Trang trong tổng số 27 trang (269 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ [1] [2] [3] [4] [5] [6] ... ›Trang sau »Trang cuối

Ảnh đại diện

Tuấn Khỉ

Phượng Hoàng Lửa đã viết:
.
Trưởng giả

Có ông trưởng giả, coi sóc một trang viên rộng lớn mà trăm năm vẫn không đổi cách làm ăn. Đến khi già yếu, không chống đỡ nổi. Người bạn ông khuyên: "Sao không giao phó cho con trai. Ông lão than rằng: "Nó còn trẻ người non dạ, sao làm nổi, tôi phải gắng sức thôi". Không bao lâu, ông càng mụ mẫm, không thể trông coi mọi việc mà cứ một mực căn dặn con, nào là lúc nào phải cày, lúc nào phải gieo mạ, tưới bón phân, ra lệnh không được thay đổi phép cũ, đến độ ông ta không còn biết ngày tạnh hay mưa, ba mươi hay ngày rằm vào lúc nào nữa rồi. Con ông tuy vâng dạ, nhưng cứ theo trình tự thời gian, linh động mà làm, nhà cửa ngày càng thịnh vượng. Ông lão không biết , thỉnh thoảng chặc lưỡi than rằng: "Tôi mà về chầu tổ, không biết con cháu sẽ xoay sở ra sao? Khổ ơi là khổ!".
Già rồi để cháu con lo
Tham quyền, cố vị hoá bò trắng răng.
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Tuấn Khỉ

Phượng Hoàng Lửa đã viết:
.
Nhắm mắt

Ngày trước có một anh nhà giàu, không lo làm ăn, gia sản tiêu tan hết, nhà cửa vườn tược gán cho người. Người kia sửa nền, dựng nhà lớn, đào ao đắp núi, cảnh tượng đều đổi mới. Anh chủ cũ biết thế, bèn đến gần đó dựng lều mà ở, ngày ngày nhắm mắt ngồi xếp bằng. Hễ có người đến liền nghiến răng nghiến lợi nói : "Nhà tôi lúc trước rất nguy nga, nay người ta ở làm nó tàn tạ, vách nát tường xiêu, chẳng đau lòng lắm sao? Vườn tược trước kia của tôi đẹp đẽ khang trang, nay người ta làm nó tan hoang, đình đài dột nát, cây cỏ xác xơ, ôi buồn làm sao!"

Người đi đường nghe thấy, không ai là không cười bảo: "Sao chẳng mở mắt ra mà xem, nhà cửa vườn tược của người đều hơn của anh ngày trước cả chục lần". Anh ta tức giận nói: "Tôi thề không mở mắt". Dứt lời, càng nhắm mắt tít hơn nữa!
Bảo nhau ta nhắm mắt vào
Để xem thế giới xôn xao thiếu mình.
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Cao Trung Nhan

Một người có cái bình to. Nhà hàng xóm có việc sang hỏi mượn. Khi đem trả, có thêm một cái bình con nữa. Người hàng xóm nói: Trong thời gian ở bên nhà tôi, cái bình nhà ông sinh được cái bình con này. Người ấy vui vẻ, hồ hởi nhận.
Ít lâu sau, hàng xóm lại sang mượn bình. Người chủ cho mượn ngay. Lâu sau không thấy trả, người ấy sang đòi thì hàng xóm nói cái bình bị ốm đã chết rồi. Người ấy không chịu vì bình không bị ốm được. Hàng xóm nói: Cái bình của ông đã đẻ được thì cũng có thể chết được chứ?
Đời là một chuỗi những ngạc nhiên
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Phượng Hoàng _Lửa

Thái Thanh Tâm đã viết:
Phượng Hoàng Lửa đã viết:
.
Cử người hiền

Ngày xưa có một người thích việc làm của Nghiêu Thuấn, thường nói với mọi người rằng: "Tôi làm vua, ắt sẽ truyền ngôi cho người nhân nghĩa; làm quan, mãn nhiệm tôi sẽ tìm một người hiền thay thế". Sau ông làm thái thú, nhớ đến lời nói ngày trước, bèn tìm người có thể thay thế ông. Trong vòng ba năm, tìm khắp trong quận, cân nhắc đến hơn vạn người, nhưng không một ai làm ông vùa ý.

Một hôm, gặp người điều kiển con rối ngoài chợ. Con rối này lớn bằng người thật, tay, chân, tai , mắt đều chuyển động linh hoạt, vâng theo ý người điều khiển, không chút sai trái. Ông vô cùng mừng rỡ, vội đon đả nói: "Đây quả là người có thể thay thế ta!"

,
Phượng Hoàng phổ biến chuyện này
Nên bao quan mới ngày nay học liền
Phượng Hoàng đắc tội trước tiên...
Cũng may anh đã nghỉ hưu
Không thì anh đã bảo lưu chuyện này
"Chỉ còn anh và em
Cùng tình yêu ở lại"
______________________________________
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Thái Thanh Tâm

Cao Trung Nhan đã viết:
Một người có cái bình to. Nhà hàng xóm có việc sang hỏi mượn. Khi đem trả, có thêm một cái bình con nữa. Người hàng xóm nói: Trong thời gian ở bên nhà tôi, cái bình nhà ông sinh được cái bình con này. Người ấy vui vẻ, hồ hởi nhận.
Ít lâu sau, hàng xóm lại sang mượn bình. Người chủ cho mượn ngay. Lâu sau không thấy trả, người ấy sang đòi thì hàng xóm nói cái bình bị ốm đã chết rồi. Người ấy không chịu vì bình không bị ốm được. Hàng xóm nói: Cái bình của ông đã đẻ được thì cũng có thể chết được chứ?
Bình của Phượng, Tuấn (khỉ)đem bình
Bình Nhan, Tuấn mặc. Tội tình chi đây ?
Trên đời này, chuyện gì cũng có thể xẩy ra-Thái Thanh Tâm
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Thái Thanh Tâm

Ngày nay không bắt người uống rượu
Nên may mình sống được đến giờ.
Trên đời này, chuyện gì cũng có thể xẩy ra-Thái Thanh Tâm
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Tuấn Khỉ

Thái Thanh Tâm đã viết:
Cao Trung Nhan đã viết:
Một người có cái bình to. Nhà hàng xóm có việc sang hỏi mượn. Khi đem trả, có thêm một cái bình con nữa. Người hàng xóm nói: Trong thời gian ở bên nhà tôi, cái bình nhà ông sinh được cái bình con này. Người ấy vui vẻ, hồ hởi nhận.
Ít lâu sau, hàng xóm lại sang mượn bình. Người chủ cho mượn ngay. Lâu sau không thấy trả, người ấy sang đòi thì hàng xóm nói cái bình bị ốm đã chết rồi. Người ấy không chịu vì bình không bị ốm được. Hàng xóm nói: Cái bình của ông đã đẻ được thì cũng có thể chết được chứ?
Bình của Phượng, Tuấn (khỉ)đem bình
Bình Nhan, Tuấn mặc. Tội tình chi đây ?
Lần lượt ai cũng có bình
Không trà thì rượu, tội tình chi đâu.
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Thái Thanh Tâm

Phượng Hoàng Lửa đã viết:
.
Nhắm mắt

Ngày trước có một anh nhà giàu, không lo làm ăn, gia sản tiêu tan hết, nhà cửa vườn tược gán cho người. Người kia sửa nền, dựng nhà lớn, đào ao đắp núi, cảnh tượng đều đổi mới. Anh chủ cũ biết thế, bèn đến gần đó dựng lều mà ở, ngày ngày nhắm mắt ngồi xếp bằng. Hễ có người đến liền nghiến răng nghiến lợi nói : "Nhà tôi lúc trước rất nguy nga, nay người ta ở làm nó tàn tạ, vách nát tường xiêu, chẳng đau lòng lắm sao? Vườn tược trước kia của tôi đẹp đẽ khang trang, nay người ta làm nó tan hoang, đình đài dột nát, cây cỏ xác xơ, ôi buồn làm sao!"

Người đi đường nghe thấy, không ai là không cười bảo: "Sao chẳng mở mắt ra mà xem, nhà cửa vườn tược của người đều hơn của anh ngày trước cả chục lần". Anh ta tức giận nói: "Tôi thề không mở mắt". Dứt lời, càng nhắm mắt tít hơn nữa!
Nhắm mắt vào cho thế gian khép lại
Để thấy mình luôn ở đỉnh cao .
Trên đời này, chuyện gì cũng có thể xẩy ra-Thái Thanh Tâm
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Phượng Hoàng _Lửa

.
Mở miệng

Lư Sinh, người làng Nho, đi biển chơi gặp bão, thuyền lật. Lư ôm vào cột buồm, một mình sống sót. Theo gió trôi nổi không biết bao nhiêu ngày, được sóng xô vào bờ, thấy thành quách nguy nga mà ai nấy ngậm miệng không nói, tựa như bị câm. Hỏi một ông già mới hiểu ra.

Đất này ở dưới chân núi Vô Kê, cách Doanh Châu mười vạn tám nghìn dặm. Trước đây người trong nước thích bàn tán. Mỗi khi có lệnh ban ra, liền xúm nhau bàn tán phải trái. Nhà vua rất ghét. Bèn hạ chiếu: Kẻ nào nói càn chuyện phải trái thì đem đánh đòn ở chợ và còn khắc vào bia, dựng trước hoàng cung. Viên quan chấp pháp cầm gậy đi tuần ở phố chợ, tuỳ theo sự yêu, ghét của mình mà định tội họ. Người trong nước bị đánh , phạt vô số. Do đó mà ai cũng ngậm miệng không nói, nên việc nước ngày càng sai trái. Tân vương rất muốn tìm cách sửa đổi, ngặt vì dân cứ ngậm miệng như cũ, nên rất lo lắng.

Lư Sinh bèn xin gặp vua, nói: "Đức vua quả muốn cho dân mở miệng sao?" Vua nói: "Đúng thế". Lư Sinh liền nói: "Lệnh cấm bàn luận còn dựng ở trước cửa cung, quan lại cầm gậy đi tuần ở chợ, vậy mà ngài muốn dân mở miệng được sao? Xin hạ bia, tước gậy quan lại, người nói thẳng thì khen thưởng, người nói quấy thì phạt. Như vậy, ai mà không mở miệng." Vua nói: "Phải". Bèn hạ chiếu bỏ lệnh cũ, ban lệnh mới. Ba ngày sau, đường ngôn luận trở lại như xưa...
"Chỉ còn anh và em
Cùng tình yêu ở lại"
______________________________________
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Tuấn Khỉ

Phượng Hoàng Lửa đã viết:
.
Khuyên can

Nước Ô Hữu có thành Tử Hư. Quan lớn ở đó, không có chủ định, không biết giải quyết công việc. Hôm nay có lời bàn bên cấm rượu, liền khen là phải, lệnh cho toàn thành cấm rượu, phàm người nấu rượu , uống rượu, bán rượu đều khép tội, bắt đi đày. Ngày mai có lời bàn khác kuận về uống rượu, quan lại khen phải, lệnh cho nấu rượu, người không uống rượu, khép tội chặt chân. Lệnh ra buổi sáng, buổi chiều đổi, trăm họ không biết đâu mà theo, khổ sở vô cùng. Quan rất tự đắc, mỗi lần hội họp đều nói : "Ta vô học, đóng góp được rất ít, nhưng có điều đáng khen là rất chịu nghe lời khuyên can"!
Thiên khuyên, vạn lý đều hay
Không có chủ kiến, ngu ngày càng ngu!
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook

Trang trong tổng số 27 trang (269 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ [1] [2] [3] [4] [5] [6] ... ›Trang sau »Trang cuối