Trang trong tổng số 82 trang (813 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [6] [7] [8] [9] [10] [11] [12] ... ›Trang sau »Trang cuối

Ảnh đại diện

Nguyệt Thu

Hoa Xuyên Tuyết đã viết:


Cái này nói ra thì hơi buồn cười một tí, chị ạ... Em có một người thày dạy Văn. Thày ấy hồi đó còn công tác Đoàn nữa, rất sôi nổi, nhiệt tình. Một lần khi bọn em ra trường, bọn em tỏ lòng cảm ơn Thày, thì Thày bảo là có những học trò cho lại thày cô niềm vui và lòng tin vào công việc của mình, không có những học trò ấy, có khi thày cô đã bỏ nghề... nên đôi khi thày cũng phải... cảm ơn trò :-).
Thế nhưng năm trước em về thăm trường thì được biết thày đã thôi dạy để chuyển sang công việc khác 5 năm nay rồi. Em nghĩ chắc cuộc sống đưa đẩy thế nào đó, nhưng cũng thấy buồn buồn...
Thầy ấy nói đúng đấy, HXT ạ. Mình đi dạy từ thời xã hội còn quá cơ khổ nhưng thấy lúc nào cũng vui, cũng yêu nghề vì có học trò- những cô, cậu bé hồi ấy mặt mày xanh rớt vì nghèo đói, áo quần rách rưới, vá víu đến tội! Niềm vui đến từ học trò nhiều lắm, lúc nào có dịp, mình sẽ kể cho các bạn nghe. Hồi đó, cô , thầy giáo vùng quê nghèo nơi mình dạy học, đều ở tập thể, trong các lán nhà tranh tre, mái rạ...nhưng tình cảm đồng nghiệp, cô- trò lại khăng khít vô cùng! Mình không bỏ nghề vì cuộc sống khó khăn, mà vì nhận sự điều động của tổ chức. Đến giờ, những kỷ niệm đẹp của thời đi dạy vẫn là nguồn an ủi, động viên mỗi khi mình gặp điều bất như ý từ cuộc sống, công việc; vẫn nhớ và cười vui với những câu chuyện ngộ nghĩnh của Cô- trò đó bạn! Học trò mình, có em may ra thành đạt, thỉnh thoảng vẫn tìm về thăm , cô trò hàn huyên mãi vẫn không hết chuyện những ngày cơ cực mà thắm đượm tình thương...
"Hương Giang nhất phiến nguyệt
Kim cổ hứa đa sầu"
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Nguyệt Thu

Hoa Phong Lan đã viết:

HPL cũng có rất nhiều ấn tượng với một người thày dạy văn giống như chị Nguyệt Thu vậy.
Nói chung hồi còn đi học, HPL cực kỳ rốt môn văn, và rất ghét nó vì nó toàn đem lại cho HPL điểm kém. Nhưng khi lên lớp 12, học văn thầy Cao Sơn tự nhiên HPL thấy thích môn văn mặc dù nó vẫn mang lại những điểm kém.
Người thầy ấy không chỉ dạy văn còn dạy lũ học trò làm người, dạy lũ học trò chữ "nhân" và chữ "ái". HPL thực sự rất kính phục người thầy ấy.
[/size][/color]
:) Cái này là tâm lý của nhiều người đây!Thấy " khó ưa" cái môn Văn " dài dòng, lắm sự" đấy mà! Học trò của mình ngày xưa ban đầu chúng cũng thế! Mới tí tuổi đầu ( mình cũng là cô giáo THCS mà! :D )mà đã phải lao động vất vả, cực nhọc để giúp đỡ ba mẹ, nên đến lớp toàn ngủ gục thôi. Môn Văn hình như cũng ...dễ ru ngủ nữa, cho nên các cô, cậu cứ gật gù suốt! Mình đã tìm cách để đánh thức học trò bằng cách đọc thật diễn cảm các bài thơ, các đoạn trích giảng, sau đó, lại bằng cả cách cho chúng nhập vai nhân vật để trình bày lại trích đoạn ( bây giờ người ta gọi là " sân khấu hóa tác phẩm" ), vậy mà hiệu nghiệm ra phết! :D
Mình cũng đã thấy và đã may mắn gặp những người thầy như thầy của HPL, không chỉ "dạy chữ" mà còn chăm lo cả việc "dạy người". Những người thầy xứng danh NGƯỜI THẦY và chúng ta tri ân mãi!
"Hương Giang nhất phiến nguyệt
Kim cổ hứa đa sầu"
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Nguyệt Thu

Hoa Phong Lan đã viết:
Nhân chuyện về nhà giáo. Cũng có những người thầy người cô để lại trong lòng học trò muôn vàn sự yêu mến kính trọng. Nhưng lại cũng có những người khiến cho người khác nhìn thấy mà đau lòng. Sau đây là một câu chuyện như vậy:

Chuyện cô nữ giảng viên trường Đại học Sư phạm Thái Bình

Ngày 9-1-2007, trong mục “Ai là triệu phú” trên đài Truyền hình VTV3 Hà Nội, do MC kỳ cựu Lại Văn Sâm điều khiển, người trúng cách được mời lên chiếc “ghế nóng” tham dự chương trình là cô Nguyễn Thị Tâm, 27 tuổi, giảng viên trường Đại học Sư phạm thành phố Thái Bình.

MC đặt câu hỏi nguyên văn như sau: “Trong tứ trụ của Tự Lực Văn Đoàn: Nhất Linh, Hoàng Đạo, Thạch Lam, Khái Hưng; ai là người không phải anh em ruột với ba người kia?”

Cô nữ giảng viên đại học sư phạm suy nghĩ một lát rồi nói:
- Tự Lực Văn Đoàn… Hừ, Tự Lực Văn Đoàn, tôi chưa nghe nói đến bao giờ cả. Hình như đó là một gánh cải lương. Còn Nhất Linh chắc chắn là một nghệ sĩ cải lương. – Riêng Hoàng Đạo, Thạch Lam, Khái Hưng… tôi không biết ba ông này có phải nghệ sĩ cải lương như Nhất Linh không.
- Vậy chị kết luận ai không phải anh em ruột với ba người kia?
- Tôi đề nghị cho tôi được hưởng quyền trợ giúp, gọi điện thoại cho người thân.
- Chị muốn gọi cho ai?
- Cho anh Nam, một bạn đồng nghiệp cũng dạy trong trường. Anh Nam là người đọc rất nhiều sách, kiến thức rất rộng, chắc chắn anh ấy biết.

MC cho phòng máy liên lạc với người tên Nam đang chờ sẵn ở nhà để trợ giúp, “cứu bồ” cho cô Tâm.
- A lô, anh Nam phải không ạ? Tôi là Lại Văn Sâm đang ngồi với chị Nguyễn Thị Tâm trong chương trình “Ai là triệu phú”. Anh có sẵn lòng trợ giúp chị Tâm một câu hỏi không ạ?
- Vâng, xin chào anh Lại Văn Sâm. Tôi rất sẵn lòng.
- Nếu vậy anh và chị Tâm có ba muơi giây để vừa hỏi vừa trả lời. Ba mươi giây của anh và chị bắt đầu…

Cô Tâm lập lại câu hỏi như chương trình đă hỏi: “Trong tứ trụ của Tự Lực Văn Đoàn…”, “Anh cho em biết Nhất Linh, Hoàng Đạo, Thạch Lam, Khái Hưng, ai không phải là anh em ruột với ba người kia…” Đầu dây có tiếng trả lời rất lớn và dứt khoát, nghe rõ mồn một:
- Hoàng Đạo, Hoàng Đạo không phải là anh em ruột với Nhất Linh, Thạch Lam và Khái Hưng.
- Chắc chắn không anh:
- Chắc trăm phần trăm.
- Ba mươi giây của chị đă hết. Xin chị cho biết câu trả lời.
- Tôi tin vào kiến thức của người bạn đồng nghiệp của tôi. Tôi trả lời, Hoàng Đạo không phải anh em ruột với ba người kia.
- Chị quyết định như thế?
- Vâng, câu trả lời của tôi là phương án B, Hoàng Đạo.
- Sai. Giải đáp của chúng tôi là phương án D, Khái Hưng. Khái Hưng không
phải anh em ruột với Nhất Linh, Hoàng Đạo và Thạch Lam. Hoàng Đạo tên thật là Nguyễn Tường Long, sinh năm 1906, em ruột nhà văn Nhất Linh, anh ruột nhà văn Thạch Lam. Như vậy phần thưởng của chị từ năm triệu đồng còn lại một triệu đồng. Nhưng không sao, chúng ta lấy vui làm chính. Xin cám ơn chị đã tham dự chương trình.

Ứng viên Nguyễn Thị Tâm bị loại khỏi cuộc chơi, nhường chỗ cho người khác.

Một giảng viên hoặc một sinh viên đại học không biết Tự Lực Văn Đoàn hoặc Khái Hưng, Nhất Linh, Hoàng Đạo, Thạch Lam là ai là một điều bình thường, không có gì đáng ngạc nhiên. Thậm chí, trong trò chơi “Rung Chuông Vàng”, được hỏi Hùng Vương, Lạc Long Quân, Âu Cơ là ai?, họ không biết, cũng không ngạc nhiên luôn.
Tuy nhiên, trong bốn tiếng “Tự Lực Văn Đoàn” đã có hai tiếng “Văn Đoàn” thì đó không thể là một gánh cải lương được và Nhất Linh không thể là một kép hát cải lương được, phải suy nghĩ chứ.

Đem cái kiến thức như vậy ra giảng dạy cho sinh viên, rồi sau này sinh viên (ĐHSP) ra trường, lại đi giảng dạy cho học sinh thì rất nguy hiểm.
Ông Lư Quang Diệu, cựu thủ tướng Singapore năm nay đă 82 tuổi, mới sang thăm Việt Nam nói: “Ngay cả về mặt kinh tế, nếu muốn thành công trước hết phải có sự đầu tư vào giáo dục tốt”.

HPL cũng biết mang máng về Tự Lực Văn Đoàn, biết chút xíu thôi, không hiểu rõ lắm, tuy nhiên cũng khó mà có thể nhầm thành gánh hát.
Còn về việc mối quan hệ huyết thống của các nhà văn trên thì HPL chịu.
Hì hì... chương trình này sao mình lại bỏ sót nhỉ? Tiếc quá! :P Đúng thật là botay.com.vn! :D . Ở một số show trò chơi trí tuệ khác của VTV3, thỉnh thoảng cũng gặp một vài " sự cố không hiểu nỗi của người chơi" nhưng mà với cái sự cố HPL nêu ra đây, thật sự là vô phương cứu chữa! Chắc người nhà Đài cũng phải ...mếu trước "người chơi danh giá" này thôi! :D
"Hương Giang nhất phiến nguyệt
Kim cổ hứa đa sầu"
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Hoa Xuyên Tuyết

Nguyệt Thu đã viết:
Hoa Phong Lan đã viết:

HPL cũng có rất nhiều ấn tượng với một người thày dạy văn giống như chị Nguyệt Thu vậy.
Nói chung hồi còn đi học, HPL cực kỳ rốt môn văn, và rất ghét nó vì nó toàn đem lại cho HPL điểm kém. Nhưng khi lên lớp 12, học văn thầy Cao Sơn tự nhiên HPL thấy thích môn văn mặc dù nó vẫn mang lại những điểm kém.
Người thầy ấy không chỉ dạy văn còn dạy lũ học trò làm người, dạy lũ học trò chữ "nhân" và chữ "ái". HPL thực sự rất kính phục người thầy ấy.
[/size][/color]
:) Cái này là tâm lý của nhiều người đây!Thấy " khó ưa" cái môn Văn " dài dòng, lắm sự" đấy mà! Học trò của mình ngày xưa ban đầu chúng cũng thế! Mới tí tuổi đầu ( mình cũng là cô giáo THCS mà! :D )mà đã phải lao động vất vả, cực nhọc để giúp đỡ ba mẹ, nên đến lớp toàn ngủ gục thôi. Môn Văn hình như cũng ...dễ ru ngủ nữa, cho nên các cô, cậu cứ gật gù suốt! Mình đã tìm cách để đánh thức học trò bằng cách đọc thật diễn cảm các bài thơ, các đoạn trích giảng, sau đó, lại bằng cả cách cho chúng nhập vai nhân vật để trình bày lại trích đoạn ( bây giờ người ta gọi là " sân khấu hóa tác phẩm" ), vậy mà hiệu nghiệm ra phết! :D
Mình cũng đã thấy và đã may mắn gặp những người thầy như thầy của HPL, không chỉ "dạy chữ" mà còn chăm lo cả việc "dạy người". Những người thầy xứng danh NGƯỜI THẦY và chúng ta tri ân mãi!




Thế mà chị Thu lại chuyển công tác thì hơi thiệt thòi cho học sinh đấy, chị ạ.
Em cũng may mắn gặp những cô giáo dạy Văn dạy rất hay. Em nhớ hồi cấp 2, cô giáo em hay cho những đề văn đặc biệt để kích thích trí tưởng tượng của mình. Ví dụ như cô cho một tình huống và mình viết một câu chuyện theo tình huống đó. Hoặc hồi học bài "Cóc lên Giời" đi đòi mưa ý, cô cũng cho bài tập làm văn - tưởng tượng mình là một nhân vật trong đó. Những đề văn đó làm bọn em say mê viết, thích lắm.
Nhờ gặp các thày cô như thế mà với em, môn Văn từ bé chưa bao giờ là môn đáng sợ cả, chỉ thấy yêu mê thôi hì hì...
Lên cấp 3 thì Thày em lại dạy cho cách tư duy logic, cách đặt vấn đề, cách vào bài và phát triển bài rất khoa học và rất.. toán học... Đúng là cũng sáng ra nhiều điều lắm.
Tiếc là bọn trẻ con bây giờ đôi khi cũng gặp phải các cô giáo không coi trọng việc trau dồi kiến thức của mình như dẫn chứng kinh hãi mà Hoa Phong Lan kể đấy. Mà kiến thức không đủ thì khó có thể làm trò kính phục và yêu mến, chị nhỉ?
"Xin anh đừng hỏi vì sao
Tên anh em để lẫn vào trong thơ..."
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Hoa Xuyên Tuyết

Nguyệt Thu đã viết:
[Mình không bỏ nghề vì cuộc sống khó khăn, mà vì nhận sự điều động của tổ chức. Đến giờ, những kỷ niệm đẹp của thời đi dạy vẫn là nguồn an ủi, động viên mỗi khi mình gặp điều bất như ý từ cuộc sống, công việc; vẫn nhớ và cười vui với những câu chuyện ngộ nghĩnh của Cô- trò đó bạn! Học trò mình, có em may ra thành đạt, thỉnh thoảng vẫn tìm về thăm , cô trò hàn huyên mãi vẫn không hết chuyện những ngày cơ cực mà thắm đượm tình thương...[/quote]

Chị ơi, đọc cái này em lại nghĩ chắc Thày giáo bọn em cũng chuyển nghề do phân công của Tổ chức chăng? Thế thì chẳng phải buồn nữa.

Có một truyện ngắn của Nga mà em rất thích mang tên "Xin cô tha lỗi cho chúng em". Trong đó nhà văn kể về một người thành đạt, một nhà Toán học lớn, trở về thành phố quê hương. Lần đó, anh đi qua ngôi trường và sực nhớ ra đã rất lâu không thăm hỏi cô giáo dạy Toán thời nhỏ của mình. Và anh đã đến. Cô giáo vẫn nhớ anh, thậm chí còn giữ rất nhiều bài báo, bài viết về anh mà cô tỉ mẩn cắt lại từ các báo. Nhưng trong câu chuyện anh hiểu rằng, chỉ toàn những học trò "không thành đạt", những con người bình thường... mới hay đến thăm và liên hệ chặt chẽ với cô. Còn những người đã thành công trong cuộc sống và sự nghiệp chẳng mấy ai còn nhớ tới cô giáo dạy Toán năm nào.

Trước khi lên tàu để về lại Matxcơva, anh này đã ghé vào bưu điện và đánh một bức điện gửi cho cô giáo với vẻn vẹn một câu "Xin cô tha lỗi cho chúng em!"

Câu chuyện rất thấm thía, phải không chị?

À, còn một truyện ngắn nữa cũng đã được dịch ra tiếng Việt "Cô giáo tiếng Pháp" - kể về một cậu bé nghèo ham học từ nông thôn lên học trường huyện. Cậu ấy không đủ cả tiền ăn, thường xuyên bị đói khi chờ những bao tải khoai tây của mẹ gửi từ quê lên tiếp tế. Cô giáo dạy tiếng Pháp là người đầu tiên phát hiện ra điều đó và cô tìm mọi cách để giúp cậu nhưng lại phải làm thế nào cho cậu không tủi thân và tự ái.
Câu chuyện này đọc chảy nước mắt.
Một lần em được xem bộ phim dựng theo truyện ngắn này. Bọn trẻ con nó đóng hay lắm, cảm động đến nỗi em cũng khóc tu tu theo :-)
"Xin anh đừng hỏi vì sao
Tên anh em để lẫn vào trong thơ..."
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Hoa Xuyên Tuyết

Viễn khách đã viết:
@HXT: Tớ vừa ở Huế của chị NT 4hôm, 10năm nay gần nhw năm nào cũng qua Huế, ngắn thì một ngày, có khi đôi tuần, cũng đi nhiều nơi ở Thừa thiên Huế, với tớ Huế thật gần gũi thân thwơng. Tớ cũng thwờng thích ở nhà vườn bên thành nội hơn,trong ấy có 3phwờng, Thành phố Huế bọn tớ thwờng đùa vui là thành phố ngủ vì 9 10h tối là vắng rồi. Cũng nhiều lần ngồi bên Vĩ Dạ vwà nhậu vwà đàn hát nhạc trịnh, Ngwời dân Huế yêu nhạc Trịnh lắm, năm ngoái tớ cũng ở Huế 2 tuần trong đợt bao tràn vào Đà Nẵng. giờ tớ đang ở Rạch Giá - Kiên Giang cũng đến thăm Hòn Phụ tử, nhwng giờ chỉ còn đwá còn mồ côi thôi. Mùa này miền Tây chwa có nwớc ròng, cỡ tháng 8 ta cơ vài ngày nwã tớ sang đất mũi rồi về Bạc Liêu, Cần Thơ cũng vẫn muốn đi sang hậu Giang thăm 4 cồn. Dù biết rồi nhwng vẫn khoái đi thế mới lạ, mỗi điều ít lên mạng vì cứ về nhà khách là khoảng nwả dêm rồi Uống suốt mỏi quá. Đợt này đi chủ yếu xuyên việt, làm chỉ là cái cớ thôi nên cũng chẳng vất vả gì.


Hi hi, nghe chuyện của VK thích thật đấy. Thành phố ngủ à? Một tên rất hay dành cho Huế nhỉ, chị Nguyệt Thu ơi?
Thế hòn Phụ Tử bị làm sao hả VK? Bị mất rồi à? Cũng giống như Hòn Vọng Phu ngoài Bắc á?
"Uống suốt mỏi quá" là uống rượu ý à? :-D Hmm... Uống rượu mệt rồi sau đi nhiều còn mệt nữa. Mà tớ cũng không hiểu sao các bác thích uống rượu nhỉ, đau đầu lắm. Tớ nhớ cứ uống sâm panh vào là mặt đỏ má đỏ (có xinh hơn :-P) nhưng lưỡi cứng đơ không nói được gì, tim đập thình thịch rất sợ. :-P
"Xin anh đừng hỏi vì sao
Tên anh em để lẫn vào trong thơ..."
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Hoa Xuyên Tuyết

Chị Nguyệt Thu à, hoa Mộc có khó trồng không hả chị?
"Xin anh đừng hỏi vì sao
Tên anh em để lẫn vào trong thơ..."
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Hoa Phong Lan

Viễn khách đã viết:
@HPL: Tớ cũng rất hay xem chwơng trình này, tiếc thật vì tớ không đwợc xem số ấy. Chuyện ấy vẫn xảy ra nhw cơm bwã mà, khôi hài cwời mà không cưòi nổi...

Chữ của VK bữa nay sao vậy? viết sai chính tả tùm lum à! hay là có cô nào gài kim băng uống rượu?... kẹ kẹ...

Nhân chuyện về những cái cười hàng ngày xảy ra, mà cười không nổi, tớ kể tiếp một chuyện nữa, chuyện này xưa rồi:

Chương trình “Hành trình văn hóa” của ĐTHVN phát lúc 20h ngày 4/8/2005, khi bước vào giai đoạn hai, nhà đài giúp các “thí sinh” tìm hiểu một số di tích và lễ hội nổi tiếng ở nước ta. Người chơi ở tốp đầu chọn hình số 3, người dẫn chương trình nêu câu hỏi:
“Năm chữ Thiên hạ đệ nhất động ở chùa Hương do ai viết và viết vào năm nào?”.
Câu hỏi này hơi bị khó! Chỉ có người nào đọc sách viết về chùa Hương may ra thì nhớ mang máng cái tên người viết, còn năm viết thì cũng có tài liệu nào nói rõ đâu.
Đối với người đi hội: đa số là vào đến động Hương Tích là hì hụi thắp hương khấn vái. Mấy người nhìn lên trần động để đọc dòng chữ viết to tướng bằng Hán tự 南天第一峝. Thậm chí nhiều người có thấy cũng chẳng để ý, vì chẳng hiểu nghĩa là gì (cái này không trách người ta được, vì chữ Hán đã bị loại ra khỏi hệ thống giáo dục gần 100 năm rồi).
Nên câu hỏi này là cố tình đánh thua người chơi ấy mà.

Sau mấy giây suy nghĩ, đội thứ nhất bảo các chữ ấy do Lý Thái Tổ đi tu ở chùa và viết vào đời Lý; đội thứ hai bảo do vua Gia Long viết vào đời Nguyễn, và đội thứ ba trả lời là của Nguyễn Văn Siêu.

Nhưng cái chính không phải là ở câu trả lời, mà là ở câu hỏi: Đệ Nhất Động thì đúng rồi, nhưng hai chữ “Thiên Hạ” có nghĩa dưới trời, tức chỉ toàn thế giới thì sai bét.
Theo nghĩa này, ta hiểu “Thiên hạ đệ nhất động” là động đẹp nhất trên thế giới này.
Chắc chắn không phải thế! Các cụ ta xưa rất khiêm tốn, chỉ dám khẳng định Hương Tích là động đẹp nhất trời Nam thôi. Trước nay đã có tới mấy chục cuốn sách viết về chùa Hương, cuốn nào cũng nói tới 5 chữ quen thuộc này.
Sách “Việt Nam di tích và thắng cảnh” do GS Đặng Đức Siêu chủ biên, NXB Đà Nẵng in năm 1991, ở trang 47 có viết về Hương Tích: “Cửa động trông tựa hàm rồng, phía trên có năm chữ Hán cực lớn tạc vào đá: “Nam thiên đệ nhất động” (Động đẹp nhất trời Nam) - tương truyền là bút tích của Tĩnh Đô vương Trịnh Sâm ở ngôi chúa từ năm 1767 đến năm 1782”

“Hành trình văn hóa” để lọt sạn, không biết sạn này là do ban biên tập, hay do dẫn chương trình đọc trẹo lưỡi, rồi khi phát hình thì cứ theo phiên âm trẹo lưỡi của người dẫn chương trình, phang thẳng chữ lên màn hình. Chưa hết, để minh họa, đáng lẽ ống kính phải quay 5 chữ ở cửa động thì lại ghép cảnh du khách đi thuyền trên suối Yến, trên vách đá bên dòng suối Yến có khắc 4 chữ Hán “Sơn thủy hữu tình 山水有情”

Dưới đây là tấm hình tớ chụp 5 chữ “Nam thiên đệ nhất động 南天第一峝”
http://i88.photobucket.com/albums/k171/firstaid1911/NamThienDeNhatDong_filtered.jpg


Có ai còn nhớ kẻ xích lô
Lãng mạng phong lưu thích đưa đò
Tóc bạc râu dài chừ thấm mệt
Nhìn thấy cháu đẹp chẳng dám ho ... he ... he
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Hoa Phong Lan

Nguyệt Thu đã viết:
...Mình cũng đã thấy và đã may mắn gặp những người thầy như thầy của HPL, không chỉ "dạy chữ" mà còn chăm lo cả việc "dạy người". Những người thầy xứng danh NGƯỜI THẦY và chúng ta tri ân mãi!

Đúng vậy đấy chị Nguyệt Thu à, đúng là trong đời cảm thấy thực sự hạnh phúc khi có được những người thầy mà mình mãi mãi tri ân.
Có ai còn nhớ kẻ xích lô
Lãng mạng phong lưu thích đưa đò
Tóc bạc râu dài chừ thấm mệt
Nhìn thấy cháu đẹp chẳng dám ho ... he ... he
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Hoa Xuyên Tuyết

Hí hí, lão Lan à, Chương trình truyền hình nghĩ rằng người xem ... không giỏi chữ ... như tớ chẳng hạn, ù ù cạc cạc... nên nhà đài mới cẩu thả đại khái thế.. Có ai hay lại bị lão Phong gàn vặn vẹo! :-D
Tớ nghe vụ "Thiên hạ đệ nhất..." cũng thấy buồn cười quá, giật mình tưởng đang đọc chuyện chưởng... Đây là hội chứng chung của nhà mình mấy năm gần đây - thời quảng cáo. Tớ đọc ở đâu thấy "Thiên hạ đệ nhất kéo" (nói về bác nào cắt tóc), "Thiên hạ đệ nhất đàn bầu" (bác nghệ sĩ đàn bầu tự nhận) :-P
"Xin anh đừng hỏi vì sao
Tên anh em để lẫn vào trong thơ..."
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook

Trang trong tổng số 82 trang (813 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [6] [7] [8] [9] [10] [11] [12] ... ›Trang sau »Trang cuối