Trang trong tổng số 23 trang (229 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ [1] [2] [3] [4] [5] [6] [7] ... ›Trang sau »Trang cuối

Ảnh đại diện

Lý Viẽn Giao

Truyện ngắn : Có hồn


         Toàn gọi điện cho tôi . Nhắc đi nhắc lại tối nay vào lúc tám giờ mở kênh mười ti vi mà xem . Hay lắm . Tôi hỏi lại vài câu nhưng chỉ nhận được lời đáp ngắn gọn : “ bí mật ” . Vì tò mò , tôi cũng thu xếp công việc để đúng giờ ngồi trước màn hình . Sau một hồi quảng cáo , tập đầu của bộ phim xuất hiện . Xem một lúc , chẳng thấy có gì hấp dẫn . Tôi toan bỏ ra ngoài  . Toàn gọi lại vào di động nhắc tôi chú ý , sắp đến đoạn hay . Vừa nghe dứt câu , ngước lên màn hình thấy xuất hiện hai nữ chiến sĩ dìu một đồng đội bị thương đang cố gắng vượt qua một con suối . Tôi không khó khăn lắm để nhận ra anh thương binh ấy là Toàn . Mặc dù lúc này cậu ta được hai người xốc nách trên vai , đầu hơi ngoẹo đi , mặt quay vào phía trong . Một lát , hình ảnh Toàn quấn băng kín đầu nằm trên băng ca trong lán quân y lại xuất hiện trước khi chuyển sang cảnh phim khác .
         Hôm sau . Trong quán bia Toàn chiêu đãi . Trước mặt đông đủ bạn bè cậu ta hỏi về vai diễn đã xem . Chúng tôi cùng nâng cốc cười vang . Không hiểu vì sao , mọi người gần như đồng thanh : “ Rất có hồn ” !
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Lý Viẽn Giao

Bàn luận : “ Làm cọc” , “Bọc lấy” hay “ Bọc thêm”
       
         Đôi lúc , để phê phán những người trong tình thế lo cho mình , làm cho mình chưa xong còn tỏ ra quan tâm đến việc của người khác một cách hình thức người ta hay nói “ Ốc chẳng mang nổi mình ốc lại còn bọc lấy rêu ” hay “ ... làm cọc cho rêu ” . Về ý nghĩa , hai câu này đều có thể hiểu được và đúng văn cảnh . Ta thử bàn một chút về từ xem sao . “ Bọc lấy” là động từ chỉ chủ thể tác động lên đối tượng . Ở đây ốc bọc rêu  chăng ? Rõ ràng là ngược lại . Còn nếu hiểu theo nghĩa bóng của từ “ bọc” là sự cưu mang , trợ giúp e hơi khiên cưỡng ! Trong cách nói thứ hai . “ Ốc làm cọc cho rêu ” cũng phải hiểu theo nghĩa bóng một cách tương tự .
         Câu thành ngữ ta đang bàn . Với ý nghĩa và từ ngữ nguyên vẹn của nó phải là “ Ốc chẳng mang nổi mình ốc , lại còn bọc thêm rêu” . “ bọc thêm” . Vẫn đúng là rêu bọc ốc . Mà ốc thì cưu mang rêu ! Như vậy cả chữ lẫn nghĩa đều minh bạch .
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Chằn Shrek

Lý Viẽn Giao đã viết:
Bàn luận : Sự biến tướng khấp khểnh

         Vì lý do lịch sử như ta đã biết . Chữ Hán , từ Hán Việt được sử dụng khá phổ biến trong ngôn ngữ và văn tự nước ta . Có nhiều thành ngữ , tục ngữ hoàn toàn dùng âm Hán Việt . Chẳng hạn như : “Nhân tâm tùy thích” , “Cẩn tắc vô ưu” , “ Quân tử phòng thân , tiểu nhân phòng thực” ...Chẳng hiểu vì sao đến khi sử dụng người ta hay thay đi vài từ thuần Việt . Khi nghe người nào đó nói : “Nhân tâm tùy bạng mỡ” , “ Cẩn tắc vô áy náy” , “Quân tử phòng thân , tiểu nhân phòng bị gậy” ...ta cũng cố gắng hiểu được như câu nguyên gốc . Nhưng nói thay đổi thế cho vui thì được . Trường hợp nghiêm túc , nói như vậy e không ổn !
Bác ạ! Cách lý luận của bác. Shrek thấy thật sắc bén. Tạo nhiều đất cho mọi người diễn giải. Ở phần trên, hậu bối như chúng cháu thì chỉ dám ngước mắt xem. Tuy thế, lâu lâu vẫn nhận ra những ngộ nghĩnh trong cách sử dụng từ mà cha ông chúng ta. Đôi khi, chỉ vì ...thấp cổ bé họng, chả dám sỗ sàng trước mặt, nên cứ đem con chữ ra mà rỉ tai nhau cho ...đã ngứa chăng? Ý cháu đang nói đến cụm từ "nhân tâm tuỳ thích".

Các cụ biến tấu cụm từ:" Nhân tâm tuỳ thích" thành: "Nhân tâm tuỳ bạng (bụng) mỡ" có lẽ vì nguyên do sau:

Các cụ xưa (hoặc ta nay) khi có việc cần lên quan chứng thực, khẩn cầu, kêu nài...gì gì đó. Thường chẳng bao giờ được giải quyết rốt ráo, nhanh gọn. Việc chậm trễ đó thường do (quan) đang có những khó khăn như: Bận họp (Cờ bạc, chè chén), trong người không khoẻ, thậm chí vừa bị quan bà mắng cũng nên.

Tất nhiên, con dân nào dám tỏ thái độ. Họ chẳng còn cứu cánh nào khác ngoài việc dụng từ ám chỉ gì đó. TD: Họ tưởng tượng ra cái bụng...phệ của quan lúc đó ...no hay đói? Vui hay buồn? Với phận con đen thì phuơng cách trào lộng đó cũng ít nhiều thoả mãn được cái tâm lý bức bối tức thời...

Vài hàng cháu chia sẻ cùng bác. Có gì thất thố cháu cũng chỉ mong được câu đại xá từ bác. Kính bác=:)
Shrek - Chằn Tinh Xanh yêu thơ
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Lý Viẽn Giao

Bạn Shrek thân quý ! Lời bàn của bạn rất đúng ! VG xin được thêm chút xíu . Thực chất con người suy nghĩ bằng bộ não ( tức cái đầu )Thế nhưng cơ thể là một khối thống nhất , đặc biệt là đầu và bụng . Khi đầu óc căng thẳng , bực tức , chẳng những đầu đau mà " cục tức " ở bụng cũng lớn lên . ( Nhiều trường hợp đau dạ dầy do suy nghĩ quá nhiều gây nên ). Cho nên người ta đã chuyển vai trò suy nghĩ sang cho bụng ( Anh này tốt bụng , Hay suy bụng ta ra bụng người , bụng ngay dạ thẳng ...)Vì vậy nói " Nhân tâm tùy bạng mỡ " ( cái bụng )cũng có lý . Chỉ có điều " khấp khểnh " thôi !
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Hồng Đức

Lý Viẽn Giao đã viết:
Tản mạn : Nói đôi điều xung quanh cây lúa


           Thiên hạ đã hát, đã vẽ, đã chụp ảnh và làm thơ ...nhiều về cây lúa . Hãy thử làm một việc khác : nói về những tên gọi xung quanh cây lúa xem người xưa tư duy mạch lạc đến nhường nào để mà bắt chước .       
           Khi vừa nhú khỏi hạt thóc, cây lúa mang tên đầu đời là mộng . Những tên  gọi tiếp sau là mạ, lúa non, lúa con gái, lúa đứng cái, lúa làm đòng, lúa trổ bông , lúa vào mẩy, lúa uốn câu , lúa đỏ đuôi , lúa chín ( lúavàng ).Các bộ phận trên cây lúa cũng mang nhiều tên riêng biệt : Gốc rạ , rạ , rơm .Chỉ nói riêng xung quanh hạt thóc cũng hàm chứa nhiều tên gọi . Nào là thóc , trấu , bổi , gạo , tấm , cám .Tản mạn đôi điều trên đây còn để thấy tiếng Việt phong phú là thế , tiện bề sử dụng.
Chào bác Lý Viễn Giao!
Bác viết:
"Các bộ phận trên cây lúa cũng mang nhiều tên riêng biệt: Gốc rạ, rạ, rơm"
Vậy còn bộ phận nào nữa của cây lúa mang nhiều tên riêng biệt?
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Lý Viẽn Giao

Chào bạn Hồng Đức . Trước hết xin được cảm ơn bạn đã ghé thăm ! Sau nữa biết ơn bạn vì bạn đã đọc kỹ bài viết của tôi với tình cảm quý mến ! Tôi trộm nghĩ như vậy vì ngoài nội dung bạn còn lưu tâm cả từ ngữ trong bài . Dẫu sao tôi vẫn muốn có đôi điều trao đổi để đáp lại tình cảm mà bạn giành cho . Tôi viết “ Các bộ phận trên cây lúa cũng mang nhiều tên riêng biệt : gốc rạ , rạ , rơm ...” . Câu này nếu nói cách khác sẽ là “ Mỗi bộ phận trên cây lúa đều mang một tên riêng ...” . Những từ chỉ số nhiều ( Không xác định ) là “ Các ” (các bộ phận ) và “ Nhiều ” ( nhiều tên riêng ) trong câu tương ứng với nhau để nói lên từng bộ phận có từng tên riêng . Nếu tôi viết “ Mỗi bộ phận trên cây lúa cũng mang nhiều tên riêng biệt ... ” hay “ Từng bộ phận trên ... biệt ” thì mới có thể trả lời câu hỏi bạn nêu được .                                                              Chẳng hay mấy dòng giãi bầy trên đây đã làm bạn hài lòng chưa ? Nếu còn sai sót VG xin được hầu chuyện tiếp . Chúc bạn và gia đình an lạc !
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Hồng Đức

Bác Viễn Giao à!
Khi lúa chín để lấy hạt nông dân sẽ đập lúa. Toàn bộ phần còn lại gồm thân, lá và cả cuống bông mới gọi là rơm (rạ). Vậy từ rơm (rạ) không dùng để chỉ riêng cho bộ phận nào của cây lúa
Chúc Bác nhiều sức khoẻ, vui vẻ viết bài cho diễn đàn!
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

thachdong2010

Chào bác Viễn Giao và bác Hồng Đức!
Là nông dân nòi nên thấy 2 bác bàn về thóc, lúa, rơm rạ là ngứa ngáy nên xía vô tý. Nếu đúng ra có lẽ phải gọi là "quả thóc", "hạt gạo" mới đúng các bác nhỉ. Hai nữa là cây lúa quả là phiền phức. Cây lúa sinh ra hạt thóc,hạt thóc bóc ra hạt gạo; thân lúa gọi là rơm, rạ... Tại sao vậy? Phải chăng vì dân ta muôn đời gắn với cây lúa mà trân trọng vậy chăng. Còn về rơm hay rạ cũng phân minh chứ không là một được. Nếu phần bông lúa, thân cây lúa (phần thân khi gặt gắn liền với bông) được trục, tuốt, đập... thì gọi là rơm. Phần thân còn lại trên đồng (có thể cắt làm tranh lợp nhà) thì mới gọi là rạ. Ngày nay, người ta không dùng tranh nữa nên khi gặt về để đập thường cắt cả cây. Sau khi đập xong thì là rơm. Nhưng phần còn lại trên đồng vẫn là rạ và gốc rạ.
Mấy lời nôm na vậy. Mong hai bác đừng trách nha.
Ô là ô - Áo vá choàng - ồ a i hí
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Lý Viẽn Giao

Chào bạn thachdong2010 ! Lời bàn của bạn rất đúng . Chỉ xin tiếp lời bạn đôi điều cho sáng tỏ hơn . Có lẽ trong muôn loài cây cối , cây lúa được phân chia ra nhiều phần để mang nhiều tên riêng nhất . Phải chăng cây lúa là cây quan trọng nhất đối với đời sống con người ( đặc biệt ở vùng lúa nước ) nên con người quan tâm , ưu ái hơn ? Phải chăng con người không chỉ sử dụng hạt gạo mà sử dụng hầu hết các thứ có trên cây lúa nên mới mổ xẻ tường tận đến thế ? Cái đích hướng tới của bài viết này lẽ ra tôi găm ẩn bên trong . Tôi e việc gọi tên một cách không minh bạch như hiện nay sẽ dẫn tới chỗ làm cho tính trong sáng của Tiếng Việt dần không còn chuẩn mực . Chẳng hạn từ “ thóc ” sẽ không còn mà bị thay bằng từ “ lúa” . Không ít bắt gặp các câu nói như : “ Giá lúa ở ĐBSCL đang xuống thấp ...” , “ Các kho dự trữ lúa bị trống ”... Còn các từ như “ đòng đòng” , “ bổi” , “ mày’ ...cũng không bao lâu thế hệ con cháu ta sẽ chẳng biết là gì . Bạn có chia sẻ cùng tôi ? chúc bạn sống bằng an !
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Lý Viẽn Giao

Xin cùng suy ngẫm :
    Có người không biết sợ vì không biết gì .
    Lại có người không biết sợ vì gì cũng biết
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook

Trang trong tổng số 23 trang (229 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ [1] [2] [3] [4] [5] [6] [7] ... ›Trang sau »Trang cuối