Trang trong tổng số 5 trang (42 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ [1] [2] [3] [4] [5] ›Trang sau »Trang cuối

Ảnh đại diện

cỏ rác cát bụi gỗ đá

http://i1151.photobucket.com/albums/o632/coraccatbuigoda/view/6MoonVenus.jpg
Ta chợt nhận ra ta chưa kịp trưởng thành thì tuổi già đã ập đến
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

cỏ rác cát bụi gỗ đá

Con gái đã lên chùa tu được hai hôm, nhà bỗng thấy vắng vẻ. Sư thầy bảo là con trai chưa đủ tuổi để tham dự khoá tu, chứ nếu cả hai đứa cùng đi thì ở nhà có hai ông bà già với nhau kể cũng buồn.
Hè năm ngoái mình đã vận động bồ yêu cho con lên chùa tu, nhưng bồ nhất định phản đối. Ấy thế mà năm nay lại sốt sắng đăng ký cho con tham gia khoá tu từ rất sớm. Mấy hôm nay còn thức dậy từ sáng sớm để vào chùa tham gia phục vụ cho khoá tu nữa.
Chiều qua mình mang thêm mấy thứ vào chùa cho con bé, thấy học sinh của khoá tu cũng đủ dạng. Một số đứa thì tu học rất nghiêm túc, nhưng một số đứa thì biến khoá tu trở thành một kỳ nghỉ chẳng kém phần sôi động. Chỉ có điều là chúng đã sôi động không đúng chỗ mà thôi.
Cô bạn của bồ mình cũng có con tu trong đó. Mới tu được có 1 ngày nó đã đòi về. Mẹ nó hỏi vì sao, nó bảo "con ốm". Mẹ nó bảo "đây là thử thách đầu tiên của con, con cần phải vượt qua, ốm cũng phải cố đến khi kết thúc khoá tu". Nó liền bảo "thế con chết con có được về không?"
Một đứa khác con của thằng bạn mình thì nó biến khoá tu thành một kỳ dã ngoại:
- Cháu thấy thế nào? - Cũng vui chú ạ!
- Cháu có nhớ bố mẹ không? - Ui giời! có gì mà nhớ!
- Các thầy giảng bài thế nào? Cháu có học được gì không? - Cũng được, nhưng cháu buồn ngủ, chẳng nhập tâm gì.
Một quân nhân xuất hiện ở cổng chùa, gửi xe xong, anh ngồi xuống chiếc ghế đá ngay nơi cổng chùa, rồi nói với các tình nguyện viên đeo chữ "ban tổ chức" là nhờ thông báo cho con gái anh ra gặp mặt. Vài phút sau, từ phía khu nhà ở của các nữ sinh xuất hiện một bé gái tầm 10 tuổi buộc tóc 2 bên chạy ra. Bé chạy một mạch từ khu nhà ở ra đến cổng chùa rồi ùa đến ôm chầm lấy cha của bé. Hai cha con ôm nhau xiết chặt. Mình nhìn họ và chợt mỉn cười mà không hay...
Ta chợt nhận ra ta chưa kịp trưởng thành thì tuổi già đã ập đến
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

cỏ rác cát bụi gỗ đá

http://i1151.photobucket.com/albums/o632/coraccatbuigoda/view/7Melbourne.jpg
Ta chợt nhận ra ta chưa kịp trưởng thành thì tuổi già đã ập đến
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

cỏ rác cát bụi gỗ đá

Chủ đề 4: Ai tạo nghiệp người ấy sẽ phải tự trả. Ta không cần phải Sân lên để tự mang nghiệp vào thân. Cố gắng tu hạnh buông xả để tìm về con đường giải thoát.
Trong cuộc đời, chúng ta thường gặp rất nhiều cảnh "chướng tai gai mắt". Và phản ứng thông thường của người ta là sẽ nổi giận tỏ vẻ bất bình. Đặc biệt thời buổi này ở xã hội VN, người ta vẫn thường bất mãn và bất bình rất nhiều với các cán bộ đảng viên quan chức tham nhũng vô độ.
Nhưng căn cứ theo luật nhân quả thì ai tạo nghiệp người đó sẽ tự chịu quả báo. Tuy nhiên, rất nhiều thanh niên không đủ kiên trì để đợi quả báo. Mà thực tế là hầu hết chúng ta không nhìn thấy quả báo xảy đến với những vị quan tham kia. Bởi vậy rất nhiều thanh niên tỏ ra nghi ngờ: "Quả báo ư? bao giờ vậy? kiếp sau là khi nào? lâu quá!" Thôi thì đành tùy vào mỗi cá nhân, còn những người tin theo luật nhân quả sẽ cố gắng không nổi sân để tránh mang nghiệp vào thân.
Chuyện đời là vậy, nhưng đôi khi chuyện trong nhà và chuyện quanh mình cũng tương tự xảy ra. Người ta thường rất dễ dàng nổi sân hận vì bất cứ một lý do gì. Con người vì sao rất dễ dàng nổi sân hận? Tự xét lại cuộc đời mình xem có bao nhiêu lần chúng ta đã nổi sân với những người chung quanh vì những lý do cực kỳ "lãng xẹt".
Tấm thân của mỗi người là khí huyết của cha mẹ tụ lại mà thành, là món quà quí giá của cha mẹ ban cho, bởi vậy mỗi người phải tự trân quí tấm thân mình không được làm hại hay hủy hoại nó. Kẻ nào không trân quí tâm thân mình, đối xử tệ bạc với nó sẽ khiến cho cha mẹ đau xót vô cùng, như thế là mang tội bất hiếu, trời không dung đất không tha.
Tuy nhiên, tấm thân mỗi người đều trân quí như vậy nhưng đừng vì sự quí giá ấy mà dẫn đến ích kỷ chấp ngã. Người ta thường có cái "tôi" quá lớn, để rồi luôn luôn chấp cái tôi, chấp cái bản ngã của chính mình. Từ đó cũng chấp luôn cái sở ngã là chấp những cái của mình. Đức Phật dạy rằng: Tấm thân này là giả, chỉ là đất nước gió lửa kết hợp lại mà thành, rồi đến lúc nó sẽ phải tan, nếu cứ chấp ngã hoài thì sẽ không bao giờ giải thoát được. Thân đã là giả thì những gì là sở ngã, những thứ của mình lại càng giả hơn nữa. Để cho chúng sinh dễ hiểu, Đức Phật lấy ví dụ về một người đóng bè để qua sông. Sau khi qua sông, người ta phải bỏ lại cái bè để đi tiếp. Nếu chấp ngã và chấp sở ngã quá mạnh thì phải chăng sẽ cõng chiếc bè lên vai để đi tiếp hay sao. Tấm thân của người ta cũng vậy, là quà tặng được cha mẹ ban cho, nó giống như một cỗ xe chở người ta đi qua hết một kiếp này. Nhưng khi cỗ xe đã rệu rã rời rạc thì phải bỏ lại để mà đi tiếp. Chứ nếu còn chấp ngã thì "lòng luyến ái nặng mang sẽ làm chướng duyên trên con đường tái sanh tịnh độ".
Chính từ tấm lòng ích kỷ, chấp ngã và chấp sở ngã nặng nề, nên chúng sanh thường rất dễ dàng nổi sân với những người xung quanh từ những chuyện nhỏ cho đến chuyện lớn. Ai cũng cho rằng là mình mới đúng, người nào trái ngược với mình đều là sai. Người ta đâu biết rằng: phàm những gì mà do con người "nghĩ ra, sáng tạo ra, phát minh ra" đều là "vô thường, tạm bợ". Thế nhưng rất nhiều người lại cho rằng đó "chân lý" để rồi luôn luôn chấp cái chân lý tạm bợ ấy và mỗi khi có ai đó trái ý thì lại nổi sân lên với người, và mỗi một lần nổi sân, cáu giận thì lại tạo thêm nghiệp chướng nặng nề, để rồi quả báo trước mắt là bạn bè người thân xa lánh, quả báo xa hơn thì không thể lường được. Ví dụ như trong xã hội trước đây có một câu "chân lý" thế này: "Quả phụ tái giá không bằng gái đĩ hoàn lương". Đã có một thời gian dài cả nghìn năm câu nói đó là một thứ "khuôn vàng thước ngọc" kìm kẹp cuộc đời người phụ nữ trong đau khổ cô quạnh, thậm chí đến tận bây giờ còn tồn tại khá nhiều người vẫn còn mang theo những "định kiến" kiểu trung cổ đó. Họ cứ vin cái cớ là "sách thánh hiền" dạy thế để ngụy biện cho tất cả những ý chí cực đoan của họ. Để rồi từ đó tạo ra không ít những xung đột dẫn đến sân hận oán thán giữa người với người, mà cái nguyên nhân gốc của nó thì lại cực kỳ "lãng xẹt".
Đức Phật dạy chúng sanh rằng: mọi chúng sanh đều bình đẳng như nhau, nên mỗi chúng sanh hãy huân tập một tấm lòng từ bi để trải ra yêu thương tất cả vạn loại muôn loài. Nhưng thật đáng buồn là do chấp ngã và chấp sở ngã quá lớn nên chúng sanh thường làm điều ngược lại.
Bên phương Tây, tuy rằng đạo Phật chưa được phổ biến nhưng cũng có một câu chuyện khá hay về sự tu hạnh buông xả: Có một cậu bé bản tính rất dễ dàng nổi cáu, và mỗi lần nổi cáu cậu thường quát mắng một ai đó. Cha cậu bé nói với cậu rằng: "Con yêu! mỗi lần con nổi cáu, con hãy cố gắng kiềm chế đừng quát tháo. Nếu con nhỡ quát tháo ai đó thì con hãy đóng một chiếc đinh lên hàng rào nhà mình. Để nhắc nhở mình không nên như thế nữa." Cậu bé vâng lời cha và trên hàng rào nhà cậu bắt đầu xuất hiện những chiếc đinh, hôm đầu là 10 cái, một tuần sau mỗi hôm chỉ còn 8 cái, rồi dần dần số đinh đóng lên hàng rào thưa dần. Đến một hôm câu bé nói với cha: "Cha ơi! hôm nay con đã không nổi cáu với ai nữa và không đóng một chiếc đinh nào lên hàng rào." Cha cậu bé âu yếm vuốt mái của cậu và nói: "Con trai! con đã làm rất tốt! Từ hôm nay, nếu có ai đó làm cho con cảm thấy không hài lòng thì con hãy cố gắng kìm nén đừng nổi giận với người. Khi nỗi bực tức qua đi con hãy nhổ một chiếc đinh trên hàng rào xuống." Cậu bé vâng lời cha, cậu cố gắng không nổi giận với mọi người. Lúc đầu việc đó thật là khó, nhưng rồi dần dần cậu cũng làm được, thậm chí cậu còn không hề cảm thấy giận khi có ai đó làm trái ý cậu. Số đinh trên hàng rào được nhổ đi dần. Và đến một hôm cậu đến nói với cha: "Cha ơi! con đã nhổ hết những chiếc đinh trên hàng rào." Cha cậu ôm cậu vào lòng và nói: "Con yêu! Con đã làm rất tốt." Rồi cha cậu dắt cậu đến bên hàng rào, sờ tay vào những dấu vết do những chiếc đinh để lại: "Con yêu! Những chiếc đinh đã được nhổ đi, nhưng những dấu vết này còn hằn sâu mãi trên hàng rào và không thể nào xóa mờ đi được. Cũng tương tự như vậy, mỗi khi ta nổi cáu quát tháo người, mặc dù sau đó ta đã xin lỗi người thì nỗi đau mà ta để lại trong người vẫn là một vết thương lòng không thể xóa nhòa. Bởi vậy con hãy cố gắng đừng bao giờ nổi cáu với ai nhé!"
Câu chuyện trên có phần hơi giống với giáo lý của Đức Phật về việc tu "hạnh buông xả". Tuy nhiên giáo lý của Đức Phật sâu hơn rất nhiều. Câu chuyện trên chỉ dừng lại ở chỗ: Nếu có ai làm mình giận, thì cố gắng kìm nén không nổi cáu với người. Nhưng "hạnh buông xả" mà Đức Phật truyền dạy thì khuyên người ta hãy cố gắng huân tập để đến lúc đạt được tấm lòng vị tha như Đất vậy: Đất là nơi đón nhận tất cả mọi thứ, tốt đẹp có, xấu xa có, cẩu uế có... nhưng Đất không hề có phản ứng, vẫn bình lặng đón nhận tất cả, sâu lắng và bao dung... Người nào huân tập "hạnh buông xả" của Đất lâu ngày thì sẽ không còn xuất hiện nỗi sân hận trong tâm nữa mỗi khi bị người đời xúc phạm. Câu chuyện kể trên mới chỉ dừng lại ở việc tu Thân nghiệp và Khẩu nghiệp. "Hạnh buông xả" mà Đức Phật dạy là đoạn trừ tận gốc cả Ý nghiệp.
Người viết bài này thực chất cũng chỉ là một kẻ phàm phu, tầm thường, thậm chí rất tầm thường, tính tình cục cằn thô lỗ, cũng dễ dàng nổi nóng đôi khi vì những lý do "lãng xẹt". Bởi vì cái bản ngã còn to quá, nên rất dễ dàng cáu giận với người và vì vậy đã gây tổn thương cho người rất nhiều. Bởi vì cái bản ngã to quá nên người viết bài này đã không ít lần nổi nóng và nói những lời thô lỗ khiến cho người tình "kết tóc xe tơ" của mình bị tổn thương rất nhiều. Thế nên cô bồ của người viết đã từng nhắn cho người viết một tin thế này: "yêu lắm! nhưng cũng ghét lắm! nhiều khi rất đáng yêu, nhưng thỉnh thoảng cái tính hâm hâm điên điên nổi lên thì thật đáng ghét vô cùng". Vì sao lại có những lúc "hâm hâm điên điên", đó chính là những lúc con quỉ trong tâm ta nó xui khiến, cổ vũ cái bản ngã của ta trỗi dậy.
Những người theo đạo, học đạo đều hiểu rằng: tu đạo là để làm cho cái bản ngã của mình nhỏ dần xuống, để rồi dần dần khi đạt được đến đỉnh cao "vô ngã" thì cũng là khi đạt được quả Thánh vị để thoát khỏi vô minh luân hồi, hạnh phúc vô biên. Chúng ta những kẻ phàm phu vô minh vì còn chấp ngã quá nhiều nên tội lỗi vẫn tạo gây. Nhưng không phải vì thế mà không cố gắng tu tập. Hãy bắt đầu từ một câu niệm Phật: Nam-mô bổn sư Thích-Ca Mâu-Ni Phật! Cầu Đức Phật độ trì gia hộ cho con có một tấm lòng khiêm hạ, luôn tự thấy mình nhỏ thôi, chỉ như là cỏ rác cát bụi mà thôi. Để từ đó tự nhắc nhở bản thân không nên nổi nóng cáu giận với người. Để dần dần tích phước, dần dần loại bỏ ác nghiệp, để từng bước tiến dần trên con đường giải thoát. Còn nếu chúng ta cứ mặc kệ cho bản ngã tự do hoành hành thì chúng ta vẫn cứ mãi mãi đắm chìm trong vô minh luân hồi đau khổ.
Ta chợt nhận ra ta chưa kịp trưởng thành thì tuổi già đã ập đến
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

cỏ rác cát bụi gỗ đá

http://i1151.photobucket.com/albums/o632/coraccatbuigoda/view/8Newark.jpg
Ta chợt nhận ra ta chưa kịp trưởng thành thì tuổi già đã ập đến
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

cỏ rác cát bụi gỗ đá

Chủ đề 5: Người ta bảo: ngôi chùa đó linh lắm, ngôi đền đó linh lắm, cầu gì được nấy, chuyện ấy có thật hay không?
Ở miền Bắc, tỉnh Bắc Ninh, có một ngôi đền gọi là đền Bà Chúa Kho. Mỗi dịp xuân về tết đến, người ta đến lễ ở đền đông nghìn nghịt, hương khói mịt mù, vàng mã chất cao như núi khi hỏa hóa lửa cháy cao ngút trời. Người viết bài này chưa đến đó bao giờ nhưng nghe người ta kể về sự chen chúc ở đó thì đã không dám phát sinh ý định đi rồi. Vì sao người ta lại đi lễ đông như vậy? Bởi người ta một đồn mười, mười đồn trăm, trăm đồn vạn, nói với nhau rằng “Vì Bà Chúa là người cai quản kho, nên muốn làm ăn phát đạt phải đến lễ bà, vay tiền của bà hoặc xin lộc rơi lộc vãi thì làm ăn sẽ luôn suôn sẻ may mắn”. Thế mà phàm là người thì ai cũng tham, nên người ta rủ nhau đi lễ bà đông không kể siết. Và quả thật là trong số hàng vạn hàng triệu người đến lễ bà thì cũng có khá đông người làm ăn rất là thuận lợi. Và từ đó lời đồn lại mọc thêm cánh cứ thế bay xa.
Một câu chuyện khác kể về Chùa Hương xảy ra ngay trong gia đình của người viết bài này. Số là gia đình chúng tôi có một số người định cư ở Thăng Long, và mọi người thường hẹn nhau đi lễ Chùa Hương vào ngày mùng 2 Tết Nguyên Đán. Thành phần đi lễ thường là ba bên, bốn bề thông gia, thân bằng cố hữu nhiều khi đông đến khoảng 20 người. Và hầu hết mọi người đều có một cuộc sống khá ổn định về tiền bạc. Bởi vậy có thể mọi người cho rằng việc đi lễ thường xuyên như vậy đã đem lại một kết quả là có một cuộc sống khá tốt như thế. Suy nghĩ ấy đúng hay sai, đúng như thế nào, đúng đến mức độ nào thì cần bàn sâu thêm về sau. Đó là chuyện nhân quả phước báo có sự trợ duyên của các bậc Thánh.
Biên và Ngọc là một đôi vợ chồng trẻ thành phần trong đoàn đi lễ. Có lẽ không cần phải chứng minh, tài sản về tiền bạc có lẽ Biên Ngọc là cặp vợ chồng sung túc nhất. Trong một lần đi lễ, người cô ruột của người viết bài này nói: “Mày phải chịu khó tín tâm vào, lễ bái nhiều vào. Giống như thằng Biên ấy, lần nào nó cũng chịu khó bê lễ, nên thánh thần ban cho nó nhiều lộc nhất”. Ồ! Đó cũng là nhân quả! Nhưng nhân quả như vậy thì đơn giản quá! Ai mà không làm được? Trong một năm đi lễ Chùa Hương, đâu phải chỉ có một mình Biên thành tâm, số người thành tâm giống như Biên có cả hàng ngàn, nếu không muốn nói là hàng triệu, Biên nhỉ! Vậy bà cô yêu quí của cháu ơi! Nhân quả nhất định là ở chỗ khác.
Lại thêm một câu chuyện khác về nghiệp và giải nghiệp. Người viết có một đồng nghiệp tên là Tuấn. Tuấn kể là ở một ngôi chùa nào đó có một vị sư trụ trì có thể nhìn được tiền kiếp của Phật tử. Một lần Tuấn theo chỉ dẫn đến gặp sư, sư nói “kiếp này con phải trả nghiệp” – Nam-mô A-di-đà Phật! câu này đúng quá! Đức Bổn sư Thích-Ca-Mâu-Ni Phật có dạy rồi mà “Nhân quả công bằng, tạo nghiệp phải trả nghiệp”, ai mà không phải trả nghiệp cơ chứ? Tuấn kể tiếp: sư nói “muốn giải nghiệp, nộp sáu triệu rưỡi để làm lễ giải nghiệp”. Ồ! Sáu triệu rưỡi là số tiền không nhỏ. Nhưng với sáu triệu rưỡi mà có thể giải trừ được sạch bách tất cả các nghiệp trong vô lượng kiếp quá khứ mà chúng sanh đã tạo gây thì thật quá đơn giản.
Từ ba câu chuyện ở trên người ta đặt câu hỏi: Thánh thần có hay không? Thánh thần có ban phước hay giáng họa cho chúng sanh không?
Câu trả lời là:
Đạo Phật có công nhận sự tồn tại của các bậc Thánh.
Đạo Phật cũng công nhận các bậc Thánh có thần thông.
Nhưng Đạo Phật không công nhận việc các bậc Thánh ban phước hay giáng họa cho chúng sanh theo cách nghĩ của những người mê tín, các bậc Thánh không bao giờ lạm dụng thần thông để biến không thành có, biến có thành không. Nếu như vậy thì Đạo Phật là Thần Quyền. Trong khi đó Đạo Phật do Đức Giáo chủ Thích-Ca- Mầu-Ni Phật truyền dạy lại là ngành khoa học về chân lý NHÂN QUẢ CÔNG BẰNG và không thần quyền một chút nào. Có thể gọi là siêu khoa học, vì con người chúng ta tầm thường quá nên không nắm bắt được, chúng ta chỉ có thể tin hay không tin mà thôi. Tuy nhiên, những người yêu thích sự CÔNG BẰNG, yêu thích những luận giải mang tính khoa học lô-gic, nhất định sẽ tin vào giáo lý của Đức Bổn sư Thích-Ca-Mâu-Ni Phật.
Người cô ruột của người viết nói: “Vì Biên chịu khó lễ mà Biên mới nhiều lộc như vậy”. Dựa theo giáo lý chân chính của đạo Phật, điều này không đúng. Tài lộc mà vợ chồng Biên Ngọc có được ở kiếp này chính là duyên lành quả ngọt phước báo của thiện nghiệp mà hai người đã tạo gây trong kiếp trước, nhiều kiếp trước. Có điều vì chúng ta vô minh nên không nhìn thấy con đường đi của nhân quả mà thôi. Vậy vai trò của các bậc Thánh trong chuyện này là như thế nào? Giáo lý của đạo Phật dạy rằng các bậc Thánh chỉ giúp chúng sanh bằng cách trợ duyên mà thôi. Nhân quả nghiệp báo của một chúng sanh ví như một con tàu đang trên đường hành trình từ điểm A đến điểm B. Nếu đã xuất phát từ điểm A (tạo nghiệp), thì nhất định sẽ đến điểm B (quả báo). Có điều do chúng sanh quá sốt sắng nên đã cầu thần Thánh “ban phước”. Khi đó các bậc Thánh tặc lưỡi, thôi thì đằng nào chúng sanh đó cũng nhận quả báo đó, nên trợ duyên bằng cách thổi thêm tí gió cho con tàu cặp bến sớm hơn mà thôi. Tuy nhiên, trong hằng hà sa số những người đến chùa, đền cúng lễ, đâu phải ai cũng “cầu được ước thấy”. Bởi vì họ đâu có tạo gây thiện nghiệp trong quá khứ. Những người nhận được nhân duyên phước báo của chính mình do phước nghiệp quá khứ sâu dày chỉ là ít thôi. Nhưng vì người ta thích nhìn bề nổi, chỉ nhìn thấy những người được “ban phước” do lễ bái cầu may, còn hàng triệu người cũng lễ bái mà đâu thấy gì khác. Với cái nhìn như vậy nên thành ra mê tín là như thế. Các bậc tu hành chân chính thường nói: “Nếu mê tín thì đừng theo đạo Phật! Mà theo đạo Phật phải chánh tín”. Nghĩa là chỉ tin những giáo lý của Đức Bổn sư Thích-Ca-Mâu-Ni Phật truyền dạy, và những gì phù hợp với giáo lý đó mà thôi. Còn không được tùy tiện tin những gì đi trật ra ngoài giáo lý đó.
Vì vậy đừng nên mê tín, cầu may làm gì, bởi vì hạt đã gieo (nhân), nhất định sẽ có ngày hái quả. Nếu ta cầu thánh thần, các bậc Thánh sẽ “trợ duyên” cho cái quả đó chín sớm, rụng xuống đời ta. Và đương nhiên rụng sớm thì sẽ hết sớm, và rụng muộn sẽ hết muộn. Tất nhiên quả báo phụ thuộc vào nghiệp nhân. Có người do trong nhiều kiếp quá khứ gieo trồng cả bạt ngàn ruộng phước, đến kiếp này hưởng quả báo lành hết đời mà vẫn không hết. Có người phước mỏng hơn, nên quả báo cũng ngắn hơn. Những điều đó giải thích tại sao có người trẻ thì làm không ra, đến lúc già thì làm chơi mà ăn thật. Lại có những người khác lúc trẻ làm việc gì cũng thắng, nhưng tới lúc về sau thì đầu tư việc gì cũng thảm bại. Phước báo cũng như ruộng lúa đến mùa lúa chín. Người phước dày là do đã gieo trồng cả 10 ruộng, gặt ăn hoài vẫn còn đày bồ thóc, người phước mỏng là do quá khứ gieo trồng có 1 ruộng nên mới gặt được một thời đã không còn gạo ăn nữa. Người thông minh thì gặt một ruộng sẽ gieo thêm hai ruộng khác (làm phước, bố thí, cúng dường) thì phước lại sanh ra phước, cuộc sống mãi mãi tốt tươi. Người kém trí thì chỉ biết gặt hái (ăn chơi, hưởng lạc, xe hơi, nhà lầu, gái đẹp, nhậu nhẹt, vui thú với ngũ trọc) thì sẽ tổn phước dần dần, đến lúc hết phước thì chỉ còn cách bần hàn mà thôi. Đến lúc này có mang chăn chiếu đến chùa đền chầu chực lễ bái thì cũng chẳng Thánh nào giúp nổi. Bởi các bậc Thánh không bao giờ làm việc gì sai với NHÂN QUẢ CÔNG BẰNG. Không bao giờ biến cái không thành có để ban cho bất cứ chúng sanh nào. Không làm phước mà lại muốn có quả báo lành bằng cách cầu Thánh thần ở những nơi linh thiêng thì khác gì “mò trăng đáy nước”, “bắt cá trên cây”.
Bởi vậy có thể kết luận rằng ở bất cứ đâu cũng có Thánh thần, và Thánh thần ở đâu cũng linh. Nhưng cái mà Thánh thần “ban cho” người ta vốn là của bản thân người ta đã gieo trồng trong quá khứ, và Thánh thần giúp đẩy nhanh quá trình hái quả trong hiện tại và vị lai mà thôi.
Ta chợt nhận ra ta chưa kịp trưởng thành thì tuổi già đã ập đến
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

cỏ rác cát bụi gỗ đá

http://i1151.photobucket.com/albums/o632/coraccatbuigoda/view/9cauThiennienky.jpg
Ta chợt nhận ra ta chưa kịp trưởng thành thì tuổi già đã ập đến
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

cỏ rác cát bụi gỗ đá

Chủ đề 6: Ta chợt nhận ra: Ta chưa kịp trưởng thành, tuổi già đã ập đến.
Người viết bài này tốt nghiệp đại học năm 21 tuổi. Bắt đầu chập chững bước vào đời, lòng thầm nhủ “thế là mình đã trưởng thành”. Cho đến bây giờ mới chợt hiểu hồi ấy mình đã nghĩ sai.
Cho đến tận bây giờ ta vẫn đôi khi làm những việc thiếu suy nghĩ, làm những việc do bản ngã hối thúc mà làm. Trẻ con luôn vô tư, đáng yêu, nhưng đặc điểm dễ nhận dạng của trẻ con là sẵn sàng làm những gì mà chúng thích. Vậy ta là người lớn có khác trẻ con ở điểm nào? Có khác chăng là cái mà ta muốn, cái ta tham không giống với cái mà trẻ con mong muốn mà thôi.
Trẻ con thích vui chơi, đùa nghịch, chạy nhảy, trẻ con thích cười, thích ngắm hoa, thích lăn ra bãi cỏ, thích vẽ mọi thứ lên giấy tùy thuộc vào trí tưởng tượng của trẻ con. Trẻ con thích yêu thương và thích được yêu thương. Trẻ con thích tìm hiểu mọi thứ về cánh đồng lúa vàng, dòng sông xanh mát, dòng suối róc rách, mây lững lờ trôi. Trẻ con thích thả diều, thích bắn bi, thích trốn tìm, thích nghe chuyện cổ tích. Trẻ con thích chạy chơi cho đến mệt lả, thích lăn đùng ra ngủ, thích tỉnh dậy lại chạy chơi tung tăng khắp nơi...
Rất nhiều người lớn thì thích tiền, ham quyền lực, thích phô trương sĩ diện, thích nhậu nhẹt thâu đêm suốt sáng, thích khoác lác và dèm pha khích bác, thích chê người khác dở, thích khen mình hay, thích gái đẹp, nhà lầu, xe hơi, thích lên mặt với đời, thích nổi tiếng, thậm chí thích cả tai tiếng...
Và ta chợt nhận ra ta cũng chỉ là một đứa trẻ nhiều tuổi mà thôi. Ta chưa hề trưởng thành, ta vẫn cứ làm những gì mà bản ngã của ta thúc giục. Chỉ có khác một điều, cái mà trẻ con thích thì trong veo như nước mùa thu, còn cái mà ta thích thì chỉ toàn là những thứ hôi thối từ cống rãnh bốc lên mà thôi.
Ta chưa kịp trưởng thành, tuổi già đã ập đến!
Ta chợt nhận ra ta chưa kịp trưởng thành thì tuổi già đã ập đến
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

cỏ rác cát bụi gỗ đá

Chủ đề 7: Chuyên gia tâm lý
Người em trai của người viết trong một lần nói chuyện có cho rằng các thầy xuất gia là "chuyên gia tâm lý". Người viết tự hỏi: Không hiểu em trai mình đang tư duy thế nào khi dùng cụm từ "chuyên gia tâm lý". Tuy nhiên, đứng về góc độ học thuật thì những "chuyên gia tâm lý" chỉ chuyên nghiên cứu về tâm lý của con người, để từ đó tìm cách tiếp cận đối tượng, để rồi thuyết phục đối tượng làm theo điều mà các chuyên gia đó tư vấn. Trong khi các thầy xuất gia (các tu sĩ Phật giáo) lại chuyên học về giáo lý của Phật Tổ Thích-Ca để lại, để tìm cầu con đường dẫn đến giải thoát giác ngộ. Trong quá trình tu học tìm cầu giải thoát thì các tu sĩ Phật giáo cũng tự nhận lãnh những trách nhiệm vô cùng vất vả nằm trong 4 chữ "Học, Hành, Hoằng, Hộ".
Học = Học giáo lý của Phật Tổ truyền lại.
Hành = Thực hành những giáo lý đã học.
Hoằng = Hoằng truyền giáo lý đến mọi chúng sanh.
Hộ = Hộ trì bảo vệ giáo lý.
Một tu sĩ Phật giáo nếu chỉ "học" và "hành" thì vị tu sĩ đó chỉ là đang "tự giác". Nhưng lời Đức Phật truyền dạy là mỗi người đệ tử Phật phải huân tập tấm lòng "từ bi trải ra yêu thương vạn loại muôn loài", do vậy chỉ mới "tự giác" thôi là chưa đủ mà phải cần có cả "giác tha". Chính vì vậy các tu sĩ Phật giáo còn phải luôn tìm cách truyền dạy giáo lý và hộ trì giáo lý để càng ngày càng có nhiều chúng sanh có được duyên lành gặp được giáo lý chân chính sáng ngời của Đức Phật truyền lại.
Một đặc điểm khác cơ bản nữa giữa các "chuyên gia tâm lý" và các "tu sĩ Phật giáo" đó là mục tiêu của công việc. Tất cả các tu sĩ Phật giáo khi hoằng truyền giáo lý chỉ có một mục tiêu duy nhất là nhằm phổ biến con đường mà Đức Phật đã tìm ra hơn 2500 trước, giúp chúng sanh thoát khỏi đau khổ trong luân hồi, tìm cầu giải thoát. Còn các chuyên gia tâm lý lại sử dụng sở học của họ vào vô số việc khác nhau, và đương nhiên mục đích công việc cũng xấu tốt khác nhau.
Người ta nhận thấy rằng càng ngày càng có nhiều người đến với đạo Phật thông qua các bài giảng của các tu sĩ Phật giáo. Và phải chăng vì thế mà mọi người cho rằng các vị tu sĩ hẳn là các chuyên gia tâm lý có nghệ thuật tác động lòng người để thu hút người ta đi theo một cách tự nguyện. Người viết bài này thực ra cũng hiểu biết nông cạn cả về "chuyên gia tâm lý" lẫn "tu sĩ Phật giáo" nên có lẽ không dám tiếp tục lạm bàn. Chỉ xin đoán mò một ý là: phải chăng các tu sĩ Phật giáo đã huân tập tấm lòng từ bi bao la từ lâu nên ở họ luôn toát ra một tình yêu cao cả, cộng thêm đạo Phật là đạo của Trí tuệ, vì thế mà khi các tu sĩ vân du đi hoằng truyền giáo lý đã thu hút được sự chú ý rất nhiều của chúng sanh trên khắp mọi nẻo cuộc đời.
Ta chợt nhận ra ta chưa kịp trưởng thành thì tuổi già đã ập đến
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

cỏ rác cát bụi gỗ đá

Người ta sống ở trên đời thường vẫn luôn đau khổ mặc dù rất nhiều người tưởng như là sung sướng theo cách nhìn của mọi người chung quanh, nhưng thực ra họ vẫn luôn đau khổ. Không biết người ta có hiểu cái gốc của đau khổ chính là bản ngã của chính mình
Ta chợt nhận ra ta chưa kịp trưởng thành thì tuổi già đã ập đến
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook

Trang trong tổng số 5 trang (42 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ [1] [2] [3] [4] [5] ›Trang sau »Trang cuối