Trang trong tổng số 27 trang (269 bài viết)
[1] [2] [3] [4] ... ›Trang sau »Trang cuối

Ảnh đại diện

Phượng Hoàng _Lửa

Ngụ ngôn là loại truyện chứa đựng những quan niệm về triết lý đạo đức, những bài học đấu tranh xã hội hay những kinh nghiệm sống đã được đúc kết vào những sự tích hoàn toàn tưởng tượng. các nhà tư tưởng trên thế giới từ lâu đã sáng tác ngụ ngôn để diễn đạt những quan niệm, tư tưởng của mình. Các nhà sáng tác nổi tiếng như Edôp (Hy Lạp cổ), Phedrơ (La Mã cổ), Trang Tử, Liệt Tử (Trung Hoa cổ), La Phông ten (Pháp thế kỷ 17). Crưlốp (Nga thế kỷ 19).v.v...Ngụ ngôn với đặc trưng là những ẩn dụ có ý nghĩa sâu sắc, cốt truyện tưởng tượng ra chỉ là phương tiện, ý và niệm rút ra từ cốt truyện  đó mới là mục đích.
"Chỉ còn anh và em
Cùng tình yêu ở lại"
______________________________________
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Phượng Hoàng _Lửa

.
Cử người hiền

Ngày xưa có một người thích việc làm của Nghiêu Thuấn, thường nói với mọi người rằng: "Tôi làm vua, ắt sẽ truyền ngôi cho người nhân nghĩa; làm quan, mãn nhiệm tôi sẽ tìm một người hiền thay thế". Sau ông làm thái thú, nhớ đến lời nói ngày trước, bèn tìm người có thể thay thế ông. Trong vòng ba năm, tìm khắp trong quận, cân nhắc đến hơn vạn người, nhưng không một ai làm ông vùa ý.

Một hôm, gặp người điều kiển con rối ngoài chợ. Con rối này lớn bằng người thật, tay, chân, tai , mắt đều chuyển động linh hoạt, vâng theo ý người điều khiển, không chút sai trái. Ông vô cùng mừng rỡ, vội đon đả nói: "Đây quả là người có thể thay thế ta!"

,
"Chỉ còn anh và em
Cùng tình yêu ở lại"
______________________________________
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Phượng Hoàng _Lửa

.
Bình vỡ

Trong nhà ông lão nọ có một cái bình sứ thời tống vô cùng quý, đặt trên giá ở nhà trong, không cho ai biết. Một hôm, từ bên ngoài nhìn vào, ông thấy cái bình lơ lửng liêu xiêu như muốn đổ, liền tức tốc tập hợp người nhà, hỏi xem ai đã gây ra tình trạng này. Thế là vợ trách con, con trách dâu, dâu đổ cho đầy tớ, đầy tứ chỉ trời vạch đất, cố sức biện bạch là mình bị oan. Cả nhà ầm ĩ, cãi cọ mãi không dứt, trời đã xế chiều mà không hay. Bỗng một cơn gió thổi vào màn cửa, màn phất, quệt vào bình chênh vênh...rơi xuống đất vỡ tan. Tiếng ồn ào cãi vã trong nhà bỗng ngừng bặt.
,
"Chỉ còn anh và em
Cùng tình yêu ở lại"
______________________________________
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Phượng Hoàng _Lửa

.
Nghe nhiều

Trương truyền rằng : Ở một xứ xa xôi nọ có nước "Nghìn Tai". Người ở đây khắp mình đều mọc tai! Tai nhiều, ắt nghe nhiều! Một tai nghe chim sơn ca hát véo von, một tai nghe muỗi vo ve. Lại một tai nghe lời chuyện trò bàn tán của phố phường, một tai nghe sấm vang trên trời. Nghìn tai  nghìn thứ nghe, đều dồn về tâm, rối bời phức tạp, làm loạn âm thanh của nhau. Cho nên người ở nước Nghìn Tai đều hoá điếc, không nghe được âm thanh gì nữa...

Than ôi! nghe nhiều hiểu rộng là tốt, nhưng nghe nhiều mà không lựa chọn, không hiểu tường tận thì cũng như không.

,
"Chỉ còn anh và em
Cùng tình yêu ở lại"
______________________________________
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Tuấn Khỉ

Phượng Hoàng Lửa đã viết:
.
Cử người hiền

Ngày xưa có một người thích việc làm của Nghiêu Thuấn, thường nói với mọi người rằng: "Tôi làm vua, ắt sẽ truyền ngôi cho người nhân nghĩa; làm quan, mãn nhiệm tôi sẽ tìm một người hiền thay thế". Sau ông làm thái thú, nhớ đến lời nói ngày trước, bèn tìm người có thể thay thế ông. Trong vòng ba năm, tìm khắp trong quận, cân nhắc đến hơn vạn người, nhưng không một ai làm ông vùa ý.

Một hôm, gặp người điều kiển con rối ngoài chợ. Con rối này lớn bằng người thật, tay, chân, tai , mắt đều chuyển động linh hoạt, vâng theo ý người điều khiển, không chút sai trái. Ông vô cùng mừng rỡ, vội đon đả nói: "Đây quả là người có thể thay thế ta!"

,
Không ai có thể hợp mình
Ngoài con rối chỉ biết rình làm theo.
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Tuấn Khỉ

Phượng Hoàng Lửa đã viết:
.
Bình vỡ

Trong nhà ông lão nọ có một cái bình sứ thời tống vô cùng quý, đặt trên giá ở nhà trong, không cho ai biết. Một hôm, từ bên ngoài nhìn vào, ông thấy cái bình lơ lửng liêu xiêu như muốn đổ, liền tức tốc tập hợp người nhà, hỏi xem ai đã gây ra tình trạng này. Thế là vợ trách con, con trách dâu, dâu đổ cho đầy tớ, đầy tứ chỉ trời vạch đất, cố sức biện bạch là mình bị oan. Cả nhà ầm ĩ, cãi cọ mãi không dứt, trời đã xế chiều mà không hay. Bỗng một cơn gió thổi vào màn cửa, màn phất, quệt vào bình chênh vênh...rơi xuống đất vỡ tan. Tiếng ồn ào cãi vã trong nhà bỗng ngừng bặt.
,
Thay vì cãi cọ đâu đâu
Sao không nhanh chóng bảo nhau giữ bình?
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Tuấn Khỉ

Phượng Hoàng Lửa đã viết:
.
Nghe nhiều

Trương truyền rằng : Ở một xứ xa xôi nọ có nước "Nghìn Tai". Người ở đây khắp mình đều mọc tai! Tai nhiều, ắt nghe nhiều! Một tai nghe chim sơn ca hát véo von, một tai nghe muỗi vo ve. Lại một tai nghe lời chuyện trò bàn tán của phố phường, một tai nghe sấm vang trên trời. Nghìn tai  nghìn thứ nghe, đều dồn về tâm, rối bời phức tạp, làm loạn âm thanh của nhau. Cho nên người ở nước Nghìn Tai đều hoá điếc, không nghe được âm thanh gì nữa...

Than ôi! nghe nhiều hiểu rộng là tốt, nhưng nghe nhiều mà không lựa chọn, không hiểu tường tận thì cũng như không.

,
Phạm vào chữ thái là toi
Cái gì quá sẽ mọc đuôi cố cùng!
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Tuấn Khỉ

Phượng Hoàng Lửa đã viết:
Ngụ ngôn là loại truyện chứa đựng những quan niệm về triết lý đạo đức, những bài học đấu tranh xã hội hay những kinh nghiệm sống đã được đúc kết vào những sự tích hoàn toàn tưởng tượng. các nhà tư tưởng trên thế giới từ lâu đã sáng tác ngụ ngôn để diễn đạt những quan niệm, tư tưởng của mình. Các nhà sáng tác nổi tiếng như Edôp (Hy Lạp cổ), Phedrơ (La Mã cổ), Trang Tử, Liệt Tử (Trung Hoa cổ), La Phông ten (Pháp thế kỷ 17). Crưlốp (Nga thế kỷ 19).v.v...Ngụ ngôn với đặc trưng là những ẩn dụ có ý nghĩa sâu sắc, cốt truyện tưởng tượng ra chỉ là phương tiện, ý và niệm rút ra từ cốt truyện  đó mới là mục đích.
Cảm ơn Phượng Hoàng Lửa đã mở chủ đề với những câu chuyện thú vị, dễ nhớ nhưng vô cùng sâu sắc này! Tôi sẽ cố gắng bình vào mỗi câu chuyện 2 dòng thơ, về một khía cạnh mà tôi thấy tâm đắc nhất. Đương nhiên, câu chuyện còn chứa đựng nhiều khía cạnh khác và mỗi người đọc đều có thể suy ra những kết luận hoàn toàn mới mẻ, khác nhau.
Lời bình tôi thêm vào chỉ gói gọn trong một khía cạnh và hoàn toàn của riêng tôi thôi.
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Phượng Hoàng _Lửa

.
Chạm vẩy rồng

Ngày xưa Hàn Phi nói :"Dưới hàm rồng có cái vẩy ngược, chạm vào ắt chết". Trải qua nghìn năm, không ai là không sợ hãi.

Lý Sinh là người hào hiệp, thường nói với người ta rằng: "Chạm vào vẩy ngược sẽ chết ư? Tôi không tin, để tôi thử xem". Ai nấy nghe nói đều sợ hãi lánh xa, như sợ vạ lây. Lý Sinh liền một mình cầm kiếm tới Biển Đông. Tìm rồng, chém vào vẩy ngược khiến rồng kia sợ hãi, nhả ra một hạt châu toả hào quang lấp lánh cầu tha mạng. Lý Sinh ném kiếm, hú dài, cười to nói: "Vẩy giết người, hoá ra thế này ư!"

Người ngày nay mỗi khi nói: "Tên Mỗ, dữ như hổ lang, phải lánh xa! Đừng chọc nó giận!", là khiến cho kẻ ấy hoành hành càng không kiêng nể gì ai nữa. Cái đó sánh với việc chạm vẩy ngược của Lý Sinh, quả là khác nhau một trời vậy.


**********************
"Chỉ còn anh và em
Cùng tình yêu ở lại"
______________________________________
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Tuấn Khỉ

Phượng Hoàng Lửa đã viết:
.
Chạm vẩy rồng

Ngày xưa Hàn Phi nói :"Dưới hàm rồng có cái vẩy ngược, chạm vào ắt chết". Trải qua nghìn năm, không ai là không sợ hãi.

Lý Sinh là người hào hiệp, thường nói với người ta rằng: "Chạm vào vẩy ngược sẽ chết ư? Tôi không tin, để tôi thử xem". Ai nấy nghe nói đều sợ hãi lánh xa, như sợ vạ lây. Lý Sinh liền một mình cầm kiếm tới Biển Đông. Tìm rồng, chém vào vẩy ngược khiến rồng kia sợ hãi, nhả ra một hạt châu toả hào quang lấp lánh cầu tha mạng. Lý Sinh ném kiếm, hú dài, cười to nói: "Vẩy giết người, hoá ra thế này ư!"

Người ngày nay mỗi khi nói: "Tên Mỗ, dữ như hổ lang, phải lánh xa! Đừng chọc nó giận!", là khiến cho kẻ ấy hoành hành càng không kiêng nể gì ai nữa. Cái đó sánh với việc chạm vẩy ngược của Lý Sinh, quả là khác nhau một trời vậy.


**********************
Tránh voi chẳng xấu mặt nào
Là vô tình để voi vào phá cây.
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook

Trang trong tổng số 27 trang (269 bài viết)
[1] [2] [3] [4] ... ›Trang sau »Trang cuối