Trang trong tổng số 100 trang (999 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [25] [26] [27] [28] [29] [30] [31] ... ›Trang sau »Trang cuối

Ảnh đại diện

Poet Hansy

I và Y [2]


Để chứng minh và khẳng định những điều này (lịch sử và sự phân biệt cách viết I/Y cho các tiếng/từ Hán Việt), Cao Tự Thanh đã công phu khảo chứng I và Y trong các vận thư chữ Hán và: - Phân biệt rành mạch cách đọc Hán Việt với âm đọc Hán Việt.

- Tìm hiểu âm vận học Hán ngữ và cách đọc Hán Việt ở Việt Nam hồi thế kỉ XVII, XVIII, khi chữ Quốc ngữ Latin vừa xuất hiện; khảo sát lại vấn đề âm vận, cách đọc Hán Việt ở Đàng Trong qua các văn bản thơ của Mạc Thiên Tích, Trịnh Hoài Đức để quan sát ảnh hưởng cách đọc theo Thanh âm (ngữ âm tiếng Hán thời Thanh) trong trong Bội văn vận phủ; khảo sát việc phiên thiết trong Bội văn vận phủ. Quy tắc của việc phiên thiết cũng tiếp tục được anh phát hiện và trình bày với việc thu thập và phân tích 25 trường hợp trong Tống bản Quảng vận. Từ đó anh còn đi tới một kết luận mang tính thực tiễn là trong âm vận học Hán ngữ thì việc phiên thiết không thể tách rời với vấn đề vận bộ - một vấn đề dường như trước nay chưa được coi trọng đúng mức trong hoạt động nghiên cứu và đào tạo Hán Nôm ở nước ta.

- Kiểm kê các từ Hán Việt (1.103 chữ/tự/từ Hán được sử dụng phổ biến trong thực tiễn văn tự Hán văn ở Việt Nam) có I/Y thuộc sáu bộ vần Tứ chy Ngũ vi, Tứ chỉ Ngũ vĩ, Tứ chí Ngũ vị theo cách đọc trong Bội văn vận phủ để khảo sát các từ Hán Việt có phần vần là I/Y.

- Khảo sát I/Y qua chữ Nôm.

Từ các khảo sát, phân tích rất nhiều nguồn ngữ liệu đáng tin cậy cả về số lượng lẫn nguồn gốc và thực tiễn ngôn ngữ - văn tự phản ánh trong đó, tác giả sách I và Y trong chính tả tiếng Việt đi đến những nhận xét phản ánh thực tiễn chính tả tiếng Việt hiện nay, trong đó, những điểm đáng chú ý nhất có thể kể ra như sau:

- Trong câu chuyện I/Y của chính tả chữ quốc ngữ, có phần rất quan trọng là I/Y trong các tiếng Hán Việt. Đối với cách đọc Hán Việt trước đây, việc phân biệt I/Y Tam đẳng Khai khẩu với Tam đẳng Hợp khẩu là việc có tính nguyên tắc.

- Cách đọc Hán Việt có thể được huy động vào việc phát triển và chuẩn hoá chính tả chữ quốc ngữ, nhưng từ năm 1862 đến nay, vì nhiều lí do khác nhau, điều đó đã không diễn ra, mặc dù chính tả chữ Quốc ngữ vẫn ghi âm đọc Hán Việt.

- Từ năm 1862 đến nay, số tiếng Hán Việt có I/Y được viết với Y càng ngày càng tăng lên, sang thế kỉ XX thì tiêu chuẩn để viết I hay Y càng ngày càng trở nên không rõ ràng; và từ sau 1945, trong nhiều từ điển, chính tả hoàn toàn không thể hiện I trong tiếng Hán Việt khai khẩu và hợp khẩu nữa. Về điều này, tác giả nêu câu hỏi: Vấn đề là sự phân biệt ấy có còn cần thiết trong hoàn cảnh hiện nay không? (tr.194); và cho rằng phân biệt I/Y trong các tiếng Hán Việt là phân biệt về mặt giá trị âm vị học; mà trong âm vị học tiếng Việt hiện đại thì I Hán Việt Khai khẩu, Hợp khẩu và I thuần Việt đã đồng quy thành một rồi.

- Quá trình Việt hoá của chữ quốc ngữ Latin được thực hiện một cách tự phát dưới thời Pháp thuộc đã gạt cách đọc Hán Việt ra khỏi việc chuẩn hoá chính tả (chữ Quốc ngữ), trong đó nổi bật là vấn để phân biệt I/Y. Tuy nhiên, việc phân biệt I/Y vẫn được bảo lưu một cách tự phát. Hiện nay, về cơ bản, người Việt không cần biết tới cách đọc Hán Việt khi viết chính tả các từ Hán Việt nữa. Việc đồng quy I/Y trong các tiếng Hán Việt thành I dường như đã có thể giải quyết đơn giản theo Quy định 1980 và Quy định 2002. “Nhưng các từ Việt Hán i/y là một bộ phận của tiếng Việt, phải được đặt vào quan hệ tổng thể của nó, tức truyền thống và tương lai của tiếng Việt” (tr.196). Xoá bỏ sự phân biệt cách viết I/Y ở các từ Hán Việt thì “tiếng Việt được chuẩn hoá về chính tả lại rơi vào nguy cơ “phi quy chuẩn” về mặt từ pháp. Sự giữ gìn ranh giới ấy hoàn toàn không phải chỉ có giá trị hoài niệm dĩ vãng mà còn có lợi ích rất hiển nhiên” (tr.196). Nếu đồng nhất I/Y đó thành một I, thì theo tác giả, cũng tức là “tước bỏ một quy ước chính tả - một công cụ ngôn ngữ có thể góp phần giúp người ta nhận dạng mảng từ Việt Hán đồng thời phân biệt từ Việt Hán với từ thuần Việt, từ đó sử dụng tiếng Việt đúng hơn hay hơn” (tr.198).

4.
Nhìn một cách tổng quát, phải thừa nhận rằng, quả đúng hai con chữ I/Y thì nhỏ nhưng câu chuyện liên quan đến chúng không hề nhỏ. Vốn là người ưa “dò cho đến tận ngọn nguồn lạch sông” trong việc khảo cứu chữ nghĩa, Cao Tự Thanh đã làm được việc đó trong cuốn sách này của anh. Diễn trình I/Y của các tiếng/từ Hán Việt trong Việt ngữ và quá trình đồng quy, đồng nhất chúng với I thuần Việt, như vậy là đã rõ.

Chính tả chữ Quốc ngữ của chúng ta hiện nay đã qua một quá trình từ thời Pháp thuộc đến nay, bỏ dần nguyên tắc nguồn gốc (từ nguyên), một trong những nguyên tắc có nhiều hệ chính tả áp dụng (áp dụng toàn bộ hoặc áp dụng cho bộ phận nào cần).

Bài toán đặt ra là: nếu đồng nhất cách viết I/Y ở các từ Hán Việt thành một I thì gọn được vấn đề chuẩn hoá về chính tả, nhưng có những điểm bất lợi về việc nhận diện nguồn gốc, tìm hiểu ý nghĩa gốc của các từ đó; nếu duy trì, quy định phân biệt về chính tả I/Y cho các từ Hán Việt thì phải mất thời gian trui rèn chính tả, gắn với một số vấn đề về từ vựng, nhưng sẽ được ở chỗ, về sau, không (hoặc đỡ) mất nhiều thời gian, công sức trong việc giảng dạy về việc nhận diện nguồn gốc, tìm hiểu ý nghĩa, cách dùng của các từ đó; và như thế thì chính tả có thể góp phần lớn và rất quan trọng vào việc nhận diện bộ phận từ ngữ Hán Việt này.

Vấn đề ở đây không phải là níu kéo truyền thống văn tự - ngôn ngữ cổ, mà vì lí do thực tiễn. Nếu giữ nguyên tắc này cho bộ phận từ ngữ Hán Việt thì cũng không ảnh hưởng gì đến việc “nệ” hay “thoát”. Quá ưu tiên nguyên tắc thực tiễn thuần âm, tưởng bỏ được cái “khó” của nguyên tắc từ nguyên, nhất quán hoá và chuẩn hoá được cách viết I/Y (quy về một mối là I) thì lại gặp phải cái phiền mới là những trường hợp tuỳ nghi ai muốn viết ngắn (i) / dài (y) đều được; và tất cả những lưu tích về mặt “từ nguyên” đều rũ bỏ hết. Đó là những thông tin và những suy ngẫm đáng để chúng ta cùng bàn tính; tác giả chưa kêu gọi phải nhất định như thế này hay thế khác.

5.
Bên những thành công của công trình I và Y trong chính tả tiếng Việt, tôi thấy có một số điểm cần nêu ra đây để tác giả xem lại:

- Trong từng chỗ trình bày và phân tích, diễn giải, nên nói rõ chữ i/y đang được nói đến đó đang đóng vai trò (thực hiện chức năng) gì, bởi vì có trường hợp i/y đóng vai trò (thực hiện chức năng) ghi nguyên âm /i/ (cũng có khi một nguyên âm này đã đảm nhận vai trò là một vần - vần I), có trường hợp i/y ghi âm chính /i/ trong vần có giới âm (âm đệm) -u- (ví dụ: uy), có trường hợp i/y ghi âm cuối (chung âm) /i/ (như trong mai, tài, khải…). Không giới thuyết kĩ, chỉ nói chung luôn là hai chữ I/Y, thì có thể có những chỗ, một độc giả nghiêm khắc có thể sẽ bắt bẻ.

Chính vì thế, ở trang 172, khi nói “những từ Hán Việt có nguyên âm tròn môi như chuỳ (cái dùi), thuỷ (nước), truy (đuổi) dù là khai khẩu hay hợp khẩu cũng đều phải ghi với -y”, thì cần phải lưu ý rằng: mấy chữ truy, chuỳ... vốn là từ có nguyên âm (vần) tròn môi, nhưng khi vào tiếng Việt, chúng có /i/ là chính âm, u đằng trước nó là giới âm (tròn môi), nên phải viết y để phân biệt (về chính tả và âm vị học) với i là chung âm như trong các từ trui, trũi, chùi, chúi, chũi... thuần Việt.

- Lại có những chỗ, tôi cho rằng tác giả sơ suất, nhầm lẫn trong phát biểu hoặc minh hoạ. Ở trang 14, phần dẫn nhập về I/Y trong từ điển và tài liệu chữ Quốc ngữ, tại điểm c., anh nói i/y có thể là âm cuối, rồi minh hoạ bằng các tiếng/từ:đại, tối, nhưng lại đưa thêm cả thuỵ, nguy. Tại điểm d., khi nói về các nguyên âm đôi, mặc dù tuỳ thuộc vào giải thuyết âm vị học, nhưng tôi không cho rằng có nguyên âm đôi /iu/ ở mảng từ thuần Việt (như ở từ rìu chẳng hạn). Trongđoạn cuối của trang 14, tác giả nói rằng “Ở các từ (tiếng) không có phụ âm đầu, i trong ia dễ bị chuyển thành bán nguyên âm y” cũng không được chuẩn; bởi vì ia là một trong những cách viết (dạng chính tả) của nguyên âm đôi /ie/ của chính tả chữ quốc ngữ ngày nay. /ie/ có thể được viết là ia, ya, iê, yê tuỳ theo từng bối cảnh âm vị học (mía, khuya, tiên, chuyên…). Ở chỗ nói về việc các từ điển xưa, do người Pháp làm, đã viết ia thành ya trong những tiếng/từ như yả (ỉa), yếc (diếc, diếc móc), [tr.14], thì phải nói cặn kẽ và chi tiết hơn để tránh bị hiểu sai (có lẽ họ viết và hình dung y- như một bán nguyên âm hoặc phụ âm trong từ yếc). Tương tự, tác giả cũng cần xem lại chỗ nói về một số từ/tự điển Việt Hán ghi theo âm đọc trong Khang Hy tự điển là dánh (trà), diểu (xa), diến (xa xăm) trong Đường âm đã chuyển thành mính, miểu, miến trong Thanh âm, khác xa với cách đọc Việt Hán vốn có nguồn gốc Đường âm ở Việt Nam (tr. 63, 67). Thứ tự trước/sau của Đường âm và Thanh âm cần được đảo lại thì mới phải. Myanmar lập quốc từ thế kỉ XII, tên gọi đi vào thư tịch chữ Hán tất nhiên phải là Miến Điện trước, rồi sau đó, vì lí do ngữ âm mới chuyển thành Diến Điện, chứ không lẽ nào đến cuối Minh đầu Thanh mới có tên gọi Miến Điện. Sự nhầm lẫn ở một điều rất đơn giản như thế, thật kì lạ, nhất là đối với một người chuyên nghiệp và thận trọng như Cao Tự Thanh.

Cũng xin lưu ý thêm, ở tr. 23, tác giả nói: Trong từ điển Pegnau de Bahaine đã không còn bl, kl, ml, tl nữa. Đúng là trong cuốn tự vị này không còn ghi nhận bl, kl, ml nữa, nhưng tl thì vẫn còn được ghi ở một từ: tla, tla tlỉ (xếp sau ti- đến tl- ), chưa phải là đã hết hoàn toàn.

6.
Công trình I và Y trong chính tả tiếng Việt của tác giả Cao Tự Thanh, quả như chúng tôi đã nói ban đầu: thảo luận những vấn đề không nhỏ quanh lịch sử phân biệt và sử dụng hai con chữ nhỏ, bằng những khảo sát và phân tích rất kì công. Nói cho công bằng, không thấu hiểu đủ mức cần thiết về âm vận học Hán ngữ, về phiên thiết, về tiếp xúc Việt Hán, về Hán ngữ học và Việt ngữ học thì khó lòng bàn thảo được về câu chuyện chính tả này. Tác giả đã thành công trong việc khảo luận vấn đề đặt ra và cũng tỏ thái độ khách quan khi cho rằng: chúng ta đã “không nối tiếp được trọn vẹn và toàn diện truyền thống ngôn ngữ của mình trong phạm vi ghi âm các từ Việt Hán i/y. Đó là một thực tế lịch sử, nhưng thực tế ấy còn phụ thuộc vào quan điểm nhìn nhận. Chẳng hạn từ quan điểm phải tiếp nối truyền thống mà nhìn thì có thể nói sự bất lực của cách đọc Việt Hán truyền thống đối với việc chuẩn hoá cách viết i/y là một bằng chứng về nét đứt gãy đến nay chưa được hàn gắn trong sự phát triển văn hoá ở Việt Nam từ thời Pháp thuộc trở đi. Nhưng nếu từ quan điểm phải vượt thoát truyền thống mà nhìn thì lại có thể nói việc đơn thuần ghi theo âm đọc của chữ quốc ngữ là một thành công của tiếng Việt trên con đường vượt ra khỏi không gian âm vận học Hán ngữ. Cho nên, chọn lựa chính tả về cách viết các từ Việt Hán i/y hiện nay còn mang ý nghĩa là một chọn lựa văn hoá, nó đòi hỏi sự thận trọng và sáng suốt trong việc nhìn nhận để xác định con đường phát triển của tiếng Việt trong đó có chính tả tiếng Việt trong tương lai” (tr. 200-201).

GS. TS. VŨ ĐỨC NGHIỆU

I và Y trong chính tả tiếng Việt làmột công trình khảo cứu công phu, rất thiết thực phục vụ nghiên cứu và học tập. Tôi xin trình bày những cảm nhận cá nhân của mình và trân trọng giới thiệu sách cùng đông đảo bạn đọc.
[1] Tên gọi này do Linh mục Đỗ Quang Chính, tác giả sách Lịch sử chữ Quốc ngữ, chứ không phải do Bento Thiện đặt.
[2] Bội văn vận phủ là bộ vận thư được biên soạn vào thời Thanh từ 1704 đến 1711. Năm 1716, vua Khang Hy cho soạn thêm phần phụ gọi là Vận phủ thập di (hoàn thành năm 1720). Bộ sách này có 212 quyển, thu thập 18.000 chữ với khoảng 700.000 đơn vị là từ ghép, thành ngữ…
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Poet Hansy

I và Y [3]


Kể từ khi A. de Rhodes sáng tạo ra chữ Quốc ngữ (cách viết theo lối ghi âm dùng mẫu tự Latin) từ giữa thế kỉ 17, cho đến nay, vấn đề chính tả (viết đúng) tiếng Việt luôn luôn là vấn đề thời sự. Bởi lẽ thực tế còn nhiều trường hợp “lưỡng khả”, “tam khả” tuỳ tiện, lộn xộn, không nhất quán. Ngay cả nhiều giáo viên đứng trên bục giảng cũng còn lúng túng, đỏ mặt trước những câu hỏi, đại loại: Sờ nặng hay sờ nhẹ? Dờ trên hay dờ dưới? Trờ cong lưỡi hay c
hờ không cong lưỡi? I ngắn hay y dài? Nhân có bài viết I (ngắn) hay y (dài) của Nguyễn Sĩ Trân (Xuất bản, s. 5-2004), Đình Cao (Tin hoạt động các hội KH &KT, s. 5-2007) chúng tôi xin có đôi lời bàn thêm cho rõ.

Trong bài viết, tác giả Nguyễn Sĩ Trân có dẫn lời GS Nguyễn Lân Dũng, với đại ý “Chúng tôi thường viết kỹ thuật, lý thuyết (y dài) từ lâu đã quen rồi mà không thấy trở ngại phiền phức gì cả - nay phải sửa lại tôi thấy khó quá...”. Đúng là trong một loạt các trường hợp tương tự như vậy (lí - lý, kĩ - kỹ, mĩ - mỹ, kì - kỳ,...) ta có cảm giác là giữa hai khả năng ấy, viết thế nào chẳng được. Vẫn đọc, vẫn hiểu “ngon lành”, chẳng ảnh hưởng gì đến “hoà bình thế giới”. Thậm chí, viết y dài nom còn dễ chịu hơn i ngắn (nom cứ cụt thun lủn (!)). Ý kiến của GS Nguyễn Lân Dũng là dựa trên một thói quen tâm lí của đại đa số người viết tiếng Việt đã tồn tại từ lâu. Bây giờ muốn đổi khác đi, vấn đề là có thực sự cần thiết không? Và đổi thì đổi trên cơ sở nào? Đâu có phải thích thì đổi, khác gì chuyện “vẽ rắn thêm chân”.

Thực ra, chuyện i ngắn y dài trong giới ngôn ngữ học đã có nhiều ý kiến trao đổi khá nhiều (Gần đây báo Văn Nghệ cũng rộ lên sau bài báo của Nguyễn Trường Lịch). Tác giả Đình Cao (Ngôn ngữ & Đời sống, s. 10-2004, Tin hoạt động các hội KH & KT đăng lại, s. 5-2007) đã có những phân tích khá nhiều trường hợp. Nếu để ý và suy nghĩ kĩ, đa số mọi người cũng đã “vỡ vạc” hình dung ra một vài cách viết có vẻ hợp lí, chấp nhận được về các trường hợp này. Tuy nhiên, đó mới chỉ là cảm tính. Khoa học không thể chỉ dựa vào cảm tính chung chung. Đã đến lúc cần có những giải thích, hướng dẫn, quy định để thực hiện sao cho thống nhất, tránh tình trạng lộn xộn, mỗi người viết một kiểu. Nhưng nếu nói rằng cho đến nay, các cơ quan chức năng và chuyên môn chưa có ý kiến gì thì chưa đúng. Chỉ có điều vấn đề này mới được thực hiện trong một vài phạm vi, cụ thể là trong hệ thống giáo dục phổ thông của ta hiện nay mà thôi (mà cũng chưa hẳn là đều khắp ở mọi lĩnh vực. Sách giáo khoa chính thức có thể thống nhất, nhưng sách tham khảo, dạy thêm có khi vẫn còn sai sót, chưa nhất quán).

Ngay từ năm 1984, chúng ta đã có một Quy định về chính tả trong sách giáo khoa cải cách giáo dục được kí liên bộ giữa Bộ Giáo dục và Uỷ ban KHXH VN (do Bộ trưởng Nguyễn Thị Bình và Phó Chủ nhiệm UBKHXH VN Phạm Huy Thông kí). Từ đó đến nay, đặc biệt là những năm gần đây, Bộ Giáo dục & Đào tạo đã liên tục có những quy định về một loạt vấn đề có liên quan tới chính tả trong nhà trường. Chẳng hạn, Quy định tạm thời về viết hoa, tên riêng trong SGK (QĐ số 07/2003/QĐ-BGD & ĐT, 13-3-2003). Trong đó không chỉ đề cập tới một vấn đề chính là viết hoa tên riêng mà tất cả các trường hợp liên quan tới chuẩn chính tả trong nhà trường: quy định về cách viết thuật ngữ khoa học; cách phiên âm, chuyển tự, viết tên địa danh và một loạt các quy định chính tả khác... (xem Sổ tay biên tập sách giáo dục, NXB Giáo dục, Hà Nội, 2003, 248 trang). Về mặt Nhà nước, trước đó Bộ trưởng, chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ có quyết định ban hành Quy định tạm thời về viết hoa trong văn bản của Chính phủ và Văn phòng Chính phủ (QĐ số 09/1998/QĐ-VPCP, 22-11-1998). Như vậy, vấn đề chính tả, trong đó có i ngắn y dài mà chúng ta bàn ở đây mới chỉ được tạm quy định cụ thể trong phạm vi nhà trường.

Vậy khi nào thì viết i ngắn, khi nào thì viết y dài? Tôi xin giới thiệu một số quy định tạm thời trong cuốn sách nói trên (được quán triệt cho tất cả các cán bộ biên tập thuộc ngành giáo dục):

- Nguyên âm trong các âm tiết mở, theo quy định là phải viết i ngắn: kĩ (thuật), lí (thuyết), mĩ (thuật), hi (vọng), (nghệ) sĩ....

- Nguyên âm đứng một mình (âm tiết độc lập) thì sẽ viết i ngắn nếu là từ thuần Việt : ỉ (eo), ì (à) ì (ạch), (béo) ị, (ầm) ĩ,... và y dài, nếu là từ Hán Việt: ý (kiến), (lưu) ý, y (sĩ), (chuẩn) y,...

- Nguyên âm đứng đầu âm tiết, có tổ hợp nguyên âm hoặc nguyên âm đôi, viết y dài: yêu (quý), yểu (điệu), yến (tiệc), yêng (hùng), huỳnh huỵch,...

- Trong các âm tiết nửa mở, có nhiều trường hợp thể hiện bằng hai con chữ i, y nhưng thực chất có sự khác biệt (do sự nhầm lẫn chính tả). Nếu là tổ hợp nguyên âm [wi], như trong các từ quy (tắc), (thâm) thuý, (ma) tuý, (xương) tuỷ, quỵ luỵ... thì viết y dài. Nếu là tổ hợp nguyên âm [uj], như trong các từ cúi (đầu), túi (quần), tủi (hổ), xúi (bẩy), (tàn) lụi... thì viết i ngắn.

Ở đây, có hai điều đáng lưu ý. Thứ nhất, việc viết i ngắn y dài cho các từ thuần Việt và Hán Việt chủ yếu là dựa trên thói quen, chứ hoàn toàn không có sự phân biệt về mặt ngữ âm (âm Hán Việt hay thuần Việt đều như nhau). Đó là một giải pháp tình thế và được thực hiện như một luật bất thành văn. Thói quen này đã đến độ nếu ta cứ khăng khăng gò về i ngắn thì ảnh hưởng tới thẩm mĩ, rất khó coi. Chẳng hạn, nếu ai viết là: i sĩ, lưu í, í kiến, kính iêu, iên tĩnh, sao i bản chính... có vẻ kì quặc, khó tiếp nhận. Thứ hai, trong một số trường hợp thuộc tên riêng thì không nên chuẩn hoá quá máy móc. Các tên như Nghiêm Đình Vỳ, Lý Thái Tổ, Nguyễn Dy Niên, Thuận Vy, Văn Trýnh, Huình Tịnh Của,... chẳng hạn. Đó là sở thích, dụng ý cá nhân, một mặt của vấn đề tên riêng cần được tôn trọng (Những cái tên khai sinh này còn có giá trị pháp lí trong mọi văn bản giấy tờ liên quan, như chứng minh thư, hộ chiếu, văn bằng chứng chỉ, chỉ dẫn thư mục,... Nếu viết khác đi (dù đọc không khác), cơ quan chức năng vẫn không chấp nhận).

Các đề xuất về chuẩn chính tả như vậy hoàn toàn dựa trên cơ sở ngữ âm tiếng Việt. Dĩ nhiên có tính đến sự thống nhất, hợp lí, giản tiện khi sử dụng. Chẳng hạn viết i ngắn thì vừa dễ nhận diện (gần với kí hiệu phiên âm quốc tế ), vừa dễ viết (chiếm ít diện tích, tiết kiệm một nét kéo xuống, trong in ấn cũng thuận tiện hơn).

Dĩ nhiên, mọi giải pháp (nhất là các giải pháp đối với chuẩn ngôn ngữ) không phải bao giờ cũng có thể áp dụng triệt để với mọi trường hợp (tiếng Pháp, tiếng Anh phổ cập là thế vẫn còn khá nhiều sự bất cập về văn tự phải chấp nhận). Nhưng về cơ bản, vấn đề chính tả nguyên âm đã được áp dụng khá triệt để đối với hệ thống sách giáo khoa trong trường phổ thông hiện nay. Nếu ta theo dõi các em học sinh tiểu học sẽ thấy rất rõ điều này. Từ điển tiếng Việt của Viện Ngôn ngữ học (Hoàng Phê chủ biên, NXB Đà Nẵng, 2003, tái bản lần 8) cũng tuân thủ đúng nguyên tắc này (Có thể đảm bảo hầu như không sai một trường hợp nào. Trung tâm Từ điển học (4 Ngõ Lý Thường Kiệt, Hà Nội) đã có thông báo kèm theo tất cả các cuốn TĐ, ai phát hiện ra một sai sót bất kì, trong đó có chính tả, sẽ được Trung tâm gửi tặng riêng 1 cuốn từ điển). Có lẽ dần dần, qua việc áp dụng và mở rộng cho mọi đối tượng bằng các quy định cụ thể, các hiện tượng sai chính tả như vậy sẽ dần đi vào nền nếp. Chính tả là một vấn đề vừa mang tính quy tắc, nhưng cũng lại là vấn đề thuộc về thói quen, thuộc phạm trù văn hoá. Phải làm quen, quan sát, rút kinh nghiệm nhiều lần thì mỗi người mới tự hình thành cho mình thói quen viết đúng chính tả. Trong lúc chưa thật thuần thục và chưa thật yên tâm, chúng ta nên có bên cạnh một cuốn từ điển chính tả (và cả Từ điển tiếng Việt nữa càng tốt) để tiện cho việc tra cứu, sử dụng.

TS PHẠM VĂN TÌNH
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Poet Hansy

GẬY GỘC – GẬY GẠC – GHẾ GỐC


“Gậy” và “gộc” - hung khí trong vụ án dùng “gậy gộc”, vỏ chai cố ý gây thương tích
cho người dân ở Văn Giang (2012) [*] -Ảnh: Vietnamnet

“Từ điển từ láy tiếng Việt”  (Viện Ngôn ngữ học – Hoàng Văn Hành chủ biên) thu thập và giải nghĩa:

-“GẬY GỘC dt. Đoạn tre, song, gỗ được coi như là một thứ vũ khí để đánh; gậy (nói khái quát). “Đám tuần lại vác gậy gộc xô ra cổng đình dẹp đường” (Nguyễn Đình Thi)”.

-“GẬY GẠC dt. (id.). Như gậy gộc. “Người chạy qua suối, với gậy gạc, nhảy như cào cào, trước một cái khung đại bác nghễu nghện” (Nguyễn Huy Tưởng)”.

         Có lẽ các nhà biên soạn cho rằng “gộc” chỉ là yếu tố láy âm của “gậy”. Tuy nhiên, “gậy gộc” là từ ghép đẳng lập. Theo đây, cả hai yếu tố cấu tạo từ đều có nghĩa độc lập: “gậy” là đoạn tre, gỗ, sắt dùng làm vũ khí, hoặc công cụ (VD: Thù này tích để còn lâu/Trồng tre nên gậy gặp đâu đánh què-cd); “gộc” là phần gốc rễ hoặc một khúc ngắn gồ ghề, xù xì của thân cây sau khi đã chặt (VD: Cái gộc này mà nấu bánh chưng thì cháy đượm phải biết):

         -Đại Nam Quấc âm tự vị giảng: “gộc: cây củi có khúc đẩn mà lớn” (“khúc đẩn” ở đây nghĩa là khúc ngắn mà cong queo).

-Từ điển tiếng Việt (Vietlex): “gậy • d. đoạn tre, gỗ, v.v. tròn, cầm vừa tay, thường dùng chống khi đi hoặc để đánh: chân yếu phải chống gậy”; “ gộc • I d. phần gốc và rễ còn lại của cây đã già cỗi sau khi bị chặt đi: gộc tre ~ củi gộc”.

-Việt Nam tự điển (Hội Khai trí Tiến đức): “gậy • Đoạn tre hay gỗ dùng để chống, để đánh <> Cha chết thì con chống gậy tre, Mẹ chết thì con chống gậy vông. Gậy của phu tuần.”; “gộc • I Củ tre <> Đánh gộc tre. Guốc làm bằng gộc tre. Có nơi gọi gộc là gốc”.

Nếu như “gậy” là một thứ vũ khí, dụng cụ tuy thô sơ nhưng đã qua công đoạn chọn lựa, gia công khá chuyên dụng, thì “gộc” lại hoàn toàn tự nhiên, thường to hơn “gậy” và hầu như không qua khâu chế tác, được sử dụng một cách tạm bợ, “ngẫu hứng” để kê chặt, hoặc đánh, đập thay cho gậy trong tình huống khẩn cấp. Bởi là từ ghép đẳng lập nên “gậy gộc” mang nghĩa khái quát, chỉ các loại gậy và vũ khí thô sơ dùng để đánh đập nói chung.

Thu thập và giải thích của “Từ điển từ láy tiếng Việt” -Ảnh: HTC

Tương tự như “gậy gộc”, “gậy gạc” cũng là từ ghép đẳng lập: “gạc” là đoạn cành cây phân nhánh, lúc bí có thể dùng làm vũ khí thay cho “gậy”. “Gạc” trong “gậy gạc” chính là “gạc” trong “gạc hươu” – loài thú sừng có nhánh giống như gạc/chạc cây:

-“Từ điển tiếng Việt” (Vietlex): “gạc • d. 1 [id] như chạc: gạc cây. 2 sừng già phân nhánh của hươu, nai: gạc hươu”.

-“Từ điển tiếng Việt” (Văn Tân chủ biên): “gạc • d. 1 Chỗ một cành cây tách ra thành hai cành nhỏ hơn. 2 Sừng hươu nai”.

Gạc/chạc cây có thể dùng làm vũ khí thô sơ thay cho gậy-Ảnh: ST

Cùng mục chữ cái “G”, “Từ điển từ láy tiếng Việt” còn ghi nhận từ “gai gốc”:

-“GAI GỐC dt. (và tt.). (id.) Như gai góc, “Một trăm phương thà tránh đường gai gốc, Trăm tuổi cho tròn phận tóc da” (Nguyễn Đình Chiểu)”.

Tuy nhiên, “gai gốc” cũng là từ ghép đẳng lập: “gai” là phần cứng nhọn, đâm ra từ thân cành của một số loài cây, hoặc chỉ chung loài cây bụi có cành lá, hoặc gai nhọn sắc (VD: Bà chúa phải gai bằng thuyền chài sổ ruột); “gốc” đây là “gốc cây”-phần còn sót lại trong quá trình khai thác cây cối, hoặc phát nương, đốt rừng làm rẫy (VD: Vấp phải cái gốc cây; Đào gốc bạch đàn lên để trồng lứa mới). Cùng với “gai”, “gốc” cây to nhỏ lởm chởm chọc lên mặt đất chẳng khác nào những cái gai nhọn sắc khổng lồ, gây khó khăn trở ngại rất lớn đối với bước chân người đi. Bởi thế, “gai gốc” được dùng để chỉ những khó khăn trở ngại.

Cùng với “gai”, những gốc cây đủ loại to nhỏ còn sót lại trên mặt đất luôn là khó khăn trở ngại đối với bước chân người đi.-Ảnh: ST

Đại Nam Quấc âm tự vị, mục “GAI” ghi nhận: “gai gốc: Chỗ nhiều gai, đầy những gai”; mục “GỐC” ghi nhận: “gai gốc: Tiếng đôi chỉ nghĩa là gai, hoặc là vật có nhiều gai”. Trong khi ở cả hai mục “GAI” và “GÓC”, đều không tìm thấy ghi nhận “gai góc”.
Một số cuốn từ điển biên soạn vào nửa đầu và nửa cuối thế kỷ XX hãy còn ghi nhận “gai gốc” như:

-“Việt Nam tự điển” (Hội Khai trí Tiến đức): “gai gốc • Trở ngại khó-khăn <> Đường đi gai-gốc.”.

-“Việt Nam tự điển” (Lê Văn Đức): “gai gốc • dt. gai và gốc cây • (B) Trở-lực, chướng-ngại, sự cản-trở khó-khăn: Việc đầy gai gốc; Phát gai gốc muốn thông đàng cả, Vén ngút mây thấy quả trời cao (CD)”.

Điều này cho thấy, “gai góc” chỉ là biến thể của “gai gốc”. Về sau, hai từ này cùng song song tồn tại, rồi “gai góc” trở nên phổ biến hơn và dần dần thay thế cho “gai gốc”.[**]

Trở lại với từ “gậy gộc”. Đúng như lời giảng của Việt Nam tự điển: “có nơi gọi gộc là gốc”. Ở Thanh Hoá, “gộc” còn được hiểu như “gốc”. Sau khi khai thác, thì phần “gộc” cây đào lên còn gọi là “gốc”. “Gốc” là củi, nhưng là khúc củi to quá cỡ, khó chẻ, khó bổ, thường chỉ dùng để nấu bánh chưng dịp tết nhất. Phần “gốc”, “gộc” cây này thô sơ mà đa năng. Có khi làm con kê chặt đẽo, kê đít ngồi thái rau, băm bèo cho lợn, rồi đến bữa “đá” lại làm “ghế” ngồi ăn cơm. Thế nên từ ghép đẳng lập ghế gốc (cũng rất dễ bị nhận lầm là từ láy), chỉ ghế nói chung, hoặc chỉ ghế với hàm ý chê, như “ghế với chả gốc!” (ghế chẳng ra ghế, ghế mà như gốc).

Bàn ghế được chế tác từ “gộc”/”gốc” cây đời mới-Ảnh: ST

Như vậy, các từ “gậy gộc”, “gậy gạc”, “gai gốc”, mà “Từ điển từ láy tiếng Việt” thu thập, hay “ghế gốc” (một từ chưa được cuốn từ điển tiếng Việt nào ghi nhận) đều là từ hợp nghĩa, hiện tượng “láy” chỉ là ngẫu nhiên.

HOÀNG TUẤN CÔNG
[*] Nguyên chú của báo Vietnamnet: “Hung khí được người dân cho biết là của nhóm người lạ mặt gồm gậy gộc, vỏ chai bia. Bên cạnh là mũ bảo hiểm của người dân bị đập vỡ”.
[**] “Việt Nam tự điển” của Lê Văn Đức đã chính xác khi cho rằng, “gai gốc” là “gai và gốc cây” nghĩa bóng chỉ “Trở-lực, chướng-ngại, sự cản-trở khó-khăn”; Tuy nhiên, theo chúng tôi Lê Văn Đức lại máy móc khi cho rằng “gai góc” là “gai và góc nhọn” nghĩa bóng chỉ sự “Khắt-khe, sâu-sắc, hay kiếm chuyện làm khó: Tính người gai góc; Ăn-nói gai góc”. Vì nếu như “góc” và “cạnh” có thể hợp nghĩa thành “góc cạnh” (cũng dùng để chỉ tính cách hoặc phong cách gây ấn tượng mạnh); “chông” và “gai” có thể hợp thành “chông gai”, thì “gai” và “góc nhọn” rất khó hợp nghĩa với nhau.
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Poet Hansy

“NANH NỌC”
KHÔNG PHẢI LÀ TỪ LÁ


Răng có nọc độc của rắn hổ mang chúa
Ảnh: VTC
“Từ điển từ láy tiếng Việt” (Viện Ngôn ngữ-Hoàng Văn Hành Chủ biên) thu thập vài giải nghĩa: “nanh nọc tt. Đanh đá, hung ác và hiểm độc, thường lộ ra một cách đáng sợ. Con người gian ác, nanh nọc”.

         Tuy nhiên, “nanh nọc” là từ ghép đẳng lập. Theo đây, cả “nanh” và “nọc” đều có thể đứng độc lập: “nanh” là nanh vuốt (như: Có nanh có mỏ; Nhe nanh múa vuốt); “nọc” nghĩa là nọc độc (như Có nanh có nọc: Nọc người bằng mười nọc rắn); “Nanh nọc” là nanh sắc và nọc độc, chỉ sự hung ác, hiểm độc:

         -Từ điển tiếng Việt (Vietlex): “nanh • d. 1 răng sắc ở giữa răng cửa và răng hàm, dùng để xé thức ăn: răng nanh ~ nanh cá sấu ~ nanh lợn lòi ~ Con chó nhe nanh, chồm lên sủa dữ dội”;  “nọc • d. chất độc do tuyến đặc biệt tiết ra ở một số động vật: nọc rắn”.

         Một số từ điển hãy còn ghi nhận sự hợp nghĩa của “nanh” và “nọc” trong từ “nanh nọc” như sau:

         -Việt Nam tự điển (Hội Khai trí Tiến đức): “nanh-nọc • Có nanh, có nọc. Nghĩa bóng: Hung-ác hiểm-độc <> Con người nanh-nọc.”.

         -Từ điển tiếng Việt (Văn Tân chủ biên): “nanh nọc • Nanh sắc và nọc độc. • ngb. Chỉ người ghê gớm, nguy-hiểm <> phải tránh những kẻ nanh nọc”.

            Tính chất hợp nghĩa của “nanh nọc” thể hiện rất rõ trong cách giảng nghĩa của Từ điển từ láy tiếng Việt: “hung ác, hiểm độc” (“hung ác” = nanh + “hiểm độc” = nọc)

“Nanh nọc” có cùng cấu tạo đẳng lập như “sừng sỏ”. Tuy nhiên, “sừng sỏ” cũng là từ được Từ điển từ láy tiếng Việt thu thập làm “từ láy” và giải thích: “sừng sỏ tt. Được đánh giá, hay được xếp vào loại đầu đàn, lão luyện, giàu kinh nghiệm hoặc lắm thủ đoạn. Tay đua ngựa sừng sỏ. Sừng sỏ trong việc kinh doanh. “Ai cũng biết, bọn cướp sừng sỏ trong vùng hay tụ tập ở nhà hàng ấy” (Tô Hoài)”.

         Trong “sừng sỏ”, thì “sừng” là phần cứng mọc trên đầu làm vũ khí tự vệ, tấn công của một số loài thú, nghĩa bóng chỉ kẻ có sức mạnh, thế lực (như Ác thì vạc sừng = kẻ ác thì sẽ bị trừng trị); “sỏ” là đầu, mỏ, chót mỏ sắc nhọn, nghĩa bóng chỉ những kẻ mà chính Từ điển từ láy tiếng Việt giảng là “đầu đàn, lão luyện, giàu kinh nghiệm hoặc lắm thủ đoạn” (như đầu sỏ; trùm sỏ). Việt Nam tự điển (Lê Văn Đức) ghi nhận: “sỏ gà • dt. Cái chót bén nhọn của mỏ con gà”. Đại Nam quấc âm tự vị (Huình Tịnh Paulus Của): “sỏ gà: cái chót mỏ con gà; buộc sỏ: dùng dây vấn cái mỏ con gà trống đá độ, phòng khi nó cắn nhau mà sứt đi”.

Có thể gián tiếp tìm thấy nghĩa đẳng lập của “sừng sỏ” qua các thành ngữ: Có sừng có mỏ; Có sừng có gạc; Có sừng có mỏ thì gõ với nhau:

-Từ điển tiếng Việt (Vietlex): “có sừng có mỏ • ví người cứng cỏi, đáo để hoặc có ưu thế hơn người: “Cánh lão Phúc nó cũng có sừng có mỏ chứ không phải dân ngu cu đen gì mà dễ bắt nạt.” (Nguyễn Khắc Trường)”.

-Từ điển thành ngữ và tục ngữ Việt Nam (Nhóm Vũ Dung): “có sừng có mỏ [Có đầu có mỏ; Có mồng có mỏ; Có nanh có mỏ; Có nanh có vuốt; Có nanh có nọc; Có sừng có gạc]. Có bản lĩnh, cứng cỏi, ghê gớm; Có ưu thế đặc biệt, nổi trội hơn người”; “có sừng có mỏ thì gõ với nhau [Có tài có ngõ thì gõ vào nhau] Tài giỏi hay không đọ sức với nhau sẽ biết”; “có sừng thì đừng có nanh [Có sừng thì đừng có ngạnh; Có sừng thì đừng hàm trên] (sừng: vũ khí lợi hại của trâu bò, động vật không có hàm trên, không có nanh, ngạnh). Có ưu thế lợi hại về mặt này thì hỏng mặt kia, được cái này thì thôi cái khác; Tai ác, ghê gớm vừa thôi”.

Như vậy, cấu tạo đẳng lập của “nanh nọc” (có nanh có nọc) cũng giống như “nanh vuốt” (có nanh có vuốt); “sừng sỏ” (có sừng có sỏ/mỏ), nên không có lí do gì xếp “nanh nọc”, “sừng sỏ” vào từ láy.

HOÀNG TUẤN CÔNG
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Poet Hansy

CHIM ĐỖ QUYÊN



Chim đỗ quyên còn gọi là chim cuốc [tu hú?]

Điển cố Văn học (NXB Khoa học Xã hội - Hà Nội, 1977), trang 134 ghi: “Theo Hoa dương quốc chí, vua Đỗ Vũ nước Thục có hiệu là Vọng Đế. Bị mất nước, Đỗ Vũ chết hoá thành chim đỗ quyên, cũng gọi là chim tử quy. Ở nước ta, các nhà nho thấy chim cuốc kêu vào cuối mùa xuân, đầu mùa hè đã dịch đỗ quyên ra chim cuốc”.

Nguyễn Du trong bài Độ Hoài hữu cảm Văn thừa tướng (Qua sông Hoài nhớ Văn thừa tướng) có câu: “Ai trung xúc xứ minh kim thạch/ Oán huyết qui thời hoá đỗ quyên”; Quách Tấn dịch thơ: Lòng thơm chạm trổ lời kim thạch/ Máu hận trào sôi kiếp tử quy.

HOA ĐỖ QUYÊN


Đỗ quyên (tiếng Anh: Rhododendron) là một trong những loài hoa cảnh rất được ưa chuộng ở nhiều nước trên thế giới bởi vẻ đẹp dịu dàng, được nhắc đến trong các tác phẩm nghệ thuật như thi ca và hội hoạ Nhật Bản, Triều Tiên, Trung Quốc... Ở Việt Nam, đỗ quyên có ở những vùng núi cao như Đà Lạt, Fansipan, Tam Đảo...


Gọi là hoa đỗ quyên vì mùa chim đỗ quyên kêu cũng là mùa hoa nở. Cao Quan Quốc (Trung Quốc) trong bài “Lãng đào sa (Đỗ quyên hoa)” có câu “Khả liên huyết nhiễm yên hà/ Ký đắc tây phong thu lộ lãnh”; Nguyễn Chí Viễn dịch thơ: Đáng thương máu nhỏ nhuộm yên hà/ Còn nhớ thu về sương gió lạnh

Xin nói thêm, đỗ quyên là quốc hoa của xứ Nepal, là biểu tượng hoa của hai tiểu bang nhiều núi đồi nhất nước Mỹ là West Virginia và Washington. Thông điệp từ loài hoa này là: Nhớ chăm sóc và giữ gìn sức khoẻ em nhé! (Take care of yourself for me!).

  
https://baodanang.vn/chan...-va-hoa-do-quyen-1981451/

https://soha.vn/phat-hien...-ky-20200529094146886.htm
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Poet Hansy

TỪ “PHỒN SINH” ĐẾN “BÓNG ĐÈ”:
NGHĨ ĐẾN HIỆN TƯỢNG ĐỘC QUYỀN CHỮ NGHĨA


Trong bài “Đỗ Hoàng Diệu nói gì về phim “Bóng đè” trùng với tên tác phẩm của mình?” (Tiền Phong - 24-12-2019), Đỗ Hoàng Diệu cho biết “Tin đấy dập vào mặt tôi còn rát hơn cả tuyết”. Lý do cảm giác như bị “dập vào mặt” này, Đỗ Hoàng Diệu cho rằng: “Rõ ràng chỉ nghe tên Bóng đè thôi, nhiều người đã nghĩ ngay, liên tưởng ngay đến truyện của tôi (...) thực tế Bóng đè đã là thương hiệu của Đỗ Hoàng Diệu, như rau má với Thanh Hoá, như cốm với làng Vòng, như thịt chó với Nhật Tân, như nước mắm với Phú Quốc, như Tướng về hưu với Nguyễn Huy Thiệp, như Cánh đồng bất tận với Nguyễn Ngọc Tư…”. Vậy, có thật “Bóng đè” chỉ có thể là “thương hiệu của Đỗ Hoàng Diệu”?
1-
“Bóng đè” là một từ đã có sẵn:

Cách nay ít nhất đã gần trăm năm, “Việt Nam tự điển” (Hội Khai trí Tiến đức - Hà Nội-1931) đã thu thập và giải nghĩa: “bóng đè - Khi ngủ mê hình như có người đè chân tay không cựa được”.

Sau đó là nhiều cuốn từ điển tiếng Việt thông dụng ấn hành ở cả hai miền Nam - Bắc:

- “Từ điển tiếng Việt” (Văn Tân chủ biên - Hà Nội, 1967): (bóng đè - Nói người khi ngủ mê có cảm giác khó thở như có vật gì đè lên trên người, làm cho không cựa được”.
- “Việt Nam tự điển” (Lê Văn Đức - Sài Gòn, 1974): “bóng đè - trt. Mộc đè, bị chấp - chới và ngạt thở khi đang ngủ: Bị bóng đè”.
-”Từ điển tiếng Việt” (Vietlex-2016): “bóng đè - hiện tượng xảy ra trong khi ngủ, có cảm giác như có gì đè nặng lên người, làm cho khó thở và không cựa quậy được: “Mợ phán hình như bớt bệnh bóng đè rồi thì phải. Đêm đến không thấy rền rĩ lắm nữa.” (Tô Hoài)…

Bởi “bóng đè” là một từ có sẵn trong kho tàng tiếng Việt, nên bất cứ ai cũng có quyền dùng để nói, viết, hay đặt tên cho tác phẩm (bất kể thuộc loại hình nghệ thuật nào).
2 –
Đỗ Hoàng Diệu không phải là người đầu tiên dùng “bóng đè” để đặt tên cho tác phẩm:

“Bóng đè” là gì? Theo khoa học, đây là hiện tượng rối loạn giấc ngủ, thường xảy ra với người mới ốm dậy, cơ thể suy nhược, khí huyết, kinh lạc lưu thông kém, hoặc bị ám ảnh bởi sự việc nhìn thấy ban ngày… Còn dân gian lại tin rằng “bóng đè” là do cây gỗ lâu năm trên rừng thành tinh, quấy phá giấc ngủ của gia chủ, nên “bóng đè” còn được gọi là “mộc đè”, “mộc chận”.

“Bóng đè” chỉ trạng thái con người cảm thấy như bị đè nén, cưỡng bức, vật lộn trong nửa tỉnh nửa mê của giấc ngủ. Bởi vậy, từ này hay được dùng trong lối nói đùa cợt hằng ngày hoặc vận dụng vào văn chương để ám chỉ hành vi tình dục, hay cưỡng bức thân xác nào đó. Ví như:

- Trước “Bóng đè” (2005) của Đỗ Hoàng Diệu tới hơn nửa thế kỷ, Tô Hoài đã có truyện ngắn “Bóng đè” (1943) in trong tập “Giăng thề”, có trong “Tuyển tập Tô Hoài” (NXB Văn học-1987). Năm 2019 “Giăng thề” được NXB Văn học tái bản, trong đó có truyện ngắn “Bóng đè”. Ngữ liệu mà “Từ điển tiếng Việt” (Vietlex) dẫn: “Mợ phán hình như bớt bệnh bóng đè rồi thì phải. Đêm đến không thấy rền rĩ lắm nữa”, chính là trích trong tác phẩm này.

- Trước Tô Hoài, Nguyễn Khuyến (1835-1909) từng có bài thơ “Bóng đè cô đầu”: "…Bóng đâu là bóng đè cô/Bỗng thấy sự nhỏ to thêm thắc mắc…”. Lời chú của tác giả sách “Nguyễn Khuyến - Tác phẩm”: "…một hôm Dương Khuê đến chơi nhà Nguyễn Khuyến, Nguyễn Khuyến lại mời đến chơi nhà người anh rể Nguyễn Chính. Nhân đó, ông Chính gọi cô đào Sen đến hát. Cô Sen ngủ ở nhà dưới, bị người chòng ghẹo. Cô Sen kêu lên, Nguyễn Khuyến nghe tiếng hỏi cô Sen thì anh kép chống chế nói là cô ấy bị bóng đè. Nguyễn Khuyến biết ý, làm đùa bài hát này và bảo cô Sen hát ngay lúc đó”.
3 –
Không nhất thiết nhà văn phải cần biết và cần tránh tất cả tên các tác phẩm đã có trước đó:

Đỗ Hoàng Diệu cảnh báo: “Tôi chưa cầm tiền nhưng đã gần như hứa sẽ để dành “Bóng đè” cho một công ty (…) Mà giả sử tương lai, phim dựa trên truyện “Bóng đè” của tôi được phép, chẳng lẽ lúc đó lại ghi chú: Bóng đè này không phải Bóng đè kia? Đè đi đè lại, bóng người người bóng có mà nổ tanh bành”!

Vậy câu hỏi đặt ra, là khi viết truyện ngắn “Bóng đè”, Đỗ Hoàng Diệu có biết, và dứt khoát cần phải biết trước đó hơn nửa thế kỷ đã có truyện ngắn cùng tên của Tô Hoài hay không? Nếu đòi những người làm phim “Bóng đè” phải biết “tác phẩm mang tên ấy ở ngành nghệ thuật khác”, thì lý do gì lại không buộc chính mình phải biết “tác phẩm mang tên ấy” ở cùng thể loại truyện ngắn? Và khi cho ra đời truyện ngắn cùng tên với truyện ngắn của Tô Hoài, Đỗ Hoàng Diệu có phải chú thích “Bóng đè này không phải Bóng đè kia”? Có cảm thấy “Đè đi đè lại, bóng người người bóng có mà nổ tanh bành” không?
4 –
Trùng tên tác phẩm là điều bình thường:

- Trong cùng một thể loại, đã có bài hát “Làng tôi” (“xanh bóng tre…”) của Văn Cao, còn có “Làng tôi” (“sau luỹ tre mờ xa…”) của Hồ Bắc, “Làng tôi” (“có cây đa cao ngất từng xanh…”) của Chung Quân, rồi lại “Làng tôi” (“trong bóng tre xanh hàng dừa cao…”) của Lê Việt… Đã có bài thơ “Quê hương” của Tế Hanh, lại có “Quê hương” của Đỗ Trung Quân… Mỗi bài có chỗ đứng khác nhau trong lòng thính giả, độc giả.

Còn nhớ đầu năm 2019, từng có chuyện ầm ĩ trong làng văn, bởi nhà thơ Nguyễn Linh Khiếu tố cáo nhà thơ Đinh Sỹ Minh đánh cắp từ “phồn sinh” của ông. Cụ thể, Nguyễn Linh Khiếu cho rằng vào năm 1995, ông là người “tìm ra” từ “phồn sinh”, thế mà đến “năm 2018 vừa rồi, tác giả Đinh Sỹ Minh lấy tên “Phồn sinh” đặt cho một tập thơ của mình”.

Nhưng, trong bài viết “Ai đã “tìm ra” từ “phồn sinh”? chúng tôi đã chỉ ra rằng trước Nguyễn Linh Khiếu ít nhất 64 năm, trong đoản thiên tiểu thuyết của Phạm Vọng Chi xuất bản năm 1931, đã xuất hiện từ “phồn sinh”; và trước đó hàng trăm năm, từ “phồn sinh” đã xuất hiện trong tác phẩm của Tống Ứng Tinh (1585-1666) bên Tàu. Kết thúc bài viết này, chúng tôi đã đặt ra câu hỏi: “giả sử Tống Ứng Tinh hoặc một tác gia cổ đại nào đó “đăng ký độc quyền từ ngữ”, thì chắc hẳn, từ “phồn sinh” chẳng những không “phồn sinh” được, mà còn nằm chết dí trong tác phẩm của họ từ mấy trăm năm trước. Người đời sau đâu còn được quyền “tìm ra”, rồi tạo nên tác phẩm “đáng kể” như nhà thơ Nguyễn Linh Khiếu tự hào?” Và cho rằng: “Với một tác phẩm văn học, sự đóng góp của nhà văn không chỉ về tư tưởng, cốt truyện, hay hình tượng nghệ thuật… mà còn về mặt ngôn ngữ. Giả sử ai đó là người sáng tạo ra từ “phồn sinh” thì sự đóng góp “đáng kể” của tác phẩm về mặt ngôn ngữ sẽ phụ thuộc vào việc từ “phồn sinh” có thực sự “phồn sinh” trong đời sống hay không” (Báo Người Lao Động-17-3-2019).

HOÀNG TUẤN CÔNG
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Poet Hansy

“CHỞ” TRONG “CHE CHỞ”


Trong bài “Nên xem ‘che chở’ là từ láy hay từ ghép” (nguvanthcs.wordpreess.com), ThS. Lê Bá Miên, Khoa Ngữ văn - ĐHSP 2 - Xuân Hoà - Mê Linh - Vĩnh Phúc cho rằng: “chở” chẳng qua chỉ là sự biến dạng của “che”. Tác giả cho biết:

“Tạp chí Văn học và Tuổi trẻ, số 9 (123) tháng 9/2006 có bài trả lời của nhà giáo Đình Cao cho câu hỏi của em Vũ Ánh Dương về việc xác định kiểu cấu tạo của từ che chở. Sau khi phân tích, câu trả lời đi đến khẳng định: “Vậy có thể kết luận che chở là từ ghép đẳng lập, như đáp án A mà Phòng Giáo dục chọn, chứ không phải từ láy bộ phận như đáp án D mà bạn Ánh Dương chọn. Tuy nhiên, ta cũng không thể bác bỏ ý kiến thứ ba rằng che chở là hình thức trung gian giữa tự ghép đẳng lập và từ láy đôi…”.

ThS. Lê Bá Miên cho rằng cách giải thích của Nhà giáo Đình Cao không đúng: “Xét về ý nghĩa của các tiếng, “che” có nghĩa “làm cho người ta không còn nhìn thấy được bằng cách dùng một vật ngăn hoặc phủ lên” (Từ điển tiếng Việt, Viện ngôn ngữ học, 2000) còn “chở” không có nghĩa. Vì theo cơ chế láy, “chở” chẳng qua chỉ là sự biến dạng của “che” do tác động của phương thức láy như đã nói ở trên. Còn như cho rằng “chở” cũng có nghĩa thì đó là nghĩa gì, chứ nghĩa ấy không giống với “chở” trong từ chuyên chở”.

Quả thật, không riêng ThS. Lê Bá Miên. “Từ điển từ láy tiếng Việt” (Viện ngôn ngữ - Hoàng Văn Hành chủ biên) đã thu thập và giải thích: “CHE CHỞ đgt. Che chở để bảo vệ chống lại sự xâm phạm từ phía khác tới. “Chỉ hiềm có lớp mái hiên quá hẹp, nó không đủ sức che chở mưa nắng, cho khỏi làm lạt màu vàng son.” (Ngô Tất Tố).

Tuy nhiên, chúng tôi lại cho rằng Nhà giáo Đình Cao đã đúng. “Che chở” là từ ghép đẳng lập: “che” nghĩa là che chắn, làm cho không bị xâm hại; làm cho lấp đi… (như che mưa; che nắng; che đậy; “Gió chiều nào che chiều ấy”; Màn thưa che mắt thánh…); “chở” nghĩa là chuyên chở; vận tải, chở đi bằng phương tiện xe cộ, thuyền bè…, nghĩa bóng là nâng đỡ, giúp sức, ví như thành ngữ “Trời che đất chở”.

Nguyên trong “Lễ Ký - Trung Dung” có câu “Thiên chi sở phú, địa chi sở tái - 天之所覆, 地之所載”. Về sau, câu này được sử dụng như một thành ngữ dân gian và diễn đạt ngắn gọn thành “Thiên phú địa tái - 天覆地載” (Trời che đất chở).

“Thiên phú địa tái” 天覆地載 được Hán điển giảng hai nghĩa: “① trời cao che vạn vật; đất rộng chở muôn loài. Chỉ trời đất rộng lớn, không gì không che chở; ② ví với ân trạch rộng lớn, ca tụng đức chính của đế vương.” [天覆地載: 1.上天覆蓋著萬物,大地承載著一切. 指天地廣大, 無所不包; 2. 比喻恩澤廣布,用來頌揚帝王德政 - Thiên phú địa tái: ① thượng thiên phú cái trước vạn vật, đại địa thừa tái trứ nhất thiết. Chỉ thiên địa quảng đại, vô sở bất bao. ② tỉ dụ ân trạch quảng bố, dụng lai tụng dương đế vương đức chính]”. Hán ngữ đại từ điển có cách giảng tương tự.

Bài “Trường ca hành” 長歌行 của Lý Bí 李 泌 (722-789) đời Đường có câu: “Thiên phú ngô, địa tái ngô/Thiên địa sinh ngô hữu ý vô” 天覆吾, 地載吾/天地生吾有意無 (Trời che ta, đất chở ta/Trời đất sinh ta hữu ý chăng?). Sau này, bài “Nợ công danh” của Nguyễn Công Trứ (1778-1858) cũng có câu: Thiên phú ngô, địa tái ngô/Thiên địa sinh ngô nguyên hữu ý - 天覆吳地載吳/天地生吳原有意 (Trời che ta, đất chở ta/Trời đất sinh ta nguyên hữu ý).

Mục “chở”, Đại Nam quấc âm tự vị chỉ giảng nghĩa đen: “chất để lên, vận đem đi (thường hiểu về ghe, xe)”, nhưng có ghi nhận:“chở che hoặc che chở: phò trì ủng hộ”; mục “che” giảng: “bao phủ làm cho khuất”, và ghi nhận “che chở: binh vực, ủng hộ; Trời che đất chở: Công ơn Đứng tạo hoá”. Trong Truyện Kiều có câu “Chở che đùm bọc thiếu chi, Trăm năm danh tiết cũng vì đêm nay!”.

Các cuốn từ điển tiếng Việt chúng tôi có trong tay, duy chỉ “Từ điển từ và ngữ Việt Nam” (GS. Nguyễn Lân) thu thập nghĩa bóng của “chở” như sau: “chở • đgt. ủng hộ; Bênh vực (ít dùng) <> Trời che, đất chở (tng)”. Soạn giả cũng dành riêng một mục cho “Trời che đất chở”, và giải thích: “trời che đất chở • ng. ý nói: Việc mình làm tốt thì chẳng sợ thất vọng đâu <> Anh cứ thẳng thắn làm việc, trời che đất chở có ngại gì”. Tiếc rằng, cách giải thích này không chính xác.

“Che chở” đồng nghĩa với chở che; cùng cấu trúc đẳng lập và gần nghĩa với “che chắn” (chắn = ngăn lại, không cho xâm lấn, như “Chắn trước rào sau”; Che chắn, giấu giếm khuyết điểm cho nhau).

Như vậy, “che chở” là từ ghép đẳng lập, trong đó cả hai thành tố “che” và “chở” đều có nghĩa từ vựng rõ ràng, có thể đứng độc lập và hoàn toàn đảm bảo nguyên tắc đồng đại.

HOÀNG TUẤN CÔNG

Bài “Trường ca hành” của Lý Bí-Ảnh: ST
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Poet Hansy

“GÀ” TRONG “GÀ GẬT”


“Từ điển từ láy tiếng Việt” (Viện ngôn ngữ-Hoàng Văn Hành chủ biên) thu thập và giải nghĩa: “GÀ GẬT đgt. (kng.). Ngủ lơ mơ, không say, đầu thỉnh thoảng lại gật nhẹ, do ở tư thế ngồi hoặc đứng. “Có người mệt quá, vừa đi vừa gà gật” (Vượt thời gian)”.

         Căn cứ cách giảng của nhà biên soạn từ điển, thì “gật” trong “gà gật” là tiếng gốc, còn “gà” chỉ là yếu tố “láy”. Tuy nhiên, “gà gật” là từ ghép đẳng lập, vốn là một cách nói tắt của “ngủ gà ngủ gật”, hay là sự hợp nghĩa của hai từ ghép chính phụ “ngủ gà” và “ngủ gật” được giản hoá.

Có thể lấy dẫn chứng điển hình qua cách giảng sau đây:

-“Từ điển tiếng Việt” (Trung tâm từ điển học Vietlex): “ngủ gà • đg. ngủ lơ mơ, mắt khép không chặt, thỉnh thoảng lại choàng tỉnh, giống như gà ngủ: “Độ cố mở mắt, tay ghì chặt lấy vai Na. Hai mắt ríu lại, lơ mơ như ngủ gà.” (Nguyễn Đình Thi).”; “ngủ gật • đg. ngủ ở tư thế ngồi hoặc đứng, đầu thỉnh thoảng lại gật một cái : ngủ gật trong lớp ~ “Một ông già loắt choắt ngồi ngủ gật lim dim trước đống lửa đã vạc.” (Nguyễn Đình Thi)”.

Qua cách giảng trên, chúng ta thấy sự phân nghĩa rất rõ của “ngủ gà” (“ngủ lơ mơ, không say”); và “ngủ gật” (“đầu thỉnh thoảng lại gật nhẹ”).

Tiếp tục xét cách giảng của “Từ điển tiếng Việt” (Vietlex), chúng ta sẽ thấy “gà gật” là từ đồng nghĩa hoàn toàn với “ngủ gà ngủ gật” và ngược lại: “gà gật • đg. [kng] ngủ lơ mơ, không say, đầu thỉnh thoảng lại gật xuống, do ở tư thế ngồi hoặc đứng: Tàu bắt đầu vào ga, hành khách đang gà gật bỗng choàng tỉnh ~ Không khí tĩnh lặng khiến cô bé vừa đọc sách vừa gà gật. Đn: ngủ gà ngủ gật.”; “ngủ gà ngủ gật • [kng] ngủ lơ mơ ở tư thế ngồi hoặc đứng, đầu thỉnh thoảng lại gật một cái : “Bà chủ quán đang ngồi ngủ gà ngủ gật ở trên một chiếc ngế gỗ đặt nơi góc nhà.” (Nguyễn Huy Thiệp; 2). Đn: gà gật”.


“Ngủ gà ngủ gật”-Ảnh: ST

Tham khảo thêm một vài cuốn từ điển, chúng ta thấy cách giảng tương tự:

-“Việt Nam tự điển” (Lê Văn Đức): “ngủ gà • đt. Ngủ không say, mắt hơi mở.”; “ngủ gật • đt. C/g Ngủ gục, X. Ngủ gà ngủ gật”; “ngủ gà ngủ gật • đt. Đang ngồi hoặc đứng mà ngủ, mắt khi nhắm khi mở, đầu thỉnh-thoảng gật xuống”.

-“Việt Nam tự điển” (Hội khai trí Tiến Đức): “ngủ gà • Nói ngủ không say, mắt không nhắm kín, giống như con gà”; “ngủ gật • Ngủ ngồi, đầu gật xuống”.

Trong khi cách giảng của  “Từ điển từ và ngữ Việt Nam” (GS. Nguyễn Lân) thiếu chính xác vì cho rằng “ngủ gà ngủ gật” đồng nghĩa với “ngủ gà”. Cụ thể: “ngủ gà ngủ gật • ng. Như Ngủ gà, thỉnh thoảng lại gật đầu <> Ngả lưng dựa vào cái cột sắt ngủ gà ngủ gật (Thế-lữ)”. Theo đây, “ngủ gà ngủ gật” không đồng nghĩa với “ngủ gà”,
mà chỉ có thể đồng nghĩa với “gà gật”, hay “ngủ gà ngủ vịt”, một cách “biến tấu” của “ngủ gà” mà thôi.

Trong thực tế, có khi người ta chỉ “ngủ gà”, chứ không “ngủ gật”. Ví như đứa trẻ con, hoặc người ốm ngủ không say giấc mà chỉ “ngủ lơ mơ, mắt khép không chặt, thỉnh thoảng lại choàng tỉnh, giống như gà ngủ” (vì người ta nằm trên giường nên không “gật”). Cũng có khi “ngủ gật” (tư thế ngủ ngồi, đứng), chợp mắt theo từng giấc ngắn, thỉnh thoảng đầu lại gật xuống. Lại cũng có khi ở tư thế ngồi, người ta vừa “ngủ gà” vừa “ngủ gật”, gọi là “gà gật”, đúng như Từ điển Vietlex giải thích: “ngủ lơ mơ, không say, đầu thỉnh thoảng lại gật xuống, do ở tư thế ngồi hoặc đứng”.

Như vậy, “gà gật” là từ ghép đẳng lập, một sự hợp nghĩa của “ngủ gà” và “ngủ gật”, hay một cách nói tắt của “ngủ gà ngủ gật”, chứ không phải là từ láy.

HOÀNG TUẤN CÔNG

Gà gật
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Poet Hansy

“LÕNG” TRONG “LẠC LÕNG”


“Từ điển từ láy tiếng Việt” (Viện ngôn ngữ - Hoàng Văn Hành chủ biên) thu thập và giải nghĩa:

“LẠC LÕNG tt. (hoặc đgt.). ① Lạc nhau, không còn ở cùng một chỗ. Chạy loạn, gia đình lạc lõng mỗi người một nơi. “Mấy chú nhện lạc lõng nơi nào tới đã chăng mạng kín cả cửa ngõ” (Tô Hoài). ② Chơ vơ, lẻ loi do bị rơi vào một môi trường tách biệt hoặc hoàn cảnh hoàn toàn xa lạ. Lạc lõng nơi đất khách quê người. Một làng lạc lõng nằm trong rừng sâu. ③ Không phù hợp với chung quanh, không ăn khớp với những cái khác. Bài văn có nhiều ý lạc lõng xa đề. Lối sống lạc lõng”.

Có lẽ nhà biên soạn từ điển cho rằng, “lạc” là “tiếng gốc”, còn “lõng” chỉ là yếu tố “láy âm” của “lạc”, chứ không có nghĩa từ vựng cụ thể.

Vậy, trong tiếng Việt, “lõng” có nghĩa gì không?

         -“Từ điển điển tiếng Việt” (Vietlex) thu thập và giải nghĩa: “lõng 1 lối đi quen của thú rừng: lần theo lõng để bắt thú ~ dồn cho thú chạy đúng lõng. 2 [kng] lối đi lại quen thuộc : “(...) trung đoàn chúng tôi thì dừng lại ở hướng này, cách Sài Gòn khá xa về phía bắc, sẵn sàng đón lõng những đường bay địch (...)” (Vũ Cao Phan)”.
-“Việt Nam tự điển” (Hội Khai trí Tiến đức): “lõng • Lối hươu nai đi ở trên rừng <> Người đi săn phải đón lõng mới bắt được hươu.”.

-“Tự điển Việt Nam” (Ban tu thư Khai trí - Sài Gòn): “lõng 2. Lối hươu nai đi trong rừng: Theo lõng bắt nai”.
-Từ điển tiếng Việt (Văn Tân chủ biên) “lõng • d. lối đi của hươu nai trong rừng <> đón lõng đặt bẫy bắt hươu”.
-“Đại tự điển tiếng Việt”: “lõng • dt. 1 Lối đi quen thuộc của thú rừng: lần theo lõng để săn thú  2 Lối đi lại quen thuộc của kẻ địch: đón lõng”.

Trong thực tế, nhiều loài muông thú thường chọn một lối đi lại quen thuộc để kiếm ăn, hoặc trở về hang ổ, gọi là “lõng”. Đặc biệt với những loài sống theo bầy đàn, khi đi kiếm ăn hàng ngày, hay trong các cuộc “thiên di”, chúng luôn giữ tập tính di chuyển có trật tự theo một lối mòn hoặc địa hình phù hợp, do con đầu đàn dẫn đường. Bất kể con non hay con già, đều phải cố gắng “bám sát đội hình” để nương tựa vào nhau. Nếu chẳng may bị thú dữ tấn công, cả bầy chạy tan tác, nhưng sau đó từng thành viên đều phải tìm cách nhập đàn. Với những con có thể vì quá hoảng hốt mà “sa chân lỡ bước”, chúng sẽ bị “lạc lõng”, nghĩa là không còn giữ được khoảng cách với bầy đàn, bị lạc mất lối di chuyển của bầy đàn, và trở nên lẻ loi, bơ vơ, một mình “lạc lõng”.

Một bài viết trên trang “Đại kỷ nguyên” có tựa đề: “Khi động vật bị lạc lõng, gặp nguy hiểm thì những người hùng đời thực xuất hiện và kết quả thật ấm áp”, kể lại chuyện người yêu động vật đã kịp thời cứu hộ những con vật “bị lạc lõng” trong tình trạng đói khát, bơ vơ. Theo đó, có thể ban đầu nghĩa của từ “lạc lõng” là chỉ những con thú bị lạc khỏi lối đi quen thuộc, lạc mất dấu chân di chuyển của bầy đàn, sau được dùng với nghĩa rộng, chỉ sự “lẻ loi”, “chơ vơ một mình”, rồi lại có thêm nghĩa mới chỉ sự “không phù hợp”, “không ăn nhập” giữa cái này với những cái khác:

-Việt Nam tự điển: “lạc lõng • tt. Tản-mác đi: Chạy lạc-lõng mỗi người một nơi. • (thth) Nh. Lạc-loài : Lạc-lõng giữa chợ đời.

-Việt Nam tự điển (Hội Khai trí Tiến đức): “lạc-lõng • Tản-mác đi <> Chạy lạc-lõng mỗi người một nơi.”.
-Việt Nam tân tự điển (Thanh Nghị): “lạc-lõng • đt. Mất mát, lạc <> Lạc-lõng trong đám đông”.

-Từ điển Việt Nam phổ thông: “lạc lõng • Chơ vơ một mình <> mới sang đất nước người, tôi cảm thấy mình lạc lõng quá!”.

-Từ điển tiếng Việt (Vietlex): “lạc lõng • t. hoặc đg. 1 bị tản mát đi mỗi người một ngả, tất cả đều lạc nhau: lạc lõng mỗi người một ngả. 2 bơ vơ, lẻ loi một mình, do bị ở vào một hoàn cảnh hoàn toàn xa lạ : lạc lõng nơi đất khách quê người ~ Chị thấy mình lạc lõng giữa những người xa lạ. 3 không ăn nhập, không hoà hợp được với xung quanh, với toàn thể: một câu hỏi lạc lõng ~ lối sống lạc lõng ~ Hình như câu nói của tôi lạc lõng không hợp với tình thế lúc này. Đn: lạc điệu”.

Vì “lõng” là lối đi lại quen thuộc, hoặc ưa thích của thú rừng, nên người thợ săn có kinh nghiệm “tương kế tựu kế”, lần theo dấu vết của “lõng” để đặt bẫy, đánh bắt muông thú, gọi là “đón lõng”.

Ngữ liệu do Trung tâm từ điển học Vietlex cung cấp cho chúng tôi, có đoạn viết như sau: “Khi đi săn, người ta phán đoán các lõng (đường con thú thường đi hoặc bị đuổi sẽ phải chạy qua). Lưới dăng ở đó và phân công người khoẻ, nhanh, thiện xạ cầm vũ khí đón cạnh đó (gọi là đón lõng). Mọi người cùng chó săn dăng ra thành vòng vây, miệng hô “ô huầy” và đánh thanh la khua chiêng để dồn đuổi con thú chạy vào đúng lõng”.

         Báo Dân Trí (12/4/2017) có bài “Cảnh sát giao thông đón lõng bắt người đàn ông chở 2 bao tải khỉ”, viết: “…nhận được tin báo về một đối tượng khả nghi vận chuyển, buôn bán trái phép động vật hoang dã quý hiếm đi trên đường mòn HCM để tiêu thụ. Lập tức, tổ công tác đã tổ chức đón lõng bắt giữ”.

Trong bài báo trên, “lõng” được hiểu cụ thể là đường đi lối lại mà kẻ buôn bán động vật hoang dã buộc phải đi qua, hoặc nhiều khả năng sẽ đi qua để tránh sự kiểm soát của cơ quan chức năng.

Như vậy, “lạc lõng” là từ ghép chính phụ (Hán + Nôm): “lạc” nghĩa là đi sai đường, mất đi sự liên hệ với bầy đàn, tập thể; “lõng” là lối đi lại, lối di chuyển theo bầy đàn của thú rừng, về sau nghĩa rộng được dùng để chỉ đường đi lối lại quen thuộc, hay con đường mà đối phương buộc phải đi qua. Và từ “đón lõng” cũng không chỉ được dùng cho việc bẫy bắt thú rừng, mà còn được hiểu với nghĩa rộng hơn, là phục kích, đón đường (bất kể thuỷ, bộ hay đường không), chờ đối phương vào tròng, giống như người thợ săn “đón lõng” để bẫy bắt thú rừng vậy.

HOÀNG TUẤN CÔNG


Đàn sói đi theo lõng
Ảnh: ST
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Poet Hansy

MÂY NHÀN
thành MÂY NGÀN


Vita (nhà giáo, nhà văn - TN) có tiểu thuyết Mây ngàn (xuất bản năm 1936 - TN) , Đoàn Chuẩn - Từ Linh có nhạc phẩm Gửi gió cho mây ngàn bay, Vũ Thành An có Mây ngàn lối xưa còn Nguyễn Du thì đã có hạc nội mây ngàn trong câu 2.402 của Truyện Kiều (theo hầu hết các bản Kiều đã có).

Về bốn chữ này của Nguyễn Du, Tản Đà giảng là: “Con hạc ở nội, đám mây ở ngàn, nói là tung tích vô định”. Trương Vĩnh Ký giảng là: “Như hạc ngoài đồng, như mây trên núi, biết đâu mà tìm”. Đào Duy Anh giảng: “Hạc ở ngoài đồng, biết là bay đi đâu, mây ở trên ngàn, biết là bay về đâu, ý nói tung tích không định”.

Xin thưa ngay rằng mây ngàn đúng ra là mây nhàn, như đã khắc in tại quyển Kim Vân Kiều truyện do Duy Minh Thị đưa in bên Quảng Đông (Trung Quốc), gọi tắt là bản DMT 1872. Cách đây hơn 10 năm, nhà Kiều học Thế Anh đã có bài Hạc nội mây ngàn hay Hạc nội mây nhàn, đăng trên trang VUSTA (Liên hiệp Các hội khoa học và kỹ thuật VN) ngày 4.11.2008. Ông viết: “Quả thật Hạc nội mây ngàn rất quen thuộc và dễ chấp nhận đối với mọi người, còn Hạc nội mây nhàn nghe qua có vẻ lạ tai, nhưng trên thực tế theo tra cứu và tìm hiểu của chúng tôi thì đây chính là điển tích và là câu thành ngữ của Trung Quốc có nguyên văn là Nhàn vân dã hạc, chắc Nguyễn Du đã tiếp thu và vận dụng nó theo dạng sơ khai như trong bản DMT 1872, sau đó đã được chữa lại là Hạc nội mây ngàn và mọi người đều cảm nhận được ý nghĩa một cách đơn giản là “không biết được tung tích ở nơi nào, ví như loài hạc ở giữa đồng và đám mây ở trên ngàn, trên núi” mà không cần tìm đến nguồn gốc sâu xa của điển cố. Câu thành ngữ Nhàn vân dã hạc đã được ghi nhận trong các sách tra cứu của Trung Quốc như Cổ Hán ngữ đại từ điển (Thượng Hải từ thư xuất bản xã 2002), Hán ngữ điển cố từ điển (Hán ngữ đại từ điển xuất bản xã 1998), Thành ngữ thục ngữ từ điển (Thương vụ ấn thư quán xuất bản 1992), Hán ngữ thành ngữ đại từ điển (Trung Hoa thư cục xuất bản phát hành 2002)…, đại ý là tự do thoải mái, không bị ràng buộc, câu thúc”.

Ông Thế Anh đưa dẫn chứng:“Trong Đường thi cổ suý có câu thơ của Lý Quần Ngọc tiễn Tần Luyện Sư như sau:

Nhàn vân bất hệ đông tây ảnh
Dã hạc ninh tri khứ trụ tâm
(Mây nhàn lơ lửng đông tây
Hạc đồng đã biết rằng bay hay đừng)

Chúng tôi mạn phép nêu thêm một dẫn chứng từ tiểu thuyết Hồng lâu mộng của Tào Tuyết Cần. Hồi 120 của tác phẩm này có câu: “Độc hữu Diệu Ngọc như nhàn vân dã hạc, vô câu vô thúc” nghĩa là: “Chỉ riêng có nàng Diệu Ngọc [mới] như mây nhàn hạc nội, không ràng không buộc”.

Ngày nay, hai tiếng mây ngàn đã trở nên thông dụng mà không có cách nào bắt nó phải “trở về nguồn” - vì cũng không cần thiết - nhưng với bản DMT 1872 thì câu 2.402 (ảnh) chắc chắn phải là Biết đâu hạc nội mây nhàn là đâu chứ dứt khoát không thể nào khác.

AN CHI
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook

Trang trong tổng số 100 trang (999 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [25] [26] [27] [28] [29] [30] [31] ... ›Trang sau »Trang cuối