yếu nhất trong cuộc sống ;đó là:
-Thứ nhứt là sau này cháu được đặt vào tay một con người biết sử dụng thì cháu sẽ mang lại những điều tốt đẹp,những điều kỳ diệu cho thế giới mà cháu sống.
-Điều thứ 2 là cháu sẽ bị đau đớn mỗi khi người dùng cắt gọt cháu.Nhưng không sao!Sau mỗi lần như thế,cháu lại có khả năng cống hiến nhiều hơn
-Ba là mỗi khi cháu viết ra 1 lỗi sai,cháu phải sửa ngay và sửa ngay lập tức
-Bốn là hình dáng bề ngoài,nước sơn trên mình cháu không quan trọng.Mà cái quan trọng nằm ở bên trong.
Và điều cuối cùng là cháu phải làm việc,nếu còn 1 hạt chì thì chaú vẫn phải làm việc vì cuộc sống của chúng ta là làm việc không ngừng.
Các bạn của tôi ơi!Năm cũ sắp hết rùi.Năm mới đã mở ra!Cuộc đời chúng ta như những chiếc bút chì!?!?Cuộc đời chúng ta làm việc không ngừng nghỉ.Đó là hạnh phúc!Dù cho bạn có gặp may,có quý nhân phù trợ hay bị quản lý bởi 1 người hổng bít dụng nhân như dụng mộc;dù cho bạn có khi nào bị đau đớn trong sự bào gọt,rèn luyện;dù có những lỗi lầm.Song bạn ơi!Cuộc sống là như thế!Hãy mở lòng ra ,đón nhận tất cả và nên nhớ 1 điều:Chúng ta sống,chúng ta làm việc ....như chiếc bút chì...Hổng có giáo điều
Trung Quốc là đất phát sinh đầu tiên của nước trà.Từ thế kỷ IV,người Tu-bô(tên gọi cũ của Tây Tạng)đã biết dùng trà.Việc trồng ,chế biến chè và kỹ thuật uống trà được phổ biến từ giữa đời Đường(618-907).Thời kỳ này,Nhật Bản có nhiều mối quan hệ với Trung Quốc:họ cử tới 13 nhóm:"Khiển Đường sứ"tới triều đình nhà Đường học tập về kinh tế-văn hóa.trong số người du học có hòa thượng Vinh Tây.Năm 1191,khi về tới quê hương,ông viết sách nhan đề:"Ngật trà dưỡng sinh ký" tuyên truyền việc uống trà và phương pháp pha trà của Thiền Tông.Sau đó Thiên Lợi Hữu đã học tập Thiền sư Vinh Tây và tổng kết bao quát toàn bộ tinh thần trà đạo là:"Thanh tịnh hòa túc" với ý nghĩa là "Khốc ái hòa bình,thanh tâm an tịnh";Ngoài ra lại còn yêu cầu các dụng cụ và pha uống trà đạo phải có vẻ đẹp hợp với những người uống trà. Ngày nay, trà đạo ở Nhật Bản đang diễn biến thành kiểu uống trà đại chúng và trở thành một sinh hoạt văn hóa xã giao lấy ẩm thực làm trung tâm.Nhưng phương pháp pha trà theo nghệ thuật của Thiên Lợi Hữu cơ bản theo các bước sau: *Ngọc diệp hồi cung:Dùng thìa gỗ múc trà cho vào ấm *Cao sơn trường thủy: Cho nước nóng vào tráng ấm *Hạ sơn nhập thủy:Rót nước vào ấm pha trà *Tam long giá ngọc:Ngón giữa bàn tay phải đỡ chén,ngón trỏ và ngón cái đỡ miệng chén:dâng trà *Du sơn lâm thủy:Trước khi uống đưa chén sang trái,mắt nhìn theo sau đó đưa sang phải Ta không biết pha trà ,không có đồ pha trà cầu kỳ,sang trọng và cũng chẳng biết uống trà bởi vì ta chưa phân biệt được thế nào là trà ngon,thế nào là cách uống trà đạo bởi với ta uống chè gì không quan trọng,uống trà với thứ gì cũng không quan trọng mà vấn đề quan trọng là uống với ai
Trung Quốc là đất phát sinh đầu tiên của nước trà.Từ thế kỷ IV,người Tu-bô(tên gọi cũ của Tây Tạng)đã biết dùng trà.Việc trồng ,chế biến chè và kỹ thuật uống trà được phổ biến từ giữa đời Đường(618-907).Thời kỳ này,Nhật Bản có nhiều mối quan hệ với Trung Quốc:họ cử tới 13 nhóm:"Khiển Đường sứ"tới triều đình nhà Đường học tập về kinh tế-văn hóa.trong số người du học có hòa thượng Vinh Tây.Năm 1191,khi về tới quê hương,ông viết sách nhan đề:"Ngật trà dưỡng sinh ký" tuyên truyền việc uống trà và phương pháp pha trà của Thiền Tông.Sau đó Thiên Lợi Hữu đã học tập Thiền sư Vinh Tây và tổng kết bao quát toàn bộ tinh thần trà đạo là:"Thanh tịnh hòa túc" với ý nghĩa là "Khốc ái hòa bình,thanh tâm an tịnh";Ngoài ra lại còn yêu cầu các dụng cụ và pha uống trà đạo phải có vẻ đẹp hợp với những người uống trà. Ngày nay, trà đạo ở Nhật Bản đang diễn biến thành kiểu uống trà đại chúng và trở thành một sinh hoạt văn hóa xã giao lấy ẩm thực làm trung tâm.Nhưng phương pháp pha trà theo nghệ thuật của Thiên Lợi Hữu cơ bản theo các bước sau: *Ngọc diệp hồi cung:Dùng thìa gỗ múc trà cho vào ấm *Cao sơn trường thủy: Cho nước nóng vào tráng ấm *Hạ sơn nhập thủy:Rót nước vào ấm pha trà *Tam long giá ngọc:Ngón giữa bàn tay phải đỡ chén,ngón trỏ và ngón cái đỡ miệng chén:dâng trà *Du sơn lâm thủy:Trước khi uống đưa chén sang trái,mắt nhìn theo sau đó đưa sang phải Ta không biết pha trà ,không có đồ pha trà cầu kỳ,sang trọng và cũng chẳng biết uống trà bởi vì ta chưa phân biệt được thế nào là trà ngon,thế nào là cách uống trà đạo bởi với ta uống chè gì không quan trọng,uống trà với thứ gì cũng không quan trọng mà vấn đề quan trọng là uống với ai
Vào xem giữa trận bóng tranh cúp Vinamilk giải bóng đá Nhi đồng Hùng Vương 2013 rất tình cờ vì ta không biết cả 2 đội nên tạm gọi là đội 1 và đội 2.Các em thi đấu nhiệt tình,vô tư không như các anh chuyên nghiệp.Vì nhỏ nên các em hổng biết rằng ở xứ sở Kỳ diệu việc gì cũng phải chạy:đi học thì chạy trường,ra trường thì chạy việc,làm việc thì chạy chức,chạy quyền;có quyền,có chức thì chạy tội;có tội thì chạy án..v.v..chỉ có bóng đá thì không chạy mà đi bộ trên sân!Nhưng ở đây thì khác,các cháu thi đấu lăn xả,quyết chiến dù kỹ thuật còn non: các cháu va phải nhau ngã chồng đống,có cháu giẫm lên bóng ngã ngồi xuống sân.Không sao,khán giả hoan hô:đá rất có lửa…hết hiệp 1;chưa có bàn thắng vì cả 2 đội ngang cơ .Cho đến hiệp 2 thì khác:huấn luyện viên đội 2 cho các cao thủ vào thay,cục diện trên sân thay đổi;đội 1 bị ép sân,bị tấn công liên tục.Thấy nguy cơ thủng lưới;đội 1 phải đưa đội trưởng đang đá ở vị trí trung phong được về làm thủ môn.Vừa nhào lộn,bắt bóng,đẩy bóng cứu nguy em vừa la hét chỉ huy toàn đội phòng thủ.Nhưng không xuể:một bàn,hai bàn,ba bàn…rồi bốn bàn thắng thuộc về đội 2.Bất lực,uất ức…thủ môn ngồi xệp xuống sân khóc tức tưởi.Khán đài lặng im….Ta nhìn sang cặp vợ chồng khán giả ngồi bên trước đây vốn điềm đạm,từ tốn theo dõi, cổ vũ đội 1 vì con trai họ là đội trưởng.Giờ thì ông bố không chỉ hô gọi con cố gắng được nữa:ông bật đứng lên,người vợ thì níu áo:”-Đừng anh!Để con nó tự…”.Không :ông lao vào sân dù không được phép(bởi giải bóng đá phong trào nên không có hàng rào an ninh).Ngồi xuống ôm lấy con ,ông khẽ khàng:”Thôi nào con trai!Con đã rất cố gắng,bố mẹ rất tự hào về con…”.Và thủ môn đứng lên,quệt nước mắt trên má:trận đấu vẫn tiếp tục,tuy đội 1 nhận thêm một số bàn thua nữa.Nhưng đội 1 kiên cường với đội trưởng đã để lại trong lòng người xem những ấn tượng tốt đẹp. Vĩ thanh:các bạn ơi!Trong cuộc đời không phải tất cả đều thành công.Những thất bại mà ta vẫn còn có những tình cảm của người thân,không có những người quay lưng lại với ta thì đó là chiến thắng.Người ta thường an ủi:thất bại là mẹ của thành công nhưng mẹ cuả đội tuyển U32 của xứ sở Tuyệt vời thì có rất rất nhiều mẹ nhưng cha thì không phải là VFF.
NGHE BẰNG TRÁI TIM Cô bé bị loại ra khỏi dàn đồng ca của lớp chỉ vì em không có được bộ đồng phục đẹp như các bạn.Ấm ức,em bỏ chạy ra ghế đá công viên ngồi khóc tức tưởi.Em không hiểu vì sao giọng hát của mình như thế mà không được tham gia.Một hồi lâu sau,em khe khẽ cất tiếng hát,trước còn nho nhỏ sau to dần.Em hát say sưa,hết bài này sang bài khác....bỗng có tiếng vỗ tay...em ngoái lại:Sau ghế ...là một ông già,râu tóc bạc phơ đã đứng nghe em hát tự bao giờ...Ông khen:"Cháu hát hay lắm!Hát nữa cho ông nghe đi!"....Và cứ thế,mỗi sáng cô bé lại ra chiếc ghế quen thuộc đã có ông già chờ sẵn nghe em hát.......Năm tháng qua đi...cô bé đã trở thành một ca sĩ nổi tiếng:một ngôi sao ca nhạc.Cô trở lại công viên nọ,nhưng trên chiếc ghế đá quen không có ông già chờ đợi.Hỏi người quản lý công viên thì được biết:ông đã qua đời."Tội nghiệp,ông già đó bị điếc hơn hai chục năm rồi mà vẫn thường đi dạo trong công viên này".Nghe lời kế đó,ca sĩ lặng người:thì ra ông già không nghe được vẫn tán thưởng động viên cô thủa thiếu thời tiếp cho cô nghị lực để vượt qua hoàn cảnh nghèo khó vươn lên;để thành đạt như ngày nay.Ông không nghe được bằng tai nhưng ông đã nghe bằng trái tim. Vĩ thanh:Các bạn ơi!Chúng ta có thể cho nhau không chỉ bằng vật chất mà chúng ta có thể cho nhau bằng những lời an ủi,khích lệ trong những giây phút khó khăn.Món quà đó không chỉ từ tài sản,trí tuệ của ta mà có thể từ trái tim ta