Trang trong tổng số 27 trang (269 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ [1] [2] [3] [4] [5] [6] [7] ... ›Trang sau »Trang cuối
Ngày gửi: 18/10/2010 20:33
Có 4 người thích
Cao Trung Nhan đã viết:Thả săn sắt, bắt cá rô
Một người có cái bình to. Nhà hàng xóm có việc sang hỏi mượn. Khi đem trả, có thêm một cái bình con nữa. Người hàng xóm nói: Trong thời gian ở bên nhà tôi, cái bình nhà ông sinh được cái bình con này. Người ấy vui vẻ, hồ hởi nhận.
Ít lâu sau, hàng xóm lại sang mượn bình. Người chủ cho mượn ngay. Lâu sau không thấy trả, người ấy sang đòi thì hàng xóm nói cái bình bị ốm đã chết rồi. Người ấy không chịu vì bình không bị ốm được. Hàng xóm nói: Cái bình của ông đã đẻ được thì cũng có thể chết được chứ?
Ngày gửi: 19/10/2010 03:48
Đã sửa 1 lần, lần cuối bởi Phượng Hoàng _Lửa vào 19/10/2010 03:49
Có 4 người thích
Ngày gửi: 19/10/2010 05:16
Có 3 người thích
Tuấn Khỉ đã viết:Vì tham lợi trước mắtCao Trung Nhan đã viết:Thả săn sắt, bắt cá rô
Một người có cái bình to. Nhà hàng xóm có việc sang hỏi mượn. Khi đem trả, có thêm một cái bình con nữa. Người hàng xóm nói: Trong thời gian ở bên nhà tôi, cái bình nhà ông sinh được cái bình con này. Người ấy vui vẻ, hồ hởi nhận.
Ít lâu sau, hàng xóm lại sang mượn bình. Người chủ cho mượn ngay. Lâu sau không thấy trả, người ấy sang đòi thì hàng xóm nói cái bình bị ốm đã chết rồi. Người ấy không chịu vì bình không bị ốm được. Hàng xóm nói: Cái bình của ông đã đẻ được thì cũng có thể chết được chứ?
Thả bình nhỏ, chiếm bình to sau này!
Ngày gửi: 19/10/2010 05:41
Có 4 người thích
Phượng Hoàng Lửa đã viết:Làm vua như thể lão này
.
Mở miệng
Lư Sinh, người làng Nho, đi biển chơi gặp bão, thuyền lật. Lư ôm vào cột buồm, một mình sống sót. Theo gió trôi nổi không biết bao nhiêu ngày, được sóng xô vào bờ, thấy thành quách nguy nga mà ai nấy ngậm miệng không nói, tựa như bị câm. Hỏi một ông già mới hiểu ra.
Đất này ở dưới chân núi Vô Kê, cách Doanh Châu mười vạn tám nghìn dặm. Trước đây người trong nước thích bàn tán. Mỗi khi có lệnh ban ra, liền xúm nhau bàn tán phải trái. Nhà vua rất ghét. Bèn hạ chiếu: Kẻ nào nói càn chuyện phải trái thì đem đánh đòn ở chợ và còn khắc vào bia, dựng trước hoàng cung. Viên quan chấp pháp cầm gậy đi tuần ở phố chợ, tuỳ theo sự yêu, ghét của mình mà định tội họ. Người trong nước bị đánh , phạt vô số. Do đó mà ai cũng ngậm miệng không nói, nên việc nước ngày càng sai trái. Tân vương rất muốn tìm cách sửa đổi, ngặt vì dân cứ ngậm miệng như cũ, nên rất lo lắng.
Lư Sinh bèn xin gặp vua, nói: "Đức vua quả muốn cho dân mở miệng sao?" Vua nói: "Đúng thế". Lư Sinh liền nói: "Lệnh cấm bàn luận còn dựng ở trước cửa cung, quan lại cầm gậy đi tuần ở chợ, vậy mà ngài muốn dân mở miệng được sao? Xin hạ bia, tước gậy quan lại, người nói thẳng thì khen thưởng, người nói quấy thì phạt. Như vậy, ai mà không mở miệng." Vua nói: "Phải". Bèn hạ chiếu bỏ lệnh cũ, ban lệnh mới. Ba ngày sau, đường ngôn luận trở lại như xưa...
Ngày gửi: 19/10/2010 07:32
Có 5 người thích
Phượng Hoàng Lửa đã viết:Cả thế giới bóng đêm
.
Tự thiêu
Đêm tối che phủ bầu trời. Thần Đêm lấy làm tự đắc, phách lối nói : "Muôn vật đều nhờ cậy ta, thiếu ta há có muôn vật?" Lúc đó, một cột gỗ nhỏ tự đốt mình, chiếu ánh sáng rực rỡ. Thần Đêm lấy làm lạ, tránh xa, xá ba xá, rồi chê cột gỗ rằng: "Tự đốt mình để soi sáng, sao người ngu quá vậy?" Cột gỗ liền đáp: "Sống tầm thường, sao bằng chết oanh liệt. Đốt lên ánh sáng, phá màn đêm che phủ bầu trời, ta đâu có gì hối tiếc". Thần Đêm đờ ra, không trả lời được.
Lúc ấy, muôn ngàn cột gỗ nghe lời nói cùng tự đốt mình, toả ra vầng sáng lớn, chiếu tới sao trời, soi khắp muôn nơi...
Ngày gửi: 19/10/2010 07:36
Có 4 người thích
Phượng Hoàng Lửa đã viết:
.
Mở miệng
Lư Sinh, người làng Nho, đi biển chơi gặp bão, thuyền lật. Lư ôm vào cột buồm, một mình sống sót. Theo gió trôi nổi không biết bao nhiêu ngày, được sóng xô vào bờ, thấy thành quách nguy nga mà ai nấy ngậm miệng không nói, tựa như bị câm. Hỏi một ông già mới hiểu ra.
Đất này ở dưới chân núi Vô Kê, cách Doanh Châu mười vạn tám nghìn dặm. Trước đây người trong nước thích bàn tán. Mỗi khi có lệnh ban ra, liền xúm nhau bàn tán phải trái. Nhà vua rất ghét. Bèn hạ chiếu: Kẻ nào nói càn chuyện phải trái thì đem đánh đòn ở chợ và còn khắc vào bia, dựng trước hoàng cung. Viên quan chấp pháp cầm gậy đi tuần ở phố chợ, tuỳ theo sự yêu, ghét của mình mà định tội họ. Người trong nước bị đánh , phạt vô số. Do đó mà ai cũng ngậm miệng không nói, nên việc nước ngày càng sai trái. Tân vương rất muốn tìm cách sửa đổi, ngặt vì dân cứ ngậm miệng như cũ, nên rất lo lắng.
Lư Sinh bèn xin gặp vua, nói: "Đức vua quả muốn cho dân mở miệng sao?" Vua nói: "Đúng thế". Lư Sinh liền nói: "Lệnh cấm bàn luận còn dựng ở trước cửa cung, quan lại cầm gậy đi tuần ở chợ, vậy mà ngài muốn dân mở miệng được sao? Xin hạ bia, tước gậy quan lại, người nói thẳng thì khen thưởng, người nói quấy thì phạt. Như vậy, ai mà không mở miệng." Vua nói: "Phải". Bèn hạ chiếu bỏ lệnh cũ, ban lệnh mới. Ba ngày sau, đường ngôn luận trở lại như xưa...
Ngày gửi: 19/10/2010 23:12
Có 3 người thích
Phượng Hoàng Lửa đã viết:Cần nhìn về một hướng
.
Bình vỡ
Trong nhà ông lão nọ có một cái bình sứ thời tống vô cùng quý, đặt trên giá ở nhà trong, không cho ai biết. Một hôm, từ bên ngoài nhìn vào, ông thấy cái bình lơ lửng liêu xiêu như muốn đổ, liền tức tốc tập hợp người nhà, hỏi xem ai đã gây ra tình trạng này. Thế là vợ trách con, con trách dâu, dâu đổ cho đầy tớ, đầy tứ chỉ trời vạch đất, cố sức biện bạch là mình bị oan. Cả nhà ầm ĩ, cãi cọ mãi không dứt, trời đã xế chiều mà không hay. Bỗng một cơn gió thổi vào màn cửa, màn phất, quệt vào bình chênh vênh...rơi xuống đất vỡ tan. Tiếng ồn ào cãi vã trong nhà bỗng ngừng bặt.
,
Ngày gửi: 19/10/2010 23:23
Có 4 người thích
Phượng Hoàng Lửa đã viết:Thời đại thông tin kín cả trời
.
Nghe nhiều
Trương truyền rằng : Ở một xứ xa xôi nọ có nước "Nghìn Tai". Người ở đây khắp mình đều mọc tai! Tai nhiều, ắt nghe nhiều! Một tai nghe chim sơn ca hát véo von, một tai nghe muỗi vo ve. Lại một tai nghe lời chuyện trò bàn tán của phố phường, một tai nghe sấm vang trên trời. Nghìn tai nghìn thứ nghe, đều dồn về tâm, rối bời phức tạp, làm loạn âm thanh của nhau. Cho nên người ở nước Nghìn Tai đều hoá điếc, không nghe được âm thanh gì nữa...
Than ôi! nghe nhiều hiểu rộng là tốt, nhưng nghe nhiều mà không lựa chọn, không hiểu tường tận thì cũng như không.
,
Ngày gửi: 19/10/2010 23:29
Có 4 người thích
Phượng Hoàng Lửa đã viết:Nếu có bản lĩnh
.
Chạm vẩy rồng
Ngày xưa Hàn Phi nói :"Dưới hàm rồng có cái vẩy ngược, chạm vào ắt chết". Trải qua nghìn năm, không ai là không sợ hãi.
Lý Sinh là người hào hiệp, thường nói với người ta rằng: "Chạm vào vẩy ngược sẽ chết ư? Tôi không tin, để tôi thử xem". Ai nấy nghe nói đều sợ hãi lánh xa, như sợ vạ lây. Lý Sinh liền một mình cầm kiếm tới Biển Đông. Tìm rồng, chém vào vẩy ngược khiến rồng kia sợ hãi, nhả ra một hạt châu toả hào quang lấp lánh cầu tha mạng. Lý Sinh ném kiếm, hú dài, cười to nói: "Vẩy giết người, hoá ra thế này ư!"
Người ngày nay mỗi khi nói: "Tên Mỗ, dữ như hổ lang, phải lánh xa! Đừng chọc nó giận!", là khiến cho kẻ ấy hoành hành càng không kiêng nể gì ai nữa. Cái đó sánh với việc chạm vẩy ngược của Lý Sinh, quả là khác nhau một trời vậy.
**********************
Ngày gửi: 19/10/2010 23:32
Có 3 người thích
Phượng Hoàng Lửa đã viết:Tham quyền cố vị
.
Trưởng giả
Có ông trưởng giả, coi sóc một trang viên rộng lớn mà trăm năm vẫn không đổi cách làm ăn. Đến khi già yếu, không chống đỡ nổi. Người bạn ông khuyên: "Sao không giao phó cho con trai. Ông lão than rằng: "Nó còn trẻ người non dạ, sao làm nổi, tôi phải gắng sức thôi". Không bao lâu, ông càng mụ mẫm, không thể trông coi mọi việc mà cứ một mực căn dặn con, nào là lúc nào phải cày, lúc nào phải gieo mạ, tưới bón phân, ra lệnh không được thay đổi phép cũ, đến độ ông ta không còn biết ngày tạnh hay mưa, ba mươi hay ngày rằm vào lúc nào nữa rồi. Con ông tuy vâng dạ, nhưng cứ theo trình tự thời gian, linh động mà làm, nhà cửa ngày càng thịnh vượng. Ông lão không biết , thỉnh thoảng chặc lưỡi than rằng: "Tôi mà về chầu tổ, không biết con cháu sẽ xoay sở ra sao? Khổ ơi là khổ!".
Trang trong tổng số 27 trang (269 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ [1] [2] [3] [4] [5] [6] [7] ... ›Trang sau »Trang cuối