Trang trong tổng số 41 trang (410 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [32] [33] [34] [35] [36] [37] [38] ... ›Trang sau »Trang cuối

Ảnh đại diện

Vodanhthi

Thơm thảo với người dưng



TT - Mùa thi. Thành phố vốn đã xô bồ, chật chội nay càng đông đúc, tất bật. Những ánh mắt trong sáng của sĩ tử đang căng tràn niềm tin vào một cuộc… đổi đời, những gương mặt nhiều nếp nhăn của cha, của mẹ đầy trăn trở, lo lắng nhưng cũng đầy hi vọng.

Và thành phố còn chứng kiến những câu chuyện lạ lùng, xúc động của những con người rộng lượng, thơm thảo với “người dưng”, họ như những nhân vật kỳ lạ trong truyện cổ tích giữa đời thường.

http://images1.tuoitre.vn/tianyon/ImageView.aspx?ThumbnailID=576096
Thầy Lê Đình Quang được nhiều người gọi vui là “thầy Quang tiếp sức” của “làng tiếp sức tuyển sinh” La Chữ (thuộc phường Hương Chữ, thị xã Hương Trà, Thừa Thiên - Huế), tận tay đi chợ chọn từng con cá...



Không lạ sao được khi họ ngưng cho thuê căn hộ 70m2 với giá 12 triệu đồng/tháng ở trung tâm quận Phú Nhuận (TP.HCM) để dành làm chỗ ở miễn phí cho sĩ tử và phụ huynh, hằng ngày cùng người giúp việc đi chợ, lo bữa ăn cho gần 30 người. Ở quận Gò Vấp, người mẹ có hơn năm năm dành nguyên ngôi nhà mình để lo ăn ở cho thí sinh nghèo mỗi mùa thi, còn cô con gái năm nay đi tìm thuê một ngôi nhà nguyên căn rộng hơn để phục vụ được nhiều hơn những gia đình nghèo khó lặn lội đưa con “lai kinh ứng thí”.

Lạ lùng hơn là cô chủ dãy nhà trọ mười phòng ở khu Suối Tiên, ban đầu tính kinh doanh phòng trọ mùa thi, nhưng rồi thấy thương những thí sinh và phụ huynh lam lũ từ quê lên bị “cò” làm giá ở trọ tới 200.000 đồng/người/ngày, liền treo bảng thông báo cho sĩ tử và người nhà ở miễn phí suốt những ngày thi, miễn phí luôn cả tiền điện nước...

http://images1.tuoitre.vn/tianyon/ImageView.aspx?ThumbnailID=576098
Thí sinh Phạm Văn Nam (trái) và bố Phạm Khắc Tú đến từ huyện Quảng Ninh (Quảng Bình) với một bữa cơm thật ngon miệng tại nhà thầy Lê Đình Quang



Những bác xe ôm tình nguyện, những sinh viên tiếp sức mùa thi thì quá quen với những địa chỉ: cô Oanh ở Gò Vấp, chú Ngọc Anh ở Bình Thạnh, cô Huệ ở quận 9, cô May ở Thủ Đức... Họ giúp đỡ, hỗ trợ hết lòng cho sĩ tử và người nhà hết mùa thi này tới mùa thi khác vì những điều thật giản dị. Nói như chị Trần Hồng Nguyên - chủ nhà trọ miễn phí ở lô A chung cư 44 Đặng Văn Ngữ, quận Phú Nhuận: “Vì thương mấy em thôi”.

Hay chị Lanh ở đường 120, quận 9 xót xa kể: “Có con bé ở Đắk Lắk lần đầu về thành phố thi ĐH, lộ phí mẹ cho mang theo là... 10kg bơ, không biết mua hay nhà trồng được, túi không có đồng nào. Tôi cho ở trọ miễn phí, động viên cứ thi rồi mai mốt cô cho tiền về quê. Thí sinh đi thi nhiều đứa tội lắm, mình thấy lo cho người ta được thì lo thôi. Thi đợt 1 xong nghe tụi nó kêu làm bài được, mình cũng mừng lây”.

http://images1.tuoitre.vn/tianyon/ImageView.aspx?ThumbnailID=576100
Mượn quạt hàng xóm để bổ sung gió mát cho thí sinh



Chắc hẳn còn rất nhiều cái lạ đối với những người cha, người mẹ, người con lần đầu lên thành phố lại nhận được tấm chân tình của những người chưa từng quen biết. Không chỉ có một chỗ ở không mất tiền, được chủ nhà đối đãi như người nhà, được tạo mọi điều kiện tốt nhất để đến trường thi, hẳn những “người nhà quê” ấy còn ngạc nhiên lắm khi ở nhiều nơi trong thành phố đều có thể bắt gặp những điểm phát cơm miễn phí. Những phần cơm mà các bà, các mẹ ở các nhà chùa, giáo xứ, mái ấm... đã thầm lặng chuẩn bị từ 3g, 4g sáng để kịp phục vụ sĩ tử khi đói lòng trước và sau mỗi buổi thi.

Hẳn những sĩ tử đang căng thẳng với bài thi sẽ thấy mát lòng lắm khi nhận được không chỉ cơm nóng, canh ngọt mà có cả trà đá, trà chanh, nước chanh miễn phí - ý tưởng của các anh chị sinh viên tình nguyện nhằm “chống nóng” những ngày thi nóng bức, ngột ngạt. Và cả những ánh mắt trìu mến, những lời chỉ đường rất đỗi nhiệt tình, những động viên, hỏi han của người xa lạ ở cổng trường thi hay chỉ một hành động tấp xe lên lề để nhường lối đi cho sĩ tử. Cái sự lạ ấy dần trở thành thân thương và ấm áp, giải tỏa những bất an, lo lắng của những con người từ quê lặn lội lên thành phố với bao trăn trở về một tương lai gần sẽ định dạng sau kỳ thi cam go và chóng vánh này...

http://images1.tuoitre.vn/tianyon/ImageView.aspx?ThumbnailID=576101
Bà Đỗ Thị Thu (ngụ đường Bà Hom, Q.6, TP.HCM) cùng gia đình có hơn 10 năm phục vụ thí sinh, tiếp nhận các bạn thí sinh và phụ huynh từ Trung tâm Hỗ trợ sinh viên TPHCM




http://images1.tuoitre.vn/tianyon/ImageView.aspx?ThumbnailID=576103
Gia đình bà Nguyễn Thị Như Hòa (340/34 Điện Biên Phủ, TP.HCM) đã có hơn 10 năm phục vụ thí sinh. Bà cùng con trai dọn dẹp nhà cửa để đón thí sinh về dự thi đại học đợt 2



LƯU TRANG (Ảnh: Thái Lộc - Ngọc Hiển - Như Hùng)
Mở mắt thì chạy theo cảnh
  Nhắm mắt thì chạy theo mộng.
                 (Ngọc Tuyền Hạo)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Thái Thanh Tâm

CẢM NGHĨ VỀ MỘT NGƯỜI THÂN YÊU NHẤT

ĐỀ BÀI: “Em hãy phát biểu cảm nghĩ về một người thân yêu nhất”
BÀI LÀM:

Trong cuộc sống hàng ngày, có biết bao nhiêu người đáng để chúng ta thương yêu và dành cho họ nhiều tình cảm. Nhưng đã bao giờ bạn nghĩ rằng, người thân yêu nhất của bạn là ai chưa? Với mọi người câu trả lời ấy có thể là ông bà, là mẹ, là anh chị hoặc cũng có thể là bạn bè chẳng hạn. Còn riêng tôi, hình ảnh người bố sẽ mãi mãi là ngọn lửa thiêng liêng, sưởi ấm tâm hồn tôi mãi tận sau này.
Bố tôi không may mắn như những người đàn ông khác. Trong suốt cuộc đời bố có lẽ không bao giờ được sống trong sự sung sướng, vui vẻ. Bốn mươi tuổi khi chưa đi được nửa chặng đời người, bố đã phải sống chung với bao nhiêu bệnh tật: Đầu tiên đó chỉ là những cơn đau dạ dày, rồi tiếp đến lại xuất hiện thêm nhiều biến chứng. Trước đây, khi còn khỏe mạnh, bao giờ bố cũng rất phong độ.
Thế nhưng bây giờ, vẻ đẹp ấy dường như đã dần đổi thay: Thay vì những cánh tay cuồn cuộn bắp, giờ đây chỉ còn là một dáng người gầy gầy, teo teo. Đôi mắt sâu dưới hàng lông mày rậm, hai gò má cao cao lại dần nổi lên trên khuôn mặt sạm đen vì sương gió. Tuy vậy, bệnh tật không thể làm mất đi tính cách bên trong của bố, bố luôn là một người đầy nghị lực, giàu tự tin và hết lòng thương yêu gia đình.
Gia đình tôi không khá giả, mọi chi tiêu trong gia đình đều phụ thuộc vào đồng tiền bố mẹ kiếm được hàng ngày. Dù bệnh tật, ốm đau nhưng bố chưa bao giờ chịu đầu hàng số mệnh. Bố cố gắng vượt lên những cơn đau quằn quại để làm yên lòng mọi người trong gia đình, cố gắng kiếm tiền bằng sức lao động của mình từ nghề xe lai.
Hàng ngày, bố phải đi làm từ khi sáng sớm cho tới lúc mặt trời đã ngã bóng từ lâu. Mái tóc bố đã dần bạc đi trong sương sớm. Công việc ấy rất dễ dàng với những người bình thường nhưng với bố nó rất khó khăn và gian khổ. Bây giờ có những lúc phải chở khách đi đường xa, đường sốc thì những cơn đau dạ dạy của bố lại tái phát.
Và cả những ngày thời tiết thay đổi, có những trưa hè nắng to nhiệt độ tới 38-48 độ C, hay những ngày mưa ngâu rả rích cả tháng 7, tháng 8, rồi cả những tối mùa đông lạnh giá, bố vẫn cố gắng đứng dưới những bóng cây kia mong khách qua đường. Tôi luôn tự hào và hãnh diện với mọi người khi có được một người bố giàu đức hy sinh, chịu thương, chịu khó như vậy.
Nhưng có phải đâu như vậy là xong. Mỗi ngày bố đứng như vậy thì khi trở về những cơn đau quằn quại lại hành hạ bố. Nhìn khuôn mặt bố nhăn nhó lại, những cơn đau vật vã mà bố phải chịu đựng, tôi chỉ biết òa lên mà khóc. Nhìn thấy bố như vậy, lòng tôi như quặn đau hơn gấp trăm ngàn lần. Bố ơi, giá như con có thể mang những cơn đau đó vào mình thay cho bố, giá như con có thể giúp bố kiếm tiền thì hay biết mấy? Nếu làm được gì cho bố vào lúc này để bố được vui hơn, con sẽ làm tất cả, bố hãy nói cho con được không?
Những lúc ấy, tôi chỉ biết ôm bố, xoa dầu cho bố, tôi chỉ muốn nói với bố đừng đi làm nữa, tôi có thể nghỉ học, như vậy sẽ tiết kiệm được chi tiêu cho gia đình, tôi có thể kiếm được tiền và chữa bệnh cho bố. Nhưng nếu nhắc đến điều đó chắc chắn là bố sẽ buồn và thất vọng ở tôi nhiều lắm.
Bố luôn nói rằng bố sẽ luôn chiến đấu. Chiến đấu cho tới những chút sức lực cuối cùng để có thể nuôi chúng tôi ăn học thành người. Bố rất quan tâm đến việc học của chúng tôi. Ngày xưa bố học rất giỏi nhưng nhà nghèo bố phải nghỉ học. Vào mỗi tối, khi còn cố gắng đi lại được, bố luôn bày dạy cho mấy chị em học bài.
Trong những bữa cơm bố thường nhắc chúng tôi cách sống, cách làm người sao cho phải đạo. Tôi phục bố lắm, bố thuộc hàng mấy nghìn câu Kiều, hàng trăm câu châm ngôn, danh ngôn nổi tiếng, …
Chính vì vậy, tôi luôn cố gắng tự giác học tập. Tôi sẽ làm một bác sĩ và sẽ chữa bệnh cho bố, sẽ kiếm tiền để phụng dưỡng bố và đi tiếp những bước đường dở dang thời tuổi trẻ của bố. Tôi luôn biết ơn bố rất nhiều, bố đã dành cho tôi một con đường sáng ngời, bởi đó là con đường của học vấn, chứ không phải là con đường đen tối của tiền bạc. Tôi sẽ luôn lấy những lời bố dạy làm kim chỉ nam để sống, lấy gương sáng của bố để noi theo.
Và tôi khâm phục không chỉ bởi bố là một người giỏi giang, là một người cao cả, đứng đắn, tràn đầy lòng kiên trì chịu khó mà còn bởi cách sống lạc quan, vô tư của bố. Mặc dù những thời gian rảnh rỗi của bố còn lại rất ít nhưng bố vẫn trồng và chăm sóc khu vườn trước nhà để cho nó bao giờ cũng xanh tươi.
Những giỏ phong lan có bao giờ bố quên cho uống nước vào mỗi buổi sáng; những cây thiết ngọc lan có bao giờ mang trên mình một cái lá héo nào? Những cây hoa lan, hoa nhài có bao giờ không tỏa hương thơm ngát đâu? Bởi đằng sau nó luôn có một bàn tay ấm áp chở che, chăm sóc, không những yêu hoa mà bố còn rất thích nuôi động vật.
Tuy nhà tôi bao giờ cũng có hai chú chó con và một chú mèo và có lúc bố còn mang về những chiếc lồng chim đẹp nữa. Và hơn thế, trong suốt hơn năm năm trời chung sống với bệnh tật, tôi chưa bao giờ nghe bố nhắc đến cái chết, nhưng điều đó không đồng nghĩa với việc trốn tránh sự thật, bố luôn đối mặt với “tử thần”, bố luôn dành thời gian để có thể làm được tất cả mọi việc khi chưa quá muộn.
Nhưng cuộc đời bố bao giờ cũng đầy đau khổ, khi mà cả gia đình đã dần khá lên, khi các chị tôi đã có thể kiếm tiền, thì bố lại bỏ chị em tôi, bỏ mẹ, bỏ gia đình này để ra đi về thế giới bên kia. Bố đi về một nơi rất xa mà không bao giờ được gặp lại. Giờ đây khi tôi vấp ngã, tôi sẽ phải tự đứng dậy và đi tiếp bằng đôi chân của mình, bởi bố đi xa, sẽ không còn ai nâng đỡ, che chở, động viên tôi nữa.
Bố có biết chăng nơi đây con cô đơn buồn tủi một mình không? Tại sao nỡ bỏ con ở lại mà đi hả bố? Nhưng con cũng cảm ơn bố, bố đã cho con thêm một bài học nữa, đó chính là trong cuộc sống hàng ngày, chúng ta hãy trân trọng những gì đang có, hãy yêu thương những người xung quanh mình hơn, và đặc biệt hãy quan tâm, chăm sóc cho bố của mình, tha thứ cho bố, khi bố nóng giận và nỡ mắng mình bởi bố luôn là người yêu thương nhất của chúng ta.
Bố ra đi, đi đến một thế giới khác, ở nơi đó bố sẽ không còn bệnh tật, sẽ thoát khỏi cuộc sống thương đau này. Và bố hãy yên tâm, con sẽ luôn nhớ những lời dạy của bố, sẽ luôn thương yêu, kính trọng và biết ơn bố, sẽ sống theo gương sáng mà bố đã soi đường cho con đi. Hình ảnh của bố sẽ luôn ấp ủ trong lòng con. Những kỷ niệm, những tình cảm bố dành cho con, con sẽ ôm ấp, trân trọng nó như chính linh hồn của con.

NGUYỄN THỊ HẬU
(Lớp 10A2, Trường THPT Huỳnh Thúc Kháng, TP Vinh, Nghệ An
Lời phê của cô giáo Phan Thị Thanh Vân:
“Em là một người con ngoan, bài viết của em đã làm cho cô rất xúc động.
Điều đáng quý nhất của em là tình cảm chân thực và em có một trái tim nhân hậu, em đã cho cô một bài học làm người.
Mong rằng đây không chỉ là trang văn mà còn là sự hành xử của em trong cuộc đời”.
Trên đời này, chuyện gì cũng có thể xẩy ra-Thái Thanh Tâm
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

van2011

“Triết lý” sống đại thượng thọ của cụ bà cao tuổi nhất Việt Nam
08-07-2012 | 13:30
[/b] (Nguoiduatin.vn) - Dù đạt tới độ đại thượng thọ, 119 tuổi nhưng cụ Nguyễn Thị Trù ở xã Đa Phước (Bình Chánh - TP. Hồ Chí Minh) vẫn còn lưu lại trên gương mặt, cử chỉ nét tinh anh. Hiện cụ Trù đã được Trung tâm sách kỷ lục Việt Nam ghi nhận là cụ bà cao tuổi nhất Việt Nam.
Yêu thương mọi người để tâm hồn thanh thản[/b]
Biết có người đến thăm, cụ ngồi dậy, lấy tay xoa xoa gương mặt được thời gian xếp nếp. Cụ cầm tay từng người khách phương xa, hỏi thăm, căn dặn đủ điều như đã thân thuộc tự bao giờ.
Mới thoạt nhìn cụ Trù chắc khó ai đoán nổi tuổi của cụ, mặc dù ánh mắt cụ đã chuyển màu, chỉ nhìn thấy mờ mờ nhưng giọng nói còn trong và rõ ràng. Sự minh mẫn ở cái tuổi 119 này như thách thức thời gian và vòng đời sinh  - bệnh - lão -tử của một con người. Xuất hiện với nụ cười rất tươi, dáng người mảnh khảnh, bước đi nhanh nhẹn như một người vẫn còn khả năng lao động.
Cụ Trù sinh được 11 người con, hiện cụ đang sống với người con trai út tên Nguyễn Hữu Phương năm nay đã bước sang tuổi 70. Khi hỏi tuổi cụ Trù, ông Phương, con trai út của cụ đưa ra cho chúng tôi xem chứng minh thư của cụ và quyển sổ hộ khẩu gia đình, tất cả đều ghi rõ cụ Nguyễn Thị Trù sinh ngày 4/5/1893. Như vậy, năm 2012 này cụ Trù đã 119 tuổi, và tính đến thời điểm hiện nay thì chưa có người Việt Nam nào sống vượt qua được ngưỡng tuổi này. Răng cụ Trù vẫn còn nguyên chưa rụng, trên đầu mái tóc vẫn còn cọng đen xen lẫn bạc. Cụ kể do cụ nhai trầu nên răng khỏe vậy đó chứ con trai út của cụ nay cũng rụng hết răng rồi. Ngày xưa còn trẻ, cụ là một cô gái thôn quê khỏe khoắn, lao động như mấy anh cửu vạn vạm vỡ mà người ta thường thấy ở các bến cảng, khu bốc vác. Hòa chung không khí vừa lao động vừa chiến đấu, cụ cũng tham gia đào hầm, nấu cơm tiếp tế cho bộ đội. Cụ bảo, hoạt động Cách mạng thời cụ sôi nổi lắm.
Ông Phương, con trai cụ Trù cho biết: "Dù không biết tới bệnh viện nhưng bước sang năm nay cụ nhà ăn uống cũng bắt đầu yếu đi, mỗi bữa cụ chỉ ăn được một chén cơm và uống thêm sữa hộp. Hiện nay, sức khỏe của cụ Trù ngày càng đi xuống nhưng cụ vẫn có thể làm được các công việc lặt vặt trong nhà như quét dọn nhà cửa, lau chùi bàn ghế và nấu cơm giúp con cháu”.
http://i1075.photobucket.com/albums/w422/haiyp/DFTRWETWERT4W3.jpg
Cụ bà Nguyễn Thị Trù và con trai.
Nói về bí quyết sống lâu cụ Trù không ngần ngại chia sẻ: "Không có bí quyết gì cả, hãy thương yêu giúp đỡ mọi người và nếu có thể thì hãy làm những việc tốt, như vậy tâm hồn sẽ được thanh thản là sống lâu thôi". Chòm xóm xung quanh nơi cụ Trù ở cũng nhận xét: Cụ sống rất chan hòa với mọi người, chưa bao giờ thấy cụ bực tức với ai, con cháu trong nhà rất đoàn kết, luôn thương yêu giúp đỡ lẫn nhau. Có lẽ với bí quyết sống giản đơn trong tình yêu thương với mọi người. Những tình cảm đó như sợi dây chắc chắn neo giữ cụ ở lại với gia đình, với cuộc đời cho đến ngày hôm nay.
Tiếp lời cụ Trù, ông Nguyễn Hữu Phương con trai út cụ nói: "Cái ngày cụ ông mất vào năm 1963 thì cũng từ thời điểm đó cụ Trù thường xuyên qua lại Tịnh xá Ngọc Phước ngay cạnh nhà để làm từ thiện và ngồi thiền, cụ thường xuyên ăn chay niệm phật và đặc biệt nhất là vào những ngày rằm mồng một, cuối tháng”.
Trường thọ nhờ sống vui, sống có ích
Khi chúng tôi hỏi cuộc sống gia đình, ông Phương tâm sự trước đây gia đình đông con cái nên phải chia bớt phần ruộng để cày cấy, còn lại một số thì ra ngoài làm công nhân hay cửu vạn.  Thu nhập của gia đình chủ yếu dựa vào cây lúa cứ vậy sống hết năm này qua năm khác. ông Phương và hai người con khác của cụ Trù hiện còn sống ngày ngày chăm sóc mẹ già. Còn lại mấy người con của cụ đã về với đất trước cụ.
Ông Phương cũng có tuổi nên chẳng làm được việc gì, mỗi tháng những đứa con của ông gửi cho vài trăm ngàn để chi tiêu mặc dù các con ông đều là công nhân. Ông Phương niềm nở: "Cụ sống được đến bây giờ cũng là niềm hạnh phúc rất lớn của gia đình và là niềm tự hào của cả dòng họ. Ngoài việc sống vui, sống khỏe, sống có ích, cụ luôn coi mình là một trong những tấm gương sáng để cho con cháu học tập”.
Nói về việc sống thọ, cụ Nguyễn Thị Trù cho biết, bây giờ tuổi đã về già, sống được ngày nào phải là tấm gương mẫu mực giáo dục con cháu đạo nghĩa làm người. Theo cụ Trù cho biết, sở dĩ các cụ ở đây có tuổi đời cao là do cuộc sống thanh bình, môi trường sống trong lành, con cháu hiếu thảo, gia đình hòa thuận.
Nói về cụ Trù, người dân xã Đa Phước rất vinh dự và tự hào. Địa phương vẫn còn một số cụ năm nay cũng hơn 100 tuổi và nhiều cụ gần 100 tuổi nhưng vì lý do nào đó chưa đăng ký kỷ lục nên chưa được vinh danh. Các cụ gần 90 tuổi thì còn khá nhiều và rất khỏe, có lẽ do cuộc sống làm nông bận rộn giúp các cụ vận động mỗi ngày, hạn chế tiếp xúc với rượu bia, thuốc lá đã giúp các cụ sống thọ hơn.
Tuổi  119 nhưng hầu như không biết đến bệnh viện
Hơn trăm năm qua, cụ Trù có sức khoẻ khá dẻo dai. Cụ ăn uống đạm bạc nhưng điều độ. Cụ tâm sự độ này năm ngoái mỗi bữa cụ ăn hai chén cơm với rau trồng
trong vườn và tôm cá đánh bắt ngoài đồng. ông Phương, con trai cụ nói vui: "Cụ nhà tôi được cái ăn tốt, ngủ tốt. Chế độ ăn uống của cụ cũng đơn giản, giống như cả nhà. Ngày đủ ba bữa, bữa sáng thường ăn cháo, trưa và tối ăn cơm, ngoài ra còn bổ sung một số hoa quả, sữa và bánh ngọt. Sống đến tuổi này, cụ gần như không biết đến bệnh viện”.
Đỗ Vượng
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Thanh Ngọc

CÁCH XỬ THẾ CỦA NGƯỜI XƯA




Kinh Phật có câu “tướng tự tâm sanh” tức dáng vẻ, dung mạo bên ngoài của mình từ nội tâm ở bên trong lưu xuất. Nếu trong lòng vui vẻ, thảnh thơi thì nét mặt sẽ tươi tắn, lạc quan; nếu lo nghĩ, buồn bực thì sẽ mang gương mặt ão não, u sầu; nếu muốn bố thí, giúp đỡ người khác thì biểu lộ phong thái tự tin, độ lượng, bao dung; nếu khởi tâm tham lam, muốn trộm cắp thì cử chỉ lấm lét, dò xét v.v… Nên để chỉnh đốn hành vi, ngôn ngữ phải uốn nắn từ nơi cái tâm khi hành vi và ngôn ngữ mới manh nha, chưa kịp hình thành.


Có câu chuyện kể rằng: “Xưa, có một chú học trò được dịp lên phố chơi. Nhằm ngày chợ phiên, một vụ mất cắp xảy ra tại quán trọ, chú học trò liền bị quan huyện bắt nhốt vì người ta ngờ chú là thủ phạm.

Sau khi trải qua những thủ tục tra hỏi phiền phức, quan huyện tìm ra thủ phạm, chú học trò được thả về.

Khi về làng, gặp thầy và bè bạn, chú nhỏ tức tưởi kể lại sự việc, bộc bạch nỗi hàm oan của mình.

Vị thầy im lặng nghe xong câu chuyện, nghiêm nghị ra lệnh phạt đệ tử mười roi. Ðương sự rất ngạc nhiên nhưng không dám cãi lời thầy, líu ríu leo lên bộ ván nằm chờ trận đòn mà lòng hoang mang vô kể.

Các bạn chú thấy thế, ngạc nhiên thưa:

- Thưa thầy, trò này vô tội sao lại bị đòn?

Vị thầy từ tốn giải thích:

- Đành rằng trò ấy vô tội, nhưng tại sao giữa phố chợ đông đảo chỉ mình nó bị tình nghi là kẻ cắp? Ta phạt cái tội nó có bộ vó của thằng ăn cắp để cho người ta nghi ngờ. Nếu trò ấy không chỉnh đốn tư cách lại, ta e rằng nó sẽ bị hàm oan nhiều lần nữa”.

Những nỗi hàm oan xảy ra cho mọi người khá nhiều. Thường thì ta tìm cách minh oan hay truy lùng cho ra kẻ đã nhẫn tâm vu oan giáng họa cho mình mà ít ai nghĩ rằng một trong những nguyên nhân quan trọng của hàm oan là chính mình. Vì thế, để chia sẻ hàm oan với học trò, vị thầy đã tặng đệ tử đến mười roi.


Mới hay, người xưa dạy người rất chú trọng đến cái tâm, lấy tâm làm nền tảng để giáo dục, uốn nắn con người. Hình thức bên ngoài cũng rất quan trọng nhưng nội tâm mới là yếu tố quyết định. Giáo dục một con người trở nên hoàn thiện phải từ nơi chính tâm sau đó mới tu thân, tề gia, trị quốc và bình thiên hạ. Cây có ngay thì bóng mới thẳng, phải đào tạo thế hệ kế thừa có tâm hồn trong sáng và cao thượng mới có thể mong hình thành nên nhân cách lớn, làm nguyên khí của quốc gia, nhân tài cho đất nước.

Ngày nay, chúng ta tự hào với nền giáo dục hiện đại, tiên tiến nhưng quá chú trọng đến khoa học thực tiễn và xem nhẹ thậm chí lãng quên giáo dục đạo đức và tâm linh. Một khi thước đo giá trị của xã hội nghiêng nặng về sự thành đạt các sự nghiệp vật chất có tính hình thức bên ngoài hơn là những giá trị nhân văn, đạo đức và tâm linh thì đất nước có nguy cơ đối diện với nhiều hiểm họa.

Vị thầy đồ quê mùa ngày xưa đã cung hiến cho chúng ta một phương thức giáo dục “phạt cái tội nó có bộ vó của thằng ăn cắp” nhằm uốn nắn cái tâm, chỉnh đốn tư cách của học trò phải chăng là điều mà các nhà giáo dục hiện đại cần suy gẫm và học hỏi!


Tác giả : Quảng Tánh
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Vodanhthi

Bức tường mảnh chai



TTCT - Trường THCS nơi tôi dạy nằm kề bên trường nuôi dạy trẻ khuyết tật của tỉnh. Học sinh trường THCS hay trêu chọc, chế nhạo, thậm chí tìm mọi cách hiếp đáp trẻ khuyết tật.

http://phienbancu.tuoitre.vn/tianyon/ImageView.aspx?ThumbnailID=558468
“Nhào bột yêu thương” - một trong những hoạt động giúp trẻ tự kỷ tự tin hòa nhập cộng đồng - Ảnh: Minh Đức



Trẻ khuyết tật phản ứng khi bị chọc tức nên việc ném đá, ném vật nguy hiểm vào phòng học, sân chơi của nhau đã xảy ra. Ngay một số người lớn cũng tỏ ý xa lánh, thiếu thông cảm với các em.

Có lúc bức tường ngăn cách khuôn viên hai trường đã được cắm đầy mảnh thủy tinh sắc nhọn để hạn chế việc vượt tường chọc phá nhau. Thế giới của trẻ bị chia đôi: thế giới của trẻ bình thường và thế giới của trẻ khuyết tật. Một việc làm chẳng đặng đừng khi không tìm được giải pháp tốt. Trẻ ở trường khuyết tật không có cơ hội nhìn thấy sinh hoạt của các bạn đồng lứa ở một trường phổ thông và ngược lại.

Những năm học sau đó, hai trường đã có tiến triển trong mối quan hệ. Ðầu tiên là trường THCS tổ chức cho học sinh xem các buổi biểu diễn văn nghệ của trẻ em khuyết tật, giao lưu, tặng quà lưu niệm, mua ủng hộ các sản phẩm của người khuyết tật làm ra... Những việc làm này dần dần làm thay đổi nhận thức trong học sinh về trẻ khuyết tật. Các thầy cô làm công tác đoàn thể hai trường gặp nhau, tạo mối thông cảm, hỗ trợ nhau trong công tác.

Trường khuyết tật hình thành tổ chức Ðội TNTP Hồ Chí Minh, các em cũng được các bạn học trường phổ thông đến sinh hoạt chung, rèn các kỹ năng của người đội viên. Các ngày lễ lớn, các đợt sinh hoạt theo chủ đề đã có tiếng nói chung. Những rắc rối trước đây dần dần không xảy ra nữa.

Câu lạc bộ vì trẻ khuyết tật được hình thành giúp nhà trường hoạt động tốt hơn. Học sinh trường phổ thông đã có cái nhìn thân thiện hơn với các bạn khuyết tật. Những mảnh chai sắc nhọn trên tường ngăn giữa hai trường đã được gỡ bỏ. Cảnh quan có tính giáo dục, nhân văn hơn trước. Quan trọng là đã gỡ bỏ được những mảnh chai vô hình trong lòng học sinh và ở cả một số người lớn.

Câu chuyện này là một minh chứng sống động nữa cho những hoạt động tích cực kéo các em bị thiểu năng hòa nhập với cuộc sống bình thường. Cần lắm một môi trường như vậy cho các em.

Chúng ta không thể xem việc nuôi dạy, chăm sóc trẻ khuyết tật là một việc từ thiện mà cần hiểu đó là thực hiện quyền được giáo dục của các em, cần làm để đưa các em hòa nhập xã hội.

NGUYỄN HỮU NHÂN (Đồng Tháp)
Mở mắt thì chạy theo cảnh
  Nhắm mắt thì chạy theo mộng.
                 (Ngọc Tuyền Hạo)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Tuấn Khỉ

Tiến sĩ Alan Phan: Người Việt đang tự tử chậm

Bài đăng trên Phụ Nữ Today Thứ Hai, 23/07/2012, 10:33 [GMT+7]

(Xi nhan)- Lòng tham của con người tạo nên sự vô cảm trong kinh doanh như việc "ăn bậy" đang diễn ra hàng ngày. Điều đáng buồn là lòng tham đó lại học theo một số quan chức biến chất, người giàu. Sự vô cảm của xã hội đang thúc đẩy những hành vi bất lương. Đó là những chia sẻ của Tiến sĩ Alan Phan với báo Phunutoday.

PV: Thưa ông, dù nói gì đi nữa thì chúng ta cũng đang phải đối mặt với nạn thực phẩm bẩn, độc tràn lan. Một đất nước tự hào về cái nôi của nền văn minh lúa nước nhưng giờ đây cư dân đưa miếng ăn lên miệng là nơm nớp lo ngộ độc: thịt gà thối, lợn có chất tạo nạc, thịt thối thì làm thịt chưng mắm tép, sữa thì được tư vấn “thối cũng không sao”…Theo ông, chúng ta có nên cười vui vẻ và ăn theo kiểu “khuất mắt trông coi” hoặc “ăn bẩn sống lâu”… không?

TS Alan Phan: Một vị bác sĩ quen giải lý như thế này về khía cạnh y khoa của hiện tượng “ăn bậy” của chúng ta.

Ngày xưa, ăn bẩn cũng có thể là tập cho thân thể quen với những vi khuẩn trong thiên nhiên, một hình thức vắc xin.

Ngày nay, khi cho những hóa chất nhân tạo vào bao tử đồng nghĩa với “tự tử chậm” vì khả năng kháng sinh của cơ thể không thích hợp với các loại hóa chất lạ này.

Cho nên, chuyện cười vui khi ăn nhậu (môn thể thao phổ thông nhất của Việt Nam) chắc chắn thuộc loại “ngày vui chóng tàn”.

http://phunutoday.vn/dataimages/201207/original/images726114_Tien_si_alan_phan_phunutoday1.jpg
TS Alan Phan ăn bẩn là tự tử chậm


PV:  Có một nghịch lý khá thú vị, thường thì do thiếu hiểu biết, lạc hậu mới dẫn đến tình trạng ăn uống mất vệ sinh, nhưng ngày nay lại đảo ngược: phải học tử tế và thông minh mới làm ra thực phẩm bẩn, độc bán cho đồng loại được. Dốt thì không thể đưa chất melamine vào sữa được, không thể đưa chất tạo nạc vào thức ăn của lợn được, không đem phân U rê ướp cá cho tươi lâu, không tạo ra chất kích phọt để thúc rau lớn mau như thổi được....Ông nghĩ gì về nghịch lý này?

TS Alan Phan: Cội rễ của vấn đề không phải là khoa học hay công nghệ mà là lòng tham. Khắp thế giới, đa số người dân đều mang bệnh tham lam này. Cân bằng lòng tham là sự sợ hãi. Ở các xã hội Âu Mỹ, luật pháp nghiêm trị các sai phạm nên nỗi sợ khống chế lòng tham.

Thêm vào đó, người giàu thì có nhiều thứ để mất (tài sản, danh tiếng, gia đình…) nên họ cẩn trọng hơn trong những quyết định.

Ở Việt Nam hay Trung Quốc, việc thực thi luật pháp liên quan đến các vấn đề thương mại kinh tế lại bị  tham nhũng tha hóa, nên người phạm pháp không sợ bị trừng phạt.

Một yếu tố khác là khi xã hội trở nên vô cảm với tội ác và quyền lợi của người dân, thì lòng tham có thể thúc đẩy đủ mọi hành vi bất lương.

PV: Ở thời đại kỹ trị này, lợi nhuận và sự giàu có được đánh giá cao quá mức mà người ta không quan tâm tới cách thức đạt được sự giàu có đó có chính đáng, hợp đạo lý làm người hay không, mục đích tự nó đã biện minh cho hành động. Cứ thế mà suy thì cái sự tạo ra các loại thực phẩm bẩn, độc bán cho đồng loại để thu lợi và giàu có nhanh nhất chắc chắn sẽ phải được hoan nghênh. Vậy tại sao dư luận lại cứ lên án và đòi các cấp quản lý vào cuộc? Ông nghĩ sao về điều này? Liệu có phải ai cũng nghĩ mình bán thực phẩm cho đồng loại thì hợp lý nhưng nếu mình mua phải cái gì đó bẩn, độc hay kém chất lượng thì dứt khoát là không thể chấp nhận được?

TS Alan Phan: Yếu tố chính vẫn là lòng tham không được pháp luật hay tôn chỉ đạo đức kiềm chế. Yếu tố khác là một dân trí thấp. Các tội phạm ngu xuẩn (khi nghĩ rằng mình sẽ kiếm tiền nhiều hơn với những thủ thuật phi pháp) lại được xã hội khuyến khích qua những tấm gương xấu từ những người được coi là “thành đạt”.

Tôi cho rằng hành xử của các đại gia và một số quan chức biến chất tạo nên hiện tượng này. Tại các xã hội văn minh, những người giàu nhất và nắm nhiều quyền hành nhất thường là những người biết tôn trọng pháp luật kỹ càng nhất.

http://phunutoday.vn/dataimages/201207/original/images726115_cthuc_pham_ban_1.jpg
Thực phẩm bẩn hiện hữu trong từng bữa ăn hàng ngày


PV:  Người Mỹ nổi tiếng về kinh doanh và giàu có, ông cũng từng kinh doanh ở đó, về Việt Nam ông cũng kinh doanh và cũng thành đạt nơi đó, âu đó cũng là một nghịch lý thú vị, ông giải thích về cái sự nghịch lý này ra sao, thưa ông?

TS Alan Phan: Tôi vẫn thường nêu ra một khảo sát của Đại Học Harvard vào khoảng 1980 là các công ty kinh doanh thành công và bền vững nhất trong lịch sử 50 năm vừa qua của Mỹ là những công ty có một kỷ cương đạo đức cao nhất.

Không chụp giật, manh mún…họ xây thương hiệu và lợi nhuận bằng sự sáng tạo của sản phẩm (cần đội ngũ nhân viên và quản lý yêu thích với công việc và điều kiện mưu sinh), bằng sự thỏa mãn của khách hàng (chất lượng và dịch vụ hậu mãi tốt), bằng các hoạt động xã hội tthiện nguyện (đóng góp lâu dài cho thương hiệu).

Đây là công thức kinh doanh duy nhất đem giá trị thực sự lâu dài cho mọi người liên quan.

PV:  Theo ông, đến khi nào thì dân ta mới thôi làm thực phẩm bẩn, độc và thích ăn sạch, uống sạch, ở sạch…tóm lại là biết thích thú với vệ sinh ăn ở?

TS Alan Phan: Thực ra, trong trải nghiệm tiếp xúc với nhiều dân tộc trên thế giới, tôi nhận thấy người Việt mình có chuẩn mực vệ sinh cá nhân khá cao, kể cả khi so sánh với người gốc Âu Mỹ.

Do khí hậu nóng bức, thói quen tắm rửa thường xuyên là một thói quen đáng khen.

Tuy nhiên, việc xả rác bừa bãi, đái đường, khạc nhổ, ăn nhậu be bét…là một thói quen xấu. Cũng là dân gốc Hoa như Trung Quốc nhưng người Singapore có môi trường sống thật sạch sẽ vì dân nhìn tấm gương của các lãnh đạo như Lý Quang Diệu, cộng với một trừng phạt rất đắt cho những vi phạm luật lệ.

Chúng ta có thể làm như Singapore. Tôi nói với các bạn trẻ trong một hội thảo là tôi sẽ hãnh diện với Việt Nam nếu ngày nào không còn các bảng “Cấm Đái Bậy” trên đường phố hơn là những khẩu hiệu rỗng tuếch hay một giải vô địch thể thao nào.

Bảo Anh (Thực hiện)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Bạch Hổ

[THỬ THÁCH 09]
Sống chậm lại và nhìn ngắm cuộc đời.

Buổi sáng lạnh giá tháng 1/2007, tại một ga điện ngầm thủ đô Washington, một nhạc công với chiếc violin của mình đã chơi tất cả 6 bản nhạc của Bach trong gần 1 tiếng. Suốt thời gian đó, khoảng hơn 2000 hành khách lưu chuyển trong nhà ga, phần lớn đang hối hả tới chỗ làm.

Sau 4 phút đầu tiên, một người đàn ông trung niên nhận thấy có người chơi nhạc. Ông đi chậm và dừng lại vài giây, nhưng ngay sau đó đã vội bước đi tiếp.

Khoảng 4 phút tiếp, nhạc công nhận đồng đô-la đầu tiên. Một phụ nữ thả tờ tiền xuống chiếc mũ dưới đất, nhưng dường như bà không hề nán lại để nghe anh chơi.

Phút thứ 6, một thanh niên tiến lại gần, lắng nghe bản nhạc trong vài phút, trước khi anh nhìn đồng hồ và vội bước đi mất.

Phút thứ 10: một cậu bé khoảng 3 hay 4 tuổi dừng lại, nhưng người mẹ vội kéo cậu đi. Cậu bé ngoái lại nhìn người nhạc công một lần nữa, trước khi cùng mẹ khuất sau đám đông.

Việc này lặp lại vài lần ở những đứa trẻ khác, nhưng hầu hết cha mẹ các bé, không ngoại lệ, đều ép chúng tiếp tục di chuyển nhanh theo họ.

Phút 45: nhạc công vẫn tiếp tục chơi. Chỉ khoảng 6 người dừng lại trong 1 khoảng thời gian rất ngắn. Khoảng 20 người thả tiền vào chiếc mũ nhưng gần như giữ nguyên tốc độ di chuyển.

Người nhạc công thu được tổng cộng 32 đô-la Mỹ sau 1 giờ chơi nhạc tại đây.

Sự yên lặng mau chóng thế chỗ, bao trùm tất cả. Không một ai chú ý, không một ai tán thưởng. Dường như chẳng có bất kì sự công nhận nào dành cho người nhạc công.

It người biết rằng, nhạc công đó chính là Joshua Bell, một trong những nghệ sỹ tài năng nhất Thế giới. Anh đã chơi một trong những bản nhạc khó nhất từng được viết, bằng chiếc violin trị giá 3,5 triệu đô-la Mỹ vào thời điểm đó. Hai ngày trước đây, Joshua Bell đã có buổi biểu diễn ở nhà hát lớn Boston, nơi người ta phải chi ít nhất hơn 100 đô-la Mỹ cho một ghế ngồi để nghe anh chơi bản nhạc tương tự.

Đây là câu chuyện có thực, Joshua Bell được yêu cầu 'ẩn danh' chơi nhạc ở ga điện ngầm của Washington, trong một thí nghiệm xã hội về sự nhận thức, thị hiếu và những ưu tiên của con người được thực hiện bởi tờ Washington Post.

Thí nghiệm đưa ra một số câu hỏi:

- Ở môi trường công cộng, vào một thời điểm không thích hợp, chúng ta có nhận thức được cái đẹp?

- Nếu có, chúng ta sẽ dừng lại để tán thưởng?

- Chúng ta có thể nhận ra tài năng trong một bối cảnh bất ngờ, không hề được thông báo hay biết trước?

Kết luận rút ra từ thí nghiệm có thể sẽ tương tự như một chia sẻ dưới đây:

"Nếu chúng ta thậm chí không đủ thời gian dừng lại một chút, lắng nghe một trong những nhạc sĩ tuyệt vời nhất Thế giới, chơi những bản nhạc tuyệt vời nhất từng được viết, bằng thứ nhạc cụ tuyệt vời nhất từng được làm ra, vậy đã có bao nhiêu thứ chúng ta từng phí phạm và bỏ lỡ khi quá gấp gáp, vội vã trong cuộc sống này?”
-------------------------------------------
Thử thách nhỏ ngày hôm nay.
Dành 15 phút trên đường về để ngắm nhìn cuộc sống đang chuyển động, 1 bản nhạc êm du, 1 chút nắng chiều đọng lại trên tán cây, gió mát nhẹ và những nụ cười yêu đời của những người lạ không quen biết...chỉ 1 chút thôi, nhưng là cảm nhận tuyệt vời để nuôi dương tâm hồn mình.


(ST từ facebook...)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Vodanhthi

Cô Tám và mâm cơm cúng mẹ



Ngày nào cũng như ngày nấy, suốt gần hai năm nay, cứ khoảng gần 11g trưa, dù nắng dù mưa cô Tám hàng xóm cạnh nhà tôi cũng bê một mâm cơm đậy lồng bàn đi một dong xóm nhỏ vào một ngôi nhà vắng người. Là nhà mẹ của cô ấy.

http://images1.tuoitre.vn/Tianyon/Cache/Image/601/579601.jpg
Trưa nào cô Tám cũng mang cơm dâng cúng mẹ



Bà cụ mất rồi, căn nhà không người nhưng lúc nào cũng ấm khói nhang, không một ngày nào cô Tám để nhà mẹ mình lạnh lẽo.

Dân xóm hồi đầu cũng thắc mắc: bà Tám này kỳ khôi, người ta cúng cơm là cúng bốn chín ngày thôi, dài lắm là kéo dài một năm. Có đâu mà ngày nào cũng cúng cơm, năm này qua năm khác như thế!

Có thắc mắc tới tai, cô Tám cũng chỉ cười. Lòng cô đã nguyện thế rồi, cô sẽ nấu cơm cúng mẹ già cho tới mãn tang, cô nguyện sao thì sẽ làm vậy. Cô lại còn sắm một cây chổi nhỏ xíu xiu, treo trang trọng trên tường cao, sáng sớm nào nếu trời không mưa là cô ra quét mộ mẹ cha được gia đình chôn cất gần xóm trong khu đất của gia tộc.

Nguyên bà cụ Sáu có tới 11 người con, đủ gái đủ trai, họ lập gia đình, có người ở xa, cũng có người ở gần, cô Tám lấy chồng và ở gần mẹ già, cách một dong hẻm nho nhỏ.

Hồi còn sống bà cụ Sáu rất nghiêm, tuy nhiều con cháu ở gần, bà rèn con cháu tự lập cánh sinh, bản thân bà cụ ở nhà tổ trông coi bàn thờ tổ tiên, bà cụ tự lực mọi việc không muốn phiền con phiền cháu.

Biết tính mẹ già, mỗi sáng cô Tám lại qua, đi chợ về cô ghé ngang nhà hỏi: Má nấu cơm chưa? Hễ bà cụ bảo: chưa thì cô bảng lảng: Má đừng nấu nghen, con nấu rồi, để con bới sang, má đỡ cực. Hễ bà nói: Má nấu rồi, bây để má tự nấu tự ăn, để con nấu hoài cực công con quá, bây còn con cháu đăng đê một bầy, thì cô lặng lẽ quay về, soạn những món đồ ăn ngon nhất trong ngày của gia đình mang sang biếu má. Cũng có lúc bà cụ dứt khoát từ chối, lòng cô cũng muộn phiền, song cô tự nhủ miễn sao chiều ý má vui là được.

Riết trong 11 người con, bà cụ Sáu thủ thỉ, gần gũi với cô Tám nhất. Khi bà cụ đổ bệnh, cô Tám chăm sóc bà tỉ mỉ, tận tình. Chị Mười Nhân, em dâu của cô Tám, cho hay: Những ngày má tui ốm nặng, chị Tám thường hay rủ tui đi mua bỉm cho bà, chị tắm rửa, thay đồ cho bà gọn rơ, đêm thì chị ngủ lại canh chừng. Trong 11 người con, má chồng tôi cưng chị nhứt đó.

Cô Tám có sáu người con, dâu rể nữa là thành 12, người con nào cũng thành đạt. Noi gương mẹ, họ cũng rất hiếu hạnh với mẹ cha, kính cẩn yêu thương bà ngoại. Hồi bà cụ còn tại thế, mỗi khi đi làm về họ cũng hay ghé thăm ngoại của mình, biếu bà đồng trầu đồng thuốc, bóp cho ngoại cánh tay hay đau nhức, dọn dẹp cho cụ mảnh sân quanh nhà. Bà cụ Sáu ngay cả khi ốm nặng, vậy mà nghe tiếng xe là bà phân biệt được liền, bà nhổm dậy hỏi: Thằng Hiếu (hoặc thằng Hậu) tới đó ha con (Hiếu, Hậu là con trai cô Tám)! Mắt lại ánh lên vẻ mừng rỡ. Các con cô ngày nghỉ dạy nghỉ làm, họ thường tới phụ cô trong việc chăm sóc ngoại.

Bà cụ mất, mới đó mà sắp hai năm, ngày nào như ngày nấy, việc cô Tám bê cơm sang nhà mẹ cũng thành một hình ảnh thật quen, riết rồi cả xóm tưởng như vẫn thấy bà cụ ngồi đó bên thềm hè đợi con, nghe tiếng bước chân quen, lại hỏi vọng ra: con Tám sang hả bay? Và căn nhà vắng người ấy chẳng hề vắng vẻ.

Bữa hôm giở tờ báo Tuổi Trẻ đọc cho mấy người xóm hay tới nhà uống trà nói chuyện vui với nhau, tôi mới đọc về cuộc thi người con hiếu thảo cho người xóm nghe. Mấy người xóm mới đồng thanh nói: Bay viết đi, viết về bà Tám xóm mình đó. Để có thể viết những dòng này, buổi trưa nọ tôi len lén theo sau cô Tám bê mâm cơm sang nhà cúng mẹ, lặng nhìn cô đặt mâm cơm lên mặt bàn, lồng bàn mở ra, thơm lừng những chén cơm nhỏ xinh và thơm lừng thố cá lóc nhỏ nấu canh chua, món mà bà cụ Sáu thường thích.

Cô trân trọng, cung kính đặt từng món ăn trước bài vị mẹ mình và một số bát nhang thờ những người thân, cô thủ thỉ những lời âu yếm với mẹ cô, mấy gian nhà cổ sực nức mùi thơm, thật ấm cúng.

Cô lùi lại xá: “Thưa má dùng bữa con về”, tôi cũng lút cút đi sau lưng cô, thấy như mình lạc vào một thế giới rất lạ lùng, vừa cổ kính, vừa huyền diệu.

Mã số: 017  (báo Tuổi Trẻ)
Mở mắt thì chạy theo cảnh
  Nhắm mắt thì chạy theo mộng.
                 (Ngọc Tuyền Hạo)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Vodanhthi

Cô gái mặc váy rau xà lách



TT - Một buổi sáng, khu Hòa Bình (TP Đà Lạt, Lâm Đồng) có một sự kiện lạ: một cô gái trẻ diện chiếc váy kết toàn bằng... rau xà lách, duyên dáng đứng phát rau miễn phí cho người đi chợ. Sau lưng cô treo một băngrôn cổ động việc ăn chay và bảo vệ động vật.

http://images1.tuoitre.vn/Tianyon/Cache/Image/442/582442.jpg
Triều Chính với chiếc váy rau xà lách cùng bạn bè phát rau cho người dân  -  Ảnh: Lê Viện



Sáng lạnh. Nhiều người đi đường dừng lại ngẩn ngơ ngắm cô gái đẹp diện chiếc váy kết bằng rau xà lách xanh rờn. Đà Lạt vốn yên bình. Việc xuất hiện một cô gái trẻ, mảnh khảnh với bờ vai trần cùng chiếc váy rau nặng 7kg đã thu hút sự chú ý. Từng món quà rau xà lách nhỏ được cô và những người bạn của mình chuyền tay gửi người đi đường với thông điệp thân thiện: hãy ăn rau và đừng giết động vật. Trời mỗi lúc mỗi lạnh hơn. Một du khách nữ đến bên cô gái hỏi: “Con làm cho chùa nào?”. Đáp: “Dạ không, con tự làm!”. Người khách tháo chiếc khăn choàng trên cổ mình quàng vào vai cô gái với lời dặn: “Cẩn thận kẻo lạnh nghe con!”.

Cô gái tên Phạm Triều Chính, 24 tuổi, cử nhân ngành văn hóa học thuộc khoa ngữ văn và văn hóa học ĐH Đà Lạt. Triều Chính vừa ra trường từ tháng 6-2012, đang chờ kết quả xin việc ở một đài truyền hình. Bạn lý giải việc mình làm:“Những câu chuyện trên mạng cứ thôi thúc tôi. Người ta giết voọc, giết voi, giết thú rừng... hằng ngày. Tôi muốn làm điều gì đó, nhỏ thôi nhưng có thể góp một tiếng nói kêu gọi con người”.

Lúc bàn ý tưởng với bạn bè, nhiều bạn cười: thôi, đã có người khỏa thân vì môi trường rồi, đừng có làm tiếp nhân vật thứ hai nữa. “Tôi cũng phì cười: ừ, bảo vệ môi trường thì đâu cứ khỏa thân!”. Vậy là cô mặc thật kín bằng bộ váy kết toàn rau xà lách. Tối đó, từ 18g cô lấy kim chỉ kết rồi tháo, tháo rồi kết đến 5g sáng hoàn thành chiếc váy rau xanh.

Còn trước đó, cô gái đến nhiều vườn rau, trình bày mục đích về cuộc vận động ăn rau thay ăn thịt của mình. Các chủ vườn ủng hộ bằng cách cho cô tự chọn những cây rau ngon nhất. Và đó là 50kg rau ngon lành được cô gái tặng cho người đi chợ.

Triều Chính sống ở Gia Lai. Năm 2006, sau khi thi trượt đại học, cô vào Sài Gòn làm đủ thứ việc, từ công nhân đóng gói lưỡi câu xuất đi Nhật cho tới phục vụ quán cà phê rồi đi bán hoa tươi... Cô làm và ôn thi đại học. Hai năm sau, tấm giấy báo trúng tuyển Trường ĐH Đà Lạt là một món quà tuyệt vời cho cô gái trẻ.

Triều Chính vẫn còn ôm ấp nhiều ý tưởng cho chương trình riêng của mình: “Tôi muốn có một chương trình vận động, không chỉ ăn chay mà là ăn rau nhiều hơn. Thay dần thịt bằng rau và đặc biệt hơn, tôi muốn có một cuộc vận động tích cực cho thương hiệu rau xứ Đà Lạt. Tôi muốn tiếp cận nhiều phía để dần người trồng rau hướng về rau sạch, để người tiêu dùng sẽ ăn rau nhiều hơn ăn thịt, để thương hiệu rau Đà Lạt đẹp hơn, an toàn hơn”.

T.HÙNG - M.VINH
Mở mắt thì chạy theo cảnh
  Nhắm mắt thì chạy theo mộng.
                 (Ngọc Tuyền Hạo)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

tonnuthihanh

tonnuthihanh xin phép chủ nhân topic Nghệ Thuật Sống để trình bày một nghệ thuật sống của thành viên thiviện tên là
Hoàng Thị Diệu Thuần

Cô gái 7 năm 'chiến đấu' với bệnh ung thư máu

7 năm phát hiện bệnh ung thư máu là chừng ấy thời gian Hoàng Thị Diệu Thuần sống với nỗi đau thể xác và sự dồn nén để che giấu cảm xúc.
Để quên đi những cơn đau nhức, cô trải lòng mình vào từng trang tự truyện.
> 'Chuyện tình chưa gọi tên' của cô gái bị ung thư máu



Năm 2005, Thuần là sinh viên năm thứ nhất khoa Tài chính Ngân hàng (ĐH Quốc gia Hà Nội). Một lần tình cờ vào Viện Huyết học thăm người nhà của cô bạn cùng phòng bị bệnh về máu, Thuần nhận thấy mình cũng có những triệu chứng như vậy. Tối hôm đó về ký túc xá, Thuần sợ hãi khóc và nghĩ đến căn bệnh.

Xét nghiệm máu, bác sĩ yêu cầu Thuần nhập viện ngay nhưng không nói rõ cô bị bệnh gì. Kể từ đó, cuộc sống của nữ sinh quê Nghệ An gắn liền với giường bệnh, thuốc men và những đợt truyền hóa chất. Từ cô gái cá tính, vui vẻ, thích du lịch, mê guitar, Thuần nằm bẹp một chỗ, sống với những kỷ niệm thời đi học và "phát điên" khi cơn đau hành hạ.

Thuần tâm sự trong tự truyện: "Tôi không ngờ rằng chuyến đi thăm đó đã cứu sống tôi nhưng lại bắt đầu một cuộc sống hoàn toàn khác xa với những gì tôi và gia đình hy vọng".

http://vnexpress.net/Files/Subject/3b/bd/af/62/dieu-thuan.jpg



Ngày ấy, thấy thầy cô và bạn bè vào thăm rồi ý tứ kéo nhau ra hành lang khóc, Thuần thắc mắc chỉ là vào một "bệnh viện như bệnh viện Ba Lan ở Vinh" thì có gì nghiêm trọng đến vậy. Cô nghĩ rằng mình đang ốm và cần được điều trị khỏi bệnh để tiếp tục đi học. Một lần tình cờ đọc được tờ giấy xin hỗ trợ, Thuần mới biết mình bị bệnh ung thư máu. Do đã trải qua những đau đớn, mệt mỏi nên lúc biết tin, Thuần chỉ còn biết chấp nhận mà không hề sốc.

Kết thúc đợt điều trị đầu tiên kéo dài một tháng, Thuần trở về với trường đại học. Người mệt, nhiều hôm đến lớp, Thuần không đủ sức ngồi mà phải tựa vào bạn bên cạnh. Những lúc nằm viện, những đêm không ngủ, Thuần tự "nói chuyện" với trang giấy và máy tính như để giải tỏa nỗi lo lắng vì không muốn ai biết.

Thuần nhớ, từ cuối năm lớp 11, cô bắt đầu cảm thấy mệt mỏi, bụng sưng to và cứng, những vết thâm bầm dưới da, những trận sốt vào ban đêm, tim đập nhanh và nhói đau, thỉnh thoảng khạc ra máu khiến cô sụt cân từ 46 kg xuống còn 37 kg. Thuần đi khám nhưng không phát hiện ra bệnh gì còn người thân cho rằng có lẽ do cô học quá nhiều.

Suốt 4 năm đại học, Thuần ghi lại những lần vào viện, tâm trạng và cả câu chuyện về các bệnh nhân vào nhật ký. Mỗi ngày một ít, có hôm cô chỉ viết được vài dòng. Từ năm 2010, bệnh trở nên nặng hơn, Thuần mới viết nhiều vì sợ cái chết, cô đơn và nỗi đau. Thuần chia sẻ, phần lớn nhật ký đều được viết trong những cơn đau...

Cái chết luôn hiện hữu trong suy nghĩ của Thuần kể từ khi cô biết mình bị bệnh. Thuần cho rằng, nếu mình chết đi sẽ chẳng còn phải chịu đau đớn nữa, người thân cũng không còn phải lo lắng nhiều. Mỗi lần chứng kiến bệnh nhân cùng phòng ra đi, thấy rõ sự đau đớn, xót xa của người nhà họ, Thuần lại nghĩ về mình. Cô sợ cái chết và sợ cả sự suy sụp của người thân, đặc biệt là cậu Vinh (bố Thuần).

Trong nhà, cậu vừa là cha, vừa là bạn tâm sự của Thuần. Từ khi Thuần bị bệnh, người cha 60 tuổi trông già đi nhiều với mái tóc bạc và gương mặt thêm gầy gò, nhăn nheo. Nhắc đến cậu, Thuần bảo ông là người tình cảm và không giấu được cảm xúc. Có lần, Thuần bướng bỉnh không nghe lời khiến cậu bực mình bỏ xuống nhà bạn và khóc. Ngoài cậu, mẹ và người anh ruột hơn Thuần 2 tuổi, bạn bè đã truyền cho cô nghị lực để vượt qua nỗi đau.

http://vnexpress.net/Files/Subject/3b/bd/af/62/dieu-thuan-6.jpg



Cô kể, thời gian chờ lấy bằng tốt nghiệp, cuối tháng 5/2010, cô yếu đuối cả về thể xác lẫn tinh thần. Mỗi ngày Thuần đều phải truyền 10 chai thuốc từ sáng đến tối, phải gạn bạch cầu nên truyền cả kháng sinh lẫn hóa chất.

Khi sức khỏe đã tốt hơn, da dẻ hồng hào không còn xanh xám, Thuần quyết tâm đi làm kiếm tiền để tự nuôi bản thân và bù đắp những gì cậu, mẹ đã vất vả nhiều năm qua. Vào vòng phỏng vấn của một công ty xuất nhập khẩu nhưng Thuần đã chủ động rút lui vì sức khỏe không đáp ứng được công việc hay phải đi lại.

Thuần hy vọng một công việc khác nhưng lại bất lực vì cứ 2 tuần phải lên viện khám một lần và 3 tháng làm xét nghiệm tủy. Về nhà ở Quỳnh Hợp, những cơn đau ập đến khiến Thuần chẳng thể ngủ dù cô đã cố nghe nhạc, dịch tiếng Anh và tập guitar.

Nằm bẹp trên chiếc giường gỗ trong căn buồng bé nhỏ của cậu, mẹ, cô cảm nhận "nắng vàng dịu nhẹ", "gió đang mơn man khẽ khàng trên những chiếc lá". Những lúc ấy, sự đau đớn của Thuần gần như bị quên lãng trong giây lát.

Nhiều lúc quá đau, cô nghĩ mình là một "xác chết biết động đậy" hay một "con thú hoang" bởi "là thú thì chỉ cần ăn, ngủ, tồn tại mà không cần quan tâm đồng loại của nó nghĩ gì về nó. Cứ sống cho đến khi chết thôi".

Với Thuần, cơn đau không chỉ hành hạ cô mà còn cả cậu, mẹ. "Hôm qua tôi muốn mình không khóc để mẹ được ngon giấc. Tôi đã không làm được. Thậm chí tôi đã khóc nhiều lần và khóc to khiến mẹ tôi lụi hụi cả đêm xoa chân xoa người cho tôi... Sáng khi thức dậy, vẫn như những sáng hôm qua và hôm trước, tôi sở hữu một gương mặt cau có... Buổi sáng thường rất đau", Thuần viết.

Hiện, Thuần trọ cùng hai người anh họ ở khu vực Cầu Giấy để chờ được chữa trị. Trong căn phòng chật hẹp, Thuần không đủ sức để ngồi ngay ngắn nói chuyện. Mới đầu cô gái có thân hình còm nhom, cặp kính đen vuông to choán lấy khuôn mặt trắng bợt tựa vào tường rồi sau đó nằm hẳn xuống đệm, giọng nói nhỏ dần và yếu ớt hẳn. Bàn tay Thuần liên tục bóp chân phải đang nhức. Mấy hôm nay, Thuần đau nhức khó chịu, đi lại tập tễnh và không đủ sức để làm bất cứ việc gì. Trên khuôn mặt lộ rõ vẻ ốm yếu ấy của Thuần, chỉ nụ cười là có sinh khí.

Giọng mệt mỏi nhưng Thuần vẫn nói chuyện lễ phép và từ tốn. Lời khuyên ghép tủy của các bác sĩ khiến Thuần suy nhĩ nhiều. "Tôi đăng trên Facebook về những gì bác sĩ Hương nói lúc chiều. Tôi buồn vì biết rằng mình không thể làm được điều đó. Tôi không có tiền...", cô gái mang bệnh ung thư máu viết trong tự truyện.

Sau khi tìm được người hiến tủy chính là anh trai Thuần, gia đình và bạn bè đã chung tay giúp. Biết được hoàn cảnh của Thuần, một nhà văn người Israel đã đồng ý giúp cô đi chữa bệnh. Nữ nhà văn này từng mắc bệnh như Thuần và giờ đã bình phục. Để Thuần được sang Israel, nhà văn đó đang đàm phán với các bệnh viện xin miễn giảm vì chi phí điều trị vượt quá khả năng của bà. Trong lúc đợi tin từ người phụ nữ ấy, Thuần lại lên cơn đau và vừa phải nhập viện.

"Dù chuyện gì xảy ra đi nữa, tôi thực sự không hối tiếc khi được sinh ra và sống những ngày tháng này. Có những đau đớn và hạnh phúc xen lẫn, tôi cảm nhận cuộc đời này ý nghĩa hơn", Thuần bày tỏ trong tự truyện Như hoa hướng dương.[Theo VnExpress.net]

http://np6.upanh.com/b1.s29.d3/f70e403310add66945136560a8e125f1_48195706.tho.gif

Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook

Trang trong tổng số 41 trang (410 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [32] [33] [34] [35] [36] [37] [38] ... ›Trang sau »Trang cuối