(Tiếp phần trên: Sự kiện Bạc Hy Lai và vấn đề nhân sự Đại hội 18 Đảng CS Trung Quốc-p1)
Các đời Bí thư Thị ủy Trùng Khánh kể từ khi trở thành thành phố trực thuộc Trung ương:Ngày 14/3/1997, kỳ họp lần thứ 5 Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc khóa 8 đã xem xét và biểu quyết thông qua đề xuất của Quốc vụ viện liên quan tới việc nâng cấp đưa Trùng Khánh trở thành thành phố trực thuộc Trung ương. Tới nay, Trùng Khánh có tổng cộng 6 đời Bí thư, gồm:
1. Trương Đức Lân (3/1997-6/1999)
Sinh tháng 8/1939, nam, dân tộc Hán, học khoa cơ khí Đại học Thanh Hoa, tháng 6/1997 được bổ nhiệm làm Bí thư Thị ủy Trùng Khánh, hiện đã nghỉ hưu.
2. Hạ Quốc Cường (6/1999-10/2002)
Sinh tháng 10/1943, nam, dân tộc Hán, quê Tương Hương, Hồ Nam, tốt nghiệp khoa hóa vô cơ, Học viện Hóa Công Bắc Kinh, trình độ Đại học, kĩ sư cao cấp.
Tháng 6/1999 được bổ nhiệm làm Bí thư Thị ủy Trùng Khánh.
Tháng 10/2002 làm Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Ban Bí thư, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương.
Hiện nay, ông Hạ Quốc Cường là Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị, Trưởng Ban Kiểm tra Kỉ luật Trung ương.
3. Hoàng Trấn Đông (10/2002-12/2005)
Sinh năm 1941, nam, dân tộc Hán, quê Đại Phong, Giang Tô, tốt nghiệp chuyên ngành vật lý số học trường chuyên khoa công trình hàng không Nam Kinh, tỉnh Giang Tô năm 1962, trình độ Đại học,
Tháng 10/2002 được bổ nhiệm làm Bí thư Thị ủy Trùng Khánh.
Tháng 12/2005 được bổ nhiệm làm phó Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Nội vụ Quốc hội, hiện là Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Nội vụ Quốc hội.
4. Uông Dương (12/2005-12/2007)
Sinh tháng 3/1955, nam, dân tộc Hán, quê Túc Châu, An Huy, thạc sĩ công trình học, đã qua Trường Đảng Trung ương.
Tháng 12/2005 được bổ nhiệm làm Bí thư Thị ủy Trùng Khánh.
Từ năm 2007 tới nay là Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Tỉnh ủy Quảng Đông.
5. Bạc Hy Lai (12/2007-3/2012)
Sinh tháng 7/1949, nam dân tộc Hán, quê Sơn Tây, tốt nghiệp chuyên ngành thông tin quốc tế, Viện Nghiên cứu sinh thuộc Viện Khoa học Xã hội Trung Quốc, trình độ nghiên cứu sinh, thạc sĩ văn học.
Tháng 12/2007 là Ủy viên Bộ Chính trị, được bổ nhiệm làm Bí thư Thị ủy Trùng Khánh.
Tháng 3/2012 thôi không kiêm nhiệm Bí thư Thị ủy Trùng Khánh.
6. Trương Đức Giang ( Từ 3/2012)
Sinh tháng 11/1946, nam, dân tộc Hán, quê Đài An, Liêu Ninh, tốt nghiệp khoa kinh tế, Đại học Kim Nhật Thành, Bắc Triều Tiên, trình độ Đại học.Hiện là Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng, Chủ nhiệm Ủy ban An toàn Sản xuất Quốc vụ viện.
Tháng 3/2012, kiêm nhiệm Bí thư Thị ủy Trùng Khánh.
Nguồn: Tân Hoa xã và Nhân dân Nhật báo
*****
Báo Sankei, Nhật Bản, dẫn một nguồn tin trong Đảng cho biết Bạc Hy Lai hiện đã bị di lý về một địa điểm phía Bắc tỉnh Hà Bắc, nơi Trương Khánh Vĩ vốn là tâm phúc của Chủ tịch Hồ Cẩm Đào đang làm Chủ tịch tỉnh. Ở một nơi xa xôi với Bắc Kinh và được lực lượng cảnh sát canh phòng nghiêm ngặt, mọi con đường liên lạc của Bạc Hy Lai với những nhân vật có thế lực trong Đảng hoàn toàn bị phong toả. Trong khi đó, những thông tin cho rằng một vài quan chức lãnh đạo quân đội có quan hệ thân thiết với Bạc Hy Lai cũng đã bị điều chuyển đã bắt đầu lan tràn trên mạng Internet trong ngày 11/4.
Theo các trang mạng Bách độ và Tây Lục - Mạng quân sự ở Trung Quốc, một số người liên quan sự kiện Bạc Hy Lai đang bị thẩm tra, giám sát nội bộ, hạn chế rời khỏi biên giới và canh giữ nghiêm mật, trong đó có những thương nhân thường đi lại mật thiết với Bạc Hy Lai và Chu Vĩnh Khang.
Sự kiện Bạc Hy Lai bị miễn chức Bí thư thành ủy Trùng Khánh hôm 15/3 được dư luận bên ngoài cho là một “quả bom nặng ký” trong nội bộ Đảng Cộng sản Trung Quốc. Nếu xem xét biện pháp xử lý của Hồ Cẩm Đào đối với Bạc Hy Lai thì có vẻ như sự việc này đã có sự chuẩn bị từ trước. Việc Vương Lập Quân chạy vào Lãnh sự quán Mỹ làm cho Hồ Cẩm Đào và Ôn Gia Bảo cảnh giác hơn, đồng thời tạo được cớ tốt nhất đề hạ Bạc Hy Lai.
Các trạng mạng trên dẫn báo chí Mỹ cho biết trước đó Vương Lập Quân đã thông báo với Lãnh sự quán Mỹ Bạc Hy Lai và Chu Vĩnh Khang là những người đang có mưu đồ nắm quyền của Bí thư Ủy ban Chính Pháp, và nếu tại Đại hội 18 giành được vị trí của Ủy ban Chính Pháp thì Chu Vĩnh Khang, Bạc Hy Lai sẽ vạch kế hoạch đảo chính, tiếp tục đoạt quyền từ tay Tập Cận Bình.
Trước đó một loạt động thái mà Bạc Hy Lai tham gia, trong đó có “diễn tập quân sự”, đều được coi là phát đi tín hiệu đe dọa Hồ Cẩm Đào. Tham gia diễn tập quân sự còn có những người khác như Ủy viên thường vụ Bộ Chính trị, Bí thư Ủy ban Chính Pháp Chu Vĩnh Khang và Ủy viên Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Quốc phòng Lương Quang Liệt.
Một tin đăng tải trên tờ “Washington Times” ngày 15/2 của nhà báo Mỹ kỳ cựu BillGertz dẫn lời các quan chức Mỹ cho biết, Vương Lập Quân đã cung cấp cho phía Mỹ những tài liệu về hành vi tham nhũng của tầng lớp lãnh đạo cấp cao trong Đảng Cộng sản Trung Quốc, trong đó có nhiều tài liệu về Bạc Hy Lai. Một quan chức nói tài liệu còn đề cập đến Chu Vĩnh Khang, và việc những người thuộc phái cứng rắn (trong đó có Bạc Hy Lai) muốn đánh đổ tập Cận Bình, không muốn Tập Cận Bình được kế thừa chức vụ một cách thuận lợi. Tin cho biết, Bạc Hy Lai và Chu Vĩnh Khang đã vạch kế hoạch hoàn chỉnh tấn công Tập Cận Bình, và kế hoạch này sẽ được thực thi sau tết ở Trung Quốc. Trong kế hoạch này có nội dung thông qua báo chí nước ngoài chỉ trích và phê phán, làm yếu đi quyền lực của Tập Cận Bình, sau đó giúp Bạc Hy Lai tiếp nhận chức Bí thư Ủy ban Chính pháp. Sau khi nắm hệ thông cảnh sát vũ trang và công an, Bạc Hy Lai sẽ ép Tập Cận Bình phải giao quyền khi thời cơ cho phép. Mục tiêu của Bạc Hy Lai rất rõ ràng, “có được vị trí Ủy viên thường vụ tại Đại hội 18 sẽ phát động đảo chính”.
****
Về những người liên quan vụ Bạc Hy LaiBà Cốc Khai Lai, vợ ông Bạc Hy Lai, người bị bắt và đang bị điều tra vì cáo buộc liên quan vụ sát hại một doanh nhân người Anh, từng được ví như một ‘Jackie Kennedy của Trung Quốc’.
Ed Byrne, luật sư người Mỹ từng làm việc với bà Cốc Khai Lai vài năm về trước nói với đài BBC rằng, bà là một người xinh đẹp, lôi cuốn và hài hước. Ông Byrne, người ở Denver, bang Colorado, cho biết: ông “bị sốc” khi hay tin bà bị dính líu đến một cuộc điều tra tội giết người.
Bà Cốc vừa được “chuyển sang cho cơ quan pháp luật” bởi vì bà là nghi phạm hàng đầu trong vụ sát hại doanh nhân người Anh, Neil Heywood.
Bà Cốc là người vợ thứ hai của ông Bạc. Bà từng học luật tại Đại học Bắc Kinh danh tiếng trước khi thành lập Công ty Luật của riêng mình.
Ông Byrne gặp bà Cốc lần đầu tiên ở thành phố Đại Liên, nơi ông Bạc Hy Lai từng làm thị trưởng. Ông cùng một khách hàng đã gặp bà Cốc để bàn việc làm ăn. Ông nói: “Bà ấy gây ấn tượng mạnh cho tôi. Bà Cốc Khai Lai vừa xinh đẹp, vừa lôi cuốn và hài hước”. Sau đó, bà Cốc đã tự liên lạc với ông Byrne và đề nghị ông làm đại diện cho một số công ty ở Đại Liên trong một vụ kiện ở Mobile, Alabama. Lúc đó là năm 1997.
Thông thạo tiếng Anh, bà Cốc Khai Lai đóng vai trò quan trọng trong vụ đó, giúp các công ty của Trung Quốc thắng kiện. Bà đã viết một cuốn sách về kinh nghiệm tranh tụng của mình, mang tựa đề “Thắng kiện trên đất Mỹ”.
Ông Byrne sau đó đã hợp tác cùng với bà Cốc, tên tiếng Anh là Horus Kai, trong một số vụ khác. Ông gặp bà nhiều lần ở cả Mỹ và Đại Liên. Luật sư này, cũng từng gặp chồng bà và được mời tham dự nhiều cuộc tiệc tùng. Ông cho biết thêm: “Người ta ví vợ chồng bà như ‘vợ chồng Tổng thống Kennedy’ của Trung Quốc. Họ được cho là những người hiện đại và cởi mở”.
Một nguồn thân cận với gia đình ông Bạc cũng nói về bà Cốc Khai Lai, 52 tuổi, với những lời lẽ vô cùng tốt đẹp. Nguồn tin này cho biết, bà đã đóng cửa Công ty Luật của mình khi ông Bạc trở thành Bí thư Thành ủy Trùng Khánh để tránh bị cho rằng bà nhờ vả công danh của chồng. Nguồn tin này nói bà đã đóng cửa Công ty Luật đúng lúc nó đang phát triển mạnh và hoạt động hết sức thuận lợi. Ngoài ra còn cho biết thêm, những năm gần đây, bà Cốc Khai Lai không được khỏe và hầu như không ra khỏi nhà ở Trùng Khánh, “bà ấy ở nhà đọc sách”.
Bà Cốc Khai Lai, người cũng có xuất thân giống chồng mình, nghĩa là con của quan chức cấp cao. Cha bà là Tướng Cốc Cảnh Sinh, một nhà Cách mạng nổi tiếng thời kỳ trước khi đảng Cộng sản Trung Quốc lên cầm quyền. Vị tướng này đã giữ một số chức vụ trong chính quyền Cộng sản, nhưng cũng giống như nhiều người khác, ông đã bị bỏ tù trong thời kỳ Cách mạng Văn hoá, khi nền chính trị lâm vào hỗn loạn.
Bà Cốc, chỉ là một cô bé thích chơi đàn tỳ bà khi cuộc Cách mạng Văn hóa bắt đầu, nhưng cũng phải chịu hậu quả. Bà bị buộc phải làm việc ở cửa hàng thịt và nhà máy dệt. Tuy nhiên, việc học hành của bà không bị ảnh hưởng. Bà có bằng cử nhân luật và sau đó là bằng thạc sĩ về chính trị quốc tế ở Đại học Bắc Kinh. Bà được cấp thẻ luật sư vào năm 1988 và sau đó lập Công ty luật Khai Lai tại Bắc Kinh. Bà Cốc Khai Lai gặp ông Bạc Hy Lai lần đầu vào năm 1984 trong một chuyến dã ngoại ở tỉnh Liêu Ninh. Ông Bạc lúc đó là bí thư huyện ủy.
Hai ông bà có một người con trai, tên là Bạc Qua Qua, người từng học ở trường tư Harrow nổi tiếng trước khi theo học Đại học Oxford ở Anh. Bạc Qua Qua hiện đang học tại Đại học Harvard, Hoa Kỳ.
Vẫn theo nguồn thân quen với gia đình ông Bạc, bà Cốc Khai Lai, người thành đạt và thông minh, đã rút lui khỏi các hoạt động xã hội và kinh doanh sau khi chồng bà nhận chức Bí thư Trùng Khánh năm 2007. Tuy nhiên, dường như sai lầm nếu nói bà đã hoàn toàn tách khỏi công việc làm ăn.
Tân Hoa Xã, nói rằng bà có quan hệ về kinh tế với ông Heywood. Hãng này cho biết, đã có xung đột về quyền lợi giữa hai bên, và xung đột này ngày càng sâu thêm.
(còn tiếp)
*****
Nam quốc sơn hà Nam đế cư
Tiệt nhiên định phận tại thiên thư
Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm
Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư