Trang trong tổng số 53 trang (523 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [46] [47] [48] [49] [50] [51] [52] ... ›Trang sau »Trang cuối

Ảnh đại diện

Poet Hansy

IV.
Vận chuyển huyền cơ kể cũng mầu,
Chắc rằng ai khổ, chắc ai giàu?
Nghĩ đâu miệng thế khi yêu ghét,
Được mấy lòng người có trước sau!
Cuối tiết mới hay rằng sớm muộn,
Giữa vời sao đã biết nông sâu;
Ai suy trời đất thì liền rõ,
Mưa mãi đâu mà nắng mãi đâu.
9/
Thơ trách nữ thần:

 Tương truyền tỉnh Bình Định có ngôi đền tục gọi là đền Châu Chấu rất linh thiêng. Trong đền thờ một nữ thần, hễ người qua kẻ lại, ai không ghé vào thắp nhang hoặc xuống cáng, xuống ngựa thì đều bị bà ta quật ngã thẳng cẳng.

 Lúc đó Nguyễn Công Trứ  đã đi làm quan, có dịp đi công cán qua, phu cáng xin ông xuống cáng để vào thắp hương nhưng ông cho là chuyện nhảm nhí, nhất định không chịu. Hai người phu vốn sung tín ngôi đền này, bây giờ bị bắt buộc phải khiêng qua thì run sợ lắm; hôm ấy trời lại mới mưa, đường trơn, bước chân lập cập, trẹo trọ thế nào suýt nữa thì té nhào, làm cho Nguyễn Công Trứ nằm trên cáng cũng phải một phen hú vía. Nhân thế Nguyễn Công Trứ mới đọc ngay một bài thơ rằng:

Mụ thần như rứa, rứa thì thôi.
Chút nữa làm ông thịch cái rồi
Dẫu có khôn thiêng đành phận dưới
Lẽ nào châu chấu đấu ông voi?

 Rồi chẳng mấy chốc bài thơ đến tai những khách bộ hành và lan đi khắp cùng. Thế là từ đấy người ta sinh ra nhờn với nữ thần, chẳng mấy ai chịu xuống cáng, xuống ngựa nữa. Câu chuyện đền thiêng cũng từ đấy đâm ra nhạt dần.
10/
Phá đền thì phải làm đền:

  Không biết từ đâu mà trong dân gian lưu truyền một câu sấm đồn là của Trạng Trình:

  Gia Long nhị đại, Vĩnh Lại vi vương.
  (đời thứ hai Gia Long, người ở Vĩnh Lại làm vua)

  Đời thứ hai Gia Long thì chỉ có thể là đời vua Minh Mệnh, Vĩnh Lại chỉ vào quê hương Trạng Trình. Vua Minh Mệnh tính vốn đa nghi, khắc nghiệt. Biết được câu sấm ấy, nhà vua vừa để ý đề phòng vừa căm giận Trạng Trình. Tổng đốc Hải Dương lúc bấy giờ là Nguyễn Công Trứ, được lệnh đến đập phá đền thờ Trạng.

 Ông Trứ mang quân đến, cứ theo lệnh triều đình, cho đập tường, dỡ nóc. Nhưng khi rút mộng thượng lương ra thì thấy một cái hộp nhỏ đã để sẵn trong tấm gỗ rơi xuống. Ông Trứ mở xem, thấy có một mảnh giấy đề mấy chữ:

 Minh Mệnh thập tứ
 Thằng Trứ phá đền
  Phá đền thì phải làm đền
  Nào ai cướp thế tranh quyền chi ai !

Ông Trứ giật mình hốt hoảng, đành tâu lại với triều đình, xin làm lại ngôi đền cho Trạng Trình. Sau bắt được tên trùm phỉ, tra hỏi ra mới biết câu sấm ấy là do hắn phao đồn.
11/
Thơ vần om :

 Nguyễn Thị Quyên là con gái út của Nguyễn Công Trứ, lấy chồng là tú tài Trần Hữu Ý người làng Đan Phổ huyện Nghi Xuân, Hà Tĩnh, nên thường được gọi là bà Tú Ý. Bà nổi tiếng văn chương tài hoa, mẫn tiệp.

 Tương truyền trên một chuyến đò sông Lam, một ông cử trong vùng, biết người đồng thuyền là bà Tú Ý, một nhân vật nổi tiếng văn chương, liền kèo nèo bà xướng một bài thơ để hoạ cho vui. Từ chối mãi không được, bà Tú Ý bên đọc:

Đồn rằng hay chữ tiếng om xòm
Nay được tai nghe mắt lại dòm
Kinh sử dám phô tài nấu đúc
Ngọt bùi luống được tiếng khen bom
Non Mai ngó lại tùng trăm thước
Sông Phố trôi xuôi liễu một chòm
Sẵn tiếp vài lời khi gặp gỡ
Dám đâu cửa sấm trống tì tòm.

 Một loạt vận “om, òm” như thế thì gay quá. Ông cử nọ không nghĩ ra được câu nào. Thuyền trôi rồi thuyền cập bến. Ông cử sượng sùng xin khất hôm sau sẽ gởi bài hoạ đến tận nhà.

Nhưng một tháng, rồi hai tháng, chẳng thấy tăm hơi đâu. Bà Tú Ý ngẫm nghĩ rồi buồn cười cho cái anh chàng bất tài mà hợm hĩnh, lìền gởi tiếp cho ông cử một bài thơ nữa như sau:

Mấy lâu gằn gục một bài thơ
Ván đã như chùi, chiếu lại xơ
Đầu gối lắc hoài, câu chẳng đặng
Hàm râu nhổ hết, bút còn trơ
Mực mài bản thảo đen trăm chão
Phấn rắc hoa tiên trắng một tờ
Nhắn hỏi tao ông (1) rày đã tỏ
Đây là cửa sấm biết hay chưa?

(1) Tao ông, cũng như tao nhân, là người tao nhã hay thơ văn

 Được bài thơ nầy, ông cử cũng cứng họng không hoạ nổi. Còn câu chuyện bài thơ vần “om” thì cứ ngày một lan rộng thành câu chuyện vui cười ở các quán nước trong cả vùng.
12/
Nguyễn Công Trứ và Hà Tôn Quyền:

 Hà Tôn Quyền tự Tốn Phủ, hiệu Phương Trạch, biệt hiệu Hải Ông, người xã Cát Động, huyện Thanh Oai tỉnh Hà Đông, Đỗ tiến sĩ năm Minh Mạng thứ 3 (1822), làm quan đến Lại Bộ tham tri.

Ông trước sau chỉ làm quan tại triều chứ không phải đi tỉnh, vốn có ác cảm với Nguyễn, - vì Nguyễn lập được nhiều công to, lại có tính ngang ngạnh, - nên tìm mọi cách dèm pha, gây cho Nguyễn nhiều bước thăng trầm. Một hôm Hà bày một tiệc rượu mừng con thi đỗ. Có mời cả Nguyễn. Trước sân nhà Hà, có cây vông to lớn, nhân Hà ra đề “Vịnh cây vông” để mọi người ngâm vịnh.

 Nguyễn Công Trứ vốn không thích ngâm vịnh với bọn họ, nhưng thấy mấy bài thơ rặt một giọng tán dương, nịnh hót vị đại thần chủ nhân kia thì ông tỏ vẻ ngứa ngáy khó chịu, bèn cũng vịnh một bài thơ như sau:

Biền, nam, khởi, tử (1) chẳng vun trồng
Cao lớn làm chi những thứ vông.
Tuổi tác càng già, già xốp xáp,
Ruột gan không có, có gai chông (2)
Ra tài lương đống không nên mặt,
Dựa chốn phiên ly (3) chút đỡ lòng
Đã biết nòi nào thời giống ấy,
Khen cho rứa cũng trổ ra bông!

(1) Tên bốn chữ gỗ tốt
(2) Cây vông càng già trong ruột càng xốp rỗng và ngoài vỏ càng lắm gai.
(3)  Rào giậu

Đại ý bài thơ nói rằng: sao không trồng thứ cây gỗ tốt như bìền, nam, khởi, tử mà lại đi trồng cây vông làm gì. Vông là thứ cây xốp, làm rường cột (lương đống) không được, thân chỉ có gai, chỉ tạm làm bờ rào (phiên ly) được thôi. Giống cây ấy mà cũng ra hoa thì cũng lạ. Ý hai câu kết ám chỉ con trai viên đại thần, nòi nào giống ấy, vô dụng như cây vông, mà cũng thi đỗ thật nực cười.

  Hà thấy mình là rường cột của triều đình mà bị mỉa “Ruột gan chẳng có, có gai chông” và “rường soi cột trổ không nên mặt” giận lắm, bảo Nguyễn  :

- Quân tử ố kỳ văn chi … quan lớn.

 Nguyên đây là câu chữ liền trong sách Trung Dung: Quân tử ố kỳ văn chi trứ (người quân tử ghét những sự loè loẹt bên ngoài). Hà dùng chữ quan lớn thay cho trứ, vừa là khiêm tốn kiêng tên, lại vừa có ý mỉa mai: người quân tử ghét cái văn của anh Trứ !
Nguyễn đáp ngay:

- Thành nhân bất đắc dĩ dụng … quý ngài

  Đây cũng là câu chữ có sẵn trong sách: Thánh nhân bất đắc dĩ dụng quyền (thánh nhân phải dùng đến quyền lực chỉ là sự bất đắc dĩ). Nguyễn dùng chữ quý ngài thay cho quyền cũng là kiêng tên mà lại có ý nói xỏ xiên: vua dùng ông là cực chẳng đã đó mà thôi!

 Năm 71 tuổi, Nguyễn xin về hưu; trước khi rời kinh đô, ông sắm cỗ xe dùng một con bò cái cổ đeo nhạc ngựa, để kéo đi từ biệt các bạn đồng liêu. Khi tới nhà Hà Tôn Quyền, ông lấy một tấm mo cau, viết bài thơ tứ tuyệt, rồi buộc mo vào phía trong đuôi bò. Những khách qua đường xúm lại xem thơ cười rúc rích, khiến cho họ Hà, khi tiễn chân Nguyễn ra cửa, thấy vậy cũng muốn ra xem. Nguyễn gạt đi, nói rằng thơ dở lắm, không đáng để ý, và chạy lại lật sấp tấm mo. Hà càng đòi coi kỳ được, sấn tới quay ngửa tấm mo ra đọc, trước còn đọc to, sau giọng khẽ dần và mặt mày tím bầm.
Thơ rằng:

Xuống ngựa lên xe chớ tưởng nhàn,
Lợm mùi giáng chức với thăng quan!
Điền viên, dạo chiếc xe bò cái,
Sẵn tấm mo, bưng … miệng thế gian!

Thì ra miệng thế gian hay dèm pha, như cái miệng của một vài quan đồng liêu chẳng hạn. Nguyễn Công Trứ đặt vị trí của nó vào phía trong của đuôi con bò cái!
13/
Nợ tang bồng trang trắng vỗ tay reo:

 Năm 71 tuổi ông về hưu trí, đi qua chùa Đại Nại tỉnh Hà Tĩnh, thấy chỗ ấy dân thuần tục tốt, phong cảnh hữu tình, bèn bỏ tiền ra mở mang chùa, cảnh rất tráng lệ. Ông làm mấy gian nhà tranh ở cạnh chùa để xem sách và tiếp khách. Trong nhà nuôi một bọn ả đào, ngày ngày nghe hát. Nhiều khi lên chùa, ông cũng đem ả đào theo, vì tính ông phóng khoáng, cho như thế là thường tình.

Ông có làm bài hát “Ngất ngưởng” tả cái cao ngạo của mình, lúc nợ nam nhi đã trang trắng, vòng cương toả hết vướng chân, là lúc có thể theo sở thích của mình, không còn cần để ý gì đến những thành kiến của xã hội:

Vũ trụ nội mạc phi phận sự (1)
Ông Hi Văn tài bộ đã vào lồng.
Khi thủ khoa, khi tham tán, khi tổng đốc Đông (2)
Gồm thao lược đã nên tay ngất ngưỡng!
Lúc bình tây cầm cờ đại tướng,
Có khi về Phủ doãn Thừa Thiên.
Đô môn giải tổ chi niên (3)
Nhạc ngựa bò vàng đeo ngất ngưởng.
Kìa núi nọ phau phau mây trắng,
Tay kiếm cung mà nên dạng từ bi!
Gót sen theo đủng đỉnh… một đôi… dì,
Bụt cũng nực cười ông ngất ngưởng!
Được mất dương dương người thái thượng,
Khen chê phơi phới ngọn đông phong.
Khi ca, khi tửu, khi cắc, khi tùng.
Không Phật, không tiên, không vướng tục.
Chẳng Hàn, Nhạc cũng phường Mai Phúc, (4)
Nghĩa vua tôi cho vẹn đạo sơ chung…
 Đời ai ngất ngưởng như ông !

(1) Trong vũ trụ đâu chẳng là phận sự
(2/ Đông là tỉnh Đông, tức Hải Dương
(3) Tổ: dây thao để đeo ấn. Ngày xưa người làm quan bỏ về gọi là giải tổ
(4) Hàn Kỳ, Nhạc Phi, danh thần đời Tống; Mai Phúc, danh nho đời Đông Hán
14/
Thơ đêm tân hôn:

 Năm 73 tuổi, nạp một người thiếp còn đương độ thanh xuân, tối tân hôn ông cao hứng làm một bài hát nói có những câu hài hước sảng khoái:

…..
Kìa những người mái tuyết đã phau phau
Run rẩy kẻ đào tơ còn mảnh mảnh.
Trong trướng gấm ngọn đèn hoa lấp lánh,
Nhất toạ lê hoa áp hải đường. (1)
Từ đây đà tạc đá ghi vàng,
Bởi đâu trước lựa tơ chắc chỉ.
Tân nhân dục vấn lang niên kỷ:
Ngũ thập niên tiền nhị thập tam! (2)
…..
Xưa nay mấy kẻ đa tình
Lão Trần là một với mình là hai.
Càng già càng dẻo càng dai.

(1) Hoa lê trắng ở bên hoa hải đường đỏ
(2) Niên kỷ, cô dâu muốn hỏi tuổi đức lang quân/
  Năm mươi năm trước tớ hăm ba!

****
  Trong thời gian ông sống nhàn ở Đại Nại, bố chánh Hà Tĩnh là Hoàng Nho Nhã, lúc rảnh việc thường đến chùa cùng ông bàn luận văn chương thế sự. Thấy ông quá đỗi phong lưu, họ Hoàng tặng câu đối :

Sự nghiệp kinh nhân thiên hạ hữu
Phong lưu đáo lão thế nhân vô
(Sự nghiệp kinh người thiên hạ có
Phong lưu đến già thế gian không)

 Hơn 50 năm sau, ông Phan Bội Châu lên chùa Đại Nại chơi, thấy đôi câu đối treo ở nhà Tổ, lấy làm lạ, mới hỏi sự tình. Sư cụ thuật hết đầu đuôi câu truyện cho nghe. Ông Phan lấy làm khoái trá, cho là một giai thoại phong lưu đệ nhất, liền làm một bài thơ hoài niệm, có hai câu:

Hà như Uy Viễn Tướng quân thú
Tuý ủng hồng nhi đáo pháp môn
(Làm thế nào được thú như Uy Viễn tướng quân
Lúc say mang cả ả đào lên cửa Phật)
15.00
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Poet Hansy

MẠC ĐĨNH CHI


Mạc Đĩnh Chi, người xã Lũng động, huyện Chí Linh, nay là thôn Lũng động, xã Nam Tân, huyện Nam Sách, tỉnh hải Dương. Mạc Đĩnh Chi mồ côi cha từ nhỏ, nhà nghèo, hai mẹ con phải đi vào rừng sâu hái củi để kiếm sống hàng ngày. Khoa thi Giáp Thìn (1304), thi hội, Mạc Đĩnh Chi đỗ Hội nguyên, thi Đình, ông được chấm đỗ Trạng Nguyên, nhưng khi vào ra mắt nhà vua, vua Trần Nhân Tông thấy ông tướng mạo xấu xí, có ý không muốn cho ông đỗ đầu. Biết ý, ông đã làm bài “Ngọc tỉnh liên phú”. Đó là bài phú bằng chữ Hán để gửi gắm chí khí của mình. Bài phú đề cao được phẩm chất trác việt và phong thái cao quý của một người khác thường, vượt xa người khác về mọi mặt; Song không muốn a dua với người tầm thường để mong cho đời biết đến. Ông dùng hình tượng một bông sen sinh ra trong giếng ngọc ở núi Hoa Sơn do một vị đạo sĩ kỳ dị hái mang xuống cõi trần. Vua Trần Anh Tông xem xong khen là thiên tài mới cho đậu Trạng nguyên, ban cờ hiển vinh quy bái tổ.
A.
CÂU ĐỐI TRONG NƯỚC
1.
Câu đối viết tặng bạn đồng liêu:

Trong khi làm quan tại triều, Mạc Đĩnh Chi có người bạn đồng liêu, ông này lấy hai vợ nhưng hay ghen tuông nhau. Một hôm, tan triều, ông gọi ông bạn kia trao cho một đôi câu đối, nói mới nghĩ ra để tặng bạn dán ở cửa buồng. Câu đối ấy đều dùng liền trong sách Hán Cao Tổ và trong Kinh Thư, mà rất hợp với cảnh bạn ông:

Đông đầu Hán-vương thắng, Tây đầu Hạng vương thắng, quyền túc tại túc hạ
(Danh Đông Hán vương được sang Tây Hạng vương được, quyền ở dưới gót)
Chinh Đông Tây- di oán, chinh Nam Bắc-địch oán, hà đọc hậu dự?
(Đánh Đông mọi Tây oán, đánh Nam rợ Bắc oán: sao đến ta sau?)
2.
Câu đối viết ở chốn lầu xanh:

Thốn thổ thị lương điền, canh giá bất câu xuân hạ nhật
(Tấc đất làm ruộng tốt, cấy cày không kể hạ hay xuân)
Tứ hoang giai ngã thác, thân tình hề dụng bắc nam nhân
(Tay rộng mở bốn bề, thân tình không kể kẻ bắc nam)
B.
ĐI SỨ NHÀ NGUYÊN
1.
Đối đáp với quan giữ ải Phong Luỹ (tức Mục Nam quan):
Năm 1308, Mạc Đĩnh Chi đi sứ nhà Nguyên, do trời mưa làm trở ngại đường đi nên đến cửa khẩu sai hẹn, quân canh gác đóng cửa buộc phải chờ sáng hôm sau mới được qua ải. Thấy sứ bộ Đại Việt cứ biên bạch đòi mở cửa để đi cho kịp thì viên quan phụ trách ải nói: “Nghe nói ngài là người có tài văn chương. Sao không đem sử dụng lúc này? Bây giờ tôi ra một câu đối, nếu đối thông suốt, tôi sẽ mở cửa ải; bằng không xin ngài chờ tới sáng”. Rồi quân Nguyên thả từ trên cửa thành cao xuống một câu đố thách thức nếu sứ bộ đối được thì họ sẽ mở của thành cho đi.
vế ra:
過闗遲闗官閉閼過客過闗
Quá quan trì, quan quan bế, át quá khách quá quan
(Nghĩa là: “Tới cửa ải chậm trễ, cửa ải đóng, người coi ải đóng cửa không cho khách qua”).

Nhưng nghe không ổn; bởi vì sự thể rõ ràng là người giữ ải không muốn cho khách qua ải lúc tối; chứ không hề có ý mời khách đi qua?! vế đối có 3 chữ quá và 4 chữ quan, ông suy nghĩ một lát rồi đọc
vế đối như sau:
先對易對對難請先生先對
Tiên đối dị, đối đối nan, thỉnh tiên sinh tiên đối
(Nghĩa là: “Ra câu đối dễ, đáp lại khó, xin mời ngài đối trước”).

Vế đối của Mạc Đĩnh Chi có 4 chữ “đối” và 3 chữ “tiên,” đáp đúng với câu đối của viên quan giữ ải. Tưởng sẽ đưa sứ bộ Đại Việt vào thế bí; nào ngờ lại có vế đối quá hay. Quan coi ải vái Mạc Đĩnh Chi hai vái và quân Nguyên mở của ải để sứ bộ của Mạc Đĩnh Chi đi qua biên giới vào giữa đêm.

Theo giáo sư Lê Văn Đặng thì có lẽ ai đó (?) đã bịa ra giai thoại nầy khá hay, nhưng vế 2 chỉ đối được âm Hán Việt, không đối được chữ; nghĩa không chỉnh ở chữ thứ 5 của 2 vế: 官 (ông quan) khác với 對 (câu đối)
2.
Đối đáp với cao tăng đắc đạo:
Qua ải ít lâu, đoàn sứ bộ ghé vào vãn cảnh một ngôi chùa ở mé đường, Mạc Đĩnh Chi có ngồi bàn luận văn chương với một nhà sư Trung Hoa.
Nhà sư đọc:
几以木杯不木如何以几為杯
Kỷ dĩ mộc, bôi bất mộc, như hà dĩ kỷ vi bôi
(Ghế là gỗ, chén chẳng là gỗ, sao nỡ lấy ghế làm chén)

Mạc Đĩnh Chi đối:
僧曾人佛弗人何乃以僧師佛
Tăng tằng nhân, Phật phất nhân, hà nãi dĩ tăng sư Phật?
(Sư là người, Phật chẳng là người, sao lại để cho sư thờ Phật?)

Câu đối đều mang tính chiết tự: Chữ “kỉ” [杞] gồm hai chữ “dĩ” [已] và “mộc” [木]; chữ “bôi” [杯] gồm hai chữ “bất” [不] và “mộc” [木] ; chữ “tăng” [僧] gồm hai chữ “tằng” [曾] và “nhân” [ ] ; chữ “Phật” [佛] gồm hai chữ “phất” [弗] và “nhân” [ ].

Hàm ý của vế ra đối chê ông Mạc người thấp bé (như cây gỗ kỉ) mà được trọng dụng. Vế đối lại cũng có thể có hàm ý: “việc tu hành của ông chẳng hợp lẽ chút nào”.
3.
Giải oan cho Thư sinh:
Trên đường đi đến kinh đô nhà Nguyên, trong một chiều hè nóng bức, Mạc Đĩnh Chi và tuỳ tùng lúc ấy thấy một quán nước ven đường thì dừng lại nghỉ chân. Chủ quán là một bà cụ già tóc bạc phơ, đến chào khách. Gần quán có một giếng nước. Trên thành giếng có viết 5 chữ:
銀缾腱上鼻
Ngân bình, kiên thượng tị.

Thấy lạ, Mạc Đĩnh Chi hỏi duyên do. Bà cụ chủ quán chậm rãi kể: “Xưa có một cô gái bán hàng nước ở đây rất thông minh, học giỏi, chữ nghĩa tốt. Có một anh học trò thầm yêu cô hàng nước, muốn ngấp nghé. Ngày ngày đi học về, thường ghé vào quán uống nước; và tìm lời trêu ghẹo. Một hôm cô hàng nước nói thực với anh:

“Thiếp là con nhà lương dân, có theo đòi bút nghiên, mà chàng cũng con nhà thi lễ, nếu như phải duyên trời, thực cũng xứng đôi vừa lứa, Nhưng mà thiếp chưa được biết tài học của chàng ra sao, vậy thiếp xin ra một câu đối, nếu chàng đối được, thiếp tình nguyện xin nâng khăn sửa túi, bằng không, thì xin chàng chớ qua đây quấy rầy làm gì nữa”.

Anh học trò bằng lòng. Cô hàng nhân nhìn thấy cái ấm tích bằng bạc trên bàn, mới ra câu đối trên có nghĩa là
“Bình bạc, mũi trên vai.”
(Ý nói cái vòi trên cổ ấm nước).

Anh học trò nghĩ mãi mà không đối được, xấu hổ quá, đành đâm đầu xuống cái giếng gần đó chết. Ít lâu sau, người ta cho viết vế xuất câu đối ấy lên thành giếng để thách thức cả thiên hạ, nhưng xưa nay chưa ai đối được”. Nghe đến đây, Mạc Đĩnh Chi cười:

“Câu ấy dễ thế sao không đối được mà phải ngậm oan nơi đáy giếng! Thôi để ta đối giùm giải oan cho hồn kẻ thư sinh”.

Mạc Đĩnh Chi bèn đọc:
金鎖腹中鬚
Kim toả, phúc trung tu
(Nghĩa là “Khoá vàng, râu trong bụng.”

Ý nói cái tua khoá ở trong ruột khoá). Sau đó, Mạc Đĩnh Chi sai người viết câu ấy lên thành giếng, bên cạnh câu đối của cô hàng nước năm xưa. Mọi người đều chịu ông đối giỏi.
4.
Ứng khẩu khi bị sa xuống hố:
Sau nhiều ngày vất vả, Mạc Đĩnh Chi cùng sứ bộ đến Yên kinh, kinh đô nhà Nguyên. Nghe tin đồn Trạng nguyên An Nam nổi tiếng thông minh, quan lại nhà Nguyên mới hội nhau bàn cách chơi trác. Họ đào một cái hố vừa to, sâu quá đầu người, trên nguỵ trang như đường đi ngay trước cây cầu vào kinh thành. Hôm sau, Mạc Đĩnh Chi dẫn sứ bộ vừa đi tới đó. “Huỵch” một tiếng, cả người lẫn ngựa Mạc Đĩnh Chi lăn luôn xuống hố. Các quan Tầu phá ra cười (cốt để hạ nhục Mạc Đĩnh Chi) rồi một viên quan nói: “Nghe nói tiên sinh là người đối đáp xuất chúng, chúng tôi không tin. Nếu tiên sinh đối được câu đối này thì toàn bộ quan lại chúng tôi xin đỡ tiên sinh lên”. Ông đồng ý.

Viên quan kia đọc:
杆木横渠陸假相如私道
Can Mộc Hoành Cừ Lục Giả Tương Như Tự Đạo
(Nghĩa là: “Gỗ thẳng, cầu ngang, đường đi ngỡ là đất phẳng”).

Cái khó của câu này là ở chỗ dùng toàn tên những người nổi tiếng trong sử Trung Hoa ghép lại. Theo đó, “Can mộc” là Đoàn Can Mộc, một nhân vật đời Chiến quốc; “Hoành Cừ” là tên hiệu của Trương Tải, một triết gia đời Bắc Tống; “Lục Giả” người nước Sở, giỏi biện luận, theo giúp Hán Cao Tổ; “Tương Như” là Lạn Tương Như, một nhân vật nổi tiếng đời Chiến Quốc; “Tự Đạo” là Giả Tự Đạo, người đời Tống, một quyền thần chuyên chế.

Mạc Đĩnh Chi nhớ lại lúc trước khi ngã, ông nhìn thấy ở bên kia sông có cái đình dưới chân núi, nhân thế chỉ tay thẳng đình mà đối:
大庭安石望之染略天台
Đại Đình An Thạch Vọng Chi Nghiễm Lược Thiên Thai
(Nghĩa là: “Đình to, đá vững, nhác trông như thể (núi) Thiên Thai”)
Câu này cũng dùng toàn tên người ghép lại như ở câu chủ mà lại có ý khoáng đạt hơn nhiều, theo đó “Đại Đình” là một biệt hiệu của Thần Nông; “An Thạch” tức Vương An Thạch Thừa tướng đời Bắc Tống; “Vọng Chí” là danh nhân đời Hán, làm phụ chính cho Hán Nguyên Đế; Thiên Thai là một Tông Phái Phật Giáo, do Bồ-tát Long Thọ sáng lập 龍樹(梵文:Nāgārjuna) Riêng chữ “Nghiễm Lược” các nhà nghiên cứu chưa tra cứu ra là ai?! Chưa hiểu hết ý tưởng uyên thâm của Mạc Đĩnh Chi…Đúng theo lời hứa, văn võ bá quan triều Nguyên bất chấp áo mũ xúm lại đỡ ông Trạng lùn xấu xí nước Nam lên khỏi hố.
5.
Đối đáp với viên quan người Tống:
Mạc Đĩnh Chi và đoàn sứ đang cưỡi lừa đi xem hàng ngoài đường phố, thì bỗng lừa Mạc Đĩnh Chi đụng độ với ngựa của một viên quan người Tống.

Viên quan này nhìn Mạc Đĩnh Chi bằng nửa con mắt và đọc một câu:
Xúc ngã kỵ mã, Đông di chi nhân giả, Tây di chi nhân giả
(chạm phải ngựa ta, không rõ là bọn Đông Di hay Tây Di vậy)

Viên quan này lấy chữ “Đông di” ở sách Mạnh Tử, tỏ ý khinh rẻ người nước Nam là kẻ mọi rợ.

Mạc Đĩnh Chi nhìn thẳng vào mắt tên quan, đáp:
Át dư thừa lư, Nam phương chi cường dư, Bắc phương chi cường dư
(cưỡi lừa dạo chơi, mới biết người Bắc khoẻ hay người Nam khoẻ).

Vì chữ “Nam phương” lấy ở sách Trung Dung đã nói rõ thâm ý người phương Bắc chắc gì đã mạnh hơn người phương Nam, nếu mạnh hơn sao lại chịu để giặc Nguyên đô hộ? Viên quan người Tống kia tỏ ý xấu hổ, ra roi cho ngựa đi thẳng không dám hoạnh hoẹ nữa.
15.00
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Poet Hansy

MẠC ĐỈNH CHI [2]


B.
TRONG HOÀNG CUNG
1.
Đối đáp với quan Thừa Tướng:
Bữa nọ, trong lúc chờ thiết triều, quan Thừa Tướng ra vế đối:
安去女已豕為家
An nữ khứ, dĩ thỉ vi gia
(Chữ “an 安” bỏ chữ “nữ 女” đi, thêm chữ “thỉ 豕” vào thành chữ “gia 家”/“nhà”). Thấy ông là người thấp bé xấu xí tỏ ý khinh thường, đại ý là họ coi ông xấu xí như lợn, mà đưa đi sứ. Ngoài ra còn có ý khác là nhà Nguyên cần phải xoá sổ nước An Nam để nhập vào bản đồ Trung Quốc)

Mạc Đĩnh Chi đáp lại:
囚出人立王成囯
Tù nhân xuất, nhập vương thành quốc
(Chữ “tù 囚” bỏ chữ “nhân 人” đi, thêm chữ “vương 王” vào thành chữ “quốc 囯”). Đại ý là người ở trong tù đưa ra thì họ cũng làm được vua một nước, câu này đối ý cũng rất chuẩn vì nó nói nên rằng dân Đại Việt không chịu đè nén như vậy mà vẫn đứng vững thành một quốc gia riêng)
2.
Đối đáp với quan Quan Thượng Thư:
Quan Thượng Thư thấy vậy đọc:
Thập khẩu tâm tư, tư quốc tư gia, tư phụ mẫu
(câu này dùng phép chiết tự, chữ thập 十, chữ khẩu 口, chữ tâm 心 gộp lại thì thành chữ tư 思 có nghĩa là nhớ: nhớ nước, nhớ nhà, nhớ cha mẹ)

Mạc Đĩnh Chi lên tiếng đối luôn:
Thốn thân ngôn tạ, tạ thiên, tạ địa, tạ quân vương
(chữ thốn 寸,chữ thân 身, chữ ngôn 言 gộp lại thành chữ tạ 謝 có nghĩa là cám ơn: cám ơn trời, cám ơn đất, cám ơn vua)

Câu đối trên đây vế xuất na ná với giai thoại về mối tình của Đường Bá Hổ - Điểm Thu Hương bên Trung Quốc, chỉ khác ở 2 chữ cuối cùng là “xã tắc”
3.
Đối đáp với quan Thái Sư:
Quan Thái Sư đứng cạnh đó tiếp tục ra:
Thiên lý vi trùng, trùng thuỷ trùng sơn trùng nhật nguyệt
(Nghĩa là: Việt cách Trung Quốc nghìn dặm, núi sông nước đều giống như Trung Quốc. Nghĩa bóng: Họ gạ nước Việt nhập vào Trung Quốc)

Mạc Đĩnh Chi đối lại như sau:
Nhất nhân thành đại, đại quân đại quốc đại càn khôn
(Nghĩa là: Một người cũng là lớn, có vua lớn, nước lớn có trời đất lớn. Nghĩa bóng: Nước Việt tuy nhỏ nhưng cũng có vua quan, có trời đất riêng không phụ thuộc vào ai)
4.
Đối đáp với quan Thái Uý:
Quan Thái Uý liền nối tiếp mạch văn chương:
Hải trung hàm thuỷ thanh thiên bao nhật nguyệt tinh thần
(Nghĩa là: Trong bể đựng nước bao bọc trời xanh mặt trời mặt trăng và cả tinh thần. Nghĩa bóng: Đại ý nói Trung Quốc là nước lớn rộng như trời biển bao bọc cả trời xanh mặt trời mặt trăng và cả các vì sao, so nước Việt thì nước Việt nhỏ bé)

Mạc Đĩnh Chi đối lại như sau:
Hàn thượng phân kim chỉ địa quát đông tây nam bắc
(Nghĩa là: Trên mâm chia vàng chỉ xuống đất bao quát cả đông tây nam bắc. Nghĩa bóng: Trên một cái mâm chia vàng ai cũng được chia như nhau không cậy lớn mà chia ít cho người khác chỉ xuống đất bao quát thấu suốt được 4 phương đông tây nam bắc, nói cách khác không thể khinh nước nhỏ mà ăn hiếp được)
5.
Đối đáp với Hoàng Đế Nguyên Vũ Tông:
Đến khi thiết triều, vua Nguyên thấy sứ An Nam thấp lùn xấu xí liền ra một vế đối:
Lị Mị Võng Lưỡng tứ tiểu quỷ
(dịch nghĩa: Lị, Mị, Võng, Lưỡng là 4 con quỷ nhỏ) thiên tử có ý chê Mạc Đĩnh Chi hình dung xấu như quỷ, hơn nữa lại chơi chữ bởi các chữ lị [魑], mị [魅], võng [魍], lượng [魎] đều có bốn chữ quỷ [鬼] ở bên phải.

Mạc Đĩnh Chi đối lại:
Cầm Sắt Tỳ Bà bát đại vương
(dịch nghĩa: Cầm, Sắt, Tỳ Bà có 8 vua lớn) các chữ cầm [琴], sắt [瑟], tì bà [琵 琶] đều có tám chữ vương [王] đặt ở trên, phía trên là tên các loài quỷ phía dưới là tên các loại đàn. Vế đối này ông đã khéo chọn tên những cây đàn trong đó có 8 chữ vương. Chẳng những đã khéo tìm chữ đối lại với con số 4 mà lại có ý bảo ta đây là 8 vị đại vương chứ không phải 4 con quỷ nhỏ)

Sau này trong ca dao có những câu sau:
Cầm đàn gảy khúc nam thương
tì bà cầm sắt bát vương đối gì?

Khéo đưa sách cổ mà ôn
lị mị võng lượng bốn con quỷ ngồi
là lấy ý từ giai thoại đối đáp trên.

Trong tiểu thuyết võ hiệp “Xạ điêu anh hùng truyện” của Kim Dung, tác giả đã dùng câu đối này đưa vào đoạn Quách Tĩnh cõng Hoàng Dung đi gặp Nam Đế chữa bệnh và thi thố với tứ đại đệ tử của ông là: Ngư, Tiều, Canh, Độc.

vua Nguyên tiếp tục ra một vế nữa:
Quých tập chi đầu, đàm Lỗ luận: tri chi vi tri chi, bất tri vi bất tri, thị tri
(Chim chích đậu đầu cành, bàn sách Luận ngữ: biết thì nói là biết, không biết thì nói không biết, đó mới là biết - câu này dùng chữ trong Luận ngữ. Âm “i” nhại tiếng chim kêu líu lo, chọc âm của tiếng Việt)

Mạc Đĩnh Chi đáp lại:
Oa minh trì thượng, độc Châu thư: lạc dữ thiểu nhạc lạc, lạc dữ chủng lạc nhạc, thục lạc?
(Con ếch kêu trên bờ ao, đọc Châu thư: vui cùng ít người nhạc vui, vui cùng nhiều người nhạc vui, đằng nào vui hơn? - câu này dùng chữ trong Mạnh tử. Âm “ạc” nhại tiếng ếch kêu, chê giọng ồm ồm của người Tàu)

Không chỉ riêng câu đối mà còn qua rất nhiều những thử thách khác nữa, Thiên tử Nguyên triều và chư quan đều công nhận học vấn của Mạc Đĩnh Chi uyên bác và sắc phong ông làm Lưỡng Quốc Trạng Nguyên.
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Poet Hansy

NHẠC SỸ NGUYỄN VĂN ĐÔNG:
“CHIỀU MƯA BIÊN GIỚI” LÀ BIÊN GIỚI NÀO?


Nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông qua đời để lại cho lòng người ái mộ âm nhạc những tiếc nuối. Một trong những tác phẩm âm nhạc nổi tiếng của nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông là Chiều mưa biên giới được ông sáng tác năm 1956.

Bài hát được mở màn với câu “Chiều mưa biên giới anh đi về đâu”. Rất nhiều người nghe, thích câu này và cũng thắc mắc “biên giới” mà Nguyễn Văn Đông nhắc đến là “biên giới nào”.

Bài hát này được sáng tác vào năm 1956. Thời điểm này, Nguyễn Văn Đông vẫn là trung uý của quân lực Việt Nam cộng hoà. Thời điểm cuối 1955, ông giữ chức vụ Trưởng phòng 3 (Tác chiến) của

Phân khu Đồng Tháp Mười và đến 1956 thì tham gia chiến dịch Thoại Ngọc hầu.
Chiến dịch Thoại Ngọc hầu là chiến dịch quân sự quy mô của chính quyền Ngô Đình Diệm nhằm đối phó với lực lượng của Ba Cụt (tướng Lê Quang Vinh). Tài liệu đăng trên báo CAND cũng xác nhận: “Vào ngày 5.1.1956, Dương Văn Minh phát lệnh một cuộc tấn công đại quy mô có mật danh là “Thoại Ngọc Hầu” nhằm vào lực lượng của Ba Cụt... Dù đang “nước sôi lửa bỏng”, thay vì ém quân thật kỹ, hàng ngày các tay súng của Ba Cụt vẫn ngang nhiên đột nhập vào nhà dân cướp bóc, hãm hiếp. Thậm chí, một vài nhóm phỉ còn nhận được lệnh bắt cóc công chức của Ngô Đình Diệm để tạo tiếng vang”.

Trong một lần trả lời phỏng vấn trước đây với một tờ báo hải ngoại, nhạc sỹ Nguyễn Văn Đông từng kể về hoàn cảnh sáng tác bài Chiều mưa biên giới: “Khi ấy tôi là trung uý trưởng phòng hành quân của chiến khu Đồng Tháp Mười là người có trách nhiệm đề ra những phương án tác chiến. Lần đó tôi dẫn đầu một nhóm biệt kích bí mật đi điều nghiên chiến trường dọc theo biên giới Miên-Việt và Đồng Tháp Mười. Trên đường về, anh em chúng tôi lâm vào cảnh trời chiều gió lộng, mưa gào như vuốt mặt. Giữa cánh đồng hoang vắng tiêu sơ, lối vào tiền đồn thì xa xôi, thoáng ẩn hiện những nóc tháp canh mờ nhạt ở cuối chân trời. Và từng chập gió buốt kéo về như muối sát vào thịt da. Từ trong cảnh ấy, tận đáy lòng mình đã nghe nẩy lên những cung bậc rung cảm, những trường canh đầu tiên buồn bã cho bài Chiều Mưa Biên Giới anh đi về đâu...”.

Như vậy, có thể thấy bài Chiều mưa biên giới do Nguyễn Văn Đông sáng tác vào năm 1956 là nói về biên giới Việt Nam – Campuchia để tả tâm trạng của người lính khi tham gia chiến dịch Thoại Ngọc hầu.

Câu sâu lắng nhất trong Chiều mưa biên giới phải kể đến đoạn cuối đầy triết lý nhân văn:

“Người đi khu chiến thương người hậu phương.
Thương màu áo gởi ra sa trường.
Lòng trần còn tơ vương khanh tướng
Thì đường trần mưa bay gió cuốn, còn nhiều anh ơi”.

Không phải người hậu phương thương người đi ra chiến trường mà ngược lại chính người ra sa trường nghĩ và thương cho người ở hậu phương. Ở đây, có sự đồng cảm rõ giữa Nguyễn Văn Đông và nhà thơ Hữu Loan trong bài Màu tím hoa sim (sáng tác 1949) với câu:

“Nhỡ khi mình không về
thì thương
người vợ chờ
bé bỏng chiều quê...”

Cùng là người khoác áo lính, với những âm hưởng đậm chất lính nhưng lại rất nhân văn, trong tâm trạng rất thật của con người, Nguyễn Văn Đông và Hữu Loan để lại cho chúng ta những tác phẩm bất hủ, lắng đọng mãi lòng người.

Anh Tú
Cuối tháng 7.2017, bài hát Chiều mưa biên giới được nam ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng giới thiệu trong album “Tình bơ vơ” sau khi anh xin và được cấp phép biểu diễn.
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Poet Hansy

NGUYỄN HIỀN


Đối đáp với quan Lang Trung:

Hồi mới lên bảy tuổi, Nguyễn Hiền thường hay chơi trò nặn đất với bọn trẻ mục đồng. Một lần trạng nặn con voi đất, rồi lấy bốn con cua để vào bốn chân, lấy đỉa làm vòi, lấy bướm làm tai, thành ra voi đất cũng cử động được, khiến bọn trẻ vui thích reo hò ầm ĩ. Chợt một ông quan đi qua đứng lại xem và hỏi chuyện cậu bé Hiền. Thấy cậu bé khéo léo lại láu lỉnh, ông quan liền đọc đùa một câu:

vế ra:
童子六七人無如爾巧
Đồng tử ngũ lục nhân, vô như nhĩ xảo!
(Bọn trẻ năm sáu đứa, không đứa nào khéo bằng mày)

Cậu bé Hiền thấy vậy, hỏi ông quan rằng: “Trước hết xin ông cho biết ông làm chức quan gì?”. Quan nói: “Ta là quan Lang Trung, mỗi tháng ăn lương hai ngàn hộc”
Thấy quan có ý khoe khoang, cậu bé Hiền liền đọc rằng:

郞中二千石莫若公...
Lang trung nhị thiên thạch, mạc nhược công ...
(Quan thái thú ăn lương hai ngàn hộc, chẳng ai. . . bằng ông).

Quan cười bảo: “Đối còn thiếu một chữ!”. Nguyễn Hiền nài cho tiền rồi sẽ đối nốt. Quan cho tiền xong, cậu bé Hiền liền bổ sung chữ 廉 Liêm vào cuối vế đối.

Quan chịu là giỏi, nhưng vui miệng hỏi thêm:
“Thế nếu ta không cho tiền, thì cháu đối chữ gì?”.
Nguyễn Hiền trả lời:
“ Khó gì? Nếu ông không cho tiền thì tôi chỉ việc điền chữ 貪 Tham vào thôi!”.

Quan biết thằng bé láu cá, đành phải bỏ đi không dám trêu chọc gì nữa, kẻo lại mang tiếng “to đầu mà dại”! Có thuyết khác nói giai thoại này là của Vũ Công Duệ đời Hậu Lê, Vũ Công Duệ (1468 - 1522) tên lúc nhỏ là Nghĩa Chi, người xã Trình Xá, huyện Sơn Vi, trấn Sơn Tây (nay thuộc huyện Thanh Sơn, tỉnh Vĩnh Phú). Đỗ Trạng nguyên năm 20 tuổi khoa Canh Tuất, niên hiệu Hồng Đức thứ 21 đời Lê Thánh Tông (1490). Làm quan đến Lại bộ Thượng thư kiêm Đông các Đại học sĩ chầu Kinh diên, được tặng Thiếu bảo, tước Trịnh Khê Hầu

Đối đáp với các quan khâm sai:

Nguyễn Hiền vốn quê làng Hà Dương (tỉnh Nam Định). Nguyễn Hiền thi đình, đỗ trạng nguyên lúc mới 13 tuổi. Tại lễ triều kiến các vị tân khoa, vua Trần Thái Tông thấy trạng quá nhỏ, bèn cho trạng về quê, hẹn ba năm sau sẽ cho vào triều phong quan. Được ít lâu, sứ thần Mông Cổ sang An Nam đem 1 bài thơ sang thách giải nghĩa:

“Lưỡng nhật bình đầu nhật,
tứ sơn điên đảo sơn,
lưỡng vương tranh nhất quốc,
tứ khẩu tung hoành gian”.

Vua Trần hỏi các quân thần thì không ai hiểu nghĩa lý ra làm sao, phải sai hai quan văn võ đến nhà ông Nguyễn Hiền mời vào triều để hỏi. Hai viên khâm sai không quản ngày đêm, phi ngựa nước đại tìm về làng Trạng, thấy một lũ trẻ đang đùa nghịch ở gốc đa đầu làng, viên quan võ thử ra một câu đối để dò xem Trạng có mặt trong đám ấy chăng, vế ra là:

Tự là chữ, cất giằng đầu, chữ tử là con, con ai con nấy?
(câu này nói về cách chuyển hoá chữ: “tự” [字] (chữ), ‘tách’ [宀] (giằng đầu), còn “tử” [子] (con)

Một đứa trẻ đối ứng khẩu ngay:
Vu là chưng, bỏ ngang lưng, chữ đinh là đứa, đứa nào đứa này?
(vế dưới cũng là phép tương tự: “vu” [于] (chưng), ‘bỏ’ [一] (ngang), thành chữ “đinh” [丁] (đứa)

Đối xong đám trẻ giải tán ai về nhà nấy, hai viên sứ giả biết đứa trẻ ấy là Trạng Hiền, mới hỏi thăm đến tận nhà thì thấy Trạng đang lúi cúi ở dưới bếp.

Viên quan văn bèn đọc một câu rằng:
Văn quân từ viễn bảo trù, hà tu nự áo
(Tôi nghe quân tử xa chỗ bếp nước, lọ là phải nịnh vua bếp)

Trạng Hiền ứng khẩu đối ngay:
Ngã bản hữu quan cư đinh nại, khả tam điêu canh
(Ta cốt có chức làm được Tể tướng, nhưng còn tạm nấu nồi canh.
Nấu canh lạt mặn tại tay cũng như chức làm tướng)

Hai vị khâm sai biết đúng là trạng bèn mời về cung, trạng nói:
“Nhà vua muốn mời ta về phải có voi ngựa, bằng sắc, mũ áo rước ta đi”.

Sứ phản hồi xin vua đầy đủ các nghi thức trên, bấy giờ trạng mới chịu hồi cung. Khi đến kinh, Trạng Hiền cầm bút viết ra một chữ và giải rằng:

“Câu thứ nhất nghĩa là chữ nhật, ngược xuôi bằng đầu nhau;
Câu thứ nhì là bốn chữ san, ngược xuôi cũng là chữ san cả;
Câu thứ ba hai chữ vương tranh nhau ở trong một nước,
câu thứ tư là bốn chữ khẩu ngang dọc đều là khẩu cả.
Tóm lại chỉ là một chữ điền”.

Giải xong, đưa cho sứ Tầu xem, sứ Tầu phải chịu vì thế vua cử Nguyễn Hiền làm Kim tử vĩnh lộc đại phu; sau làm đến Công bộ thượng thư, không được bao lâu thì ông mất.

Hiện nay, tại đền thờ trạng nguyên Nguyễn Hiền ở quê hương ông, thôn Dương A (Nam Thắng, Nam Trực, Nam Định) còn giữ đôi câu đối ca ngợi công tích của Trạng như sau:

Thập nhị tuế khôi khai lưỡng quốc (Mười hai tuổi khai khoa hai nước)
Vạn niên thiên tuế lập tam tài (Nghìn năm ghi mãi chữ tam tài)
Đông A nhất giáp sinh tri Trạng
Nam Việt thiên thu quốc tế thần

Câu đối khắc tại đình Lại Đà thuộc xã Đông Hội huyện Đông Anh thủ đô Hà Nội:

Kình thiên đại quán long lân trụ
Dục nhật linh quang hổ nhãn trì
Dịch nghĩa:
Quán lớn chống trời cột vẩy rồng
Ao mắt hổ tắm trong ánh mặt trời
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Poet Hansy

NGUYỄN HIỀN


Đối đáp với quan Lang Trung:

Hồi mới lên bảy tuổi, Nguyễn Hiền thường hay chơi trò nặn đất với bọn trẻ mục đồng. Một lần trạng nặn con voi đất, rồi lấy bốn con cua để vào bốn chân, lấy đỉa làm vòi, lấy bướm làm tai, thành ra voi đất cũng cử động được, khiến bọn trẻ vui thích reo hò ầm ĩ. Chợt một ông quan đi qua đứng lại xem và hỏi chuyện cậu bé Hiền. Thấy cậu bé khéo léo lại láu lỉnh, ông quan liền đọc đùa một câu:

vế ra:
童子六七人無如爾巧
Đồng tử ngũ lục nhân, vô như nhĩ xảo!
(Bọn trẻ năm sáu đứa, không đứa nào khéo bằng mày)

Cậu bé Hiền thấy vậy, hỏi ông quan rằng: “Trước hết xin ông cho biết ông làm chức quan gì?”. Quan nói: “Ta là quan Lang Trung, mỗi tháng ăn lương hai ngàn hộc”
Thấy quan có ý khoe khoang, cậu bé Hiền liền đọc rằng:

郞中二千石莫若公...
Lang trung nhị thiên thạch, mạc nhược công ...
(Quan thái thú ăn lương hai ngàn hộc, chẳng ai. . . bằng ông).

Quan cười bảo: “Đối còn thiếu một chữ!”. Nguyễn Hiền nài cho tiền rồi sẽ đối nốt. Quan cho tiền xong, cậu bé Hiền liền bổ sung chữ 廉 Liêm vào cuối vế đối.

Quan chịu là giỏi, nhưng vui miệng hỏi thêm:
“Thế nếu ta không cho tiền, thì cháu đối chữ gì?”.
Nguyễn Hiền trả lời:
“ Khó gì? Nếu ông không cho tiền thì tôi chỉ việc điền chữ 貪 Tham vào thôi!”.

Quan biết thằng bé láu cá, đành phải bỏ đi không dám trêu chọc gì nữa, kẻo lại mang tiếng “to đầu mà dại”! Có thuyết khác nói giai thoại này là của Vũ Công Duệ đời Hậu Lê, Vũ Công Duệ (1468 - 1522) tên lúc nhỏ là Nghĩa Chi, người xã Trình Xá, huyện Sơn Vi, trấn Sơn Tây (nay thuộc huyện Thanh Sơn, tỉnh Vĩnh Phú). Đỗ Trạng nguyên năm 20 tuổi khoa Canh Tuất, niên hiệu Hồng Đức thứ 21 đời Lê Thánh Tông (1490). Làm quan đến Lại bộ Thượng thư kiêm Đông các Đại học sĩ chầu Kinh diên, được tặng Thiếu bảo, tước Trịnh Khê Hầu

Đối đáp với các quan khâm sai:

Nguyễn Hiền vốn quê làng Hà Dương (tỉnh Nam Định). Nguyễn Hiền thi đình, đỗ trạng nguyên lúc mới 13 tuổi. Tại lễ triều kiến các vị tân khoa, vua Trần Thái Tông thấy trạng quá nhỏ, bèn cho trạng về quê, hẹn ba năm sau sẽ cho vào triều phong quan. Được ít lâu, sứ thần Mông Cổ sang An Nam đem 1 bài thơ sang thách giải nghĩa:

“Lưỡng nhật bình đầu nhật,
tứ sơn điên đảo sơn,
lưỡng vương tranh nhất quốc,
tứ khẩu tung hoành gian”.

Vua Trần hỏi các quân thần thì không ai hiểu nghĩa lý ra làm sao, phải sai hai quan văn võ đến nhà ông Nguyễn Hiền mời vào triều để hỏi. Hai viên khâm sai không quản ngày đêm, phi ngựa nước đại tìm về làng Trạng, thấy một lũ trẻ đang đùa nghịch ở gốc đa đầu làng, viên quan võ thử ra một câu đối để dò xem Trạng có mặt trong đám ấy chăng, vế ra là:

Tự là chữ, cất giằng đầu, chữ tử là con, con ai con nấy?
(câu này nói về cách chuyển hoá chữ: “tự” [字] (chữ), ‘tách’ [宀] (giằng đầu), còn “tử” [子] (con)

Một đứa trẻ đối ứng khẩu ngay:
Vu là chưng, bỏ ngang lưng, chữ đinh là đứa, đứa nào đứa này?
(vế dưới cũng là phép tương tự: “vu” [于] (chưng), ‘bỏ’ [一] (ngang), thành chữ “đinh” [丁] (đứa)

Đối xong đám trẻ giải tán ai về nhà nấy, hai viên sứ giả biết đứa trẻ ấy là Trạng Hiền, mới hỏi thăm đến tận nhà thì thấy Trạng đang lúi cúi ở dưới bếp.

Viên quan văn bèn đọc một câu rằng:
Văn quân từ viễn bảo trù, hà tu nự áo
(Tôi nghe quân tử xa chỗ bếp nước, lọ là phải nịnh vua bếp)

Trạng Hiền ứng khẩu đối ngay:
Ngã bản hữu quan cư đinh nại, khả tam điêu canh
(Ta cốt có chức làm được Tể tướng, nhưng còn tạm nấu nồi canh.
Nấu canh lạt mặn tại tay cũng như chức làm tướng)

Hai vị khâm sai biết đúng là trạng bèn mời về cung, trạng nói:
“Nhà vua muốn mời ta về phải có voi ngựa, bằng sắc, mũ áo rước ta đi”.

Sứ phản hồi xin vua đầy đủ các nghi thức trên, bấy giờ trạng mới chịu hồi cung. Khi đến kinh, Trạng Hiền cầm bút viết ra một chữ và giải rằng:

“Câu thứ nhất nghĩa là chữ nhật, ngược xuôi bằng đầu nhau;
Câu thứ nhì là bốn chữ san, ngược xuôi cũng là chữ san cả;
Câu thứ ba hai chữ vương tranh nhau ở trong một nước,
câu thứ tư là bốn chữ khẩu ngang dọc đều là khẩu cả.
Tóm lại chỉ là một chữ điền”.

Giải xong, đưa cho sứ Tầu xem, sứ Tầu phải chịu vì thế vua cử Nguyễn Hiền làm Kim tử vĩnh lộc đại phu; sau làm đến Công bộ thượng thư, không được bao lâu thì ông mất.

Hiện nay, tại đền thờ trạng nguyên Nguyễn Hiền ở quê hương ông, thôn Dương A (Nam Thắng, Nam Trực, Nam Định) còn giữ đôi câu đối ca ngợi công tích của Trạng như sau:

Thập nhị tuế khôi khai lưỡng quốc (Mười hai tuổi khai khoa hai nước)
Vạn niên thiên tuế lập tam tài (Nghìn năm ghi mãi chữ tam tài)
Đông A nhất giáp sinh tri Trạng
Nam Việt thiên thu quốc tế thần

Câu đối khắc tại đình Lại Đà thuộc xã Đông Hội huyện Đông Anh thủ đô Hà Nội:

Kình thiên đại quán long lân trụ
Dục nhật linh quang hổ nhãn trì
Dịch nghĩa:
Quán lớn chống trời cột vẩy rồng
Ao mắt hổ tắm trong ánh mặt trời
15.00
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Poet Hansy

BÙI GIÁNG


1
Khi ‘Trẫm’ Bùi Giáng tặng thơ cho các ‘Đại ca’

Tôi xin gọi ông theo nhiều danh xưng mà người đời đặt cho Bùi Giáng: Bùi tiên sinh, Trung niên thi sĩ, Đười ươi thi sĩ. Còn Bùi Giáng thì ngấm ngầm cà rỡn tự cho mình là Đại Vương nên chỉ yêu những người đẹp nhất trên trần gian, và ông thường tự xưng là Trẫm.

Nhắc đến thi sĩ Bùi Giáng người ta thường hay nhớ đến một gã trung niên sặc sỡ màu sắc xanh xanh vàng vàng đỏ đỏ với đôi mắt sáng quắc sau một đôi kính cận dày cộp.

Khắp Sài Gòn Chợ Lớn người ta thường thấy thi sĩ thoắt ẩn thoắt hiện như một kiếm khách có thân thủ phi phàm với lối phục trang quái dị vá chằng vá đụp nhìn như đệ tử của cái bang trong truyện kiếm hiệp Kim Dung.

Nhưng nếu ai có một chút thẩm mỹ nhứt định sẽ phải thán phục cho cách chọn màu sắc của thi sĩ vì nhìn kỹ sẽ thấy đây là một mảng màu hội hoạ sạch sẽ cực đẹp.

Đây đúng là một kiểu thời trang của Bùi Giáng từ cái kính cho đến đôi giày rách, cái nón và cái bị, tạo thành một bức tranh kì lạ. Giống như một đạo sĩ của thời Xuân thu Chiến quốc, cái màu sắc ấy cũng thay đổi từng ngày khi người ta chợt bắt gặp Bùi đại ca đang múa may quay cuồng ở chợ Tân Định và chỉ một loáng sau đã thấy thi sĩ đang ngao du ở tận chợ Bà Chiểu.

Ông đi như mây lang thang như gió, hết quận nầy đến quận khác, hết quán nầy đến quán kia. Cung cách ăn uống của Bùi Giáng thì phải nói là đặc biệt, chỉ Bùi Giáng mới có.

Xích lô là phương tiện phổ quát nhất mà Bùi đại ca thường hay dùng để di chuyển khắp Sài Gòn Chợ Lớn, ngoài việc đi bộ. Ông có cả một đội xích lô thân quen.

Nhiều anh em văn nghệ yêu thích ông nên cũng thường hay xin ông cho thơ, việc này không hề khó, thi sĩ luôn sẵn lòng dâng hiến cho những ai yêu thi ca. Nhưng ông luôn đề tặng theo ý mình.

Nghe mấy anh xích lô này kể, mỗi lần chở Trung niên thi sĩ là vui nhất trên đời vì ông luôn luôn cho ăn nhậu no say. Không biết tiền ở đâu ông luôn cho anh em rất hậu, mỗi lần chở “bệ hạ” là có thể sống được ba bốn ngày.

Nói “bệ hạ” vì Bùi Giáng có một lối xưng hô rất ư là phiêu bồng cà rỡn hảo hán Lương Sơn Bạc: “Cho Trẫm về Chợ Lớn đi Đại ca”. Chỉ cần nghe như vậy, đại ca xích lô đã sướng rân lên cười toe và cung kính hạ càng: “Dạ xin mời Bệ hạ an toạ, Đại ca xin hầu ngài”. Với nụ cười an nhiên vi tiếu, Bùi đại vương nhảy tót lên xe một cách điệu nghệ, hai thầy trò bắt đầu cuộc “Sài Gòn Chợ Lớn rong chơi/ Đi lên đi xuống đã đời du côn”.

Đói thì ăn khát thì uống mệt quá thì nghỉ, gốc cây hè đường công viên ghế đá bất cứ chỗ nào thích là dừng. Nhưng có điều lạ là “Trẫm” vẫn ngự trên xích lô bất cứ nơi đâu, Đại ca thì tuỳ thích nhưng làm ơn đừng cho chiếc xích lô chổng gọng ngã nhào khi Trẫm đang ngự là được rồi.

Trẫm thích lim dim trong cái náo nhiệt ầm ì giữa Sài Gòn hoa lệ. Nếu có mỏi qúa vì phải ngồi lâu, Trẫm sẽ đột nhiên phóng cái ào xuống đường chơi một vài điệu luân vũ của đười ươi rớt hột trước những đôi mắt thảng thốt của con người... Xong rồi, “phóc” lên yên đi thôi Đại ca, hỏi rằng Trẫm sẽ đi đâu/ Thưa rằng Trẫm sẽ đi lâu chưa về.

Đi đâu bây giờ, Đại ca gióng tiếng hỏi... Trẫm trả lời: “Đại ca chở Trẫm về quận 3 đi, vào cái quán bia ấy biết không”. Tất nhiên là phải biết rồi làm sao không. Xe trực chỉ quán 81 (đường Trần Quốc Thảo – trước đây tôi đã có bài viết về những kỷ niệm văn nhân thi sĩ tại quán này – TG).

Từ xa, anh em đã thấy xe của Trung Niên Đười Ươi Thi sĩ xuất hiện cập vào hàng hiên của quán. Vẫn trên xe, thi sĩ quát vào: “Cho hây [hai] chai Soài goòn”.

Bia được đưa ra kèm theo một đĩa đậu phụ. Hai thầy trò ngồi ngay trên xe nhậu khề khà. Ông Bùi nhậu không nhiều, chỉ mới hai ve là mặt đỏ gay mắt sáng rực lên như hai ngọn đèn pha.

Đại ca xích lô muốn uống bao nhiêu thì uống, nhưng nhớ không được say kềnh ra vì còn phải đưa Trẫm về nữa. Bao nhiêu Trẫm thanh toán hết lại còn boa lưng tưng đầu mày cuối mắt cho mấy em phục vụ.Và cũng nhanh như lúc đến hai thầy trò lại ra đi sau một màn nhảy múa ngay trên sân của quán nhậu.

Chuyện đi xe xích lô của Trung niên thi sĩ cũng nhiều cái kỳ quái. Như lần ông đi đường vào giờ cao điểm, làm sao để có thể vượt qua cái đám đông lô nhô lúc nhúc kia đang kẹt cứng sau buổi chiều tan tầm đây?

Chuyện nhỏ đối với Trung niên thi sĩ, không biết từ đâu Anh Dzoáng bỗng có một cái tu huýt thổi lên rầm trời cùng với một chiêu lăng ba vi bộ bay ra giữa ngã tư bắt đầu một cuộc nhảy nhót hoành tráng tả xung hữu đột như phim.

Bùi thi sĩ biến thành một cảnh sát giao thông có một không hai trên cái trần gian lộn xộn hỗn mang này. Lạ thay, dòng xe cộ đang dừng như bị một cái đập ngăn bỗng dưng như được tháo chốt lăn bánh trôi từ từ theo những động tác điều khiển điệu đàng như một nhạc trưởng của Trung niên thi sĩ.

Chưa vội chấm hết cho cuộc trình diễn, thi sĩ tiếp tục múa may theo nhịp điệu tiếng còi thêm một hồi nữa cho đến khi xe cộ lưu thông theo ý muốn rồi tự dưng ông biến mất. Lát sau, người ta đã thấy hai thầy trò thong dong ngao du ca hát cùng bạn bè ở Bà la chân Tân Định kia rồi.

Như đã viết, Bùi Giáng có một lối ngồi ăn uống và cả làm thơ hết sức đặc biệt, nghĩa là chỉ ngồi trên xe xích lô thôi không bao giờ ngồi trên ghế của bất cứ quán nào.

Ngay cả cách xưng hô “Trẫm và Đại ca” cũng là một cách tếu táo thâm trầm nhưng vô cùng cà rỡn của Bùi Giáng. Nhiều anh em văn nghệ yêu thích ông nên cũng thường hay xin ông cho thơ, việc này không hề khó, thi sĩ luôn sẵn lòng dâng hiến cho những ai yêu thi ca. Nhưng ông luôn đề tặng theo ý mình.

Vậy nên mới có chuyện một anh chàng làm thơ nọ được Bùi thi sĩ tặng thơ có lời đề tặng như sau: “Bài thơ này Trẫm tặng cho Đại ca QYZ, kí tên Trẫm, Bùi Giáng”.

Sướng quá, anh này bèn đem khoe với mọi người và toáng lên rằng: “Được Bùi Giáng nể lắm nên mới gọi là Đại ca”.

Nhưng khi nghe một đàn anh phân tích, anh này mới tá hoả vì hiểu ra Trung niên thi sĩ đang cà rỡn la cà chữ nghĩa với mình, nhưng có hề chi chỉ vui vui vì cái kiểu cà rỡn ta bà của thi sĩ.

Không chỉ một mình anh này mà nhiều người khi được Bùi Giáng tặng thơ cũng đều có chung một lời đề tặng như thế không sai một chút nào.

Có một giai thoại do Bùi Chí Vinh kể rằng, anh cũng được Bùi Giáng nâng một cái... chổi truyền lại cho Bùi Chí Vinh như truyền vương trượng sau khi nghe Vinh đọc thơ.

Hư thực không biết nhưng có người bảo rằng Vinh bị Bùi Giáng cà rỡn mà thôi chứ làm gì có chuyện truyền “ngôi báu thi ca”. Vì nói cho cùng thì Bùi Giáng vẫn là Bùi Giáng, không ai có thể là truyền nhân được.

Vì sống điêu linh thơ mộng được như Bùi thi sĩ đã là chuyện vô cùng khó rồi. Còn làm thơ lại càng khó hơn vì cái lối tung hứng chữ nghĩa độc nhất vô nhị đến vô ngôn vô cùng của thi sĩ họ Bùi, lại có vô chừng ngữ nghĩa rập rờn âm thanh trong thơ của ông.
2.
Anh Dzoáng phóng bút làm thơ trên… phong bì

Hỏi rằng tiền bạc của Trung niên thi sĩ ở đâu mà ra? Câu trả lời ở giữa lộ trình ngao du: Bỗng nhiên Đại ca xích lô nghe: dừng lại đây đi Đại ca. Điểm dừng là một biệt thự kín cổng cao tường, từ bên trong nghe tiếng chó dữ hực lên.

Đại ca mới nghe đã muốn tháo chạy, nhưng Trẫm thì điềm nhiên, bảo Đại ca cho xe chạy sát vào cánh cổng nơi có nút bấm, tiếng chuông vang lên rền rĩ kèm theo tiếng của chủ nhân lao xao ra mở cửa.

“Ai đó...” - một giọng điệu kéo dài hách dịch. Hắng giọng: “Trẫm đây Đại ca...”. Cửa mở toang và giọng người reo vui: “Trời đất ơi, anh Dzoáng ngọn gió nào đưa anh tới đây”.

Vẫn kẻ đứng người ngồi, Trẫm tỉnh queo: “Thì đi rong chơi, mi có buồn không nếu tao vay mi ít tiền”. Chủ nhân không một chút buồn phiền trái lại còn vui mừng ra mặt vì được cụng phụng cho thi sĩ: “Dạ được được mà anh Dzoáng chờ em một chút!”.

Nói xong, chủ nhân quay thật nhanh vào nhà, và cũng thật nhanh đã quay trở lại, dường như sợ nếu chậm anh Dzoáng sẽ đi mất tiêu, trên tay là một phong bì màu xanh kính cẩn dâng lên.

Thi Sĩ nhét vào lưng quần xong rồi nhàng nhẹ: “Ta viết cho mi một bài thơ hí?”. Nói xong không đợi trả lời anh Dzoáng phóng bút làm ngay một bài thơ ngay trên chính cái phong bì đó. “Đây ta tặng”. Chủ nhân chưa kịp cám ơn thì thi sĩ đã vỗ càng xe “Đi thôi Đại ca ơi...”.
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Poet Hansy

THƠ và CÂU ĐỐI


Một giai thoại có liên quan tới Trần Mạnh Hảo khi họ Trần dẫn theo hai vị chức sắc thuộc tỉnh Hà Nam Ninh đến Hội Văn nghệ 81 Trần Quốc Thảo, Sài Gòn ăn nhậu và ra câu đối thách thức.

Hôm đó tôi đang ngồi uống bia dưới gốc cây đa cùng với Nguyễn Quốc Chánh, Nguyễn Ngọc Vinh (báo Tuổi Trẻ). Hai bên chào nhau và ráp bàn.

Trần Mạnh Hảo tuyên bố: “Có một câu đối chúng tôi ra vế mà từ Bắc vô Nam chưa ai đối được hoàn hảo về mặt nghĩa đen lẫn nghĩa bóng. Nếu các bạn trong bàn giải được, chúng tôi cá độ một chầu nhậu thả giàn”.

Vế đối ra như sau:

“BATA đi giày vải”.

Phải thú thật là vế ra quá độc. Bởi băng “Hà Nam Ninh” của Trần Mạnh Hảo gồm đúng 3 người, mà cả 3 đều đi giày vải, và giày vải đều mang hiệu Bata. Thế là anh em chiến hữu đều hướng mắt về phía tôi. Trong tình thế chỉ mành treo chuông, tôi gật đầu cái rụp.

Sau 15 phút động não cùng Ngọc Vinh trong toilet nhằm xác minh một đơn vị tiểu thủ công nghiệp mang tên “Ðại Chúng” chuyên sản xuất dép râu ở Chợ Lớn, tôi hùng hồn đứng dậy đối lại như sau:

“ĐẠI CHÚNG lết vỏ xe”.

Câu đối lại đã quá rõ ràng. Khi 3 cán bộ đi giày Bata thì đám đông đại chúng nghèo khổ đành phải mang dép vỏ xe lết bánh.

Thế là sau một hồi tranh cãi gọi điện thoại bàn xác minh cơ sở sản xuất dép lốp Ðại Chúng có thật hay không thì băng Trần Mạnh Hảo đành phải chung độ chứ còn phải hỏi!

Cũng trong giai thoại về câu đối, nhân đây tôi nhắc chuyện này như một nén nhang thắp tặng linh hồn hai vị thuộc giới văn nghệ đã khuất. Ðó là hai nhà thơ trào phúng Tú Rua và bác Cử Tạ, vốn là hai nhân vật nằm trong hai câu đối của tôi.

Chuyện xảy ra vào cuối thập niên 80 khi tôi và Lê Dụng (con trai cố nhạc sĩ Hoàng Việt) đến nhà Tú Rua chơi. Nhà thơ trào phúng Tú Rua vừa là chủ tiệm may đắt khách, vừa là một cộng tác viên đắc lực của báo Văn Nghệ Thành Phố, nơi Lê Dụng công tác.

Trong lúc trà dư tửu hậu chén tạc chén thù, ông chủ tiệm may Tú Rua cao hứng phán một câu: “Nghe đồn Bùi Chí Vinh có khả năng ứng tác về ca từ thi phú cổ điển. Vậy ông có ngon làm hai câu đối nói về chí khí của Tú Rua tôi trong sáng như sao Tua Rua trên bầu trời đêm thì tôi sẵn sàng đãi ông và Lê Dụng suốt một ngày khắp các quán Sài Gòn!”.

Lời phán của Tú Rua như một tiếng sét đánh ngang mày. Mà đã là sét đánh thì nháng lửa và tung toé như sao.

Bất giác tôi liên tưởng đến bác Cử Tạ phụ trách mục “Ôn cố tri tân” trên báo Long An Cuối Tuần thường hay bốc thuốc Đông y ở khu Ông Tạ.

Tôi nháy mắt với Lê Dụng như một nhân chứng và xuất khẩu thành hai câu đối như sau:

TÚ RUA “rua” SAO RUA

CỬ TẠ tạ ÔNG TẠ.

Tôi thấy Lê Dụng khoái trá, còn Tú Rua lặng người. Trong 3 từ “rua” của vế trên thì chữ “rua” thứ nhì là tiếng Pháp có nghĩa là “bắt tay”. Tương tự trong 3 từ “tạ” của vế đáp thì chữ “tạ” thứ nhì thuộc tiếng Hán có nghĩa là “vái chào”.

Và kết quả là chúng tôi say xỉn quắc cần câu như thế nào có lẽ các bạn cũng hình dung ra được.

Năm tới là năm con Chó, cũng có một người ra câu đối với tôi. Vế ra có nhắc đến con Gà:

Tối cuối năm nghe Gà cùng pháo gáy, hết vã đời vã gạo vã tình yêu.

Tôi đối ngay:

Ngày đầu tuổi thấy Chó với người cười, còn dư mánh dư mung dư chôm chỉa.

BÙI CHÍ VINH
15.00
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Poet Hansy

CHƠI CHỮ VỚI... CHÓ


Thời Pháp thuộc, tại một làng quê ở miệt vườn Nam Bộ, có ông cai tổng tên là Lê Hoa Hồng, thường được gọi là cai Hồng, là người cộng tác đắc lực với chính quyền cai trị.

Cai Hồng cho xây bên lề đường vào làng một cái quán để thỉnh thoảng nhóm bạn văn chương cùng nhau xướng hoạ.

Muốn chơi khăm những bạn thơ trong vùng, thầy cai cho ghi tên bảng hiệu quán là “quán Giai” (Giai theo nghĩa chữ Hán là xinh đẹp). Tuy nhiên nếu nói lái theo kiểu miền Nam thì có nghĩa là “dái” của quan. Ai ghé vào quán đều buộc phải chui qua bộ phận này. Rất xỏ lá ba que.

Biết được thâm ý của Cai Hồng, các nho sĩ trong làng nghĩ cách “trả đũa”, liền cho dựng một căn lều đối diện quán Giai và đặt tên là “Quán Bô” (“Bô theo chữ Pháp là “Beau”, cũng có nghĩa là đẹp), nhưng nói lái ra thành “Bố quan”. Dùng bố quan đặt trước “quán Giai” thật là thâm thuý, lại ứng hợp với Quán Đẹp, quán văn chương của cai Hồng!

Ngày khánh thành quán, có mặt đông đủ các văn nhân, nho sĩ, quan lớn, quan nhỏ, tri phủ, tri huyện, cai tổng... đến dự. Khi rượu vào lời ra, thấy ông “Phủ Ngãi” đã ngà say, cai Hồng nổi hứng liền ra câu đối:

Ông Phủ Ngãi nhậu say phải ngủ.

Một thầy giáo trong làng đối ngay:

Thầy Cai Hồng của cây công hài

Mọi người tham dự vỗ tay ầm ĩ, vế đối đúng cả chức vụ lẫn tên tộc “nài” ra mà nói lái, ứng hợp với ông Phủ Ngãi.

Thầy Cai Hồng thẹn đỏ mặt, tức giận vì bị viên giáo làng xỏ xiên. Cai Hồng liền hẳng giọng đầy hách dịch:

- “Các thầy” giỏi thật, dám dùng chức vụ và tên tuổi tôi mà giễu cợt. Ban đầu, người dân làng cứ ngỡ là ông Cai răn đe nên có vẻ e ngại, nhưng không ngờ thầy Cai cứ mãi lè nhè câu đó, biểu lộ thái độ mỉa mai, làm mọi người chú ý phân tích mới vỡ lẽ: Ông ta chửi “các thầy”, ý nói lái “cầy thác” nghĩa là “chó chết”.

Người đại diện dân làng liền nói với Cai Hồng:

- Thưa quan lớn, chúng tôi là người chăm lo giáo dục con em trong làng, đâu dám đụng tới quan là người “có chức”. Chúng tôi luôn kính trọng những người “có chức” như quan lớn lắm!

Thầy Cai tức đến ứa gan vì hiểu ngầm hai từ “có chức” ý nói lái của dân miền Nam là cứt chó. Sợ càng chơi chữ với đám thầy đồ trong làng sẽ càng bị thua đau nên Cai Hồng đành “tắt đài” cho khoẻ...

Cử Đúp
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Poet Hansy

ĐẶNG MA LA

Đặng Ma La [1234-1285] là con Tiễn sĩ Đặng Nghiêm quê làng An Để, Vũ Thư, Thái Bình. Gặp thời tao loạn, nhà Trần cướp ngôi, hai cha con phải chạy về quê lánh nạn tại làng Khúc Thuỷ, Chương Đức, Hà Đông và đổi từ họ Lý sang họ Đặng. Thân mẫu của Đặng Ma La tên là Lý Thị Tiêu, một hôm đi cấy mướn về giữa đồng làng thì trời giông bão. Cô phải chui vào một cái quán, ngủ thiếp đi, cô mơ thấy một vị thần có bàn chân to lớn còn để lại dấu. Cô ướm bàn chân mình, người thấy khác lạ, rồi cô có mang. Cô sinh ra một chàng trai tuấn tú, đạt tên cho con là Ma La – ý nói con ma ở xứ đồng La đã nhập vào mình nên sinh con! Mùa xuân năm Đinh Mùi 1247, Vua Trần Thái Tông mở khoa thi lần đầu tuyển chọn Tam khôi đặt danh hiệu Trạng Nguyên, Bảng Nhãn, Thám Hoa. Dự khoa thi năm ấy, Nguyễn Hiền đỗ Trạng Nguyên, Lê Văn Hưu đỗ Bảng Nhãn, Đặng Ma La đỗ Thám Hoa.

Một hôm, thầy Đồ làng ra câu đối để thử tài Đặng Ma La :

Làm thằng chí, làm thằng chuột, làm thằng bạch đinh, khốn khó lầm than cùng mặt đất

Đặng Ma La nhanh chóng ứng khẩu:
Đỗ ống cống, đỗ ông nghè, đỗ ông hoàng giáp, giàu sang phú quý lệch ngang trời

Trong bữa tiệc dãi các tân khoa, vua Trần hỏi “Do đâu mà có tài học như vậy ?”. Nguyễn Hiền trả lời:“sinh nhi tri chi” (sinh ra đã biết hết)

Vua nhìn sang Đặng Ma La: “Đắc ư sư truyền” (nhờ được thầy truyền dạy). Nhà vua rất hài lòng về câu của Đặng.

Tại đền thờ Đặng Ma La ở Hàng Kênh - Hải Phòng còn câu đối:

Khoa giáp tứ truyền thập tứ tuế Thám hoa kỳ thuỷ
Lương hoàn phúc trạch kỷ thiên niên trúc lãnh như anh
Dịch nghĩa:
Khoa giáp truyền đời khởi đầu đỗ Thám hoa 14 tuổi
Đất phúc hoàn lương nghìn năm xây đắp mãi dõi tinh anh
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook

Trang trong tổng số 53 trang (523 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [46] [47] [48] [49] [50] [51] [52] ... ›Trang sau »Trang cuối