Trang trong tổng số 23 trang (229 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [3] [4] [5] [6] [7] [8] [9] ... ›Trang sau »Trang cuối
Tryện : Hoa Núi
-9-
Hôm nay toàn trường tổ chức cắm trại dã ngoại . Trong chương trình liên hoan văn nghệ chỉ có múa hát . Bảo xung phong ở lại trường . Anh chẳng biết làm gì hơn trong cái tĩnh lặng đến buồn lòng của không gian đêm nay . Về phòng lôi cây vi ô lông , lững thững ra góc sân vận động gửi âm thanh réo rắt lên khoảng không mông lung . Đám mây trắng bồng bềnh trên đỉnh núi Phia Khao nâng vầng trăng thượng huyền trông như phía ấy là Bồng lai vậy . Một anh , một khúc nhạc và một chị Hằng đang dịu dàng dát vàng lên cây lá là chủ nhân của đêm nay .
Hình như không phải . Hình như cánh cửa một phòng bên trường cấp một cũng còn chưa khép . Đấy là phòng của Bích , một cô giáo người Kinh sinh ra ở ngoài thị xã . Cha mẹ Bích cũng dậy học nên lòng yêu nghề , yêu trẻ được truyền sang cô một cách tự nhiên . Cô giáo tuổi hai mươi này tuy không đẹp lộng lẫy hay kiêu sa nhưng xinh xắn một cách dịu dàng , quyến rũ . Cái duyên chìm ẩn vào trong với khuôn mặt trái xoan , đôi mắt mơ màng rất ưa nhìn .
Bích mở hẳn cửa bước ra thềm , xuống sân . Đứng ngắm trăng một lúc rồi bóng theo người hướng về tiếng vĩ cầm du dương từ từ trôi về phía ấy . Bước chân lướt trên cỏ nhẹ đến nỗi khi Bích đến trước mặt mà Bảo vẫn mải mê tay kéo tay rung trên phím , đầu nghiêng giữ chặt cây đàn . Đôi mắt nhắm nghiền không đáp lại ánh mắt Hằng Nga đang nhìn anh từ cung quế .
Đợi cho Bảo gửi nốt âm thanh cuối cùng của đoản khúc hòa trong gió , Bích mới nhẹ nhàng lên tiếng .
- Chơi lại khúc này đi anh !
- Chào em , vẫn chưa ngủ ư ?
- Cũng định ngủ nhưng không sao chợp mắt được , tiếng đàn gọi em
ra đây ! Cả hai không nói gì thêm . Sự im lặng nói thay họ rất nhiều .
Hai trường cách nhau bởi hàng rào cây thưa , có nhiều quan hệ mật thiết . Các cô giáo cấp một thường sang dậy nữ công cho học sinh cấp ba vì bên này không có cô giáo . Thày giáo cấp ba lại sang giúp đội văn nghệ bên
kia tập luyện . Vào những ngày vui , có khi hai trường chung nhau một con bê tổ chức liên hoan cho cả hai bên . Những hoạt động qua lại đó khiến cho giáo viên hai trường san lấp khoảng cách cấp bậc coi nhau như bạn bè gần gũi . Bảo và Bích cũng mới chỉ là hai người bạn có sự tiếp xúc trong mối quan hệ chung ấy . Một lần Bảo bị cảm , Bích cùng mấy bạn bên cấp một
sang thăm . Bích nán lại trò chuyện tiếp , mãi lâu sau mới về . Chắc lần ấy hai người có thổ lộ nỗi niềm riêng tư nên từ đó họ năng đi lại , chơi bời với nhau hơn . Tuy vậy vẫn chưa có lời rì rầm nào rằng họ yêu nhau .
Câu nói trời se duyên quả không sai . Trong cảnh thơ mộng do trời đất ban tặng đêm nay thiết nghĩ sắt đá cũng phải nao lòng . Hai con người tuổi xuân phơi phới , sức sống căng đầy . Một mang tâm hồn nghệ sĩ . Một mộng mơ hướng về cái đẹp để tiếp nhận . Họ đối mặt trong không gian huyền ảo mà tạo hóa đang giành riêng cho . Hình như có bàn tay vô hình kéo họ lại sát nhau ! Không , hình như đó là sức mạnh siêu nhiên từ trong lồng ngực hai người thôi thúc . Đến khi hai cặp môi chạm nhau rồi gắn chặt bằng sức ghì của bốn cánh tay họ vẫn chưa biết mình đang làm gì và ở đâu . Đỉnh núi Tà mèn kéo vầng trăng xuống cũng kéo Bảo và Bích ra khỏi cơn mơ thực .
( Còn tiếp )
☆☆☆☆☆ Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Truyện : Hoa Núi
-10-
Bột thập thò ngoài cửa mãi mới giám bước vào phòng cất tiếng chào . Nam mời ngồi và xuýt bật cười thành tiếng trước bộ dạng của em . Cậu lớp phó phụ trách học tập mọi khi khá mạnh dạn mà sao hôm nay có gì làm cho lúng túng thế . Tay cứ gãi đầu lia lịa , miệng ấp a ấp úng .
- Em...em mời thày ạ
- Mời gì vậy , nói cho rõ ràng đi !
- Dạ thưa thày...
- Thôi được , thày biết rồi , cưới vợ chứ gì ? Nam cướp lời .
- Thế bao giờ ? tổ chức ở đâu ? Thấy thày giáo đã nói hộ mình
đoạn khó nói nhất , Bột bình tĩnh lại trình bầy tường tận lời mời và cười ngượng nghịu . Nam cũng cười với nụ cười thông cảm .
Đã mấy năm dậy học , Nam quen dần với chuyện học sinh đang học xin phép nghỉ để cưới vợ , lấy chồng . Việc tảo hôn ở miền núi còn như một phong tục . Lấy chồng rồi nhưng đến khi có con mới về ở với nhau . Vợ chồng vẫn cứ đi học bình thường như chưa có gì xẩy ra . Học sinh ở đây đi học muộn , có khi học nhiều năm một lớp nên tuổi đời không ít . So với các giáo viên trẻ dưới xuôi lên , tuổi các em chẳng kém mấy . Cá biệt có học sinh bằng tuổi thày . Nhất là học sinh nam .
Thông thường , một người lấy vợ hay lấy chồng , bạn bè đi dự khá đông . Đám cưới mổ trâu , mổ lợn ăn uống mấy ngày liền . Đêm cũng ăn để lấy sức mà Sli mà Lượn , để trao lời gửi ý , để gắn bó , để mai ngày lại mở ra những đám cưới khác .
Nam và Bảo cùng đi với một nhóm học sinh ngoài phố , trong đó có Lan , Dì , Ôi và Nhung . Học sinh ở phố và ở bản rất khác nhau . Ở phố không có chuyện đang học mà cưới . Học sinh phố ăn mặc cũng khác . Một số giống như dưới xuôi . Một số lại trang phục theo kiểu người Hoa trông nhẹ nhõm , thanh thoát và hiện đại hơn .
Thày trò ngồi riêng mâm nên không phải mời chào , gắp cho nhau khách sáo như mọi người . Tuy vậy cũng không tránh khỏi bị chuốc rượu . Ở đây rượu rót ra bát , uống bằng thìa . Cô dâu chú rể và chủ nhà mời . Phụ huynh học sinh mời . Cả những người không quen biết thấy thày trò có vẻ không phải người bản xứ cũng sấn đến mời chỉ với mục đích say cho vui . Người ta dùng lời lẽ rất trực cảm để ép rượu . Thìa thứ nhất với lý do làm quen . Thìa thứ hai họ nói chẳng lẽ đến đây bằng một chân . Thìa thứ ba thì “ ồ dà , bếp cũng phải xếp ba hòn đá chứ !”... . Bữa ấy thày trò bị một trận say lả tả . Lan và Dì phải lén ra chỗ khuất nôn ọe .
Đêm đến , thày trò cố thức xem hát giao duyên . Ánh sáng đèn không đủ để nhìn rõ mặt người . Chỉ thấy thấp thoáng bóng kẻ ngồi người đứng , nghiêng ngả qua lại theo lời ca . Đến cả mấy em học sinh cũng không hiểu hết nội dung câu hát . Nhưng giai điệu trầm bổng của những khúc dân ca như vắt ngang đỉnh núi , như chẩy dài theo dòng suối êm thì ai cũng cảm nhận được .
Khi đã hơi thấm mệt vì đi đường , vì rượu , vì thức . Thày trò rủ nhau ra góc vườn cây trước ngõ nghỉ ngơi . Tạm lánh không khí ồn ào của những tiếng cười nói , tiếng lài cỏ , tiếng hát . Tìm chút thư thái với những câu chuyện rì rầm của riêng mình . Lan mang sẵn một túi bưởi , cam , mía để ăn cho dã rượu . Trò chuyện loanh quanh , từ đề tài đám cưới chẳng biết chuyển thành tâm sự lúc nào . Mọi người cảm thấy hiểu biết , thân thiết nhau hơn . Nam nhận ra trong anh le lói một thứ tình cảm không phải tình thầy trò hay bè bạn .
Khi Bột mời mọi người về nhà chú em gần đó nghỉ ngơi , trời đã gần sáng . Gà trong bản đã rộn rã cất tiếng gọi ngày mới . Thày trò lên sàn chợp mắt được một giấc ngắn Bột đã đánh thức mời về uống rượu tiếp . Chẳng ai hứng thú gì nhưng cũng phải ngồi chiếu lệ , né tránh mọi mời ép . Lấy cớ mắc bận thày trò xin phép ra về , không thể dự tiếp đến hết mấy ngày sau .
( Còn tiếp )
☆☆☆☆☆ Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Truyện : Hoa Núi
-11-
Thấm thoắt đã ba năm kể từ ngày đặt chân lên miền núi . Ba năm đủ một khóa học sinh vào ra trường . Ba năm cũng đủ làm con người biến lạ thành quen , manh nha những vấn vương , yêu dấu .
Cuối năm học thứ ba Bảo nhận được quyết định chuyển về Hà nội . Anh ngỡ ngàng khi cầm trên tay tờ giấy mà nhiều người chỉ tìm thấy trong mơ . Đọc xong bức thư gửi kèm tờ quyết định Bảo mới biết bố đã thu xếp anh về để chuẩn bị đi học ở Bun Ga Ri . Trong anh buồn vui xáo trộn . Buồn vì những gì mới bắt đầu đã đã phải ngừng lại . Có cái vĩnh viễn chấm dứt . Có cái tồn tại trong mong manh . Còn niềm vui , tuy chưa lấn át hết những xao xuyến hiện hữu nhưng đủ để anh làm theo ước vọng của gia đình . Cha mẹ muốn anh phải nối nghiệp truyền thống nghệ thuật không để tự do như khi chọn ngành vào đại học nữa .
Nam ít nói hẳn trong một thời gian dài . Việc Bảo sắp về xuôi và Dì sắp ra trường làm tình cảm anh xáo trộn . Vẫn lên lớp , vẫn hướng dẫn hát múa , vẫn thăm học sinh tự học . Nhưng trong tiếp xúc , những lời nói dí dỏm , những câu chuyện vui tế nhị bớt đi nhiều Trong buổi lễ bế giảng năm học , đội văn nghệ trường biểu diễn mấy tiết mục nhẹ thay lời chia tay thày giáo phụ trách . Hội đồng nhà trường tổ chức liên hoan tiễn Bảo về xuôi . Phát biểu trước mọi người Bảo chỉ nói vài câu , mắt chớp chớp liên hồi .
Tối hôm ấy tại phòng Nam , Bảo có cuộc gặp mặt tự nhiên của một số em học sinh cưng , phần lớn trong đội văn nghệ . Các em mang đến những món quà nho nhỏ tặng hai thày . Đó là những chiếc khăn mùi xoa tự thêu chim , hoa thay cho ánh mắt . Là những quyển sổ tay có lưu bút thay cho nỗi lòng . Là những tấm bưu ảnh rực rỡ phong cảnh núi rừng , bản làng thay cho tiếng gọi nhung nhớ . Lời trao gửi trước khi chia tay hướng về nhắc nhở , hẹn hò và hy vọng . Nụ cười không bừng nở mà thầm kín pha chút bịn rịn . Hình như trong khóe mắt mỗi người có gì làm cho cay cay , ươn ướt .
Biết rằng sáng mai cùng Bảo lên xe về xuôi nhưng Nam cảm nhận được điều sẽ xẩy ra . Rồi đây căn phòng này vắng Bảo mãi mãi . Rồi đây mỗi sớm mỗi chiều anh làm việc , đi chơi hay vào bản chỉ một mình . Rồi đây tiếng ghi ta lẻ loi độc tấu không còn lời vi ô lông quấn bện hòa thanh . Có lẽ cả hai chung một cảm nhận , họ nằm trên giường im lặng không ngủ cho đến gần sáng mới thiếp đi trong những gấc mơ chia phôi , lưu luyến .
Chiếc xe ca bóp còi gọi khách mấy lần mà hai chàng trai vẫn chưa rời tay khỏi bàn tay của người đưa tiễn . Bác tài xế hôm nay tỏ ra dễ tính hơn mọi hôm mà cũng phải thò đầu qua cửa xe nói lớn . Bích chỉ buông tay Bảo khi bánh xe đã lăn được mấy mét . Người dưới bến , người trên xe vẫy mãi đến khi chiếc xe mầu xanh khuất sau mỏm núi cuối
phố mới thôi .
( còn tiếp )
☆☆☆☆☆ Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Truyện : Hoa Núi
-12-
Giáo viên chỉ được nghỉ một tháng hè thăm nhà . Hai tháng còn lại phải tập trung học chính trị , quân sự và xuống nông thôn ba cùng (4)vừa để học thực tế vừa góp phần củng cố hợp tác xã nông nghiệp của địa phương .
Học chính trị và quân sự dồn chung một đợt , biên chế theo quân đội . Giáo viên toàn tỉnh cả ba cấp thành lập một trung đoàn . Tiểu đoàn cấp một đông nhất . Tiểu đoàn cấp ba thực chất chỉ là một trung đội . Các tiểu đoàn học và tập luyện độc lập trên các thao trường riêng có cán bộ ty giáo dục và tỉnh đội hướng dẫn . Khung điều hành từ tiểu đoàn xuống đến tiểu đội được cử từ các trường . Hậu cần , cấp dưỡng cũng mang từ các trường dồn lại thành bếp chung .
Phần chính trị thực ra chỉ là những thứ đã học trong trường đại học . Có bổ sung việc nhận định , đánh giá tình hình thế giới , tương quan ta và địch cùng những báo cáo thời sự . Phần quân sự chủ yếu vẫn là đội ngũ , vũ khí và vận động bộ binh . Qua khóa huấn luyện , nếp sống trường học được nhuộm mầu quân ngũ . Các thày cô giáo có nước da sẫm mầu hơn , đi đứng nhanh nhẹn dứt khoát hơn và đặc biệt đầu óc được khai sáng hơn .
Giáo viên cấp ba của tỉnh duy nhất có một nữ . Cô là người Việt gốc Hoa với cái tên đẹp như người . Mỹ Anh có nước da trắng như trứng gà bóc . Khuôn mặt cân đối một cách hoàn hảo . Lời nói bất kỳ lúc nào cũng nhỏ nhẹ như đang tâm sự . Đôi mắt thông minh kiêu sa mà thân mật khiến người đối diện nể trọng , yêu quý . Điều làm cô nổi bật giữa đám đông là có chiều cao không kém bất kỳ một thày giáo nào . Sống mũi cũng cao nên nhiều người lầm tưởng cô gái Hoa kiều này là người Phương Tây nếu không để ý đến suối tóc đen nhánh đổ dài tận gót mỗi khi thư thả dạo chơi . Bạn bè rất quý Mỹ Anh thậm chí không ít người đem lòng yêu thầm . Khi nghĩ lại về hình ảnh đôi đũa lệch phần đông dừng chân ở vạch vôi tình bạn . Duy có Hoàn , một giáo viên dậy hóa cao to , đẹp trai , con một nhà tư sản ở phố Bà Triệu Hà nội dám tự tin sớm chiều sóng bước .
Không phải Mỹ Anh và Hoàn đến với nhau chỉ từ hình thức bề ngoài . Họ hiểu và thông cảm nhau bắt đầu từ hoàn cảnh . Mỹ Anh cũng con một gia đình tư sản ở Thành Nam . Sau cải tạo vào công tư hợp doanh , cha mẹ và em gái cô trở về Phúc Kiến . Cô đang học dở đại học sư phạm nên ở lại cùng chú ruột .Tốt nghiệp xong cũng được phân lên miền núi từ đầu năm học này . Hoàn và Mỹ Anh biết tình yêu của họ như trứng để đầu đẳng nhưng biết làm sao khi hai trái tim đang cùng nhịp đập . Sau buổi tập hay sau ngày lên hội trường người ta lại thấy đôi trai gái đẹp như trong mộng
sánh bước dưới hàng cây trong ráng chiều buông hay tắm trăng vàng trải dài cuối chân dốc . Nắng gió thao trường làm làn da Mỹ Anh sạm đi đôi chút nhưng nụ cười trên gương mặt ấy vẫn rạng ngời như hoa .
Nam về hợp tác xã Nà Pheo cùng với Huy . Huy xuống Chắm ché còn Nam vào Nưa Thôm . Đây là nơi phong trào mọi mặt vào loại kém nhất
huyện . Đoàn gần như không hoạt động . Trẻ em bỏ học rất nhiều . Chăn nuôi giảm sút , dịch bệnh liên miên . Phân súc vật vung vãi kắp nơi , mùi hôi hám nồng nặc từ đầu bản .
Ở trường Nam và Huy không thân nhau lắm . Là thày giáo dậy văn nhưng Huy rất ít nói , sống khép kín . Huy thích chơi cờ tướng và tổ tôm . Anh có thể ngồi liền vài giờ say sưa với các thế cờ hay cầm bài chờ ù . Về nơi xa xôi hẻo lánh này họ xích lại gần nhau hơn để bàn bạc công việc và giãi bầy tâm sự . Nhiều đêm Huy đi bộ sang ngủ với Nam để nghe rào rào con thác nhỏ đầu bản đổ xuống suối khuya . Để thì thầm cùng nhau về quê hương , những người thân , những năm tháng sắp tới . Hai người tìm thấy ở nhau một nét chung . Đó là tiếng gọi của đồng bằng , của nơi chôn nhau cắt rốn vẫn mạnh hơn sự níu kéo của những gì họ có được ở miền núi bấy nay .
Đã từng nếm trải nhiều kham khổ trong sinh hoạt nhưng về đây Nam vẫn phải tập làm quen với những thứ mới hơn . Nam chọn nhà chủ nhiệm Thế để thực hiện ba cùng . Ông Thế có cả thẩy năm con , ba trai , hai gái . Bốn người đã lập gia đình , ra ở riêng . Con gái út học hết cấp hai ở nhà làm ruộng với bố mẹ . Cheng ở riêng một ngăn nhà sàn . Ông bà Thế mỗi người một ngăn . Nam được giành ngăn sát vách với ông . Ngăn chính giữa là bếp , lửa đỏ suốt ngày đêm nhờ những cây gỗ nghiến cháy âm ỉ . Đêm nằm nghe tiếng trâu gõ sừng cành cạch , lợn kêu eng éc , gà mổ chí chóe dưới sàn thỉnh thoảng rộ lên . Đôi khi át cả tiếng thác đổ từ ngoài xa vọng về . Bữa ăn tối đầu tiên Nam được thưởng thức khá đặc biệt . Cơm nấu bằng ngô say . Một đĩa to ngô non sào mỡ . Hai bát ô tô canh ngọn bí nấu với thịt lợn ngâm rượu nếp và một đĩa thịt lợn được xông khói tự nhiên bằng cách treo quanh năm trên bếp lửa . Bữa cơm lạ khẩu vị nhưng cũng ngon miệng vì đói .
Cheng là bí thư đoàn xã nên công việc của Nam khá thuận lợi . Anh bàn với bố con ông Thế về mấy việc chính vì thời gian ba cùng chỉ gói trong một tháng . Trước hết là phục hồi hoạt động đoàn , trên cơ sở đó mở chiến dịch vệ sinh làng bản , mở các lớp bổ túc văn hóa . Sau hai tuần vận động đã nghe thấy tiếng cựa mình của mấy bản vùng sâu , đã trông thấy luồng gió mới nhẹ lay cành lá trước mỗi căn nhà sàn .
Hai thày giáo trẻ mải mê công việc quên hết những thói quen như đọc báo , nghe đài , xem phim . Bù vào đó , các anh nhận biết được rất nhiều nét
văn hóa độc đáo qua sinh hoạt hàng ngày cùng bà con dân tộc . Nhu cầu ít ỏi như gói thuốc lá , bao diêm , đôi pin hay gửi một bức thư về xuôi đều nhờ Cheng giúp mỗi lần về chợ .
Thấm thoắt thời gian hạ phóng một tháng đã hết . Hôm tổng kết với ban quản trị hợp tác và ban chấp hành đoàn xã , Nam và Huy Rất vui khi biết mình đã góp phần làm cho địa phương hẻo lánh này có được hơi thở mới , manh nha một sức sống mới trong vài lĩnh vực xã hội . Khi đeo ba lô leo hết con dốc nhỏ đầu bản , các anh còn ngoái nghe tiếng thác reo hòa cùng tiếng đồng ca vọng lại từ một cuộc họp chi đoàn như lời chào đưa tiễn .
( Còn tiếp )
☆☆☆☆☆ Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Truyện : Hoa Núi .
-13-
Lại vào năm học mới . Nỗi trống trải vì xa Bảo , chút thiếu vắng của Dì hàng ngày rồi cũng nguôi ngoai . Năm nay có một khoa của một trường đại học từ Hà nội sơ tán lên đóng cách huyện lỵ mấy cây số . Không khí của phố núi sôi động hẳn lên cả những ngày không có chợ phiên . Nam có thêm những người bạn mới là nhóm giảng viên cùng bộ môn của trường đại học . Điều anh vui hơn là có một nữ sinh lớp mười theo gia đình chuyển về học trường anh dậy . Huê vừa hát hay vừa múa đẹp nên ngay lập tức được đưa vào vị trí hàng đầu của đội văn nghệ nhà trường . Năm nay Lan cũng học lớp cuối nên đôi bạn gái trở nên thân nhau rất nhanh chóng . Bảo về xuôi để lại khoảng trống cho nhóm kịch . Nam đã cố gắng lấp chỗ trống ấy và nhờ ông đạo diễn của ty văn hóa giúp nhiều hơn nên cũng không đến nỗi nào . Riêng về múa , một mình Huê xoay xỏa . Sống trong khu tập thể của trường đại học tại Hà nội , em tiếp thu được kỹ năng diễn xuất từ nhiều lớp sinh viên nên Huê múa rất đẹp và có khả năng hướng dẫn khá thành thạo .
Dưới mắt mọi người Nam bị coi là thiên vị đối với Lan và Huê . Việc
luyện tập văn nghệ đã đành phải gần gũi . Trong học tập Nam cũng có phần quan tâm hai em hơn . Thăm đôi bạn tự học nhiều hơn , chữa bài trực tiếp lâu hơn , gọi lên bảng và chỉ định phát biểu rồi khen ngợi nhiều hơn . Đến cả việc không hề có này cũng bị đồn thổi . Cho điểm rộng hơn !
Người để ý đến Nam nhiều nhất trong việc này là Sinh , tổ trưởng tổ khoa học xã hội và là bí thư đoàn trường . Sinh quê gốc Hà nam . Gia đình mới lên Hà nội làm nghề ở Hàng Lược . Anh có ý thức phấn đấu rất cao chỉ phải cái tác phong hơi thiếu vẻ đĩnh đạc , lời nói đôi lúc bộp chộp . Một lần trong buổi lễ kết nạp đoàn viên học sinh làm mẫu có tỉnh và huyện đoàn về dự , Sinh buột miệng : “ Hôm nay chúng ta long trọng kết nạp những em có tên dưới đây giữa mặt các vị đại biểu ...”. Mọi người bấm bụng không giám cười to . Khi nói , tay phải sinh cứ như tung bắt liên tục một vật vô hình , không ăn nhập gì với nội dung đang diễn đạt .
Sinh tỏ ra rất thích Huê . Huê học văn khá nhưng anh vẫn đưa vào danh sách phụ đạo để năng được gặp gỡ . Sinh vận động chi đoàn lớp mười đề cử đưa Huê vào chấp hành đoàn trường . Mỗi lần có dịp chụp ảnh Sinh
đều thu xếp đứng cạnh em . Đôi khi còn núp dưới danh nghĩa thày trò tình cảm để ôm vai , nghiêng đầu trong khi Huê cố né người khiến cho tấm hình trông rất hài hước . Thấy Nam và Huê thân thiết một cách tự nhiên Sinh tỏ ý ghen tuông công khai . Anh ngấm ngầm cùng hiệu trưởng Bắc tiến hành một cuộc vận động chống Nam . Bắc nhanh chóng đồng tình vì Nam không dấu diếm ủng hộ hiệu phó nguyên trong nhiều việc bất đồng giữa hai người .
Trong cuộc họp hội đồng đầu tháng khai triển công việc . Sau phần phổ biến , phân công , thảo luận như thường lệ . Sinh nổ phát súng đầu tiên nhắm vào Nam , phê bình anh trên cơ sở những tin gió mà Sinh thu thập khá kỳ công . Nam phản pháo bằng những lập luận chặt chẽ có sức thuyết phục .
Một trận chiến thực sự bùng nổ vượt khỏi tầm kiểm soát giữa hai phía . Đốm lửa bén cháy từ lời phê bình nhắm vào Nam bùng lên thành đám cháy phủ kín mọi lĩnh vực hoạt động của trường . Từ chuyện chấp hành chủ trương chính sách , thực hiện chương trình , phương pháp giảng dậy đến việc thày hiệu trưởng tự ý cho người mổ con chó của trường . Cuộc họp kéo dài đến tận mười hai giờ đêm . Hiệu trưởng Bắc rơm rớm nước mắt khi lên tiếng kết thúc . Nam nhẹ nhõm ra khởi phòng họp về ngủ một giấc ngon lành đến sáng hôm sau .
( Còn tiếp )
☆☆☆☆☆ Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Truyện : Hoa núi
-14-
Tết này Nam ở lại trường . Phần vì đi lại khó khăn , tài chính eo hẹp . Nhưng hơn thế , Nam muốn một lần đón xuân trên xứ núi để được đắm mình trong cảnh sắc và tình người sơn cước phút giao thừa . Chẳng hiểu có bao nhiêu phần duyên cớ bởi những học sinh vô cùng yêu quý của thày chỉ vài tháng nữa lại trở thành nỗi nhớ ?
Những ngày trường vắng vẻ nhưng nỗi cô đơn không có khe hở nào luồn được vào cuộc sống của Nam . Anh viết thư về xuôi cho gia đình và bạn bè . Anh ra phố ngắm chợ tết và thăm người thân . Xuống bản cùng học sinh xem mổ lợn , dựng nêu , giã dò , gói bánh , chìm trong không khí háo hức đón xuân . Biết thày giáo ở lại ăn tết , học sinh lần lượt đến chơi suốt ngày . Chiều ba mươi , trên bàn làm việc của Nam đầy ắp bánh chưng , bánh
sa khao . Chiếc bàn cũ của Bảo không còn chỗ đặt thêm trái cây . Phụ huynh học sinh thị trấn tặng mấy bánh pháo để Nam góp tiếng với thiên hạ trong phút giao thừa . Lan mang đến một cành mai trắng em kiếm trên núi , tự tay cắm hoa vào chiếc bình còn bỏ không trên kệ sách nhỏ , nâng trên đôi tay xinh xắn trao cho Nam . Hai người trò chuyện say sưa , khi những tiếng pháo đầu tiên ròn rã vang lên mới biết khoảnh khắc ranh giới giữa hai năm đã đến . Họ cùng mang pháo ra trước cửa đốt . Lan bịt tai lùi ra , Nam đứng nhìn Lan nép sát bụi hồng bằng ánh sáng lóe lên của mỗi tiếng pháo nổ .
Tiếng pháo từ mọi phía chìm dần trong đêm sâu . Nhóm học sinh ngoài phố ùa vào phòng thày Nam . Họ cười nói , chúc tụng . Mỗi câu chúc là một ly rượu mời mà họ mang theo sẵn . Dựa vào hơi men , có người còn bạo miệng chúc thầy ở lại làm rể vùng cao này . Nam chỉ cười còn Lan lẩn vào phía trong phòng sau tấm ri đô tránh ánh mắt bạn bè .
Nam bị cảm từ hai hôm nay . Anh nằm miết trong phòng . Bánh trái , hoa quả xếp đống chẳng thiết đụng đến . Buổi tối ấy , Nam hơi thiu thiu vì mệt nghe có tiếng gõ cửa .
- Xin mời vào !
- Em chào ... anh ạ !
Nam cảm thấy một làn gió nhẹ lướt qua mặt . Lan không ngồi ghế hoặc mép giường mà quỳ chân xuống sàn nhà ngang đầu giường để hỏi han , trò chuyện . Hơi thở ấm áp của Lan làm Nam hơi lúng túng . Anh xoay người , mắt hướng thẳng về phía Lan . Đã tiếp xúc nhau hằng ngày mấy năm trời nhưng chưa bao giờ mặt hai người gần nhau đến thế . Nam còn đủ tỉnh táo để điều khiển tình cảm của mình lúc này .
Không phải anh không yêu Lan . Nhiều khi sau một buổi tập , nhất là buổi biểu diễn văn nghệ , Nam như sống trên mây . Hình ảnh Lan lúc nào
cũng choán ngợp trong đầu anh . Tiếng hát của Lan quyện trong lời đàn anh buông ngân luôn văng vẳng bên tai . Nhưng anh chưa một lần nói được câu “ anh yêu em ” với Lan . Có thể anh nhát như lời Bảo trách anh . Có thể anh giữ gìn khoảng cách thày trò để tránh những điều thị phi bất lợi . Không . Chỉ Nam mới biết rõ nguồn cơn tạo nên mâu thuẫn cực kỳ nan giải giữa yêu và sợ trong lòng mình . Nam xác định anh không thể ở lâu dài trên miền núi . Tiếng gọi của những cánh đồng , biển cả , thành phố trong anh còn mãnh liệt , da diết lắm . Nó vẫn đau đáu đợi anh về như đã có lần tâm sự cùng Huy.
Trong hoàn cảnh riêng của anh , nếu yêu rồi lấy vợ ở đây , cuộc đời sẽ chung
thân với miền núi là điều chắc chắn . Trước mắt Nam có không ít thầy giáo cấp một , cấp hai yêu rồi lấy học trò , không thể xin chuyển về xuôi mặc dù họ còn bố mẹ già cần phụng dưỡng hay em nhỏ cần giúp đỡ .
Lời tâm sự càng kéo dài , tiếng nói của cả hai càng nhỏ và hai gương mặt thanh xuân cũng càng gần lại nhau hơn . Đã có lúc chỉ còn một sợi tóc nữa là hai cặp môi đã đặt vào nhau . Đột nhiên Nam xoay đầu , kéo tay Lan đặt trong lòng tay mình rồi úp tay kia lại . Bàn tay nhỏ bé của Lan run lên giữa hai bàn tay Nam .
- Lan , em làm em gái anh ! Được không ?
- Sao thế anh ?
Họ cứ để tay trong tay rất lâu . Khi ba bàn tay rời nhau , Lan đứng dậy
rót nước cho Nam rồi ngồi ghé xuống thành giường kéo mép chăn đắp lên người anh . Lời rủ rỉ vẫn tiếp dài . Mắt Lan chớp chớp liên hồi , hai hàng mi rõ ràng thấm ướt . Còn Nam hình như ít nhìn thẳng vào mắt Lan hơn .
( Còn tiếp )
☆☆☆☆☆ Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Truyện : Hoa Núi
-15-
Tết này Nam ở lại trường . Phần vì đi lại khó khăn , tài chính eo hẹp . Nhưng hơn thế , Nam muốn một lần đón xuân trên xứ núi để được đắm mình trong cảnh sắc và tình người sơn cước phút giao thừa . Chẳng hiểu có bao nhiêu phần duyên cớ bởi những học sinh vô cùng yêu quý của thày chỉ vài tháng nữa lại trở thành nỗi nhớ ?
Những ngày trường vắng vẻ nhưng nỗi cô đơn không có khe hở nào luồn được vào cuộc sống của Nam . Anh viết thư về xuôi cho gia đình và bạn bè . Anh ra phố ngắm chợ tết và thăm người thân . Xuống bản cùng học sinh xem mổ lợn , dựng nêu , giã dò , gói bánh , chìm trong không khí háo hức đón xuân . Biết thày giáo ở lại ăn tết , học sinh lần lượt đến chơi suốt ngày . Chiều ba mươi , trên bàn làm việc của Nam đầy ắp bánh chưng , bánh
sa khao . Chiếc bàn cũ của Bảo không còn chỗ đặt thêm trái cây . Phụ huynh học sinh thị trấn tặng mấy bánh pháo để Nam góp tiếng với thiên hạ trong phút giao thừa . Lan mang đến một cành mai trắng em kiếm trên núi , tự tay cắm hoa vào chiếc bình còn bỏ không trên kệ sách nhỏ , nâng trên đôi tay xinh xắn trao cho Nam . Hai người trò chuyện say sưa , khi những tiếng pháo đầu tiên giòn giã vang lên mới biết khoảnh khắc ranh giới giữa hai năm đã đến . Họ cùng mang pháo ra trước cửa đốt . Lan bịt tai lùi ra , Nam đứng nhìn Lan nép sát bụi hồng bằng ánh sáng lóe lên của mỗi tiếng pháo nổ .
Tiếng pháo từ mọi phía chìm dần trong đêm sâu . Nhóm học sinh ngoài phố ùa vào phòng thày Nam . Họ cười nói , chúc tụng . Mỗi câu chúc là một ly rượu mời mà họ mang theo sẵn . Dựa vào hơi men , có người còn bạo miệng chúc thầy ở lại làm rể vùng cao này . Nam chỉ cười còn Lan lẩn vào phía trong phòng sau tấm ri đô tránh ánh mắt bạn bè .
Nam bị cảm từ hai hôm nay . Anh nằm miết trong phòng . Bánh trái ,hoa quả xếp đống chẳng thiết đụng đến . Buổi tối ấy , Nam hơi thiu thiu vì mệt nghe có tiếng gõ cửa .
- Xin mời vào !
- Em chào ... anh ạ !
Nam cảm thấy một làn gió nhẹ lướt qua mặt . Lan không ngồi ghế hoặc mép giường mà quỳ chân xuống sàn nhà ngang đầu giường để hỏi han , trò chuyện . Hơi thở ấm áp của Lan làm Nam hơi lúng túng . Anh xoay người , mắt hướng thẳng về phía Lan . Đã tiếp xúc nhau hằng ngày mấy năm trời nhưng chưa bao giờ mặt hai người gần nhau đến thế . Nam còn đủ tỉnh táo để điều khiển tình cảm của mình lúc này .
Không phải anh không yêu Lan . Nhiều khi sau một buổi tập , nhất là buổi biểu diễn văn nghệ , Nam như sống trên mây . Hình ảnh Lan lúc nào
cũng choán ngợp trong đầu anh . Tiếng hát của Lan quyện trong lời đàn anh buông ngân luôn văng vẳng bên tai . Nhưng anh chưa một lần nói được câu “ anh yêu em ” với Lan . Có thể anh nhát như lời Bảo trách anh . Có thể anh giữ gìn khoảng cách thày trò để tránh những điều thị phi bất lợi . Không . Chỉ Nam mới biết rõ nguồn cơn tạo nên mâu thuẫn cực kỳ nan giải giữa yêu và sợ trong lòng mình . Nam xác định anh không thể ở lâu dài trên miền núi . Tiếng gọi của những cánh đồng , biển cả , thành phố trong anh còn mãnh liệt , da diết lắm . Nó vẫn đau đáu đợi anh về như đã có lần tâm sự cùng Huy.
Trong hoàn cảnh riêng của anh , nếu yêu rồi lấy vợ ở đây , cuộc đời sẽ chung thân với miền núi là điều chắc chắn . Trước mắt Nam có không ít thầy giáo cấp một , cấp hai yêu rồi lấy học trò , không thể xin chuyển về xuôi mặc dù họ còn bố mẹ già cần phụng dưỡng hay em nhỏ cần giúp đỡ .
Lời tâm sự càng kéo dài , tiếng nói của cả hai càng nhỏ và hai gương mặt thanh xuân cũng càng gần lại nhau hơn . Đã có lúc chỉ còn một sợi tóc nữa là hai cặp môi đã đặt vào nhau . Đột nhiên Nam xoay đầu , kéo tay Lan đặt trong lòng tay mình rồi úp tay kia lại . Bàn tay nhỏ bé của Lan run lên giữa hai bàn tay Nam .
- Lan , em làm em gái anh ! Được không ?
- Sao thế anh ?
Họ cứ để tay trong tay rất lâu . Khi ba bàn tay rời nhau , Lan đứng dậy
rót nước cho Nam rồi ngồi ghé xuống thành giường kéo mép chăn đắp lên người anh . Lời rủ rỉ vẫn tiếp dài . Mắt Lan chớp chớp liên hồi , hai hàng mi rõ ràng thấm ướt . Còn Nam hình như ít nhìn thẳng vào mắt Lan hơn .
( Còn tiếp )
☆☆☆☆☆ Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Truyện : Hoa Núi
-15-
Lại một mùa chia xa . Nguyên nhận được quyết định chuyển về quê anh . Suốt bốn năm chờ đợi kể từ ngày đâm đơn . Đã có lúc anh lưỡng lự giữa đi ở . Lúc đó anh đang bén duyên với một cô gái trẻ rất xinh đầu xóm núi . Huệ quê dưới xuôi theo gia đình tha phương kiếm sống , định cư ở đây đã nhiều năm . Hai người còn những băn khoăn riêng nên khoảng cách chưa thể san lấp . Nguyên e Huệ không có nghề nghiệp , với đồng lương ít ỏi , cuộc sống sẽ gặp nhiều khó khăn . Huệ ngại tuổi tác chênh lệch quá nhiều , sức khỏe của Nguyên lại hạn chế không biết có an toàn trong hạnh phúc . Bây giờ có quyết định thuyên chuyển Nguyên đành lòng dứt áo ra đi .
Khi Lan và Huê lao vào ôn thi căng thẳng , việc tham gia văn nghệ cũng dừng lại dành thời gian cho học hành . Hoạt động này nhường cho các
em lớp dưới kế tục . Lan ít gặp Nam hơn nhưng Huê vẫn hồn nhiên đến hỏi bài . Đôi khi thày trò còn đàn hát ít phút trong phòng Nam cho thư giãn giữa những giờ học cặm cụi . Nam cố gắng giấu đi cơn bão trong lòng mình
nhưng dáng vẻ thẫn thờ khác thường khiến mọi người vẫn nhận ra . Anh đã nói được điều khó khăn nhất với Lan nhưng không vì thế mà lòng yên tĩnh . Anh trách mình , trách hoàn cảnh trớ trêu và thương Lan . Giá như Lan là người dưới xuôi . Giá như anh không nặng lòng với quê hương đến thế . Giá như sau này anh và Lan lấy nhau vẫn xin được về xuôi . Điều giá như cuối cùng làm anh day dứt nhiều hơn cả . Biết bao trường hợp nhãn tiền đủ cho anh đổi hai từ “ giá như ” bằng hai từ “ không thể ” . Còn “ yêu chỉ để mà yêu ” Nam cho là tồi tệ nhất , phi nhân tính nhất .
Sau ngày thi tốt nghiệp Huê rủ Lan và Nam về nhà chơi . Nam thấy đây là cơ hội để Lan nguôi ngoai , lấy lại thăng bằng . Cũng là cách kéo giãn cuộc chia xa một cách từ từ , giảm bớt xáo trộn tâm lý đột ngột trong chính anh nên đồng ý ngay . Ba người chọn cách đi bộ để vừa được ngắm cảnh
vừa rèn luyện đôi chân . Gia đình Huê ở một gian nhà tập thể dựng tạm trên sườn đồi . Bố Huê làm thủ thư của thư viện trường . Mẹ em làm hành chính . Huê theo bố mẹ sơ tán còn anh trai ở lại Hà nội học khoa khác của trường . Được thày giáo chủ nhiệm cùng bạn thân của con gái về chơi thăm , nhà Huê nhộn nhịp hẳn lên . Huê rủ thêm vài chị sinh viên dẫn Lan đi chơi khắp trường . Còn vận động Lan cùng xin vào học trường này cho vui . Nam có cơ hội gặp gỡ nhóm bạn cùng bộ môn của trường . Họ sống mấy ngày thoải mái trong tình bạn bè , trong lòng ai nấy nhẹ vơi được vài phần . Trước mắt Lan có thêm những cơ hội lựa chọn mới .
Tiễn Nguyên ra xe về Hà nội , Nam nhận ra những mất mát mới hiện lên rõ nét hơn . Tiếng gọi từ nơi xa xôi kia thiết tha hơn . Đêm ấy anh chong đèn ngồi vắt óc tìm lý do để viết đơn xin về xuôi . Cuối cùng anh hạ bút ghi : “ về xuôi để xây dựng gia đình ” . Viết xong Nam cũng không trả lời được chính mình rằng xây dựng với ai , ở đâu .
( Còn tiếp )
☆☆☆☆☆ Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Truyện : Hoa Núi
-16-
Sau ngày khai giảng năm học một tuần lễ . Nhà trường nhận được giấy mời của ban chủ nhiệm hợp tác xã nông nghiệp Lũng Phầy về họp khai triển công tác mới . Đây là Hợp tác xã kết nghĩa của trường . Nhà trường thường xuyên đưa thày trò xuống giúp trong những lúc nông vụ . Khi gặt lúa , lúc thu hoạch ngô hay làm cỏ , chống dịch . Trường còn mở các lớp bổ túc văn hóa riêng cho từng đối tượng theo yêu cầu của địa phương . Hợp tác xã
giành cho trường mấy sào ruộng sản xuất tự túc . Có khi đổi gạo lấy ngô để giảm bớt phần lương thực phụ cho các thày giáo . Quan trọng hơn , thông qua việc kết nghĩa thực hiện khẩu hiệu : “ Trí thức hóa nông dân , nông dân hóa trí thức ” của cấp trên . Hôm ấy trường đưa xuống tất cả khung cán bộ của mình từ tổ trưởng chuyên môn trở lên để họp với ban quản trị hợp tác xã . Một trong những nội dung quan trọng của buổi họp là địa phương tiếp nhận một nhóm sinh viên nông nghiệp về thực tập . Chủ nhiệm Bường giới thiệu ban quản trị hợp tác . Hiệu trưởng Bắc giói thiệu cán bộ của trường .
Nhóm sinh viên thực tập gồm ba người , hai nam một nữ do Uyên làm nhóm trưởng . Hai người kia là Hùng và Liên . Mọi người hiểu nhau ít ỏi qua vài lời giới thiệu và thoáng nhìn gương mặt nhau dưới ánh sáng của ngọn đèn măng sông giữa phòng .
Nam đang ngồi soạn bài thấy có bóng người thoáng qua cửa sổ . Một lát người ấy quay lại dừng chân trước cửa . Anh nhận ra cô kỹ sư nông nghiệp tương lai vội mời vào chơi . Từ khi Bảo chuyển về Hà nội Nam vẫn ở mình một phòng . Bàn ghế Bảo dùng cũng vẫn còn đó . Nam kéo ghế mời khách , lôi chiếc đèn dầu đun nước pha trà theo thói quen . Hôm nay đối diện nhau giữa ban ngày anh mới được nhìn Liên rõ ràng hơn . Cô gái Hàng Chuối gốc Bắc ninh gợi cho Nam nhiều nét phảng phất từ những gương mặt thân quen . Anh không nghĩ đã gặp Liên ở đâu nhưng sao cứ thấy gần gũi như biết nhau từ lâu rồi . Đôi mắt sáng , sống mũi cao kiểu Á châu cùng cặp môi hồng tự nhiên trên khuôn mặt bầu bĩnh một cách nhẹ nhàng . Nam càng ngắm càng thấy xinh . Anh nhìn Liên hơi lâu khiến cô thoáng chút mất tự nhiên . Nhưng rồi cả hai trở lại tâm trạng bình thường theo đường đi quanh co của câu chuyện giữa họ .
Không thể dùng dằng lâu hơn vì những tia nắng cuối ngày đã vắt sang vai bên kia ngọn núi trước sân trường . Nam định chỉ tiễn Liên đến cổng trường nhưng rồi đôi chân không nghe lời cứ lững thững đến tận gần nhà Liên nghỉ mới chịu ngập ngừng dừng lại .
Liên được thu xếp ở nhà chủ nhiệm Bường trong bản Sục khuôn . Con gái lớn ông Bường là Tiêu cũng trạc tuổi Liên . Tiêu học hết lớp bẩy ở nhà làm ruộng . Cô vừa dự khóa đào tạo cấp tốc trên tỉnh , được cử làm đội trưởng kỹ thuật . Bản Sục khuôn nằm giáp thị trấn . Từ trường không nhìn thấy nhưng đi bộ chừng chưa đầy hai cây số . Ruộng của hợp tác xã tiếp liền với sân vận động . Khu vực này cũng có một mỏ nước đổ vào con suối nhỏ luồn lách theo bờ đá , quanh năm trong vắt . Nhiều khi để tránh khỏi qua phố , thày trò thường ra đây gánh nước , tắm giặt cho thoáng đãng hơn .
( Còn tiếp )
☆☆☆☆☆ Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Lý Viẽn Giao đã viết:
Xin cùng suy ngẫm :
Có người không biết sợ vì không biết gì .
Lại có người không biết sợ vì gì cũng biết
Bạn ạ theo tôi (Theo tôi thôi nhé) câu này phải là
Có người không nói vì không có gì để nói
Còn có người không nói vì có nhiều thứ để nói quá nên không biết nói gì
☆☆☆☆☆ Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook Trang trong tổng số 23 trang (229 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [3] [4] [5] [6] [7] [8] [9] ... ›Trang sau »Trang cuối