Trang trong tổng số 53 trang (523 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [49] [50] [51] [52] [53] ›Trang sau »Trang cuối

Ảnh đại diện

Poet Hansy

NGUYỄN DU
(1765-1820)


Nguyễn Du sinh năm Cảnh Hưng thứ 26 (1765) đời vua Lê Hiển Tông, quán làng Tiên Điền, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh, con thứ bảy Xuân quận công Nguyễn Nghiễm, thường được gọi là Chiêu Bảy.

CÂU THƠ BỎ LỬNG

Buổi thiếu thời ở Thăng Long, đi học một thầy đồ bên Gia Lâm, ở tả ngạn Nhị Hà, ngày ngày qua sông để sang trường, Nguyễn thường đi đò của cô Đỗ Thị Nhật, một thiếu nữ duyên dáng.

Tính Nguyễn ít nói nhưng đa cảm, một hôm đến bến hơi trễ, phải chờ lâu, muốn trách cô lái vài lời, lại sợ thấy mặt thì rụt rè không dám, nên viết mấy câu vào mảnh giấy nhờ bạn đưa dùm :

Ai ơi, chèo chống tôi sang,
Kẻo trời trưa trật, lỡ làng tôi ra.
Còn nhiều qua lại, lại qua,
Giúp cho nhau nữa để mà ...  

Nguyễn cố ý không viết trọn câu, để thử lòng cô Nhật. Cô này trước còn khước từ không đáp, sau rồi cũng nể lòng viết hai chữ “quen nhau ” điền vào.

Từ đó cô lái đò tỏ vẻ ân cần, còn Nguyễn thì vẫn e lệ. Một buổi cô nói:

- Bây giờ thay chữ "quen" bằng chữ "thương" nghe cũng đường được đấy, cậu khoá nhỉ ?

Nguyễn sung sướng làm mấy câu nữa:

Quen nhau nay đã nên thương,
Cùng nhau se mối tơ vương chữ tình !
Người xinh xinh, cảnh xinh xinh,
Trên trời dưới nước, giữa mình với ta !

Mối tình đương mặn nồng, thì gia đình Nguyễn hay biết, nghiêm trách Nguyễn và gửi đi tòng học một thầy đồ khác ở Thái Bình.


Mười năm sau Nguyễn có dịp trở lại Thăng Long, ra nơi bến cũ thì cô lái đã đi lấy chồng. Nguyễn ngao ngán ngâm:

Yêu nhau, những muốn gần nhau,
Bể sâu trăm trượng, tình sâu gấp mười.
Vì đâu xa cách đôi nơi,
Bến nay còn đó, nào người năm xưa ?
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Poet Hansy

NGUYỄN DU
(1765-1820)


Nguyễn Du sinh năm Cảnh Hưng thứ 26 (1765) đời vua Lê Hiển Tông, quán làng Tiên Điền, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh, con thứ bảy Xuân quận công Nguyễn Nghiễm, thường được gọi là Chiêu Bảy.

CÂU THƠ BỎ LỬNG

Buổi thiếu thời ở Thăng Long, đi học một thầy đồ bên Gia Lâm, ở tả ngạn Nhị Hà, ngày ngày qua sông để sang trường, Nguyễn thường đi đò của cô Đỗ Thị Nhật, một thiếu nữ duyên dáng.

Tính Nguyễn ít nói nhưng đa cảm, một hôm đến bến hơi trễ, phải chờ lâu, muốn trách cô lái vài lời, lại sợ thấy mặt thì rụt rè không dám, nên viết mấy câu vào mảnh giấy nhờ bạn đưa dùm :

Ai ơi, chèo chống tôi sang,
Kẻo trời trưa trật, lỡ làng tôi ra.
Còn nhiều qua lại, lại qua,
Giúp cho nhau nữa để mà ...  

Nguyễn cố ý không viết trọn câu, để thử lòng cô Nhật. Cô này trước còn khước từ không đáp, sau rồi cũng nể lòng viết hai chữ “quen nhau ” điền vào.

Từ đó cô lái đò tỏ vẻ ân cần, còn Nguyễn thì vẫn e lệ. Một buổi cô nói:

- Bây giờ thay chữ "quen" bằng chữ "thương" nghe cũng đường được đấy, cậu khoá nhỉ ?

Nguyễn sung sướng làm mấy câu nữa:

Quen nhau nay đã nên thương,
Cùng nhau se mối tơ vương chữ tình !
Người xinh xinh, cảnh xinh xinh,
Trên trời dưới nước, giữa mình với ta !

Mối tình đương mặn nồng, thì gia đình Nguyễn hay biết, nghiêm trách Nguyễn và gửi đi tòng học một thầy đồ khác ở Thái Bình.


Mười năm sau Nguyễn có dịp trở lại Thăng Long, ra nơi bến cũ thì cô lái đã đi lấy chồng. Nguyễn ngao ngán ngâm:

Yêu nhau, những muốn gần nhau,
Bể sâu trăm trượng, tình sâu gấp mười.
Vì đâu xa cách đôi nơi,
Bến nay còn đó, nào người năm xưa ?
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Poet Hansy

SƯ SỬ SỨ
PHỤ PHÙ PHU


  Vua Lê Thánh Tông đi kinh lý vùng Sơn Nam Hạ, ghé thăm làng Cao Hương , huyện Vụ Bản , quê hương của trạng nguyên  Lương  Thế Vinh, lúc bấy giờ cũng đang theo hầu vua.

Hôm sau, vua đến thăm chùa làng. Khi ấy sư cụ đương bận tụng kinh. Bỗng sư cụ đánh rơi chiếc quạt xuống đất. Vẫn tiếp tục tụng,sư cụ lấy tay ra hiệu cho chú tiểu cúi xuống nhặt, nhưng một vị quan tuỳ tòng của vua đã nhanh tay nhặt cho nhà  sư .Vua trông thấy vậy , liền nghĩ ra một vế câu đối,rồi trong bữa tiệc hôm đó thách các quan đối. Vế ấy như sau:

Đường thượng tụng kinh, sư sử sứ
   Nghĩa là:
Trên bục đọc kinh, sư khiến sứ (nhà sư sai khiến được quan).

   Câu này oái oăm ở ba chữ “sư sử sứ”. Các quan đều chịu, chẳng ai nghĩ ra câu gì.
  Trạng nguyên Lương Thế Vinh cứ để cho họ suy nghĩ chán chê. Ông ung dung ngồi uống rượu, chẳng nói năng gì. Vua Thánh Tông quay lại bảo đích danh ông phải đối,với hy vọng đưa ông đến chỗ chịu bí. Nhưng ông chỉ cười trừ.

Một lúc, ông cho lính hầu chạy ngay về nhà mời vợ đến. Bà trạng đến, ông lấy cớ quá say xin phép vua cho vợ dìu mình về.

 Thấy Vinh là một tay tài ứng đối mà hôm nay cũng đành phải đánh bài chuồn , nhà vua lấy làm đắc ý lắm , liền giục: “Thế nào? Đối được hay không thì nói đã, rồi hẵng về chứ?”

  Vinh gãi đầu gãi tai rồi chắp tay ngập ngừng:

      - Dạ ... muôn tâu. Thần ... đối rồi đấy chứ ạ!

  Vua và các quan lấy làm lạ bảo Vinh thử đọc xem. Vinh cứ một mực : “Đối rồi đấy chứ ạ!” hoài. Sau nhà vua gạn mãi, Vinh mới chỉ vào người vợ đang dìu mình, mà đọc rằng:

Đình tiền tuý tửu, phụ phù phu.
Nghĩa là:
Trước sân say rượu, vợ dìu chồng.

      Nhà vua cười và thưởng cho rất hậu.

[ST]
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Poet Hansy

TẬN THU LÒNG DẠ THẾ GIAN


 Một dịp năm mới, vua Lê Thánh Tông ăn mặc giả làm thường dân ra phố chơi để xem xét tình hình dân chúng.

     Đi tới đâu nhà vua cũng thấy la liệt những câu đối ca ngợi cảnh thái bình thịnh trị, nên trong lòng rất vui thích . Riêng nhà nọ,chẳng treo đèn, kết hoa mà cũng chẳng  đối liễn gì hết . Vua ghé vào hỏi, chủ nhà trả lời rằng :

- Chả nói giấu gì bác, nhà cháu làm cái nghề hèn hạ quá, nên chẳng dám phô phang gì với ai cho thêm tủi !

Vua ngạc nhiên hỏi :
- Sao lại có nghề gì là nghề hèn hạ ?

- Dạ, nhà cháu chỉ chuyên đi hót phân người để bán thôi ạ !

Nghe xong, vua cười nói :
- Nếu vậy, nhà bác đây là sang trọng bậc nhất, mà nghề của bác cũng vẻ vang bậc nhất. Câu đối của bác nếu dán lên cũng hay bậc nhất,việc gì mà
lại kêu là hèn !

  Rồi vua gọi lấy giấy bút, đề giùm cho một đôi câu đối như sau :
衣一羢衣能儋世間难事
提三尺剑盡收天下人心
    
Ý nhất nhung y, năng đảm thế gian nan sự,
     Đề tam xích kiếm, tận thu thiên hạ nhân tâm.
Nghĩa là :
Khoác một áo bào, đảm đang khó khăn thiên hạ,
Cầm ba thước kiếm, tận thu lòng dạ thế gian.
Khách qua lại nhìn thấy câu đối, ai cũng kinh ngạc xôn xao.

[ST]
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Poet Hansy

XANH VÀNG ĐỎ TÍA


Tết Nguyên Đán. Ở kinh thành, nhà nào nhà nầy đều treo đèn kết hoa và dán đầy những câu đối loè loẹt để mừng xuân.

Tối ba mươi, vua Lê Thánh Tông giả làm người học trò,đi chơi xem các câu đối ở phố phường . Chợt qua cửa nhà một người đàn bà làm nghề thợ nhuộm, thấy không có câu đối, nhà vua lấy làm lạ ghé vào hỏi. Người đàn bà bảo là goá chồng, con trai đi học xa; nhà vua liền bảo lấy giấy bút và viết hộ một đôi câu đối như sau :天下青黄偕我手 朝中朱紫総吾家

Thiên hạ thanh hoàng giai ngã thủ,
Triều trung chu tử tổng ngô gia. (1)
Dịch: Xanh vàng thiên hạ đều tay tớ,
Đỏ tía triều đình bỡi cửa ta.

Mấy ngày sau, ông thượng thư họ Lương (2) đi chầu qua nhà thợ nhuộm thấy câu đối có khẩu khí như vậy thì hoảng hốt vô cùng. Vào triều, ông ta vội vã tâu ngay với vua rằng nhà nọ có ý muốn làm bá chủ thiên hạ, cần phải cho người dò xét.

Lê Thánh Tông nghe xong, phì cười và nhận câu đối đó là do chính tay mình viết hộ, làm cho ông thượng họ Lương bị một phen tưng hửng.

Nhưng rồi, để bù vào sự bẻ bàng ấy, khi về nhà , ông thượng họ Lương nghĩ rằng nhà thợ nhuộm mà lại được thiên tử ngự giá đến nhà, chắc con cháu sau này sẽ giàu sang rất mực,bèn đem ngay con gái mình gả cho con trai nhà thợ nhuộm.
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Poet Hansy

3
Bàn về tư tưởng Phật Học
trong tiểu thuyết Võ Hiệp Kim Dung
Phần 2
Hồi 1 : Huyền Thiết Lệnh


A . Tóm tắt hồi 1
- Tạ Yên Khách, một quái kiệt giang hồ, sinh thời đã tặng cho ba đại ân nhân ba tấm Huyền Thiết Lệnh, mỗi tấm Thiết Lệnh có thể yêu cầu Tạ Yên Khách làm bất cứ một việc gì dù khó khăn, nguy hiểm. Tạ Yên Khách đã thu về hai tấm và đã làm hai việc chấn động giang hồ. Tấm thứ ba tặng cho một đại hiệp mà có lẽ trọn đời vị đại hiệp sẽ không dùng đến. Không may vị đại hiệp đánh rơi Thiết Lệnh. Thế là giang hồ tranh nhau tìm đoạt, bao gồm cả chủ nhân Tạ Yên Khách: nhóm Kim Đan Trại, nhóm kiếm sĩ Tuyết Sơn, hai hiệp khách Thạch Thanh, Mẫn Nhu, v.v...

- Kiếm sĩ Ngô Đạo Thông đang cất giữ Huyền Thiết Lệnh nầy và trở thành kẻ địch của thiên hạ. Ngô Đạo Thông vừa nuôi tham vọng nhờ cậy Tạ Yên Khách, vừa hoá trang để che mắt: làm một ông già bán bánh Tiêu ở trị trấn Hầu Giám Tập: đao kiếm đẫm máu đã xẩy ra vào một buổi hoàng hôn ... Bấy giờ có một bé ăn xin Cẩu Tạp Chủng đi lang thang tìm mẹ, kẹt giữa " trận chiến " đao kiếm, tình cờ nhặt được chiếc bánh tiêu bên vệ đường để ăn, chiếc bánh mà Ngô Đạo Thông cất giữ Thiết Lệnh.

- Tạ Yên Khách tìm thấy Thiết Lệnh từ chiếc bánh tiêu của Cẩu Tạp Chủng trước sự chứng kiến của nhiều kiếm khách. Theo lời hứa, Tạ Yên Khách phải bảo vệ cậu bé, và phải làm theo một yêu cầu của bé, nhưng bé thì vâng theo giáo huấn của “má má " ở Hùng Nhĩ, trọn đời sẽ không mở miệng xin ai một điều gì. Do vậy, Tạ Yên Khách phải giữ cậu bé cạnh mình, không rời một bước, sợ bị người xấu xúi giục yêu cầu điều khó thực hiện, và chờ đợi cơ hội để đánh lừa bé...

- Tạ Yên Khách đem Cẩu Tạp Chủng về sống cách ly trên đỉnh núi Ma Thiên Nhai cô vắng .

B. Ý kiến
1. Hiệp sĩ, hay hiệp khách, là người thường cứu giúp người, cứu giúp đời, thoát khỏi các áp bức , bất công. Xa hơn, Hiệp khách còn trừ khử các cường tặc, các tham quan ô lại để bảo vệ dân lành, bảo vệ các quan trung chính vì nước, vì dân. Nhân vật chính của truyện kiếm hiệp vì thế đầy tiết khí, hấp dẫn người đọc. Kim Dung đã mượn tiểu thuyết kiếm hiệp như là phương tiện tốt nhất để chuyên tải tư tưởng, tâm sự, cảm xúc, tiết khí của mình đối với nhân quần và quốc gia xã hội, xây dựng một hệ văn hoá đầy tính nhân văn và trí tuệ.

2. Nền văn hoá nào cũng nói về điều thiện, đề cao điều thiện, nhưng quan niệm về lẽ thiện thì có điểm khác nhau. Kim Dung nói :
" Bậc thông minh tài trí, kẻ hùng cường dũng cảm đại đa số đều tích cực tiến thủ. Tiêu chuẩn đạo đức đã chia họ ra làm hai loại người : mưu cầu hạnh phúc cho nhiều người, đó là người tốt; chỉ chú ý đến quyền lợi và địa vị, dục vọng của riêng mình mà làm hại người khác, đó là người xấu. Mức độ tốt xấu căn cứ vào mức độ họ đem lại hạnh phúc hay gây tai hoạ cho người khác để xác định ".

3. Về quan niệm về Truyền thống, giáo sư triết Lý Đỗ, trong dịp thảo luận với Kim Dung tại Đại học Tân An, Hồng Kông, đã hỏi:
" Tôi đọc Ỷ Thiên Đồ Long Ký, Tiếu Ngạo Giang Hồ, v.v... Tôi đoán, phải chăng tiên sinh cảm thấy văn hoá của chúng ta phát triển đến ngày nay, những cái tốt đẹp của truyền thống đã rơi rụng mất rồi, cần phải tìm ở bên ngoài, như vậy hơi có ý vị phủ định truyền thống ,”

Kim Dung đáp :
" Có mấy bộ tiểu thuyết, xuất phát điểm của tôi lúc ấy là phủ định cách nghĩ giáo điều chủ nghĩa. Tôi tín phục lý tính... Tôi nghĩ bản thân chân lý cũng có tính tương đối của nó. Xã hội biến thiên, chân lý cũng có thể thay đổi. Đạo lý ngàn vạn năm bất biến, đó là điều mà tôi không tin. Sự thực, những kẻ cuồng tín rất nhiều, thậm chí trong lãnh vực khoa học cũng có, những lý thuyết khoa học đã từng được người ta cho là chân lý nhưng rồi lại hoá ra không hoàn toàn đúng ".

4. Về quan niệm Nhân quả - Nghiệp giản đơn ở đời, như " ở hiền thì gặp lành, ác giả ác báo " - khác với nhân quả ba đời ( quá khứ, hiện tại và vị lai : sanh báo, hậu báo và laibáo, của Phật giáo thì Kim Dung nghĩ khác hơn :

" Tôi muốn mượn tiểu thuyết để phản ảnh nhân sinh. Ở đời không nhất thiết ' ở hiền gặp lành, ác giả ác báo '. Cuộc đời thật ra rất phức tạp, số phận cũng thiên biến vạn hoá. Nếu cứ theo mô thức nhất định mà mô tả thì quá giản đơn hoá cuộc đời. Cờ vây có công thức nhất định mà nhân sinh thì không có định thức. Đem Kinh kịch để biểu hiện nhân sinh thì thường định thức hoá, chức năng nghệ thuật của Kinh kịch thường thiên về giáo huấn, khó lòng thể hiện chân thực đời sống ". ( Ibid.tr.330 )
Các điểm vừa nêu trên, từ mở đầu, là ánh sáng rọi vào " Hiệp Khách Hành " để người viết nhận ra tư duy mới và tư tưởng Phật học của Kim Dung.

5. Các nhân vật trong Hồi 1 biểu hiện các mẫu hình tâm lý về thiện, ác, bất định ở nhiều cấp độ, như :
- Tạ Yên Khách là một quái kiệt võ lâm bất câu thiện, ác, đã tặng ba tấm Huyền Thiết Lệnh và hứa sẽ làm theo một yêu cầu của người có Thiết Lệnh, nhưng khi một tấm rơi vào tay cường đạo, ông ta đã bằng mọi thủ đoạn để đoạt lại tấm Thiết Lệnh ấy. Ông thuộc loại mẫu tâm lý bất định.

- Nhóm Kim Đao Trại thì hung hãn, đầy ham muốn vị kỷ, xem mạng sống của tha nhân như cỏ rác : nhóm nầy thuộc tâm lý xấu ác.
- Thạch Thanh - Mẫu Nhu suốt đời trọng nghĩa, làm việc nghĩa giúp người : thuộc tâm lý thiện, tốt.

- " Má má " của Cẩn Tạp Chủng do hận tình mà một lần đã gia hại gia đình Mẫn Nhu : theo tâm lý Phật giáo, nàng thuộc hạng tâm lý si và hận, thuộc ác tâm, hại tâm ...
- Tên giúp việc trong tiệm tạp hoá quen thói " lý sự cùn ", khi nghe một tay đao kiếm hung hãn nói : " Còn ai muốn nếm mùi đao thì cứ việc chạy ra ". liền buột miệng bép xép : " Đao thì làm gì có mùi ?” liền bị tên hung hãn vung roi giật bắn người ra đường chết toi. Cái chết rẻ rúng, lạt nhách như thế là sự cảnh tỉnh cái thói quen hư đàm, huyền luận vô bổ.

- Cẩu Tạp Chủng là mẫu tâm lý thuần thiện : trong sáng, chân thật rất nguyên sơ, thông tuệ, nhân ái. Đây là mẫu tâm lý mà Kim Dung xây dựng niềm tin phát triển sẽ đi về chân, thiện, mỹ : chàng sống vô cầu, vô dục từ thân phận kẻ ăn xin, rồi đời sống dẫn dắt đến điểm nhặt được Huyền Thiết Lệnh, thân cận quái khách, đi vào phương trời mới.

Qua Hồi 1, người đọc có cảm nhận rõ : ai sống thiểu dục tri túc thì tốt đẹp cho bản thân và xã hội; sống đa dục, vị kỷ thì làm khổ mình, khổ người, thể hiện triết lý sống của nhà Phật.
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Poet Hansy

TAU CHƯỞI
tau tức quá rồi
tau chịu không nổi
tau nghẹn cuống họng
tau lộn ruột lộn gan
tau cũng có chân có tay
tau cũng có đầu có óc
có miệng có mắt
có ông bà
có cha mẹ
có vợ con có ngày sinh tháng đẻ
có bàn thờ tổ tiên một tháng hai lần
rằm mồng một hương khói bông ba hoa quả
tau đầu tắt mặt tối
đổ mồ hôi sôi nước mắt
vẫn đồng không trự nõ có
suốt cả đời ăn tro mò trú
suốt cả đời khố chuối Trần Minh
kêu trời không thấu
tau phải câm miệng hến
không được nói
không được la hét
nghĩ có tức không
tau chưởi
tau phải chưởi
tau chưởi bây
tau chưởi thẳng vào mặt bây
không bóng không gió
không chó không mèo
mười hai nhánh họ bây đem lư hương bát nước
giường thờ chiếu trải sắp hàng một dãy ra đây
đặng nghe tau chưởi
tau kêu thằng khai canh khai khẩn tam đợi mười đời
cao tằng cố tổ ông nội ông ngoại cha mẹ chú bác cô dì
con cháu thân hơi cật ruột bây tau chưởi
tau chưởi cho tiền đời dĩ lai bây mất nòi mất giống
hết nối dõi tông đường
tau chưởi cho mồ mả bây sập nắp
tau chưởi cho bây có chết chưa liệm ruồi bu kiến đậu
tam giáo đạo sư bây
cố tổ cao tằng cái con cái thằng nào móc miếng cho bây
hà hơi trún nước miếng cho bây
bây ỉ thế ỉ thần
cậy nhà cao cửa rộng
cậy tiền rương bạc đống
bây ăn tai nói ngược
ăn hô nói thừa
đòn xóc nhọn hai đầu
ngậm máu phun người
bây bứng cây sống trồng cây chết
vu oan giá hoạ
giết người không gươm không dao
đang sống bây giả đò chết
người chết bây dựng đứng cho sống
bây sâu độc thiểm phước
bây thủ đoạn gian manh
bây là rắn
rắn
toàn là rắn
như cú dòm nhà bệnh
đêm bây mò
ngày bây rình
dưới giường
trên bàn thờ
trong xó bếp
bỏ tên bỏ họ cha mẹ sinh ra
bây mang bí danh
anh hùng dũng cảm vĩ đại kiên cường
lúc bây thật lúc bây giả
khi bây ẩn khi bây hiện
lúc người lúc ma
lúc lên tay múa ngón sủi bọt mép gào thét
lúc trợn mắt khua môi múa mỏ đả đảo muôn năm
lúc như thầy tu vào hạ
lúc như con nít đói bụng đòi ăn
hai con mắt bây đứng tròng
bây bắt hết mọi người trước khi chết phải hô
cha mẹ bây ông nội ông ngoại bây tiên sư cố tổ bây
sống dai đời đời kiếp kiếp
phải quỳ gối cúi đầu
nghe bây nói không được cãi
phải suốt đời làm người có tội
vạn đợi đội ơn bây
đứa nào không nghe bây hớt mỏ chôn sống
thằng nào không sợ bây vằm mặt thủ tiêu
bây làm cho mọi người tránh nhau
bây làm cho mọi người thấy nhau nhổ nước miếng
đồ phản động
đồ chống đối
đồ không đá bàn thờ tổ tiên
đồ không biết đốt chùa thiêu Phật
thượng tổ cô bà bây
mụ cô tam đợi mười đời bây
tau xanh xương mét máu
thân tàn ma dại
rách như cái xơ mướp chùi trách nồi không sạch
mả ông bà cố tổ bây kết hết à
tụi bây thằng nào cũng híp mắt hai cằm
bây ăn chi mà ăn đoản hậu
ăn quá dã man
bây ăn tươi nuốt sống
mà miệng không dính máu
người chết bây cũng không chừa
năm năm mười năm hai mươi năm
xương chân xương tay sọ dừa vải liệm
bây nhai bây khới bây mút
cả húp cả chan bây còn kêu van xót ruột
bao nhiêu người chết diều tha quạ rứt xương
khô cốt tàn dọc bờ dọc bụi giữa núi giữa rừng
để bây xây lăng đắp mộ dựng tượng dựng đài cho
cha mẹ cố tổ bây
hỡi cô hồn các đảng
hỡi âm binh bộ hạ
hỡi những kẻ khuất mặt đi mây về gió
trong am trong miếu giữa chợ giữa đường
đầu sông cuối bãi
móc họng bóp cổ móc mắt bọn chúng nó
cho bọn chúng nó chết tiệt hết cho rồi
bây giết người như thế
bây phải chết như thế
ác lai thì ác báo
tau chưởi ngày chưởi đêm
mới bét con mắt ra tau chưởi
chập choạng chạng vạng tau chưởi
nửa đêm gà gáy tau chưởi
giữa trưa đứng bóng tau chưởi
bây có là thiền thừ mười tám con mắt tau cũng chưởi
mười hai nhánh họ bây
cao tằng cố tổ bây
tiên sư cha bây
tau chưởi cho bây ăn nửa chừng mẻ chai mẻ chén
xương cá xương thịt mắc ngang cuống họng
tau chửi cho nửa đêm oan hồn yêu tinh ma quỷ
mình mẩy đầy máu hiện hình vây quanh bây đòi trả đầu trả chân trả tay trả hòm trả vải liệm
tau chưởi cho cha mẹ bây có chết cũng mồ xiêu mả lạc
đoạ xuống ba tầng địa ngục bị bỏ vào vạc dầu
tau chưởi cho cha mẹ bây có còn sống cũng điên tàn
đui què câm điếc làm cô hồn sống lang thang đầu đường xó chợ
bốc đất mà ăn xé áo quần mà nhai cho bây có nhìn ra
cũng phải tránh xa
tau chưởi cho con cái bây đứa mới đi đứa đã lớn
sa chân sẩy tay đui què sứt mẻ nửa đòi nửa đoạn
chết không được mà sống cũng không được
tau chưởi cho dứt nọc dòng giống của bây cho bây chết sạch hết
không bà không con
không phúng không điếu
không tưởng không niệm
không mồ không mả
tuyệt tự vô dư
tau chưởi cho bây chết hết
chết sạch hết
không còn một con
không còn một thằng
không còn một mống
chết tiệt hết
hết đời bây

TRẦN VÀNG SAO
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Poet Hansy

NGUYỄN KHUYẾN


Năm 1902, vua Thành Thái tuần du Bắc Hà kết hợp làm lễ trấn yểm cầu sông Cái Long Biên Hà Nội mà người Pháp đặt tên là Pôn- Đuyme, lấy tên viên Toàn quyền Đông Dương thời kỳ này, dự lễ trấn yểm có Vua nên tất cả các quan lại đại thần, các vị đại khoa ở Bắc Hà phải có mặt.
Cụ Nguyễn Khuyến (Tam Nguyên Yên Đổ) mặc dù đã rời quan trường từ mùa thi 1892; song, là quan đại thần, lại đỗ Đại Khoa ( 3 lần đỗ đầu) với hàm Tổng đốc Tam Tuyên (Sơn Tây, Hưng Hoá, Tuyên Quang) dù cụ đã cáo quan trên đường đi nhậm chức vì lý do “đau mắt”, cũng được triệu về HN bái yết nhà vua và dự lễ.

Tất cả các quan khi bái yết nhà vua đều phải tuân theo nghi lễ của triều đình, nghĩa là phải quỳ lạy (phủ phục) và hô “vạn tuế”, đến lượt cụ Tam Nguyên thật trớ trêu cho cụ bởi bà Chánh phi vợ của Thành Thái là con gái TS Nguyễn Trọng Hợp (người làng Kim Lũ, Thanh Trì, Hà Đông, làm tới chức Văn minh điện Đại học sĩ, hàm chánh nhất phẩm, dân địa phương thường gọi là Nghè Lử hoặc Văn Minh Lử), trước đây đã đính ước với con trai cả của cụ là Nguyễn Hoan đỗ Phó bang, sau vì 1 lý do nào đó nên không thành. Nay nếu buộc phải thực hiện nghi lễ (điều đó là bình thường theo lễ vua-tôi), nhưng nếu lễ vua mà không lễ vợ vua là không ổn, mà lễ vợ vua hoá ra cụ phải lễ con dâu trượt của mình, sẽ là trò cười và hơn thế không thể không có những bình nghị chẳng hay ho gì, ảnh hưởng đến uy tín nhà nho Đại khoa như cụ

Đem theo sĩ khí của nho sĩ Bắc Hà, cụ bái yết nhà vua và chỉ vái 2 cái, không quỳ lạy như các vị khác, việc làm như vậy là phạm tội “khi quân” tức là khinh vua, có thể bị chém đầu! Có lẽ nhà vua biết uẩn khúc này nên thông cảm chỉ quở trách nhẹ, còn cụ Tam Nguyên thưa:

– Muôn tâu Hoàng Thượng, thần giờ chỉ như 1 con trâu già, xin đức Khâm thượng khai ân!
Nhà vua mỉm cười. Song, để giữ phép vua, phép nước và cũng là để giữ uy tín của triều đình. Hơn thế nhà vua còn biết tài ứng khẩu thành thi của cụ nên truyền thánh chỉ:

– Vậy khanh hãy làm bài thơ “Vịnh trâu già”, nếu hay trẫm miễn tội.
Cụ ung dung đọc bài thơ theo Đường luật thất ngôn bát cú “Vịnh trâu già” như sau:

Một nắm xương khô một nắm da,
Bao nhiêu các ách đã từng qua.
Đuôi khom biếng vẫy Điền Đan hoả,
Tai nặng buồn nghe Ninh Tử Ca.
Sớm thả Vườn Đào chơi đủng đỉnh,
Tối về thôn Hạnh thở nghi nga.
Có người toan giết tô chuồng mới,
Ơn đức vua Tề lại được tha.

Bài thơ “xuất khẩu” trên quả là tài tình hiếm có, rất đúng niêm luật, sát đầu đề dù đó là đề tài khó. Hay hơn ở chỗ cụ đã ví mình, một vị quan lại không còn mẫn cán với triều đình như xưa, nay chỉ như 1 con trâu già, trâu phế canh không còn tác dụng gì với nhà nông nữa. Bởi nay chỉ còn có da bọc xương do cả đời kéo cày mắc ách, làm lụng vất vả, ăn giả làm thật như trong “Lục súc tranh công” đã tả đó là 2 câu mở đầu.

Đến câu 3-4, cụ dùng điển tích Trung Quốc để mở rộng ý rằng con trâu còn có công với nước. Đó là chuyện Điền Đan thời Chiến quốc, một tướng nước Tề khi bị nước Yên sang đánh chỉ còn có 1 thành. Điền Đan dụng mưu dùng mồi rơm có tẩm dầu buộc vào đuôi trâu, mài sừng sắc nhọn hoặc gắn kiếm sắc vào sừng, đốt lửa cho trâu sợ xông vào quân Yên. Quân Yên sợ bỏ chạy, nước Tề được phục quốc. Nếu không có trận hoả công đó chắc chắn nước Tề bị tiêu diệt.
Hoặc Ninh Tử chính là Ninh Thích khi chưa làm quan, có tài nhưng không ai biết đến. Ông làm nghề chăn trâu, thường gõ sừng trâu để hát, nói lên chí lớn của mình, để sau đó Quản Trọng dùng làm tướng nước Tề.

Hai câu 5-6 của bài thơ có từ Vườn Đào, thôn Hạnh xuất xứ từ chuyện Vũ Vương đánh Trụ đã dùng trâu để vận chuyển rất đắc lực. Sau khi diệt Trụ, ông đã ra lệnh 3 năm cấm giết trâu, buổi sớm cho chăn ở Vườn Đào, tối về cho nghỉ ở thôn Hạnh Hoa, 1 làng đẹp của TQ xưa, lại có nghề nấu rượu nổi tiếng ngon như “Tam Quốc chí” đã tả.

Câu kết “Ơn đức vua Tề” nhắc lại sự tích Tề Tuyên Vương thấy lính dắt trâu đi qua trước thềm, con trâu run rẩy sợ hãi, vua hỏi thì được biết hị dắt trâu đi giết lấy máu làm sơn tô chuồng mới, bèn ra lệnh tha trâu không giết. Nguyễn Khuyến ví mình như là 1 con trâu già mà người ta chỉ nhăm nhăm muốn giết để ăn thịt, liệu ông (chỉ vua Thành Thái) có tha mình như vua Tề đã tha trâu không giết thịt?

Thành Thái là 1 ông vua tiến bộ, biết được ưu tư của cụ, lại cảm cái khí khái nhà Nho. Nhà vua đánh giá cao bài thơ rất hay và khen câu ” Ơn đức vua Tề”, vì vậy không những tha tội mà còn thưởng hậu.
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Poet Hansy

THƠ TỨ TUYỆT BÌNH DÂN


Ngày xưa, chỉ giới nho sĩ mới dùng thể thơ Tứ tuyệt. Tuy nhiên, đôi khi giới bình dân cũng có dùng thể loại này để làm thơ hài hước. Xin giới thiệu 3 bài:
1.
VỊNH CÁI CỐI XAY

Trời đất sinh ra cái cối xay
Thớt dưới nằm lặng, thớt trên xoay
Xoay đi xoay lại, mòn đi cả
Trồi lên một cái bằng cổ tay

(Cái bằng cổ tay là cái trục cối xay)

Hai bài sau chắc là tác phẩm của người Nghệ Tĩnh:
2.
VỊNH CON ONG BÙ
Con gì kêu vù vù
Ờ ra con ong bù
Cái giống eo lưng rứa mà độc
Đằng trốc không cắm, cắm đằng khu

(Phương ngữ Nghệ Tĩnh: Con ong bù: ong bầu –_Trốc_: đầu, phần trên (như trong thành ngữ: Ăn trên ngồi trốc.Trốốc – đọc như trốt, âm nhẹ – là cái đầu trong phương ngữ Thừa Thiên trở ra Bắc Trung bộ) – Cắm có nghĩa là “cắn”, và cũng có nghĩa là”cắm vào” – Khu: đít, hậu môn.
3.
Một anh chàng nọ bắt được con ếch đem biếu bố vợ. Có người mượn lời mẹ anh ta,làm thơ mắng rằng:

Con ếch tháng 10 béo quá ga
Đem cho bọ cấy, nỏ cho choa
Mồ cha cái đứa bất nhân rứa
Biết lộ vô, không biết lộ ra

(Phương ngữ Nghệ Tĩnh: Ga: gà – Bọ cấy: bố vợ – Nỏ: không, chẳng – Lộ: vừa có nghĩa là “cái lỗ”, vừa có nghĩa là “chỗ” (lộ mô: chỗ nào). “Biết chỗ vô không biết chỗ ra” là một thành ngữ nói về người khù khờ).

Dùng từ lỗ ra để chỉ người mẹ và từ lỗ vô để chỉ người vợ thì quả là rất “độc”!

NHẤT TIẾU
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Poet Hansy

CÂU THƠ NÊN NGHĨA


    Vua Lê Thánh Tông (1442-1497) có tên thực là Tư Thành, lúc còn niên thiếu thường gọi là hoàng tử Hiệu. Ông rất thông minh và chăm học. Các môn kinh sử, luật, lịch, thi, hoạ, ông đều tinh thông. Đặc biệt ông rất chuộng văn học.
 Tương truyền, một buổi chiều mùa hạ, hoàng tử Hiệu đi hóng mát trên bờ sông đào vùng Tống Sơn (Thanh Hoá) tình cờ gặp một cô gái đang vo gạo ở một bến nọ. Cô gái nhan sắc tuyệt vời, khiến hoàng tử không sao bỏ đi được. Đứng tần ngần hồi lâu, hoàng tử liền đọc bỡn một câu thơ rằng:
Gạo trắng nước trong, mến cảnh lại càng thêm mến cả ...
Câu văn của hoàng tử tuy còn bỏ lững, nhưng ý nghĩa đã quá rõ ràng. Cô gái nghe xong vẫn cứ cúi đầu làm thinh. Mãi lúc cắp rá gạo ra về, cô mới ngoái cổ đáp lại:
Cát lầm gió bụi, lo đời đâu đấy hẵng lo cho …
 Câu này cũng bỏ lững, thiếu chữ như câu trên nhưng nghĩa cũng rõ lắm. Ý nói đời đang loạn lạc, làm thân nam nhi nên ra tay giúp đời trước đã, rồi sau có nghĩ đến chuyện mình hay chuyện ai hẵng hay.
  Nghe lời cô gái, hoàng tử càng thêm yêu mến bội phần. Sau đó, hỏi dò mới biết đó là cô Ngọc Hằng con một vị quốc công, mẹ vì bị tình phụ nên đưa cô đến ở vùng này làm ăn. Từ đó, hai người thường gặp nhau luôn.  
 
  Sau này, khi hoàng tử lên ngôi thì Ngọc Hằng trở thành hoàng hậu của nhà vua.
[st]
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook

Trang trong tổng số 53 trang (523 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [49] [50] [51] [52] [53] ›Trang sau »Trang cuối